Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện châu thành tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 127 trang )

TĨM TẮT
Trong q trình phát triển đất nước, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một q trình tất yếu.
Thực tế có nhiều trường hợp người dân do khơng đồng tình với phương án bồi thường
của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất dẫn đến việc làm chậm tiến độ thực hiện
các dự án kinh tế. Dựa vào quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất,
các quy định pháp luật được phân tích theo chủđề “cân bằng lợi ích giữa nhà nước
và người dân”; làm sao để sự hài hịa các lợi ích này được thiết lập cả trong lý luận
và thực tiễn. Theo đó, nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: xác định tài sản chịu ảnh
hưởng trong q trình giải phóng mặt bằng; xác định các trình tự thủ tục thực hiện;
xác định mức độbồi thườngđể có thể cân bằng giữa các lợi ích trong giải phóng mặt
bằng.
ABSTRACT
Nowadays in the course of national development, land acquisition for
national interests, public interests and socio-economic development is an
indispensable process. In fact, many cases of people disagree with the compensation
plan of the State, so they refused to hand over the land, resulting in a delay in the
implementation of economic projects. Based on the process of compensation,
assistance and resettlement upon land acquisition, the law is analysed throughout
this research in terms of looking for “a balance between public needs and private
interests”; how this harmony is struck, both in law and practice. The themes chosen
and defended in this research are: the extent of the existence of settled laws defining
legal interests in property; the existence of settled and fair procedures for acquiring
land compulsorily, and fair compensation for land compulsorily acquired where
necessary, which enable a balance to be struck between individual and public
interests.

xi


MỤC LỤC


Trang
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ....................................................................................i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ............................................................................................... vii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ix
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. x
TÓM TẮT ..................................................................................................................xi
MỤC LỤC ................................................................................................................ xii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................xvi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... xvii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. xviii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang ................................................................................................ 7
5. Phạm vị nghiên cứu tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang ................................................................................................ 7
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 7
7. Đóng góp luận văn ................................................................................................. 8
8. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG
GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG ....................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm về bồi thường và giải phóng mặt bằng .................................... 9
1.1.1. Khái niệm bồi thường ....................................................................................... 9

xii



1.1.2. Khái niệm về giải phóng mặt bằng ................................................................... 9
1.1.3. Nhà nước thu hồi đất và bồi thường về đất ..................................................... 10
1.1.4. Quan niệm về hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất......................................... 10
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. ........... 11
1.2.1. Hồ sơ quyền sử dụng đất đất ........................................................................... 11
1.2.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 11
1.2.3. Chính sách đất đai, giá đất và định giá đất...................................................... 12
1.2.4. Thị trường bất động sản .................................................................................. 13
1.2.5. Khả năng sinh lợi của đất đai .......................................................................... 13
1.2.6. Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng .................. 13
1.2.7. Chính sách về hỗ trợ, tái định cư .................................................................... 13
1.3. Vai trị và đặc điểm của cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. ............................................................................................ 15
1.3.1. Bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với sự phát triển kinh tế ..................... 15
1.3.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ............................... 15
1.4. Nội dung cơng tác bồi thường, giải phóng mặt .................................................. 17
1.5. Kinh nghiệm về cơng tác bồi thường, phóng mặt bằng ở một số địa phương
trong nước ................................................................................................................. 17
1.5.1. Kinh nghiệm của Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................. 17
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp ................................................................... 20
1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Long An ....................................................................... 21
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ............ 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 25
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG

MẶT BẰNG, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG .. 26
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành, tình Tiền Giang. ... 26
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện của hyện Châu Thành ................................... 26

2.1.1.1. Về vị trí địa lý............................................................................................... 26
2.1.1.2. Về đặc điểm địa hình .................................................................................... 26

xiii


2.1.1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng..................................................................................... 27
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội ............................................................... 28
2.1.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Châu Thành trong những
năm qua ..................................................................................................................... 28
2.1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển của địa phương ............................................... 35
2.1.4.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 35
2.1.4.2. Khó khăn ...................................................................................................... 36
2.2. Thực trạng cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằngtại huyện Châu Thành
tỉnhTiền Giang ........................................................................................................... 37
2.2.1. Những quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. ........................................................................ 37
2.2.2. Trình tự, thủ tục thu hồi đất ............................................................................. 38
2.2.2.1. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................. 38
2.2.2.2. Thông báo thu hồi đất .................................................................................. 40
2.2.2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm ............................................................................................................................ 40
2.2.2.4. Kê khai và tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm ............................. 41
2.2.2.5. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................................ 46
2.2.2.6. Xét tính pháp lý về đất ................................................................................. 47
2.2.2.7. Xét tính pháp lý về nhà cửa, vật kiến trúc, áp giá nhà cửa, vật kiến trúc .... 48
2.2.2.8. Xét pháp lý bồi thường về cây trồng, vật nuôi ............................................. 48
2.2.2.9. Xét pháp lý về bồi thường chi phí di chuyển ............................................... 49
2.2.2.10. Xét tính pháp lý và áp giá về các chính sách hỗ trợ ................................... 50
2.2.3. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân ................................ 55

2.2.4. Hoàn chỉnh Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............................... 56
2.2.5. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .................................... 56
2.2.6. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng ....................... 56
2.2.7. Tổ chức chi trả bồi thường .............................................................................. 58

xiv


2.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại .................................................................... 58
2.2.9. Cưỡng chế thu hồi đất ..................................................................................... 59
2.3. Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang .................................................................................... 59
2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 59
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................... 65
2.4. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang ................................................................................................................. 66
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................................ 66
2.4.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế ............................................................... 75
2.4.3. Khảo sát sự hài lịng đối với cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 82
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM ĐẨY NHANH CÔNG TÁC BỒI
THƯỜNG GIẢIPHÓNG MẶT BẰNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN
GIANG ...................................................................................................................... 83
3.1. Quan điểm và phương hướng thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. .............................................................................. 83
3.1.1. Cơ sở thực hiện ............................................................................................... 83
3.1.2. Phương hướng ................................................................................................. 83
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

trên địa bàn huyện Châu Thành. ............................................................................... 86
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước ......................................................... 87
3.2.2. Chính sách bồi thường về đất .......................................................................... 87
3.2.3. Chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất ......................................... 88
3.2.4. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống ......................................................... 89
3.2.5. Chính sách tái định cư ..................................................................................... 89
3.2.6. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai quy hoạch trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang. ............................................................................................ 92

xv


3.2.7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................................... 93
3.2.8. Quản lý, đào tạo và bồi dưỡng đội ngủ cán bộ ............................................... 94
3.2.9. Cơng tác tun truyền chính sách pháp luật ................................................... 95
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 97
3.3.1. Kiến nghị đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục
về chính sách, pháp luật đất đai, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ............ 97
3.3.2. Kiến nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai ......................... 97
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 100
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 101

xvi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân


BT

Bồi thường

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TĐC

Tái định cư

TP

Thành phố

HTTĐC

Hỗ trợ tái định cư

xvii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số

Tên hình

Hình 2.1


Bảng đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Hình 2.2Bảng đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

xviii

Trang
26
32


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

Trang

2.1

Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Châu thành

29

2.2

Kế quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên

địa bàn huyện Châu thành từ năm 2016 đến tháng 5/2020

57

3.1

Phân tíchvề chính sách tái định cư

63

3.2

Phân tích về chính sách hỗ trợ

65

3.3

Phân tích về chính sách bồi thường

67

3.4

Phân tíchvề bồi thường tài sản trên đất

68

3.5


Kết quả khảo sát sự hài lịng đối với cơng tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

70

xix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước địi hỏi phải đầu tư, xây dựng các cơng trình phục vụ cho quốc phịng an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, mục đích phát triển kinh tế... Thực hiện
đường lối đổi mới cho Đảng ta khởi xướng, trong các năm gần đây kinh tế tiếp tục
tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hóa giáo dục, kinh tế, xã hội… ngày
càng được cải thiện. Sự phát triển đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải đầu tư xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thủy điện, hệ
thống lưới điện quốc gia… Để đạt được mục tiêu trên thì công tác bồi thường hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đóng vai trị hết sức quan trọng vì nó là điều
kiện ban đầu để triển khai dự án đầu tư. Nó có thể là động lực thúc đẩy các dự án
được triển khai nhanh, đúng tiến độ nhưng ngược lại, nó cũng trở thành rào cản và
luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây khiếu kiện, mất ổn định an ninh vì thực hiện cơng
tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Và thực tế hiện nay qua nhiều dự án
đã cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại bất cập
gây nhiều tranh cãi. Tỷ lệ đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng ngày
càng tăng lên qua các năm.
Huyện Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Để thực hiện nhiệm
vụ xây dựng tỉnh Tiền Giang theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp nhằm góp phần
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã và

đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển như dự án Đường Lộ Dây Thép; Đường
Cao Tốc Trung Lương – Mỹ Thuận kết nối các tỉnh, huyện trên địa bàn lại với nhau;
cơng trình cầu Kênh Xáng; cơng trình cầu Rượu, Cầu Sao; dự án Trường Đại Học
Tiền Giang v.v… Song trong đó có nhiều dự án q trình thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng kéo dài trên 3 năm. Những vướng mắc, bấp cập nào về chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần phải tiếp tục kiến nghị tháo gỡ là các câu hỏi cần

1


phải được giải đáp qua thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng, góp phần hồn thiện chính sách đất đai trong thời gian tới.
Từ những lý do trên, tôi nhận thức được tầm quan trọng, tính thiết thực trong
cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương, nên tơi chọn đề tài: “Giải
pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành
quản lý kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số đề tài
khoa học, bài viết, các cơng trình nghiên cứu trong nước và của địa phương, có liên
quan đến cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng các dự án
nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội như:
- Huỳnh Nhật Kha (2019) “Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn
thành phố Châu đốc tỉnh An Giang”. Luận văn thạc sĩ quản lý Kinh tế Trường ĐH sư
phạm kỹ thuật TP. HCM. Trong luận văn này tác giả phân tích, đánh giá những mặc
đạt được, chỉ ra những mặc còn tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quản lý đất đai
của thành phố Châu Đốc kể từ khi áp dụng Luật đất đai 2013 đến nay. Qua đó đề xuất
một số giải pháp và chính sách pháp luật về đất đai theo hướng đổi mới để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với xu thế hôi nhập.
- Nguyễn Quốc Cường (2018) “Thực hiên chính sách bồi thường, hỗ trợ tái

định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội” Luận
văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội. Trong luận văn này, tác giả đã tìm ra được
những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn trong cơng tác bồi thường
giải phóng mặt bằng của huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội….
- Trần Thị Loan (2016), “Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất tại thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ khoa tài nguyên đất và môi trường nông

2


nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Huế. Trong luận văn này tác giả đã đề cập đến
việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất;
những tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng khi thu hồi đất nơng nghiệp của người dân và hướng tới mục tiêu thực sự mang
lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân, đối tượng được coi là dễ bị tổn thương trong
quá trình đơ thị hóa nói chung và q trình chuyển đổi sử dụng đất nói riêng.
- Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), “Những vấn đề pháp lý về định giá đất trong
giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sĩ luật
học, khoa luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này tác giả đã đi sâu
nghiên cứu các vấn đề lý luận về định giá đất; những vấn đề chung về pháp luật định
giá đất trong giải phóng mặt bằng về thực trạng pháp luật định giá đất trong giải
phóng mặt bằng, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện pháp luật về định giá đất trong
giải phóng mặt bằng và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về định giá đất trong
giải phóng mặt bằng tại địa phương.
- Lê Văn Lợi (2013), “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông
nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục” Luận văn

thạc sĩ Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học chính trị, số
6 năm 2013. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích thực tế những vấn đề xã hội nảy
sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp như: Nông dân mất tư liệu sản xuất,
cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh
chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài; tình trạng hẫng
hụt về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách
“bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng. Ơ nhiễm mơi trường sống.... Từ đó tác giả đề
xuất những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức
thu hồi, phân chia lợi ích và kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an
sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của người dân.

3


- Đỗ Lan Huỳnh (2012) “Nguyên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng ở các dự án phát triển cơng trình cơng cộng tại thành phố Hà Nội”
Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Trong luận văn này, tác giả đã
phân tích những khó khăn, trở ngại trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặc bằng
như: việc xác định tài sản, nguồn gốc đất đai, chủ sử dụng đất, các tài sản trên đất,
v. v…. đồng thời đề ra các giải pháp để thực hiện hiêu quả hơn nhiệm vụ đền bù,
giải phóng mặt bằng của TP Hà Nội…
- Hồng Nguyệt Ánh (2011), “Nghiên cứu giá đất ở phục vụ công tác quản lý
tài chính về đất đai và phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Trong luận văn này
tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận và phương pháp xác định giá đất, phân tích tác động
của giá đất đối với cơng tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động
sản tại thành phố Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp về giá đất ở đơ thị phục
vụ cơng tác quản lý tài chính đất đai và phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn
nghiên cứu.
Báo cáo “Cưỡng chế thu mua đất và đền bù” (Compulsory acquisition of land

of land and compensation) của tổ chức lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp
quốc (FAO, 2008) đã nêu vấn đề thu hồi đất và bồi thường một hoạt động nhà nước
rất dễ lạm dụng, dễ tạo ra bức xúc ở những người bị chèn ép, dẫn đến xung đột và rối
ren xã hội. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thu thập từ thức tiễn của các nước. FAO
đưa ra mốt số khuyến cáo được cho là hữu ích đối với chính quyền nhà nước trong
viêc hồn thiên chính sách và bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ thu hồi, bồi thường
giải phóng mặt bằng.
Các cơng trình, bài báo được cơng bố đã nêu trên đều nghiên cứu về giải phóng
mặt bằng ở mức độ và phạm vi khác nhau. Đã nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận
một số khía cạnh pháp lý về giải phóng mặt bằng; đánh giá một cách toàn diện cả lý
luận và thực trạng pháp luật về giải phóng mặt bằng để đưa ra các giải pháp hoàn
thiện. Với mong muốn tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn một cách chi tiết, đồng thời
bằng việc tham chiếu giữa các quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng với
4


thực tiễn áp dụng qua các vụ việc, tình huống cụ thể, nhằm góp thêm một ý kiến chỉ
ra được những quy định phù hợp, không phù hợp của pháp luật với thực tiễn cuộc
sống, mặt khác cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá việc thực thi pháp luật về giải
phóng mặt bằng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở một địa bàn cụ
thể. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải phóng mặt bằng cho phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn hiện nay và trong tương lai.
Báo ấp bắc ra ngày 13 tháng 05 năm 2019 của tác giả Văn Thảo có bài viết về
sự chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Lê Văn
Hưởng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dânthị xã Cai Lậy và huyện
Châu Thành về tình hình thực hiện cơng trình xây dựng cơ bản, bồi thường và giải
phóng mặt bằng trên địa bàn.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thị xã Cai Lậy, đến nay, thị xã Cai Lậy đã
tiếp nhận 45 công trình từ nguồn vốn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 286,2 tỷ đồng.

Trong đó, có 13 cơng trình chuyển tiếp và 32 cơng trình khởi cơng mới.
Song song đó, thị xã Cai Lậy cũng đã báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh một số tình hình liên quan đến cơng trình Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ
Thuận (đoạn qua thị xã Cai lậy); cơng trình Tuyến tránh đường tỉnh 868; đường Lộ
Dây Thép (đường tỉnh 880B); đường huyện 60; cầu Mỹ Quý; đường liên xã mở rộng
(đường huyện 57 nối vào đường Lộ Dây Thép)... Qua đó, lãnh đạo Ủy ban nhân dân
thị xã Cai Lậy đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện giải phóng mặt bằng…
Làm việc tại huyện Châu Thành, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
đã báo cáo nhanh về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng các cơng trình, dự án đi qua
địa bàn huyện như: Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; nút giao Thân Cửu Nghĩa
vào đường tỉnh 878; cống Xồi Hột; Tiểu dự án giải phóng mặt bằng thuộc Dự án mở
rộng các cầu trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Tiền Giang; cầu Cổ Chi (đường tỉnh
866); cầu Kinh Xáng (đường huyện 35); đường dây điện 500 kV Mỹ Tho - Đức Hòa…

5


Đồng chí Lê Văn Hưởng chỉ đạo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Cai Lậy và
huyện Châu Thành: Kiểm tra kỹ hồ sơ để thực hiện đúng quy định các trường hợp đền
bù, trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là trong công tác giải tỏa đền bù phải giải
thích cụ thể rõ ràng cho nhân dân, tránh để người dân thắc mắc. Trong q trình giải
phóng mặt bằng, các ngành, các cấp cần hỗ trợ để người dân an tâm di dời và sớm thực
hiện các cơng trình theo đúng tiến độ…
Riêng với huyện Châu Thành, đồng chí Lê Văn Hưởng chỉ đạo ưu tiên giải
phóng mặt bằng thuộc cơng trình Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Dự án
mở rộng các cầu hẹp trên tuyến Quốc lộ 1A (cầu Rượu, cầu Sao). Đồng chí cũng đề
nghị các sở, ngành liên quan thường xuyên đi kiểm tra thực tế, tranh thủ giải ngân
nguồn vốn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình cơ bản. Đồng thời, hỗ trợ, kịp
thời tháo gỡ khó khăn cho địa phương. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ sớm tổ chức hội

nghị về lĩnh vực xây dựng cơ bản để giải quyết những vấn đề cịn đang gặp khó khăn,
vướng mắc…
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
3 .1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng cơng tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong những năm qua.
Đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải
phóng mặt bằng của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như
kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước.
- Đánh giá và rút ra những ưu điểm, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên
nhân trong quá trình thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong những năm qua.

6


- Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi
thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tượng nghiên cứu tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là chính sách về bồi thường
giải phóng mặt bằng và tiến độ, hiệu quả của công tác này trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Nghiên cứu các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi và các tài sản
gắn liền với đất trong phạm vi các dự án huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
5. Pham vị nghiên cứu tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

5.1 Không gian thực hiện của đề tài:
Đề tài được thực hiện tại cơ quan Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, Ủy Ban nhân dân huyện Châu Thành, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Châu Thành, Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu
Thành, Phịng Nơng nghiệp huyện Châu Thành và các phịng, ban, ngành có liên quan
và căn cứ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị.
5.2 Thời gian thực hiện:
Đề tài căn cứ vào lộ trình, kế hoạch thực hiện chung của cơng tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng của từng dự án trên địa bàn huyện Châu Thành đã thực hiện từ
2016 đến tháng 05 năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: tiếp cận thể chế, tiếp cận có sự tham gia của cán bộ
làm cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu: kết hợp với kết quả của quá trình
điều tra, khảo sát thử cùng với những tham vấn của cán bộ lãnh đạo Ban quản lý dự
án và phát triển quỹ đất huyện Châu thành để chọn đề tài lựa chọn nghiên cứu.
- Phương pháp thu nhập số liệu, thông tin:
7


+ Dữ liệu thứ cấp: thực hiện kế thừa những nội dung qua sách báo, tạp chí,
kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã được cơng bố.
+ Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu có liên quan đến cơng tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được thu thập tại các điểm khảo sát
điển hình thơng qua việc tham khảo ý kiến của các hộ dân bị ảnh hưởng từ các dự án
cán bộ Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Châu Thành, Chủ tịch, cán bộ
địa chính các xã, thị trấn tại huyện Châu thành.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn
lọc, chuẩn hóa để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích nghiên cứu đề tài.
7. Đóng góp luận văn.

Luận văn đã kế thừa và tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài,
trên cơ sở đó bổ sung và phát triển phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.
Ln văn phân tích và chỉ những thuận lợi, khó khăn và đặc biệt tìm ra những
tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Từ đó, đề xuất
những biện pháp hồn thiện, đẩy nhanh cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho
các dự án trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
Đề xuất các nhóm biện pháp cụ thể cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn
định và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và tương
lai.
8. Kết cấu của Luận văn:
Bố cục: gồm 04 phần: Lời mở đầu, kết luận, tóm tắt luận văn và tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường giải phóng mặt bằng.
Chương 2:Thực trạng cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang
Chương 3:Phương hướng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng
mặt bằng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG
1.1. Một số khái niệm về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
1.1.1. Khái niệm về bồi thường
Trong quá trình thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng là cơng việc hết
sức quan trọng và là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến việc thu hồi đất đó là
việc xác định đơn giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Việc xác định giá

đất, tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của người bị thu hồi đất
và hay chủ dự án thu hồi đất. Ngồi ra một số yếu tố cũng có tác động rất lớn đến
việc chấp hành di dời của chủ sử dụng đất đó là việc bố trí tái định cư và các chính
sách hỗ trợ khác.
Bồi thường là đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra. Như vậy, bồi thường là
trả lại tương xứng với giá trị hoặc cơng lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành
vi của chủ thể khác.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi, trong đó, giá trị
quyền sử dụng đất có thể là: giá trị bằng tiền, bằng đất, do các quy định của pháp luật
điều tiết.
1.1.2. Khái niệm về giải phóng mặt bằng:
Giải phóng mặt bằng là q trình thực hiện các cơng việc liên quan đến việc
di dời nhà cửa, cây cối, các cơng trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần
đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một cơng trình
mới trên đó.
Từ những nhận thức trên có thể hiểu bản chất của cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng, lợi
ích quốc gia, lợi ích cơng cộng hiện nay không chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật
chất mà cịn phải đảm bảo lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có

9


được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, nhưng chắc chắn phải
tốt hơn nơi cũ về mọi mặt thì mới tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định.
1.1.3. Nhà nước thu hồi đất và bồi thường về đất
Theo Luật đất đai 2013 thì Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định
thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu
lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
1.1.4. Quan niệm về hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất
* Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, hỗ trợ việc làm, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm
mới.
- Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo một
trong các hình thức sau:
- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với tồn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.
- Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu
tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và
các hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.
* Tái định cư:
Chính sách tái định cư là chính sách phải thực hiện đối với các trường hợp di
dời, giải tỏa mà người sử dụng trên đất thu hồi phải di dời nhà, vật kiến trúc và tài
sản khác để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Việc thực hiện chính sách tái định cư
nhằm bảo đảm cho người sử dụng đất bị thu hồi có điều kiện ổn định chổ ở sau di
dời, giải tỏa.
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống
và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước
thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.

10


Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường hỗ trợ về đất, tài sản; di
chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập,
cơ sở vật chất tinh thần tại đó.
Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế,

xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng giúp người bị thu hồi đất ổn định nơi ở.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
1.2.1. Hồ sơ quyền sử dụng đất
* Lập và quản lý hồ sơ địa chính
Lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng hàng đầu để quản
lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản là cơ sở xác định tính pháp lý của
đất đai. Nơi nào cơng tác quản lý đất đai tốt như hồn chỉnh bản đồ địa chính có chất
lượng, làm rõ nguồn gốc đất, xác định rõ được hạn mức diện tích đất ở và đất canh
tác thì khâu đo đạc xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ di
chuyển thuận lợi. Ngược lại, những nơi cơng tác quản lý đất đai chưa tốt thì việc đền
bù gặp rất nhiều khó khăn.
* Cơng tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký đất đai là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống quản
lý đất đai, đó là quá trình lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, lập hồ sơ về quyền sở hữu
đất đai, bất động sản là sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất. Ở nước
ta, theo quy định của Luật đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Trong cơng tác bồi thường giải phóng măt bằng, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất diện tích đất tính
bồi thường. Làm tốt cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì cơng tác bồi thường sẽ thuận lợi, nhanh hơn.
1.2.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất

11


Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong tổ

chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể
hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ
an toàn lương thực với nhiệm vụ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung
và các địa phương nói riêng.
Thơng qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức
việc bồi thường giải phóng mặt bằng thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà
Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường giải phóng
mặt bằng nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được
các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất có tác động đến chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh
sau:
- Thứ nhất quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mọt trong những căn cứ quan
trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà
theo quy định của luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có
quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng;
- Thứ hai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh
hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính tiền
bồi thường.
Tuy nhiên chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng
cịn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững.
Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch cịn mang mạnh tính chủ
quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”.
1.2.3. Chính sách đất đai, giá đất và định giá đất
Những quy định các chính sách ln là yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác giải
phóng mặt bằng, cùng là chính sách nhưng ở các dự án khác nhau lại khác nhau ở dự
án này thì hợp lý nhưng dự án khác lại không hợp lý và không phù hợp.

12



Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đất đai đòi hỏi
các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định và phù hợp
với tình hình thực tế.
Một khu đất ban đầu có giá trị khơng q lớn nhưng khi có thơng tin về việc
quy hoạch cho rằng khu đất sẽ có giá làm cho giá đất hồn tồn thay đổi và làm thay
đổi toàn bộ kế hoạch giải phóng mặt bằng. Đó là yếu tố tâm lý của con người và rất
khó có thể xác định được giá trị thật của đất.
Giá thị trường xác định ở thời điểm nào thì được các bên chấp thuận là hợp lý
khi Nhà nước bỏ ra cả nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng cho một dự án, làm cho đất
đai đang rẻ bỗng chốc trở nên đắt hơn vàng. Trong những trường hợp như vậy, ngay
cái gọi là giá bình quân cũng rất khó xác định. Bình qn là chia đơi giữa hai thời
điểm trước, sau dự án khi nhà nước hay nhà đầu tư cũng không thể đủ sức bồi thường,
kèm theo đó lại cịn vơ số những người liền kề dự án bỗng nhiên được hưởng lợi mà
không hề bị điều tiết. Cũng có nhiều trường hợp, về phía người dân, cho dù được bồi
thường giá cao, nhưng điều họ muốn không phải nhằm hướng tới tiền nong, giá trị,
mà là cuộc sống ổn định, là vấn đề tình cảm, tâm linh.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước, nơi nào cũng gặp nhiều khó khăn khi phải xác
định giá đất ở vùng giáp ranh nội và ngoại thành, thành phố và nông thôn, nơi hai
thửa đất hai huyện, hai tỉnh liền kề nhau. Tính theo giá bên cao thì bên kia kêu thấp
và ngược lại.
Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định
và cơng bố đều khơng đúng ngun tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi
thường đất đai và phát sinh khiếu kiện.
1.2.4. Thị trường bất động sản
Ngày nay, thị trường bất động sản thể hiện nhiều điểm tương tự với thị trường
chứng khốn và nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại
thị trường của nền kinh tế quốc dân.


13


Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc
thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về
đất đai thơng qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể
tự mua hoặc cho thuê lại đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà
nước thực hiện chính sách và bồi thường.
Giá của thị trường bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác
động đến giá đất tính bồi thường.
1.2.5. Khả năng sinh lợi của đất đai:
Do khả năng mang lại lợi nhuận cao từ việc đầu tư buôn bán đất; do tâm lí
muốn có đất để lại cho đời sau đặc biệt do tâm lí giả tạo khi giá đất lên cao mà ngày
nay ngày càng nhiều doanh nghiệp trung tâm kinh doanh nhà đất; các nhà đầu cơ đất
đai xuất hiện làm cho thị trường đất đai ngày càng trở lên sôi động, đẩy mức giá lên
cao và còn lên rất cao tạo lên những đợt sốt đất kéo dài.
1.2.6. Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng:
Nhân tố khá chủ quan trong cơng tác giải phóng mặt bằng đó chính là trình độ,
năng lực của đội ngũ quản lí và thực hiên cơng tác giải phóng mặt bằng. Cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hay khơng là phụ thuộc
vào trình độ, năng lực, khả năng thuyết phục tạo sự đồng thuận trong nhân dân là rất
lớn.
1.2.7. Chính sách về hỗ trợ, tái định cư:
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước quy định về trình
tự thủ tục, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan, đồng thời cũng
quy định cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Do đó, chính sách có ảnh
hưởng trực tiếp và xun suốt trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng. Thực tế cho thấy những nội dung như về điều kiện cơ sở hạ tầng,
các yếu tố cộng đồng dân cư, phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất, … của các khu
tái định cư để bố trí cho các hộ dân tái định cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác

bồi thường giải phóng mặt bằng.

14


1.3. Vai trị và đặc điểm của cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội.
1.3.1. Bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Thưc tế hiện nay, cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu
tư và các dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, do Nhà nước đầu tư ln là
một vấn đề nan giải. Muốn có đất để thực hiện dự án thì cần phải làm cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Nhưng vấn đề giải phóng mặt bằng cịn phụ thuộc rất
nhiều đến những thỏa thuận về giá đất đối với những người dân bị thu hồi đất. Rất
nhiều trường hợp người dân bị thu hồi đất thách giá quá cao khiến cho các nhà đầu
tư gặp trở ngại trong việc giải phóng mặt bằng cũng như tốn khá nhiều chi phí và thời
gian cho việc giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, các chủ đầu tư rất mong muốn tiến
hành nhanh chóng dự án đầu tư của mình nhưng cịn nhiều khó khăn, vướng mắc
trong công tác bồi thường nhiều dự án bị kéo dài rất lâu. Đặc biệt đối với các dự án
vốn ODA và các dự án bố trí nguồn vốn giải ngân có thời hạn, nếu khơng bồi thường,
giải phóng mặt bằng đúng tiến độ quy định thì sẽ bị cắt nguồn vốn sẽ khơng triển khai
dự án được. Dó đó, cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có vai trị rất quan trọng
góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nếu công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện một cách thuận
lợi sẽ góp phần hồn thiện mơi trường đầu tư, khai thác các nguồn lực từ đất đai cho
đầu tư phát triển, các cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội cho từng địa phương và
của cả nước. Ở nước ta trong hơn 3 chục năm qua công tác nàyđã được Đảng và Nhà
nước quan tâm đầu tư hầu hết khắp các vùng, miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành
phố lớn đã góp phần vào sự thành cơng bước đầu của cơng cuộc “Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng được nhu cầu vật chất,
tinh thần của nhân dân. Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường, giải phóng

mặt bằng đóng vai trị khơng nhỏ để các dự án phát huy có hiệu quả.
1.3.2. Đặc điểm của cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi

15


đúng đối tượng, đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người
bị thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp
ổn định.
Có thể thấy bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một
q trình đa dạng và phức tạp nó không đơn thuần là bồi thường về vật chất mà còn
cả về tinh thần và phải đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích của
tồn xã hội, cụ thể như sau:


Tính đa dạng:

Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên
kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa
dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá
cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ
yếu của dân cư là sản xuất nơng nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường, giải phóng
mặt bằng có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù
hợp với những đặc điểm riêng biệt của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể.


Tính phức tạp:


Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã
hội đối với mọi người. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình
độ sản xuất của nơng dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm
lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho th đất cịn được
lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật
ni trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham
gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là
điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:

16


×