Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng di động vinaphone tại VNPT vinaphone đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 113 trang )

TÓM TẮT
Tác giả nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh
doanh mạng di động Vinaphone tại VNPT-Vinaphone Đồng Tháp”. Luận
văn hệ thống và tổng quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh doanh
và hiệu quả kinh doanh của dịch vụ di động, tác giả tập trung phân tích các tiêu
chí đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh trên 02 yếu tố: Về quản lý doanh
nghiệp và quản lý khách hàng.
Thông qua các số liệu tổng hợp 5 năm từ 2015-2019 tại VNPT –
Vinaphone Đồng Tháp, đề tài đưa ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ
đó đề xuất các giải pháp cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng đến năm
2025, đó là thị phần người sử dụng di động đạt 35% số người dùng di động toàn
tỉnh và doanh thu tăng 68% so doanh thu thực hiện năm 2019.
Kết quả nghiên cứu xác định được các yếu tố tác động đến việc nâng cao
hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ di động Vinaphone tại Đồng Tháp như:
Quản lý doanh nghiệp gồm: Quản lý Tài chính – Bán hàng – khách hành – Hệ
thống thông tin và Nguồn nhân lực; Đánh giá khách hàng về doanh nghiệp gồm:
Độ tin cậy - Năng lực phục vụ - Chất lượng cung cấp - Sự thuận tiện dịch vụ Phương tiện làm việc - Sự đồng cảm Khách hàng. Cơ cấu tổ chức kinh doanh
giai đoạn: 2015-2019, doanh thu tăng trưởng 5,09%, thị phần tăng 4%, với tỷ lệ
tăng trưởng này là khá thấp so các doanh nghiệp cùng kinh doanh trên địa bàn.
Luận văn trình bày với cái nhìn khoa học và thực tiễn về quản lý kinh
doanh di động Vinaphone trả trước tại địa bàn Đồng Tháp, thơng qua kết quả
nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng những hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất các giải
pháp đồng bộ, khả thi nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh
di động Vinaphone tại Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025 và trong thời gian tới.
Tại tỉnh Đồng Tháp việc chuyển đổi số, chính quyền điện tử, doanh nghiệp
số là xu hướng nổi bậc nền kinh tế thế giới hiện nay. Đây là cơ hội để Vinaphone
Đồng Tháp đạt được các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển loại hình di
động tại thị trường tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. Với những phân tích và
đề xuất trong luận văn, tác giả khẳng định việc tăng trưởng trên là điều khả thi.
xi



SUMMARY

The author studies the topic "Improving the efficiency of business management
of Vinaphone mobile network at VNPT-Vinaphone Dong Thap". Thesis system and
generalization of basic theoretical issues about business management and business
efficiency of mobile services, the author focuses on analyzing the criteria for
evaluating the efficiency of business management on 02 factors. Factors: Business
management and customer management.
Through 5-year general data from 2015-2019 at VNPT - Vinaphone Dong
Thap, the topic gives advantages, limitations and causes. From there, proposing
solutions to focus on to achieve the growth target to 2025, that is the market share of
mobile users reaching 35% of the number of mobile users in the province and the
revenue increases 68% compared to the realized revenue. year 2019.
The research results have identified the factors affecting the efficiency of
business management of Vinaphone mobile services in Dong Thap such as: Business
management, including: Financial Management - Sales - Passenger - System
information systems and human resources; Assessing customers about the business
including: Reliability - Service capacity - Quality of supply - Convenience of service
- Working facilities - Customer empathy. Business organization structure in the period:
2015-2019, revenue growth of 5.09%, market share increase 4%, with this growth rate
quite low compared to other businesses in the area.
The thesis presents with a scientific and practical view on the prepaid
Vinaphone mobile business management in Dong Thap province, through the research
results, clearly analyzing the current state of limitations and shortcomings from which
to propose synchronous and feasible solutions to continuously improve the efficiency
of Vinaphone mobile business management in Dong Thap in the period 2020-2025
and in the coming time.
In Dong Thap province, digital transformation, e-government, and digital
enterprise are a prominent trend in the world economy today. This is an opportunity

for Vinaphone Dong Thap to achieve the goals set out in the mobile development
orientation in the Dong Thap market in the coming time. With the analysis and
suggestions in the thesis, the author affirms that the above growth is feasible.

xii


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ......................................................................... i
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ – 2020 .......................................ii
LÝ LỊCH KHOA HỌC .................................................................................. vii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ix
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... x
TÓM TẮT ........................................................................................................ xi
SUMMARY ....................................................................................................xii
MỤC LỤC ......................................................................................................xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...........................................................................xvii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................ xviii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan: ................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 7
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH MẠNG DI ĐỘNG ....... 8
1.1. Tổng quan về kinh doanh - Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. ................ 8
Khái niệm về kinh doanh: ........................................................................... 8

Khái niệm về quản lý kinh doanh ............................................................... 8
Vai trò của hoạt động quản lý kinh doanh ................................................ 10
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh......................................................... 13
Đặc điểm của quản lý kinh doanh............................................................. 13
1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý kinh doanh mạng di động .......................... 14
Khái niệm mạng di động........................................................................... 14
Các loại hình dịch vụ trong kinh doanh mạng di động ............................. 15
Đặc tính và vai trị mạng di động.............................................................. 15
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh doanh mạng di động .................. 17
Yếu tố chủ quan ........................................................................................ 17
Yếu tố khách quan .................................................................................... 17

xiii


Quản lý kinh doanh mạng di động ............................................................ 22
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản kinh doanh dịch vụ di động. ............. 22
1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh........................................ 23
Về phía doanh nghiệp: .............................................................................. 23
Về phía khách hàng đối với doanh nghiệp: .............................................. 26
1.5. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh mạng di động ............................................ 28
Kinh nghiệm tại các tỉnh thành: ................................................................ 28
Bài học đối với Trung tâm kinh doanh VNPT - Đồng Tháp .................... 29
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 30

CHƯƠNG 2..................................................................................................... 31
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH MẠNG DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI VNPT VINAPHONE – ĐỒNG THÁP........................ 31
2.1. Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp ....................................................................... 31
2.2. Tổng quan Trung tâm kinh doanh VNPT - Đồng Tháp ................................. 32

Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 32
Chức năng, nhiệm vụ: ............................................................................... 33
2.3. Cơ cấu tổ chức các dịch vụ đang cung cấp .................................................... 34
Điện thoại di động mạng Vinaphone ........................................................ 34
Dịch vụ Internet – (tên viết tắt Fiber): ...................................................... 35
Điện thoại cố định:.................................................................................... 36
Dịch vụ truyền hình MyTV: ..................................................................... 36
Dịch vụ CNTT .......................................................................................... 36
Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 36
2.4. Thực trạng quản lý kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Đồng Tháp...... 38
Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 38
Đánh giá của khách hàng về hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ........... 48
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quản lý kinh doanh dịch vụ Vinaphone tại
trung tâm kinh doanh VNPT Đồng Tháp................................................................... 50
Phân tích về phía doanh nghiệp: ............................................................... 50
Phân tích đánh giá phía khách hàng về doanh nghiệp .............................. 53
2.6. Nguyên nhân các mặt tồn tại trong quản lý kinh doanh dịch vụ Vinaphone tại
VNPT Vinaphone Đồng Tháp ................................................................................... 54
Nguyên nhân doanh thu thấp (tài chính)................................................... 54
Nguyên nhân thị phần thấp ....................................................................... 55
Nguyên nhân chưa phát huy hết nội lực về con người ............................. 55
Giám sát kế hoạch mục tiêu ...................................................................... 56
Về quản lý nhà nước trong chuyển mạng giữ số ...................................... 56
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 57

xiv


CHƯƠNG 3..................................................................................................... 59
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KINH DOANH

DỊCH VỤ VINAPHONE TẠI VNPT – VINAPHONE ĐỒNG THÁP ĐẾN
NĂM 2025 ....................................................................................................... 59
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển .............................................................. 59
Quan điểm phát triển ................................................................................ 59
Định hướng phát triển: .............................................................................. 59
3.2. Bối cảnh thị trường và dự báo ........................................................................ 60
Bối cảnh thị trường kinh doanh mạng di động ......................................... 60
Dự báo phát triển thị trường và dịch vụ mạng di động ............................. 61
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Vinaphone tại VNPT
- Vinaphone Đồng Tháp. ........................................................................................... 63
Giải pháp về quản lý vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí ........................ 63
Giải pháp bán hàng nâng cao thị phần di động ......................................... 65
Giải pháp về quản lý nguồn nhân lực ....................................................... 68
Giải pháp giám sát kế hoạch mục tiêu và quản lý hệ thống thông tin kinh
doanh. ......................................................................................................................... 69
Giải pháp về khách hàng chuyển mạng giữ số từ nhà mạng khác sang
Vinaphone. ................................................................................................................. 71
Giải pháp về chăm sóc khách hàng: ......................................................... 72
Giải pháp tăng cường công tác Marketing:............................................... 74
Giải pháp phát triển các gói cước dịch vụ cạnh tranh đối thủ: ................. 76
Giải pháp về quản lý di động cả khối kinh doanh và kỹ thuật .................. 78
Giải pháp số hóa trong thanh tốn cước phí ........................................... 79
3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................ 80
Kiến nghị đối với Nhà nước ..................................................................... 80
Đối với Tổng Công ty ............................................................................... 81

Kết luận chương 3 .......................................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 83
Phụ lục 1 ............................................................................................................... 85

Phụ lục 2 ............................................................................................................... 87

KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ........................................................ 89
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI VNPT – VINAPHONE ĐỒNG
THÁP ............................................................................................................... 94

xv


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARPU

Average Revenue Per User (là chỉ số doanh thu bình qn của một
th bao/tháng)

AI

Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)

BSC

Balanced scorecard (Thẻ điểm cân bằng)

CDMA

Code Division Multiple Access (Đa truy cập phân chia mã)

CNTT


Công nghệ thông tin

CSS

Customer Service System (Hệ thống hỗ trợ khách hàng)

FDMA

Frequency Division Mutiple Access (phân chia tần số)

KPI

Key Performance Indicator (chỉ số đánh giá thực hiện công việc)

MPB

Management by process (quản lý theo quy trình)

MNP

Mobile Number Portability (Chuyển mạng giữ số)

IPTV

Internet Protocol Television (Truyền hình giao thức internet).

IoT

Internet of thing (mạng lưới thiết bị kết nối Internet)


IDG

International Data Group (Tập đoàn dữ liệu Quốc tế)

GSM

Global System for Mobile Communications (hệ thống toàn cầu
dành cho việc liên lạc di động)

OTT

Over The Top (Ứng dụng đa phương tiện OTT)

SMS

Short Message Services (Dịch vụ tin nhắn)

VNPT

Vietnam Posts and Telecommunications (Bưu chính viễn thơng
Việt Nam)

xvi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ về quản lý kinh doanh ............................................................ 14
Hình 1.2. Mơ hình tổng quan mạng thơng tin di động ..................................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của TT kinh doanh VNPT Đồng Tháp......... 33
Hình 2.2. Doanh thu các tỉnh lân cận giai đoạn từ năm 2015-2019................. 40

Hình 2.3. Thị phần các nhà mạng di động tại Đồng Tháp từ 2015-2019 ........ 41
Hình 3.1. Biểu đồ dự báo doanh thu di động trả trước đến năm 2025 ............. 61
Hình 3.2. Biểu đồ dự báo thị phần di động trả trước đến năm 2025................ 62
Hình 3.3. Biểu đồ dự báo thuê bao di động trả trước đến năm 2025 ............... 62

xvii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu Đồng Tháp giai đoạn 2015-2019 ............................................. 37
Bảng 2.2. Doanh thu từng loại hình dịch vụ giai đoạn từ năm 2015-2019 ................ 37
Bảng 2.3. Số lượng thuê bao từng loại hình dịch vụ từ 2015-2019 ........................... 38
Bảng 2.4. Doanh thu di động trả trước giai đoạn từ năm 2015-2019 ........................ 39
Bảng 2.5. Doanh thu di động trả trước các tỉnh lân cận thực hiện qua các năm ....... 39
Bảng 2.6. Thị phần di động trong tỉnh giai đoạn từ năm 2015-2019 ......................... 40
Bảng 2.7. Bảng thống kê kênh trực tiếp trong tỉnh từ 2015-2019 ............................. 42
Bảng 2.8. Bảng thống kê hình thức giao dịch từ 2015-2019 ..................................... 43
Bảng 2.9. Các tiêu chí về tỷ lệ hài lòng từ kết quả khảo sát giai đoạn 2015-2019 .... 45
Bảng 2.10. Số sim di động phát sinh cước và rời mạng giai đoạn từ 2015-2019 ...... 45
Bảng 2.11. Công tác đào tạo giai đoạn từ năm 2015-2019 ........................................ 47

xviii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có vị trí địa lý thuận
lợi phát triển nơng nghiệp, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện cùng với nhịp
sống năng động như hiện nay đã phát sinh ngày càng cao nhu cầu sử dụng các dịch vụ
tiện ích, hiện đại. Do đó việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động là một nhu cầu có thực

và là xu hướng tiêu dùng tiên tiến trong tương lai. Điện thoại di động có nhiều dịch vụ
gia tăng hấp dẫn và tiện lợi, hiệu quả cho người sử dụng.
Viễn Thơng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, trong bối
cảnh nước ta gia nhập WTO – Viễn thông là một trong ba ngành (Ngân hàng, Bảo
hiểm, Viễn thơng) thu hút sự đầu tư từ nước ngồi nhiều nhất. Đồng thời thị trường
viễn thông Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và đang
trong giai đoạn phát triển đỉnh cao, đặc biệt là dịch vụ di động. Trên góc độ của doanh
nghiệp, thị trường di động có quá nhiều biến động từ chính sách vĩ mơ của Chính Phủ
đến sự phát triển quy mô của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp
cùng ngành và năm 2019 thị trường này được kỳ vọng sẽ phát triển một cách mạnh
mẽ, cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng về giá cả hấp dẫn cùng thiết bị đầu
cuối ngày càng hiện đại và thời trang. Từ đó, địi hỏi doanh nghiệp phải có những giải
pháp phù hợp.
Đối với Vinaphone tại Đồng Tháp xuất phát điểm đầu tiên cung cấp di động
cho khách hàng từ tháng 06/1996 cho đến nay đã phát triển về chất và lượng, thỏa
mãn phần nào nhu cầu thông tin cho khách hàng nhưng thật sự vẫn chưa đáp ứng và
theo kịp đòi hỏi của thị trường. Mặt khác, xu thế hội nhập việc mở cửa thị trường
viễn thơng như hiện nay thì dịch vụ di động Vinaphone được xem là dịch vụ mũi
nhọn trong chiến lược phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Tháptrong
thời gian tới.
Với xuất phát điểm là một doanh nghiệp độc quyền đã thể hiện rõ những khó
khăn khi thị trường có sự cạnh tranh. Với nếp suy nghĩ cũ, cách làm cũ đã cho thấy
điều đó là khơng cịn phù hợp, theo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015, là
những doanh nghiệp ra đời trước những đối thủ cạnh tranh hàng chục năm nhưng chỉ
1


sau 5 năm kể từ khi đối thủ cạnh tranh ra đời, Vinaphone đã bị mất phần lớn thị phần
và cũng mất ln vị trí dẫn đầu. Khách hàng cũng có những suy nghĩ khơng tích cực,
những ấn tượng khơng mấy tốt đẹp về một doanh nghiệp độc quyền trong khi các

doanh nghiệp khác cùng ngành với cách làm khác đã đem lại cho khách hàng sự hài
lòng nhất định. Giai đoạn 2015-2020 thị phần Vinaphone 22,23% (MobiFone
32,07%, Viettel 41,86%), doanh thu hàng năm tăng trưởng trên dưới 1%. Mặt khác,
doanh thu di động chiếm tỷ trọng gần 50% tổng doanh thu toàn Trung tâm Kinh
doanh VNPT – Đồng Tháp. Đây là khó khăn hạn chế nếu khơng được sửa chữa, Trung
tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Tháp không đưa ra những cách làm mới thì sẽ mất đi
sức cạnh tranh trên thị trường. Tiềm năng thị trường dịch vụ di động tại Đồng Tháp là
rất lớn, nguồn lực của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Tháp còn chưa phát huy
hết địi hỏi cần có những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng
doanh số và thị phần trên địa bàn.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, nhận thức được tầm quan trọng học viên
chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng
di động Vinaphone tại VNPT-Vinaphone Đồng Tháp” nhằm phân tích tìm ra
những giải pháp hiệu quả trong quản lý mạng di động Vinaphone trên địa bàn Đồng
Tháp trở nên cấp thiết, nó mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan:
Hiệu quả quản lý doanh nghiệp luôn là vấn đề được các nhà quản trị, các nhà
nghiên cứu lý luận quan tâm, khơng ít cá nhân tập thể trong và ngoài ngành triển khai
theo nhiều hướng khác nhau về lý luận và thực tiễn áp dụng vào dịch vụ di động thể
hiện như sau:
Phan Thị Loan (2019), tác giả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh dịch vụ di động Vinaphone tại Trung tâm Kinh doanh VNPT
– Lào Cai”, cơng trình này hệ thống hóa cơ sở lý luận hiệu quả kinh doanh, các khó
khăn doanh nghiệp trong q trình triển khai khi các nhà mạng di động khác ra đời, từ
đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng doanh số và thị phần
trên địa bàn.

2



Souphaphone sanelath (2007), tác giả nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại Công ty TeleCom Lào”, cơng trình này hệ thống hóa những lý luận
chung về vốn, về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng sử
dụng vốn của Cơng ty di động TeleCom Lào và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả vốn
của công ty trong thời gian tới.
Mats Lundeberg (2011), “Improving Business Performance: A First
Introduction”. Tác giả đã có những đề xuất nghiên cứu cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các nhận định truyền thống là dựa vào nguồn
lực sẳn có, trong nghiên cứu tác giả đề xuất lãnh đạo cần phải quan tâm đến con
người, cải tiến qui trình, cải tiến thái độ làm việc bằng cách xây dựng qui trình làm
việc cho mỗi cá nhân. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh.
Trương Thành Tây (2020), tác giả nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone của học sinh sinh viên
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, cơng trình này nghiên cứu hệ thống hóa các vấn
đề lí luận liên quan yếu tố giữ chân khách hàng hiện hữu và cách thu hút khách hàng
từ nhà mạng khác giúp tăng thị phần Vinaphone trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nguyễn Lê Thúy Hải (2019), tác giả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phục vụ
bán hàng đối với dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Quảng
Trị”, cơng trình này nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt
động bán hàng dịch vụ di động, chỉ ra được những thành công cũng như hạn chế của
trung tâm kinh doanh VNPT – Quảng Trị trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động
và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động bán hàng dịch vụ điện thoại di động
của trung tâm kinh doanh VNPT – Quảng Trị.
Lê Ngọc Minh (2007) tác giả nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh doanh của
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam”, cơng trình này
phân tích thực trạng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại thị trường
Việt Nam và đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động để nâng cao sức cạnh tranh,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng qui mô nâng cao vị thế trên thị
trường Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững.


3


Nguyễn Tôn Văn (2019), tác giả nghiên cứu đề tài: “Chiến lược kinh doanh
dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh VNPT Đắc Lắc”, cơng trình này
phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh
VNPT - Đắk Lăk giai đoạn 2016 – 2018 và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và
thực thi chiến lược kinh doanh dịch vụ di động trả trước tại Trung tâm kinh doanh
VNPT - Đắk Lăk giai đoạn 2019 - 2025.
Nguyễn Văn Hùng (2016), tác giả nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của VNPT Trà Vinh”, cơng trình này hệ thống hóa đề tài là tìm
các điểm mạnh, điểm yếu, các lợi thế cạnh tranh của VNPT Trà Vinh và đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại VNPT Trà Vinh.
Qua quá trình đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu và tài liệu liên
quan đến hiệu quả quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng di
động Vinaphone, hệ thống lý luận của các cơng trình nghiên cứu kể trên đã góp phần
hình thành một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm kinh doanh, phương
pháp quản lý và sử dụng con người, hiệu quả đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá và các giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp.
Các cơng trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học cao đã tạo khung cơ sở lý
luận cho tác giả nghiên cứu, kế thừa trong bài luận văn tốt nghiệp này. Đề tài của tác
giả mang tính đặc thù về khu vực và vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ nơi công tác
của tác giả. Do đó, tác giả đặt vấn đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt
động kinh doanh mạng di động Vinaphone tại VNPT - Vinaphone Đồng Tháp”
làm luận văn tốt nghiệp của mình, qua đó góp phần nâng cao kiến thức về quản lý
hiệu quả nơi tác giả hiện đang công tác.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung:
Kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan, luận văn dựa trên cơ sở lý

luận bổ sung hoàn thiện thực tiễn về hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng di
động Vinaphone tại VNPT Đồng Tháp.

4


3.1.2. Mục tiêu cụ thể:
Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng di
động Vinaphone tại VNPT Đồng Tháp.
Đánh giá được thực trạng về hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng di
động Vinaphone tại VNPT Đồng Tháp.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng
di động Vinaphone tại VNPT Đồng Tháp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận hiệu quả quản lý kinh doanh.
3.2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh di động Vinaphone toàn quốc
và tại thị trường Đồng Tháp.
3.2.3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động kinh doanh mạng di động Vinaphone tại VNPT - Vinaphone Đồng
Tháp trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ Vinaphone tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Đồng Tháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý điều hành kinh doanh dịch
vụ Vinaphone trả trước và các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Về khơng gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn lĩnh vực
Vinaphone trả trước tại thị trường Đồng Tháp so với các tỉnh lân cận.
Về thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ Vinaphone tại Trung tâm kinh doanh VNPT
Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 – 2019. Giải pháp đề xuất đến năm 2025.
Số liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu di động trả trước giai đoạn 2015 - 2019.
Số liệu sơ cấp: Kết quả khảo sát của các Ban thuộc Tổng Công ty Dịch vụ viễn
thông với khách hàng Đồng Tháp về giá cước, chính sách cho đại lý, độ hài lòng
khách hàng, chất lượng mạng lưới, thái độ phục vụ nhân viên từ 2015-2019.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp tổng hợp:
Số liệu thứ cấp: Từ các luận văn các đề tài nghiên cứu của các tác giả trước
đây; từ các cơng trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, trang website liên quan đến
đề tài; thu thập từ các số liệu Vinaphone tổng hợp các năm 2015 - 2019; Báo cáo tổng
kết của Trung tâm kinh doanh VNPT- Đồng Tháp; Từ báo cáo năm sở Thơng tin
truyền thơng Đồng Tháp. Từ đó hình thành khung cơ sở lý luận tổng quát luận văn.
Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra khảo sát của Trung tâm Bán hàng Miền
Nam, của Ban Khách hàng cá nhân thuộc Tổng Công ty Vinaphone. Nội dung khảo
sát doanh thu thị phần, độ hài lòng các khách hàng dùng di động Vinaphone trả trước
trên địa bàn Đồng Tháp.
5.2. Phương pháp phân tích và đánh giá:
Được sử dụng để phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp và sơ cấp được tác
giả thu thập và khảo sát để mục đích làm rõ thực trạng chương II. Ngồi ra, tác giả
cịn sử dụng phương pháp mơ tả thống kê đối với các dữ liệu này.
Số liệu thứ cấp: Trên cơ sở số liệu, các văn bản đã thu thập từ phịng Kế tốn
– Kế hoạch của Trung tâm Kinh doanh VNPT- Đồng Tháp sẽ nêu ra được thực trạng
động kinh doanh VinaPhone trả trước, bao gồm: Quản lý vốn kinh doanh, doanh thu,
chi phí, con người, chính sách kinh doanh...
Số liệu sơ cấp: Từ các thực trạng số liệu phân tích và kết hợp các lý thuyết từ

chương 1. Tổng hợp được các thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
dịch vụ Vinaphone trả trước theo mục tiêu Tổng Công ty dịch vụ Viễn thông đặt ra
đến năm 2025 tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ngoài ra kết hợp số liệu khảo sát về thu
nhập, độ tuổi, trình độ, thời gian sử dụng dịch vụ, chính sách cước, độ hài lịng khách
hàng về chất lượng mạng lưới, thái độ phục vụ nhân viên năm 2019.
5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sử dụng để hình thành nên các giải pháp phục vụ cho chương 3.
Số liệu thứ cấp: Căn cứ phân tích số liệu chương 2, các hạn chế từ các số liệu
báo cáo thị trường Vinaphone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
6


Số liệu sơ cấp: Thông qua các giải pháp Tổng công ty đã áp dụng hiệu quả
cho các tỉnh tương tự như Đồng Tháp, các giải pháp mà đơn vị đã triển khai thực tế.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống và tổng quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh
doanh và hiệu quả kinh doanh của dịch vụ Vinaphone tại Đồng Tháp.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý kinh doanh và hiệu quả
điều hành kinh doanh tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Đồng Tháp. Luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh mạng
di động Vinaphone tại Đồng Tháp trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kinh doanh mạng di động.
Chương 2: Thực trạng quản lý kinh doanh mạng di động Vinaphone tại VNPT
- Vinaphone Đồng Tháp.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh dịch vụ
Vinaphone tại VNPT Vinaphone - Đồng Tháp đến năm 2025.


7


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH DOANH MẠNG DI ĐỘNG

1.1. Tổng quan về kinh doanh - Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm về kinh doanh:
Hiện có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về kinh doanh như sau:
Theo khoản 16, Điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa: “Kinh doanh
là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.”
Theo chuyên gia cho rằng: Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức
nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như: quản trị, tiếp thị, kế
tốn, tài chính, sản xuất, bán hàng.
Kinh doanh được xem là hoạt động phong phú nhất của lồi người, thường
thơng qua các thể chế kinh doanh như tập đồn, cơng ty hoặc là hoạt động tự thân của
các cá nhân như sản xuất - buôn bán nhỏ kiểu nhỏ lẻ hộ gia đình.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế khi có nền kinh tế hàng hố,
gồm tổng thể những hình thức, phương pháp, phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng
để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (nó bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất,
vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị và các quy luật
khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Vì vậy, có thể hiểu kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh
lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Khái niệm về quản lý kinh doanh
1.1.2.1. Khái niệm:
Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó đều phải sử dụng tập hợp các
nguồn vốn, phương tiện, con người,… và đưa các nguồn lực này vào hoạt động để

sinh lời (lợi nhuận) cho doanh nghiệp và có đặc điểm chung là gắn liền với sự vận
động của nguồn vốn theo các cách với mục tiêu đồng vốn quay vịng khơng ngừng,

8


để đến cuối chu kỳ kinh doanh số vốn lại tăng thêm. Mặt khác, chủ thể kinh doanh
phải có được doanh thu để bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Các hoạt động đó phải
được quản lý với tính đặc thù rõ rệt với việc quản lý các hoạt động khác, gọi là quản
lý kinh doanh.
Quản lý kinh doanh là sự tác động của chủ thể quản lý diễn ra liên tục, có tổ
chức tới đối tượng quản lý là tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, việc
sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực theo mục tiêu doanh nghiệp đáp ứng yêu pháp luật
hiện hành và cơ hội để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh
nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ, trong điều kiện biến động của môi trường
kinh doanh với hiệu quả tối ưu.
1.1.2.2. Chức năng của quản lý kinh doanh:
Chức năng quản lý kinh doanh là kết quả của q trình phân cơng lao động
theo hướng chun mơn hoá lao động quản lý đối với hoạt động kinh doanh. Chức
năng là cơ sở để định ra các nhiệm vụ cần thực hiện lâu dài, trách nhiệm phải hoàn
thành, quyền hạn được giao; là cơ sở để lựa chọn mơ hình tổ chức, thiết lập bộ máy
và bố trí nguồn nhân lực; đồng thời xác lập các mối quan hệ làm việc.
Chức năng cần được xác định đúng đắn (phục vụ mục tiêu), rõ ràng (không
hiểu sai), không trùng chéo. Nội dung chính của chức năng được thể hiện cô đọng
qua tên gọi của mỗi tổ chức. Từ chức năng tổng quát (cơ bản), được phân tách ra
những chức năng cụ thể (loại việc lớn) cần thực hiện lần lượt mọi hoạt động của
doanh nghiệp để kinh doanh có hiệu quả và không ngừng phát triển.
1.1.2.3. Phân loại quản lý kinh doanh:
* Phân loại theo nội dung quá trình quản lý:
Theo các chuyên gia phân chia quá trình quản lý ra 5 chức năng cụ thể: Hoạch

định, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
Gần đây, có ý kiến dùng khái niệm "lãnh đạo" theo nghĩa điều hành thay cho
2 chức năng điều khiển và phối hợp, như vậy chỉ còn 4 chức năng cụ thể.
Hai cách phân loại theo tiêu chí này (dù số lượng chức năng cụ thể có khác
nhau) từ trước đến nay được coi là hợp lý, phù hợp với mọi cấp bậc quản lý trong
mọi tổ chức, để xác định khối lượng công việc và nguồn lực.
9


* Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh cần quản lý, gồm:
- Quản lý tài chính (quản lý vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
- Quản lý bán hàng và thông tin kinh doanh (quản lý Marketing)
- Quản lý khách hàng: Quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng
- Quản lý nhân lực (quản lý bộ máy và con người) ...
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý có tầm nhìn rộng để có các giải pháp
cơ bản với sự chuẩn bị theo chiều sâu cho sự phát triển lâu dài.
Vai trị của hoạt đợng quản lý kinh doanh
Để tồn tại và không ngừng phát triển, con người có thể hành động riêng lẻ, mà
cần tổ chức phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng vào những mục tiêu chung. Quá
trình tổ chức sản xuất ra của cải vật chất và tổ chức cuộc sống an toàn của cộng đồng
xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mơ lớn hơn với tính chất phức tạp hơn; Địi
hỏi có sự phân cơng, điều khiển để liên kết các con người trong tổ chức.
Chính từ sự phân cơng chun mơn hố, hợp tác hố lao động và sự quy định
lẫn nhau giữa sự vận động của lao động quá khứ với lao động sống đã làm xuất hiện
một chức năng đặc biệt; chức năng quản lý. C.Mác đã chỉ ra: "Mọi lao động xã hội
trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức
độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý". Ơng đã đưa ra một hình tượng dễ hiểu về vai
trò của quản lý: "Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, cịn dàn nhạc thì cần có
nhạc trưởng".
Sự quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn

vị sản xuất - kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; từ một đơn vị dân cư đến
một đất nước và những hoạt động trên phạm vi khu vực, phạm vi toàn cầu.
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh,
các nhà quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, phải ứng xử theo
những cách khác nhau: Với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, nhà cung ứng, cổ đơng,
chính quyền và xã hội... Từ đó cho thấy đối với bản thân mỗi doanh nghiệp thì quản
lý kinh doanh có vai trị những vai trị cực kỳ quan trọng, thể hiện thành 10 vai trò
khác nhau và chia thành 3 nhóm:

10


1.1.3.1. Nhóm vai trị quan hệ với con người:
Vai trị đại diện, có tính chất nghi lễ trong tổ chức. Có nghĩa, bất cứ một tổ
chức nào cũng đều phải có người đại diện cho tổ chức đó nhằm thực hiện các giao
dịch, đối thoại với các cá nhân và tổ chức bên ngoài. Ngay cả từng bộ phận trong tổ
chức cũng phải có người đứng đầu bộ phận đó để lĩnh hội các ý kiến, chính sách, kế
hoạch của cấp trên. Ví dụ, khi đang đứng ở cửa chào khách, người chủ doanh nghiệp
đang đóng vai trị đại diện cho doanh nghiệp đó. Vai trị này cho thấy hình ảnh của tổ
chức mà họ đang quản lý.
Vai trò lãnh đạo: Vai trò này đòi hỏi nhà quản lý phải chỉ đạo và điều phối
những hoạt động của những người dưới quyền, bố trí nhân sự, đơn đốc người khác
làm việc, đồng thời phải kiểm tra, đảm bảo chắc chắn rằng mọi việc diễn ra theo đúng
kế hoạch dự kiến. Vai trò lãnh đạo phản ảnh sự ảnh hưởng, phối hợp và kiểm tra của
nhà quản lý đối với cấp dưới của mình.
Vai trị liên lạc: Thể hiện mối quan hệ của nhà quản lý đối với người khác cả
bên trong và bên ngồi tổ chức. Vai trị này buộc nhà quản lý phải can dự vào những
mối liên hệ giữa các cá nhân ở trong hay ngoài tổ chức nhằm góp phần hồn thành
cơng việc được giao của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Nhóm vai trị thơng tin:

Vai trị tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến doanh nghiệp, vai trò này
đòi hỏi nhà quản lý phải biết cách xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, phải thường
xuyên xem xét, phân tích mơi trường bên trong cả bên ngồi tác động đến hoạt động
kinh doanh đơn vị nhằm xác định những cơ hội cũng như những khó khăn có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp. Vai trò này được thực hiện thông qua việc nghe báo cáo, dự
báo, qua sách báo, văn bản hoặc qua trao đổi tiếp xúc với mọi người...
Vai trị phổ biến thơng tin: Sau khi quyết định một vấn đề nào đó, nhà quản lý
cần phổ biến quyết định đến các bộ phận, làm cho mọi người cùng được chia sẻ thơng
tin để góp phần hồn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Vai trị cung cấp thơng tin cho bên ngồi: Nhà quản lý thay mặt cho doanh
nghiệp của mình cung cấp các thơng tin cho bên ngồi để giải thích, bảo vệ hay tranh
thủ một sự đồng tình, ủng hộ nào đó.
11


1.1.3.3. Nhóm vai trị quyết định:
Vai trị người chủ trì: Các cá nhân trong doanh nghiệp đều có thể đề xuất những
sáng kiến để tạo ra những chuyển biến tốt cho doanh nghiệp, nhưng do phạm vi công
việc hạn chế và không đủ thông tin nên họ thường chỉ đề xuất các sáng kiến liên quan
đến cơng việc của mình. Nhà quản lý có nhiều thơng tin, tầm nhìn bao quát hơn nên
có thể đưa ra các đề xuất quan trọng, tạo ra thay đổi lớn.
Vai trò giải quyết xáo trộn: Nhà quản lý đưa ra các quyết định hay thi hành
biện pháp chấn chỉnh nhằm đối phó với những biến cố bất ngờ kể cả khách quan và
chủ quan ở trong hay ngoài doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có
những trường hợp xung đột xảy ra trong nội bộ dẫn tới xáo trộn tổ chức như: Đình
cơng của cơng nhân (người lao động), mâu thuẫn và mất đoàn kết giữa các thành viên,
bộ phận… Nhà quản lý phải kịp thời đối phó, giải quyết những xáo trộn đó để đưa
doanh nghiệp sớm trở lại sự ổn định.
Vai trò phân phối các nguồn lực: Nhà quản lý phải quyết định việc phân phối
các nguồn lực cho ai? số lượng bao nhiêu/ khi nào?…. Các nguồn lực có thể là tiền,

nhân lực, phương tiện làm việc...do doanh nghiệp thường khơng có đủ tài ngun
theo mong muốn của các bộ phận, cá nhân nên nhà quản lý cần sử dụng tối ưu, phân
phối hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên ấy.
Vai trò thương thuyết: Nhà quản lý phải thực hiện vai trò thương thuyết, đàm
phán với tư cách thay mặt cho doanh nghiệp trong các giao dịch với các cá nhân, tổ
chức bên ngồi. Ví dụ đàm phán ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, thỏa
thuận hợp tác...
Theo chuyên gia nhà quản lý có thể thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò và sự
phối hợp cũng như tầm quan trọng của các vai trò này thay đổi tùy theo quyền hành
và cấp bậc của nhà quản lý. Các nhà quản lý cấp cao phải dành nhiều thời gian hơn
cho vai trò thuyền trưởng danh dự, đảm nhiệm chủ yếu vai trò liên lạc với bên ngồi
tổ chức, theo dõi những ảnh hưởng của mơi trường có thể ảnh hưởng đến tổ chức và
đảm nhiệm các vai trò ra quyết định.

12


Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
So với các hoạt động khác của con người, hoạt động kinh doanh có những đặc
điểm đặc thù phân biệt nó với các hoạt động khác như:
Trao đổi hàng hóa dịch vụ: Hoạt động kinh doanh theo cách trực tiếp hay gián
tiếp đều có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tiền tệ hoặc giá trị tiền tệ.
Nhiều giao dịch lồng ghép: Trao đổi hàng hóa và dịch vụ là hoạt động diễn ra
thường xuyên và chủ đạo khi đề cập tới kinh doanh. Hoạt động trao đổi hàng hóa dịch
vụ trước khi đến tay người sử dụng cuối cùng sẽ phải trải qua rất nhiều lần giao dịch
khác nhau.
Mục tiêu chính là lợi nhuận: Hoạt động kinh doanh với mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận này chính là phần thưởng cho việc cung cấp hàng hóa và
dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Gắn liền với sản xuất: Hoạt động kinh doanh muốn thực hiện được phải gắn

liền với hoạt động sản xuất. Đây được coi là bước đệm và điều kiện để giao dịch kinh
doanh diễn ra thành công.
Tiếp thị và phân phối hàng hóa: Tiếp thị và phân phối hàng hóa cũng làm một
bộ phận của hoạt động kinh doanh, hoạt động này đơi khi cịn được gọi với tên khác
đó là hoạt động thương mại, nhưng về bản chất nó vẫn là một phần trong kinh doanh.
Đáp ứng nhu cầu của con người: Hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra cuối cùng
đều nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người, thông
qua sản xuất, các doanh nghiệp cố gắng thúc đẩy sản xuất các mặt hàng khác nhau
với mong muốn đem lại sự hài lòng hơn tới người tiêu dùng.
Đặc điểm của quản lý kinh doanh
Qua khái niệm về quản lý kinh doanh, có thể thấy các đặc điểm cơ bản của
quản lý kinh doanh là:
Cần có sự tác động thường xuyên liên tục trong mỗi chu kỳ kinh doanh và
trong toàn bộ thời gian tồn tại doanh nghiệp.
Chủ thể quản lý bao gồm chủ sở hữu và người điều hành.
Đối tượng chủ yếu là tập thể lao động, xét đến cùng là con người (thông qua
đó tác động đến các nguồn lực khác).
13


Mục tiêu không chỉ là thực hiện được khối lượng công việc (sản phẩm, dịch
vụ) mà phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận lớn nhất trong khả năng cho phép
đơn vị mình.
Ln gắn với mơi trường (chủ yếu là thị trường, thể chế kịp thời thích ứng với
các biến động của môi trường).

Nguồn: Lý thuyết quản trị học được VNPT biên tập lại
Hình 1.1. Sơ đồ về quản lý kinh doanh
1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý kinh doanh mạng di động
Khái niệm mạng di động

Dịch vụ di động là dịch vụ thông tin vô tuyến hai chiều cung cấp cho người sử
dụng môi trường và phương tiện kết nối với nhau để sử dụng nhiều loại hình dịch vụ
(thoại và dịch vụ số liệu) trong phạm vi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Hiểu
theo một cách đơn giản, mạng di động (tên tiếng anh cellular network) được biết đến
là một mạng vô tuyến bao gồm một số lượng các cell vô tuyến (radio cell), được phục
vụ bởi một máy phát cố định gọi là các trạm gốc (cell site). Các cell vô tuyến này
được dùng để phủ các vùng khác nhau với mục đích cung cấp vùng phủ sóng trên
một diện rộng hơn gấp rất nhiều lần so với một cell.

14


Một trong những yêu cầu căn bản đối với một mạng di động là phải có một
phương cách để mỗi trạm phân tán phân biệt được các tín hiệu từ máy phát của chính
nó với tín hiệu từ các máy phát khác. Hiện nay, có hai giải pháp thơng dụng được
dùng để xử lý vấn đề này là: FDMA (Frequency Division Mutiple Access - đa truy
nhập phân tần số) và CDMA Code Division Multiple Access - đa truy nhập phân mã).
Về nguyên lý hoạt động: FDMA hoạt động bằng cách sử dụng một tần số khác với
tất cả các cell láng giềng. Tức là nó sẽ điều chỉnh theo tần số của một cell được chọn,
các trạm khuếch đại có thể tránh được tín hiệu từ các cell láng giềng. Riêng CDMA
thì có ngun lý phức tạp hơn nhưng cho kết quả tương tự; các trạm thu phát phân
tán có thể chọn một cell và "nghe" nó.
Các loại hình dịch vụ trong kinh doanh mạng di động
1.2.2.1. Phân loại theo loại dữ liệu truyền giao:
Được chia làm hai loại cơ bản và giá trị gia tăng. Trong đó, dịch vụ cơ bản
gồm: Thoại, SMS, Data; dịch vụ giá trị gia tăng gồm: gia tăng trên thoại, gia tăng
SMS, gia tăng Content Data.
1.2.2.2. Phân loại theo thời điểm, cách thức thanh toán
Trả qua hệ thống chuyển khoản ngân hàng, thẻ ATM, nạp thẻ cào, pay và qua
tiền mặt được thu tại cơ quan, nhà riêng hoặc tại giao dịch Vinaphone.

Đặc tính và vai trị mạng di đợng
1.2.3.1. Đặc tính kỹ thuật của dịch vụ thông tin di động
Dịch vụ thông tin di động được cung cấp trên một mạng liên kết của nhiều
thiết bị kỹ thuật, theo cơ chế lan truyền gọi là mạng điện thoại di động, nguyên lý
trên giúp các máy điện thoại di động di chuyển từ nơi này qua nơi khác vẫn liên lạc
ổn định không rớt cuộc thoại hay truyền dữ liệu. Theo sơ đồ sau:

15


Nguồn: Bộ Thông tin truyền thông
Hình 1.2. Mô hình tổng quan mạng thông tin di động

Khi người dùng điện thoại di chuyển từ miền cell này sang miền cell khác, bộ
chuyển mạch tự động theo yêu cầu kết nối tới cell site mới.
Hiệu ứng các tần số khác nhau sẽ phục vụ tốt cho mỗi ứng dụng khác nhau, ví
dụ: GSM900 là giải pháp thích hợp nhất cho các vùng phủ trong thành phố. GSM
1800 áp dụng việc phủ sóng cho các tịa nhà...Với cơng nghệ CDMA, tiến trình diễn
ra khác. Các handset đa CDMA chia sẻ một kênh sóng radio riêng; các tín hiệu được
tách ra bằng cách sử dụng một mã giả nhiễu riêng đối với mỗi phone. Khi người
dùng di chuyển từ một cell tới cell khác, handset thiết lập các kết nối sóng radio đồng
thời với nhiều cell site (hoặc các sector của cùng 1 site). Đây được gọi là "chuyển
mạng mềm" vì nó khơng giống với cơng nghệ cellular truyền thống, khơng có một
điểm nơi mà điện thoại chuyển mạch tới cell mới.
1.2.3.2. Vai trò kinh tế của dịch vụ thông tin di động
Giá trị hữu ích của mạng di động so với các giải pháp khác (như mạng cố
định): Giúp khách hàng trao đổi thơng tin nhanh chóng ít lỗi, hệ thống lắp đặt nhanh
chóng nhiều lần so cố định, khả năng bao phủ tốt, việc mở rộng dung lượng nhanh,
kết nối tín hiệu dễ dàng. Độ phủ sóng và liên kết hiệu quả có thể kết nối khơng dây


16


với các trạm lên hàng chục km. Đặc biệt các vùng đồi núi, sông rạch...không thể kéo
cáp cho các dịch vụ truyền thống như: Cố định, cáp quang.
Chi phí bảo trì bảo dưỡng các trạm di động thấp hơn nhiều so dịch vụ thoại
truyền thống, không cần qui mô nhà trạm như hệ thống cố định. Công nghệ di động
phát triển đến người dùng đa dạng các gói dịch vụ tiện ích như: Dịch vụ 3G/4G,5G
nhạc chng, nhạc chờ, SMS tin tức, các ứng dụng, các trị chơi giải trí, data contents,
các ứng dụng thơng minh khác…Ngồi dịch vụ thoại truyền thống dịch vụ này còn
đáp ứng kết nối truyền dữ liệu giữa các máy di động với nhau, giúp khách hàng chia
sẻ các tập tin nhanh chóng. Ngồi ra, các dịch vụ gia tăng ứng dụng thông minh trên
nền di động: thông tin thời tiết, ứng dụng thông minh, đến học tập sức khỏe, điều
khiển vật dụng qua ứng dụng, xem Camera thông minh...Phục vụ công dân 4.0 trong
Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Về kinh tế giúp cơ quan quản lý nhà nước và người dùng cập nhật thông tin
với nhau nhanh chóng, tiện lợi, chi phí cho thi cơng cũng như người dùng hợp lý
thông qua số liệu thống kê bình qn mỗi người đều có 1 thiết bị di động.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh doanh mạng di động
Yếu tố chủ quan
Đối với hoạt động quản lý kinh doanh mạng di động, yếu tố chủ quan là toàn
bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp về di động, việc doanh nghiệp có thể
tự kiểm soát phục vụ các cơ hội kinh doanh, chứng tỏ thực lực của doanh nghiệp trên
thị trường về tiềm năng doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh
doanh phù hợp giúp kinh doanh mang lại hiệu quả. Các yếu tố thuộc tiềm năng của
doanh nghiệp: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vơ hình, trình
độ tổ chức quản lý, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của
các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm sốt trong q trình thực hiện mục tiêu.
Yếu tố khách quan
Các nhân tố khách quan là các nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt

được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu
hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của
doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các
17


×