Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 120 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bài luận văn nghiên cứu này là nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố
tác động đến hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh.
Tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu giai đoạn năm 2016 – 2018 làm cơ sở để đánh giá,
phân tích thực trạng cơng tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Tây Ninh, bao gồm: Công tác lập kế hoạch dự tốn thu thuế; Cơng tác quản lý căn cứ
tính thuế; Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Công tác tuyên truyền và
hỗ trợ người nộp thuế; Công tác kiểm tra, thanh tra thuế; Quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ
thuế. Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát 30
cán bộ công chức của Cục thuế tỉnh Tây Ninh để nắm bắt thông tin thêm liên quan đến
công tác liên quan đến quản lý thuế thu nập doanh nghiệp. Luận văn đã nêu được những
kết quả đạt được, 07 hạn chế và các nguyên nhân.
Từ những hạn chế đã nêu trong chương 2, tác giả đã nêu các phương hướng,
nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh năm 2020 và đề xuất 08 (tám) giải pháp để hồn
thiện cơng tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, cụ thể:
Thực hiện tốt công tác lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp, phân tích dự báo
nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp; Tăng cường đối với hệ thống kiểm soát tuân thủ
thuế thu nhập doanh nghıệp; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền thuế trong thời
gian tới; Tăng cường quản lý tình trạng hoạt động của người nộp thuế; Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp; Hoàn thiện công tác cưỡng chế, thu
nợ và xử lý vi phạm thuế; Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thơng tin và hiện
đại hóa hạ tầng kỹ thuật trong quản lý thuế; Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công
chức ngành Thuế.
Kết quả nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh” có ý nghĩa thực tiễn đối với Cục Thuế tỉnh Tây
Ninh, giúp Ban lãnh đạo Cục Thuế xác định, đánh giá, phân tích được thực trạng cũng
như gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp
tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh. Từ đó tập trung nâng cao chất lượng kiểm sốt thu thuế nói
chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng ln được Lãnh đạo Cục Thuế quan tâm,
góp phần nâng cao uy tín của Ngành thuế cũng như hồn thành mục tiêu chính trị của


Đảng và Nhà nước giao.
iii


ABSTRACT
This dissertation is aimed at assessing the current situation, analyzing the factors
affecting corporate income tax management activities at the Tax Department of Tay
Ninh province.
The author uses the 2016 - 2018 database as the basis to evaluate and analyze the
current situation of corporate income tax management at the Tax Department of Tay
Ninh province, including: tax collection; Tax calculation bases management; The
management of tax registration, tax declaration and payment; Propaganda and taxpayer
support; Tax examination and inspection; Tax debt management, tax debt enforcement.
Analysis of factors affecting corporate income tax management at the Tax Department
of Tay Ninh province. In addition, the author also investigated and surveyed 30 civil
servants of the Tax Department of Tay Ninh province to capture additional information
related to the management of corporate income tax. Thesis has stated the results
achieved, 07 limitations and causes.
From the limitations mentioned in Chapter 2, the author has stated the directions
and tasks of the Tax Department of Tay Ninh province in 2020 and proposed 08 (eight)
solutions to improve the management of corporate income tax in The Tax Department
of Tay Ninh province, specifically: To well make the estimation of corporate income
tax revenue, analyze the forecast of corporate income tax revenues; Strengthening the
corporate income tax compliance control system; To step up tax information and
propaganda in the coming time; Strengthen management of taxpayers' operational
status; Strengthen corporate income tax inspection and examination; Completing
enforcement, debt collection and tax violation handling; To enhance the development of
the information technology system and modernize the technical infrastructure in tax
administration; Strengthen the training of tax officials and employees.
The research results of the topic: "Evaluation of corporate income tax

administration at the Tax Department of Tay Ninh province" has practical significance
to the Tax Department of Tay Ninh province, helping the Board of Directors of the Tax
Department to determine and evaluate. , analyzing the current situation as well as
suggesting some solutions to perfect the management of corporate income tax at the Tax
Department of Tay Ninh province. Since then, focusing on improving the quality of tax
collection in general and corporate income tax in particular has always been concerned
by the leaders of the Tax Department, contributing to improving the prestige of the tax
industry as well as completing the Party's political goals. and State allocation.
iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ.........................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước ...............3
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước............................................................3
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ............................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5
5.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................5
5.2 Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................6
6.1 Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................6

6.2 Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin...........................................................6
7. Dự kiến đóng góp của luận văn .............................................................................7
8. Kết cấu của luận văn...............................................................................................7
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............8
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN ..................................................................8
1.1.1 Tổng quan về thuế TNDN ...............................................................................8
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế TNDN ....................................................................10
1.1.3 Đặc điểm quản lý thuế TNDN ......................................................................11
1.1.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN ...................................................12
1.1.5 Vai trò của quản lý thuế TNDN ..................................................................15
1.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................15
v


1.2.1 Cơng tác lập kế hoạch dự tốn thu thuế .....................................................16
1.2.2 Cơng tác quản lý căn cứ tính thuế. ..............................................................17
1.2.3 Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế .................................18
1.2.4 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế .......................................20
1.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế ...............................................................21
1.2.6 Công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế ............................................24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.25
1.3.1 Yếu tố khách quan.........................................................................................25
1.3.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế ..........................................................25
1.3.1.2. Người nộp thuế ..........................................................................................26
1.3.1.3. Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành chức năng .....................................27
1.3.1.4. Các yếu tố môi trường bên ngoài khác ......................................................27
1.3.2 Yếu tố chủ quan .............................................................................................28
1.3.2.1. Tổ chức bộ máy cơ quan thuế ...................................................................28
1.3.2.2. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế ........................................................28

1.3.2.3. Quy chế làm việc .......................................................................................29
1.3.2.4. Điều kiện vật chất ......................................................................................29
1.4. Chỉ tiêu phân tích về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ...........................30
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...........................................................................................32
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................33
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH ..................................................................................33
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh. .............................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .......................................................................................33
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội...............................................................................33
2.2. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Tây Ninh và hoạt động thu thuế trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh.............................................................................................................34
2.2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Tây Ninh. ......................................................34
2.2.2 Công tác quản lý thu thuế. ...........................................................................36
2.3. Phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh ........38
2.3.1 Công tác lập kế hoạch dự tốn thu thuế .....................................................38
2.3.2 Cơng tác quản lý căn cứ tính thuế ...............................................................40
vi


2.3.3 Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế .................................46
2.3.4 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ............................................48
2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế. ..............................................................50
2.3.6 Công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế ............................................58
2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý thuế TNDN tại Cục
thuế tỉnh Tây Ninh. ...................................................................................................61
2.4.1 Yếu tố khách quan.........................................................................................61
2.4.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế ..........................................................61
2.4.1.2. Người nộp thuế ..........................................................................................61
2.4.1.3. Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành chức năng .....................................62

2.4.1.4. Các yếu tố mơi trường bên ngồi khác ......................................................62
2.4.2 Yếu tố chủ quan .............................................................................................63
2.4.2.1. Tổ chức bộ máy cơ quan thuế ...................................................................63
2.4.2.2. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế. .......................................................63
2.4.2.3. Quy chế làm việc .......................................................................................64
2.4.2.4. Điều kiện vật chất ......................................................................................64
2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây
Ninh. ...........................................................................................................................64
2.5.1. Kết quả đạt được. .........................................................................................64
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân. .............................................................................66
2.5.2.1 Hạn chế. ......................................................................................................66
2.5.2.2 Nguyên nhân. ..............................................................................................68
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................73
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................74
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH ..........................................................................74
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh năm 2020. .............74
3.2. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh. ........................................................................76
3.2.1. Thực hiện tốt cơng tác lập dự tốn thu thuế thu nhập doanh nghiệp,
phân tích dự báo nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp. ................................76

vii


3.2.2. Tăng cường đối với hệ thống kiểm soát tuân thủ thuế thu nhập doanh
nghıệp. .....................................................................................................................76
3.2.3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền thuế trong thời gian tới. ......77
3.2.4. Tăng cường quản lý tình trạng hoạt động của người nộp thuế. ..............80
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp. 81

3.2.6. Hồn thiện cơng tác cưỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm thuế. ...............84
3.2.7. Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thơng tin và hiện đại hóa hạ
tầng kỹ thuật trong quản lý thuế ..........................................................................85
3.2.8. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức ngành Thuế ....................85
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................................86
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................87
1. Kết luận: ................................................................................................................87
2. Kiến nghị. ...............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................95
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ...............................................................................95
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................98
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ....................................................................................98
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................100
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ....................................100

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nội dung diễn giải

CQT

Cơ quan Thuế

DN


Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

CBCC

Cán bộ công chức

MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

QLT

Quản lý thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ


Trang
Bảng 1.1 Tình hình thu các loại thuế năm 2018 và năm 2019 ................................... 2
Bảng 2.1 Biên chế công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Tây Ninh ................... 35
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy theo mơ hình chức năng ....................................... 36
Bảng 2.3 Kết quả thu các loại thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018 ..... 37
Bảng 2.4 Dự toán thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2016-2018 ...... 39
Bảng 2.5 Thống kê số liệu năm 2016 ....................................................................... 43
Bảng 2.6 Thống kê số liệu năm 2017 ....................................................................... 44
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền................................................... 49
Bảng 2.8 Kết quả hỗ trợ NNT .................................................................................. 49
Bảng 2.9 Kết quả thanh, kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh ......... 51
Bảng 2.10 Kiểm tra thuế TNDN năm 2016 .............................................................. 52
Bảng 2.11 Kiểm tra thuế TNDN năm 2017 .............................................................. 53
Bảng 2.12 Kiểm tra thuế TNDN năm 2018 .............................................................. 54
Bảng 2.13 Tổng hợp danh sách nợ thuế đến ngày 31/12/2018 ................................ 59
Hình 3.1 Các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế................................................. 77
Bảng 3.2 Một số giải pháp đề xuất về hoàn thiện đăng ký, kê khai, nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp ................................................................................................... 80
Bảng 3.3 Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác thanh kiểm tra thuế thu nhập
doanh nghiệp............................................................................................................. 82

x


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh cả về
chiều sâu cũng như chiều rộng. Để phát huy hiệu quả của hệ thống thuế, ngành thuế đã
không ngừng đề ra những biện pháp quản lý tốt nguồn thu. Công tác quản lý thu thuế đã

được phản ánh trong Luật quản lý thuế hiện hành và các văn bản pháp luật thuế khác, vì
vậy việc chấp hành, thực hiện của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế đã có những
bước tiến bộ. Tuy nhiên, trong công tác thực hiện vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất
định.
Luật Quản lý thuế đã từng bước sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn phát
triển kinh tế của đất nước đã tạo khung pháp lý chung để thực thi tất cả các luật thuế
và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu. Luật
Quản lý thuế quy định thống nhất phương thức quản lý chung đối với các sắc thuế và
khoản thu Ngân sách, tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến,
hiện đại theo hướng tự tính, tự khai và tự nộp thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế trực thu chiếm tỷ
trọng lớn trong nguồn thu của Ngân sách Nhà nước hiện nay. Trong các sắc thuế đang
áp dụng ở Việt Nam hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không chỉ là loại
thuế đem lại nguồn thu lớn cho NSNN, nó còn là cơng cụ để Nhà nước thực hiện chính
sách cơng bằng xã hội và điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Sau hơn 20 năm thực hiện Luật thuế TNDN , đến nay thuế TNDN đã phát huy
tác dụng tích cực trong việc khuyến khích phát triển kinh doanh; khuyến khích xuất
khẩu và đầu tư; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN và quan trọng hơn nữa là việc
quản lý thu thuế TNDN được chú trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế TNDN
hiện nay còn gặp nhiều trở ngại trong cơ chế chính sách, quy trình quản lý thu còn
nhiều vướng mắc, trình độ năng lực của cán bộ chưa đáp ứng, ý thức chấp hành nghĩa
vụ của người nộp thuế (NNT) còn thấp. Cho nên gây thất thu lớn trong quản lý thuế
(QLT) thuế TNDN.

1


Số lượng các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày càng tăng
trong những năm gần đây. Năm 2019, tồn tỉnh có 5.684 doanh nghiệp, tăng 657 doanh

nghiệp so với năm 2018. Tổng số vốn đăng ký 107.842 tỷ đồng, tăng 16.995 tỷ đồng
so với năm 2018. (UBND tỉnh Tây Ninh, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của
UBND tỉnh Tây Ninh.)
Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết năm 2019 (Báo cáo số thu các loại thuế,
phí...) của Cục thuế tỉnh Tây Ninh. Nhận thấy số tiền thu thuế TNDN chiếm tỷ trọng
khá cao trong các loại thuế và có có xu hướng tăng. Năm 2018 chiếm tỷ trọng 25,59
% và năm 2019 chiếm tỷ trọng 30,50%, tăng 4,91%. Có thể khẳng định thêm một lần
nữa là thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của Ngân sách của Nhà nước
nói chung, cũng như của tỉnh Tây Ninh nói riêng.
Bảng 1.1 Tình hình thu các loại thuế năm 2018 và năm 2019
Đơn vị tính: triệu VNĐ
STT Nội dung

Năm 2018

Tỷ trọng

Năm 2019

Tỷ trọng

1

Thuế GTGT

1.667.623

52,06%


1.846.324

48,09%

2

Thuế TNDN

819.708

25,59%

1.170.833

30,50%

3

Thuế TTĐB

4.110

0,13%

4.720

0,12%

4


Thuế TNCN

649.223

20,27%

752.242

19,59%

5

Thuế Tài nguyên

62.387

1,95%

65.070

1,69%

3.203.051

100%

3.839.189

100%


Tổng cộng

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Tây Ninh)
Từ những phân tích trên, để đánh giá những tác động của công tác quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, từ đó chỉ ra những yếu kém, tồn
tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, để tăng nguồn thu
NSNN cũng như để quản lý tốt việc chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp thuế TNDN của
các doanh nghiệp hiện đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tác giả chọn đề tài “Đánh giá
công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh” được
chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
2


2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngồi nước
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước.
Cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng đã thu hút
được khá nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học trên thế giới và tại
Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đa dạng cả về giáo trình, sách, nghiên cứu khoa
học, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, cụ thể như sau:
Douglas H. Shulman. (2011). “Tax Administration in OECD and Selected NonOECD Countries: Comparative Information Series”, diễn đàn về quản lý thuế đã so
sánh cách quản lý thuế của các nước trong tổ chức OECD và các nước không thuộc
OECD được chọn. Nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào mơi trường
quản lý Thuế của các nước phát triển trên thế giới, đặt biệt là các nước phát triển ở Châu
Âu, là cơng cụ để các nhà quản lý hoạch định chính sách theo xu hướng đổi mới. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại các nước ở Châu Âu, các quốc gia có thu nhập
cao, có nền văn hóa rất khác so với Việt Nam, do đó nghiên cứu này cũng chỉ một phần
nhỏ có ảnh hưởng đến các đánh giá, giải pháp của đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Jost Henrich Heckemeyer. (2012). The Effects of Corporate Taxes on Business
Behavior, nghiên cứu này đã áp dụng các thuật tốn, mơ hình trong việc đánh giá hành

vi của các Doanh nghiệp khi có thay đổi về chính sách thuế TNDN. Những hạn chế của
nghiên cứu này là phạm vị nghiên cứu tại các nước thuộc liên minh Châu Âu, mà chủ
yếu nghiên cứu các Doanh nghiệp của nước Đức, thời điểm nghiên cứu năm 2012. Vị
thế quốc gia, môi trường, văn hóa doanh nghiệp nước ngồi trong nghiên cứu này cũng
khác hồn tồn so với tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tây Ninh nói riêng. Tuy nhiên,
đề tài nghiên cứu của luận văn này đã nêu được những ảnh hưởng, hành vi hoặc phản
ứng của doanh nghiệp khi chính sách thuế thay đổi, đặt biệt là chính sách thuế thu nhập
doanh nghiệp thay đổi, cụ thể: Khả năng huy động nguồn vốn; lựa chọn cấu trúc vốn;
thay đổi, dịch chuyển lợi nhuận... Những ưu điểm có thể ứng dụng của luận văn là đã
cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị và hiểu rõ hơn về những phản ứng của doanh nghiệp
trong nước khi thực hiện cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp.
Daniel Gutmann. (2016). Corporate Income Tax Subjects, là nghiên cứu chung
được tiến hành trên quy mô quốc tế về thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định những
điểm tương đồng và khác biệt chính tồn tại giữa nhiều quốc gia (các nước châu Âu và
Hoa Kỳ). Mặc dù cuốn sách này nghiên cứu tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ, cung cấp
3


cơ sở cho các quyết định chính sách thuế ở cấp quốc gia của các nước châu Âu. Tuy
nhiên, về cơ bản cuốn sách phản ánh vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến cấu trúc của thuế thu
nhập doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng, có
ảnh hưởng đến những chính sách của Nhà nước, của tỉnh Tây Ninh khi có những thay
đổi về chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thục Anh. (2015). Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam
hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội), luận văn đã phân tích,
đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, chỉ ra những hạn
chế đi kèm với nguyên nhân còn tồn tại trong quản lý thuế. Tuy nhiên đề tài chưa đưa
ra được kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số Cục Thuế, Chi cục Thuế khác và
nêu ra những đóng góp mới của đề tài.

Nguyễn Thị Hồng Nhung. (2019). Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên Địa
bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Nội), luận
văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế đối với các Doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thời điểm nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017. Luận văn
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá thực trạng, cũng như đã chỉ ra
được những hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên Địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, có đề xuất đến các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Phan Thị Huỳnh Trâm. (2014). Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên Địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội), luận văn đã phân
tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, thời điểm nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012. Luận văn cũng đã chỉ ra
những hạn chế với nguyên nhân còn tồn tại trong quản lý thuế TNDN tại thời điểm đó
của tỉnh Hà Tĩnh, chưa phù hợp với tình hình hiện tại khi khoa học công nghệ vô cùng
phát triển và tiến bộ đã hỗ trợ rất nhiều cho Doanh nghiệp cũng như Ngành thuế trong
cơng tác quản lý thuế TNDN tại địa phương.
* Nhìn chung, các cơng trình trên đã đưa ra những đánh giá tổng quát về thuế
TNDN, kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số nước trên thế giới, cũng như của

4


một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị chủ yếu
nhằm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, chống thất thu NSNN.
Tỉnh Tây Ninh những năm gần đây có sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các
doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc chấp hành
pháp luật thuế của các doanh nghiệp này chưa thực sự đi vào khn khổ, vẫn còn tình
trạng các doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở của các chính sách của Nhà nước, của tỉnh Tây
Ninh để trốn thuế, gian lận thuế còn diễn ra phức tạp. Do đó đề tài mà tác giả chọn có
tính thời sự và hết sức cần thiết.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác Quản lý thuế Thu nhập doanh
nghiệp.
Đánh giá thực trạng công tác Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.
Đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp
trong những năm tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thuế TNDN tại
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2018. Đánh giá được thực trạng công tác quản
lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, đề xuất các giải pháp quản lý thuế TNDN
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh một cách hiệu quả nhất.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
* Thời gian: Tình hình quản lý thuế TNDN trong giai đoạn 2016 – 2018 tại Cục
Thuế tỉnh Tây Ninh
* Không gian: Nghiên cứu Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
5


6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các tài liệu thứ cấp từ các
hệ thống báo cáo, dữ liệu của Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Tây Ninh, Cục Thuế tỉnh Tây
Ninh; các số liệu được công bố trên các phương tiện truyền thông…

Các số liệu điều tra thu thập được nhằm minh chứng cho những đánh giá về công
tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
* Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để đánh
giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây
Ninh và đề xuất một số giải pháp về quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh
trong thời gian tới.
- Phỏng vấn sâu đối tượng là ban Lãnh đạo và cán bộ cơng chức Cục Thuế tỉnh
Tây Ninh có nhiều kinh nghiệm trong ngành Thuế liên quan đến công tác quản lý thuế
TNDN thông quả bảng các câu hỏi liên quan đến thực trạng về thuế TNDN tại Cục thuế
tỉnh Tây Ninh.
6.2 Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Phương pháp nghiên cứu dữ liệu: Tác giả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ các hệ
thống báo cáo, dữ liệu của Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Tây Ninh, Cục Thuế tỉnh Tây
Ninh; các số liệu được công bố trên các phương tiện truyền thông…
+ Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: sử dụng các sơ đồ hình vẽ, các đồ thị về sơ
đồ tổ chức bộ máy tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, trình tự xây dựng và giao dự toán thu.
Các bảng biểu gồm có bảng kết quả thu thuế TNDN qua các năm, bảng phân bổ dự toán
thu Thuế, thuế TNDN, kết quả nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình nợ
đọng thuế TNDN… Thông qua các bảng biểu, biểu đồ để đánh giá mối tương quan giữa
các đại lượng để có thể phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát:
Sử dụng phương pháp này, tác giả trao đổi ý kiến với cán bộ công chức của Cục
Thuế tỉnh Tây Ninh như: Phòng Kê Khai - Kế toán thuế, Phòng Tuyên Truyền Hỗ trợ
người nộp thuế, Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế, Phòng Tin học, Phòng
6


Quản lý nợ và cưỡng chế nợ, Phòng Quản lý ấn chỉ, Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự

toán... để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Tác giả thực hiện chọn mẫu 30 cán bộ công
chức. Cuộc điều tra khảo sát được tiến hành khoảng thời gian từ ngày 01/9 đến
30/9/2020. (Bảng câu hỏi khảo sát, danh sách cán bộ công chức khảo sát và kết quả khảo
sát đã thể hiện đầy đủ ở phần Phụ lục 1, 2, 3 của luận văn).
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thuế TNDN,
hệ thống kiểm soát tuân thủ thuế...
- Về ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá những tác động của công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, từ đó chỉ ra những yếu kém, tồn tại và đưa ra giải pháp
hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
Tăng nguồn thu NSNN cũng như để quản lý tốt việc chấp hành nghiêm nghĩa vụ
nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp hiện đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Nâng cao sự tuân thủ thuế nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN và thực
hiện tốt các cam kết trong hội nhập, góp phần thực hiện tốt các chính sách về thuế tại
tỉnh Tây Ninh.
8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm các nội dung cụ thể như sau:
Phần A: Mở đầu.
Phần B: Nội dung. Gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh.
Phần C: Kết luận – Kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.

7


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN
1.1.1 Tổng quan về thuế TNDN
Trước năm 1990, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xóa bỏ cơ chế
quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành và hồn thiện cơ
chế quản lý mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Về chế độ thu ngân
sách lúc bấy giờ mang tính chất bao cấp đối với thành phần kinh tế quốc doanh, cải tạo
đối với các thành phần kinh tế khác.
Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua năm 1990 và năm 1993 được sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức. Thuế lợi tức thuộc loại thuế trực thu, ngoài
mục tiêu đảm bảo nguồn thu ổn định ngày càng tăng của ngân sách Nhà nước, thuế lợi
tức cịn đóng góp vào việc đảm bảo bình đẳng và cơng bằng giữa các thành phần kinh
tế. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành cơng nghiệp nặng, khai thác, chính
sách thuế lợi tức đã thực hiện thông qua việc áp dụng thuế suất thấp hơn so với các
ngành thương mại, dịch vụ.
Đối tượng nộp thuế lợi tức là mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế
có lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế lợi tức không
áp dụng đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc diện chịu thuế sử dụng đất
nông nghiệp và các hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế lợi tức theo quy định của
Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
Thuế lợi tức được tính dựa trên tổng lợi tức chịu thuế cả năm (không phân biệt
hoạt động chính, phụ, thường xun hay khơng thường xun) và thuế suất. Ngoài thuế
lợi tức theo thuế suất ổn định, các cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có lợi tức chịu thuế
vượt trên mức quy định còn phải nộp thuế lợi tức bổ sung.
Thuế lợi tức được miễn đối với những người già yếu, tàn tật, người kinh doanh
nhỏ làm kinh tế phụ gia đình, các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học kỹ
thuật, các cơ sở sản xuất mới thành lập và chính thức hoạt động từ năm 1993, các cơ sở
kinh doanh di chuyển địa điểm từ miền xuôi lên miền núi, hải đảo.
8



Đến năm 1997, Quốc hội khóa IX đã thơng qua Luật thuế TNDN để thay thế Luật
thuế lợi tức và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999. Thuế TNDN đã được áp dụng
thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12: Luật này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2009 đã kế thừa Luật thuế TNDN có hiệu lực thi hành trước đó và đã có những điều
chỉnh theo xu hướng ngày càng có lợi cho các doanh nghiệp, cụ thể: Thuế suất thuế
TNDN đã giảm từ 28% xuống còn 25%; tiếp tục áp dụng mức thuế suất 10% và 20%
cho một số loại hình doanh nghiệp được khuyến khích phát triển. Theo đó mức thuế suất
20% trong thời hạn 10 năm đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp và
quỹ tín dụng nhân dân.
Theo Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung số 32 năm 2013 thì việc giảm mức thuế
suất phổ thông từ 25% xuống mức 22% từ ngày 01/01/2014 và quy định rõ lộ trình giảm
xuống 20% từ ngày 01/01/2016 đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với
các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia: 25%; Philipine: 30%) song
không quá mạnh sẽ hạn chế tác động giảm thu ngân sách của những năm đầu khi áp
dụng, ảnh hưởng tới các nhiệm vụ chi NSNN, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ
thống chính sách ưu đãi thuế.
Khi giảm thuế suất thuế TNDN sẽ có tác động tích cực đến việc cải thiện mơi
trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngồi nước, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong trung và dài hạn. Theo đó, số giảm thu NSNN
là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng
thêm nguồn vốn để tái đầu tư, phát triển sản xuất từ đó tạo ra tăng trưởng.
Khi thuế suất thuế TNDN giảm xuống cũng sẽ có tác dụng tích cực đối với nhiều
ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có lợi thế so sánh, có thị trường tiêu
thụ trong nước và tiềm năng xuất khẩu. Những ngành được hưởng lợi nhiều từ việc giảm
thuế suất là ngành sản xuất đồ uống không cồn, đồ may mặc, sợi, phương tiện vận tải và
phụ tùng, cơng nghiệp khai khống và khí đốt, truyền thơng. Các doanh nghiệp lớn, có

quy mơ vốn đầu tư lớn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc giảm thuế suất so với các
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Cùng với việc giảm thuế suất phổ thông xuống 20% từ ngày 01/01/2016 theo
Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sẽ có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ cho
9


doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát triển do đây là nhóm doanh nghiệp chiếm số
lượng lớn, có vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động cũng là đối tượng dễ bị tổn thương trước các cú sốc, các biến động kinh tế vĩ
mô bất lợi.
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế TNDN
Để có thể hiểu quản lý thuế một cách đúng đắn và đầy đủ thì trước tiên cần hiểu
thế nào là quản lý. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, “quản lý” được định nghĩa theo các
góc độ khoa học khác nhau.
Theo F.W Taylor (1856 – 1915): Là một trong những người đầu tiên khai sinh
ra khoa học quản lý “Quản lý là hồn thành cơng việc của mình thơng qua người khác
và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẽ
nhất” (Thuyết quản lý theo khoa học là Frederick Winslow Taylor, tr.135).
Theo Henrry Fayol (1886 – 1925): Là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy
trình, quan niệm rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch,
tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra”.
(Lý thuyết quản trị của Henrry Fayol, tr.120).
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý thông qua các hoạt động lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện
môi trường luôn biến động.
Về phương thức tác động và hiệu lực thì quản lý dựa vào pháp luật và các thể
chế, quy chế, nguyên tắc, mơ hình đã định trước.

Về nội dung chức năng, quản lý bao gồm các việc như xây dựng kế hoạch sắp
xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm sốt tiến trình hoạt động.
Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện: Quản lý là một phạm trù rộng, để
tiến hành quản lý, chủ thể quản lý phải tiến hành đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó
có chức năng lãnh đạo.
Như vậy quản lý thuế là một hệ thống những q trình có quan hệ chặt chẽ với
nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của
10


pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính tốn số thuế phải
nộp, đơn đốc thu nộp thuế và tuyên truyền, tư vấn cho người nộp thuế.
Từ quan điểm trên có thể hiểu quản lý thuế dưới ba góc độ:
- Quản lý thuế là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định
chính sách (chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý);
- Là q trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu quản lý;
- Là việc vận dụng các biện pháp tác động tới quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế gồm tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế...

Khái niệm quản lý thuế TNDN: Quản lý thuế TNDN là quá trình hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo, quản lý của Nhà nước và CQT nhằm đảm bảo NNT chấp hành
pháp luật về thuế TNDN vào NSNN theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghiên cứu về thuế TNDN, có thể hiểu “Quản lý thuế TNDN là sự tác
động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước đối với q trình
tính và thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nhằm tạo nguồn thu cho NSNN và đạt
được các mục tiêu Nhà nước đặt ra”.
1.1.3 Đặc điểm quản lý thuế TNDN
So với các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế TNDN có những đặc điểm cơ
bản sau đây:

- Quản lý thuế TNDN là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt
động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ
chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà
nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai
trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ
thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân
được cơng bằng, bình đẳng.
- Quản lý thuế TNDN được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính.
Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ
11


chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà
nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh
lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải
chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào
NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thể hiện trong quy
trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước cơng việc phải tiến hành và các giấy
tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó,
hồn thiện pháp luật về quản lý thuế TNDN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm
bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
- Quản lý thuế TNDN là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc
điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho
quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của
việc xác định số thuế phải nộp.
1.1.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN
Theo Thơng tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 hướng dẫn thi
hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định và

hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
Có hai phương pháp tính thuế TNDN:
- Phương pháp nộp thuế theo kê khai trên cơ sở xác định doanh thu, chi phí được
trừ, chi phí khơng được trừ...để xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế.
- Đối với một số đơn vị (theo quy định) xác định được doanh thu nhưng khơng
xác định được chi phí, thu nhập thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh
thu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ được xác định dựa trên hai căn
cứ là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập
ở ngồi Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của thông tư, Luật này.

12


Thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp

=

Thu nhập tính
thuế

Phần trích lập
-

quỹ KH (nếu

x


có)

Thuế suất
thuế TNDN

➢ Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu
nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy
định:
Các khoản lỗ
Thu nhập tính
thuế

=

Thu nhập chịu
thuế

-

Thu nhập được
miễn thuế

+

được kết
chuyển theo
quy định


➢ Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định bằng
doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả thu
nhập được nhận ở ngồi Việt Nam.
Thu nhập chịu
thuế
o

=

Doanh thu

-

Chi phí được
trừ

Các khoản
+

thu nhập
khác

Doanh thu: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng,

tiền gia cơng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
o


Chi phí được trừ: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật
o

Các khoản thu nhập khác: là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính

thuế mà khoản thu nhập này khơng thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
➢ Thu nhập được miễn thuế: là phần thu nhập được miễn khi xác định thu nhập
13


tính thuế. Thu nhập được miễn thuế được quy định cụ thể tại Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp như sau:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành
lập theo Luật hợp tác xã.
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ
mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính
phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người
tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người
tàn tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp
trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa
học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
➢ Các khoản lỗ được kết chuyển: doanh nghiệp được chuyển lỗ sang năm sau,
số lỗ này được tính vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 05
(năm) năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
➢ Thuế suất: Thuế suất thuế TNDN được quy định cụ thể tại Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/06/2014; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.
Thuế suất là mức thuế phải nộp được ấn định trên mỗi đơn vị tính của đối tượng
tính thuế bằng những phương pháp tính tốn phù hợp. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 20%. Theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động từ thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí
và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án và từng cơ sở
14


kinh doanh. Ngoài ra, Luật thuế quy định các trường hợp được ưu đãi thuế TNDN đối
với ngành nghề và địa bàn kinh doanh.
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế
suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với
thuế suất tương ứng.
1.1.5 Vai trò của quản lý thuế TNDN
Thuế TNDN điều tiết đối với tất cả các khoản thu nhập của một doanh nghiệp
trong một năm tính thuế. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, số
lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, lĩnh vực, tính chất của các hoạt động kinh
doanh, các nguồn phát sinh thu nhập của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phức
tạp, đòi hỏi cơ quan thuế phải có các chính sách, biện pháp quản lý phù hợp để mang lại
hiệu quả cao nhất. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN trong điều
kiện hiện nay là rất quan trọng. Cụ thể:
- Quản lý thuế TNDN đóng vai trò quan trọng của Nhà nước để thực hiện yêu

cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh
tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền
kinh tế quốc dân.
- Thông qua quản lý thuế giúp cho Nhà nước nắm được số lượng, tình hình sản
xuất kinh doanh của từng loại hình, lĩnh vực và từng người nộp thuế, tình hình chấp
hành pháp luật thuế và những thông tin về người nộp thuế để xây dựng chính sách thuế
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
- Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tăng lên
nhanh chóng, đồng thời quy mơ, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp
cũng đa dạng, phức tạp hơn, nên cơ chế quản lý cũ không còn phù hợp, đòi hỏi phải
chuyển sang cơ chế quản lý mới. Theo đó, cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế
với việc đề cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân là
rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện ngành Thuế đang thực hiện chiến lược cải cách
và hiện đại hóa hệ thống ngành Thuế.
1.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Để việc quản lý người nộp thuế được tốt hơn, cơ quan thuế cần làm tốt các nội
dung công tác liên quan để hỗ trợ, cụ thể:
15


1.2.1 Cơng tác lập kế hoạch dự tốn thu thuế
Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác của Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ nhất định.
Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu của dự toán thu thuế và xây
dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Nói cách khác, lập dự tốn thu thuế
cũng chính là q trình dự tốn, tính tốn và tổ chức động viên nguồn thu thuế cho
NSNN.
Nội dung của quản lý công tác lập dự tốn thuế bao gồm:
(1) Quản lý cơng tác xây dựng dự toán thu thuế.
Dự toán thu thuế là một bộ phận của dự tốn tài chính tổng hợp. Nhằm quản lý

cơng tác xây dựng dự tốn thu thuế cần quản lý tốt các khâu trong quá trình xây dựng
dự tốn. Q trình xây dựng dự tốn gồm có 4 khâu: chuẩn bị lập dự tốn, xây dựng dự
tốn, thẩm định và tổng hợp dự tốn trình cấp có thẩm quyền; giao dự tốn.
(2) Quản lý cơng tác tổ chức thực hiện dự toán thu thuế
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế là bước tiếp theo của việc lập dự tốn. Đây là
bước có tầm quan trọng quyết định để thực hiện các chỉ tiêu dự toán đã giao. Nhằm thực
hiện dự tốn được giao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chuyên môn nghiệp
vụ với sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền cũng như của các ngành chức năng.
Để tổ chức thực hiện dự toán thu thuế đượcgiao, Cục Thuế còn lập kế hoạch và giao dự
toán quý, tháng để phấn đấu.
Định kỳ phải tiến hành đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu thuế. Định kỳ
vào giữa tháng, Cục Thuế phải báo cáo lên Tổng cục Thuế về tình hình thực hiện dự
tốn thu thuế.
Kế hoạch hóa là một trong những công cụ quản lý cần thiết trong các lĩnh vực đời sống
kinh tế xã hội. Việc quản lý kinh tế bằng kế hoạch chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi kế
hoạch đó thực sự mang tính tiên tiến và thực tế. Muốn vậy, cơng tác lập và tổ chức thực
hiện dự toán thu thuế cần được tiến hành một cách nghiêm túc, trung thực, khách quan
và khoa học. Quản lý kinh tế bằng kế hoạch là một phương pháp khoa học, vì vậy, dự
tốn thu thuế là một khâu quan trọng trong quản lý thuế.

16


1.2.2 Cơng tác quản lý căn cứ tính thuế.
Quản lý căn cứ tính thuế là phải kiểm sốt được doanh thu, các khoản chi phí,
các định mức về sử dụng lao động, vật tư, tài sản…; và phải đảm bảo có đầy đủ bộ hóa
đơn, chứng từ đúng theo quy định.
Hóa đơn, chứng từ là những căn cứ quan trọng phản ánh quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp ở hai khâu chủ yếu là mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn,
chứng từ còn là các giấy tờ thể hiện được các căn cứ tính thuế của doanh nghiệp. Khi

các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý thuế và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp.
Do đó, việc hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng
từ là một nội dung quan trọng giúp cho cơng tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN có
hiệu quả, hạn chế được các hiện tượng vơ ý hay cố tình vi phạm để trốn lậu thuế. Một
số biện pháp cơ quan thuế cần phải tiến hành để thực hiện tốt nội dung quản lý này là:
- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ cho
các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nội dung cần hướng dẫn
là các trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ; cách thức ghi chép trên hóa đơn, chứng
từ, việc xử lý khi ghi chép sai, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ để tính thuế và kê khai
thuế, các hình thức xử phạt khi không chấp hành đúng chế độ quy định... Công việc
này phải được tiến hành ngay khi các doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế, mua hóa
đơn lần đầu và trong suốt cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi có sự
thay đổi, bổ sung của chính sách thuế hay chế độ quản lý sử dụng hóa đơn, liên quan
đến chứng từ.
-Thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục liên quan đến hóa đơn, chứng từ nhất là
đối với các đối tượng lần đầu tự in, đặt in hóa đơn. Việc kiểm tra về đăng ký thuế và
các thủ tục hóa đơn cũng cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, trong cơng tác này cần
có quy trình phù hợp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi phát hành
hóa đơn vừa tạo ra sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thuế tránh được những
hiện tượng lợi dụng mua hóa đơn rồi bỏ trốn hoặc sử dụng hóa đơn vì các mục đích
bất minh khác.
- Trong q trình kiểm tra tờ khai và các bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào,
bán ra của doanh nghiệp, cơ quan thuế cũng cần phải chú trọng đến việc sử dụng hóa
17


×