Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Liên hệ tạo động lực cho người lao động tại Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.95 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
--Ω--

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN
ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI VINAMILK

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Minh Xuân

HÀ NỘI, 2021
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................3
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................................4
1. Động lực làm việc và vai trò của động lực làm việc của người lao động. ....4
1.1 Khái niệm .............................................................................................................4
1.2 Vai trò của động lực làm việc của người lao động. ..........................................4
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc...................................................5
2. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động. ...........................................6
2.1 Tạo động lực thông qua các khoản thu nhập (Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp,
phụ cấp…) ..................................................................................................................6
2.2 Tạo động lực thông qua công việc ....................................................................6
2.3 Tạo động lực thông qua cơ hội học tập, thăng tiến ..........................................6
2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động ................................7
2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi ...................................7
B. CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
VINAMILK ..............................................................................................................7


1. Giới thiệu về công ty Vinamilk ........................................................................7
2. Các biện pháp tạo động lực của Vinamilk ...................................................11
2.1. Tạo động lực theo các khoản lương thưởng ..................................................11
2.2 Tạo động lực thông qua công việc ..................................................................11
2.3. Tạo động lực thông qua học tập và thăng tiến ...............................................13
2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động ..............................14
2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi .................................14
3. Đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động của Vinamilk ........18
4. Đề xuất giải pháp ............................................................................................19
KẾT LUẬN .............................................................................................................21

2


LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực có tầm quan trọng vơ cùng to lớn đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay
với mỗi quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực. Ở nước ta, nền
kinh tế đang trên con đường hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các
doanh nghiệp muốn phát triển cũng cần phải có những chính sách phù hợp với xu hướng
nền kinh tế hiện tại. Để có thể làm được điều đó, các cơng ty cần nâng cao hiệu quả công
tác tổ chức quản trị nhân lực. Trong đó, tạo động lực làm việc cho nhân viên là một việc
cần thiết mà các nhà quản trị cần làm để tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của công
ty.
Với tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực, nhóm 11 đã quyết định chọn đề tài
“Liên hệ tạo động lực làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp tại Việt Nam”. Với
đề tài này, nhóm đã lựa chọn công tác tạo động lực làm việc tại Vinamilk để từ đó rõ hơn
về quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra những giải pháp, ý kiến để hồn thiện
về cơng tác này hơn.

3



A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Động lực làm việc và vai trò của động lực làm việc của người lao động.
1.1 Khái niệm
- Động lực làm việc là những gì mong muốn, khao khát của người lao động được kích
thích để họ nỗ lực hoạt động nhằm đạt dược những mục tiêu nhất định của cá nhân và tổ
chức.
- Tạo động lực làm việc là quá trình xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá các chường
trình, biện pháp tác động vào những mong muốn, khát khao của người lao động nhằm thúc
đẩy họ làm việc để đạt dược các mục tiêu cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp
1.2 Vai trò của động lực làm việc của người lao động.
a, Đối với người lao động:
- Cải thiện thu nhập và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Tạo động lực làm việc là yếu tố thúc
đẩy người lao động làm việc hăng say tích cực, qua đó nâng cao được chất lượng công
việc, tăng năng suất lao động và nhờ đó thu nhập của họ được tăng lên. Thu nhập tăng thì
người lao động có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của mình.
- Kích thích sự sáng tạo của người lao động. Khả năng sáng tạo thường được phát huy khi
người lao động thấy thực sự thoải mái, thỏa mãn và tự nguyện thực hiện công việc.
- Tăng sự gắn bó với cơng việc và với tổ chức, doanh nghiệp. Quá trình tạo động lực làm
việc giúp người lao động hiểu cơng việc của mình. Khi có động lực làm việc, người lao
động cảm thấy yêu thích, hăng say với cơng việc, có nhiệt huyết với cơng việc và mong
muốn cống hiến hết mình cho cơng việc.
b, Đối với doanh nghiệp:
- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tạo động lực làm việc tốt sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp
khai thác tối ưu khả năng, tiềm năng của người lao động, nâng cao hiệu quả và hoàn thành
các chi tiêu sản xuất kinh doanh.
- Hình thành lên đội ngũ lao động giỏi, nhiều phát minh sáng kiến và tâm huyết với tổ chức,
doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ
chức.

- Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp nhờ đó thu hút
nhiều lao động giỏi về doanh nghiệp.

4


- Cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị, giữa người lao động với người lao
động, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp được lành mạnh, tốt đẹp.
c, Đối với xã hội:
- Tạo động lực làm việc tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế bởi tạo động lực làm
việc là điều kiện để tăng năng suất lao động của cá nhân cũng như của doanh nghiệp. Mà
năng suất lao động tăng làm cho của cải vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều và do
vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng.
- Các thành viên trong xã hội được phát triển tồn diện, có được cuộc sống hạnh phúc, đời
sống tinh thần phong phú khi các nhu cầu của họ được thỏa mãn.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
• Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
- Nhu cầu và lợi ích của người lao động
- Mục tiêu cá nhân.
- Thái độ, tính cách cá nhân.
- Khả năng
- Năng lực của cá nhân.
- Thâm niên, kinh nghiệm cơng tác.
• Các nhân tố thuộc mơi trường doanh nghiệp:
- Văn hóa doanh nghiệp.
- Nhà quản lý và hệ thống Chính sách quản lý nhân sự.
- Điều kiện làm việc.
- Tính hấp dẫn của cơng việc.
- Mức độ khác nhau về nhiệm vụ, trách nhiệm.
- Sự phức tạp của công việc.

- Khả năng thăng tiến trong công việc.
- Quan hệ trong công việc.

5


2. Các biện pháp tạo động lực cho người lao động.
2.1 Tạo động lực thông qua các khoản thu nhập (Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp,
phụ cấp…)
• Lương
Nhu cầu về có lương, về lương cao, về tăng lương là một nhu cầu luôn thường trực ở người
lao động, tùy từng người và tùy từng hoàn cảnh mà nhu cầu này khác nhau. Vì vậy, có thể
nói rằng lương khơng phải là tất cả nhưng nó cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem
xét trong những yếu tố về tạo động lực cho người lao động. Tổ chức công tác tiền lương
và chế độ trả lương hợp lý và cơng bằng sẽ tạo ra hịa khí cởi mở giữa những người lao
động, hình thành khối đồn kết thống nhất, trên dưới một lịng, một ý chí vì sự nghiệp phát
triển và vì lợi ích bản thân họ.
• Thưởng
Phần thưởng thực sự là một yếu tố mà các cá nhân rất trân trọng. Tiền thưởng là khoản tiền
thưởng cho những lao động có thành tích cao hơn so với mức quy định của từng đơn vị
hoặc từng doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích lợi ích
vật chất và tinh thần đối với người lao động, tiền thưởng khuyến khích người lao động
quan tâm đến kết quả sản xuất, tiết kiệm lao động sống, lao động vật hóa, đảm bảo yêu cầu
về chất lượng sản phẩm, thời gian hồn thành cơng việc.
• Phúc lợi
Phúc lợi hay còn gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về tài chính, đó là khoản tiền trả gián
tiếp cho người lao động ngoài tiền lương và tiền thưởng nhằm hỗ trợ cuộc sống và tinh
thần cho người lao động.
2.2 Tạo động lực thông qua công việc
- Công việc phù hợp với trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động.

- Phân công công việc công bằng, rõ ràng.
- Làm phong phú công việc/Mở rộng công việc.
- Sự luân chuyển công việc.
2.3 Tạo động lực thông qua cơ hội học tập, thăng tiến
Nhà quản trị cần phải quan tâm đến nhu cầu học tập và phát triển của người lao động
ở các vị trí, chức danh cơng việc khác nhau, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người lao động

6


về văn hóa, chun mơn nghiệp vụ vừa để tạo động lực cho người lao động và vừa để đáp
ứng nhu cầu khi cần thiết.
Việc tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cho người lao động phải đảm bảo dựa trên đánh giá
thành tích, kết quả thực chất và năng lực thực sự của NLĐ để NLĐ thấy được và có động
lực làm việc tốt, tự đem lại cơ hội cho chính mình.
2.4 Tạo động lực thơng qua sự tham gia của người lao động
Doanh nghiệp có thể khuyến khích NLĐ thao gia thiết lập mục tiêu, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, thiết kế và thực thi các thay đổi của doanh nghiệp. Sự trao quyền cho nhân
viên đảm nhận sự kiểm sốt lớn hơn trong cơng việc sẽ có tác dụng động viên người lao
động rất lớn từ đó khiến họ làm việc năng suất hơn.
2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi
Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: cơ sở vật chất phục vụ cho cơng việc, văn
hố nội bộ doanh nghiệp, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên,..Nếu nhân viên thấy
được môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy
cho năng lực nhân viên phát triển thì tự bản thân họ sẽ có thêm động lực, phấn đầu cho
cơng việc và ngược lại nếu môi trường làm việc không được như họ mong muốn thì sẽ dẫn
tới tâm lý chán nản, kết quả công việc của nhân viên đạt chất lượng thấp, thiếu niềm tin
vào sự phát triển của công ty và việc họ nghỉ việc chỉ là vấn đề thời gian.
B. CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK
1. Giới thiệu về công ty Vinamilk

a, Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk
Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint
Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của
chế độ cũ để lại.
Trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số cán bộ - cơng nhân
viên: 4.500 người.
Chức năng chính: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa.
Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những
doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng
góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

7


Sự hình thành và phát triển của Cơng ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai
đọan chính:
• Giai đoạn 1976 – 1986
Tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa Thống Nhất
(tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina);
và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle)
• Giai đoạn 1987 – 2005
- Công ty đã khôi phục nhà máy sữa bột Dielac vào năm 1988 với kinh phí 200.000 USD.
Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà
Nội và các tỉnh phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu
dùng ở các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được
khánh thành và đi vào hoạt động sau 2 năm xây dựng.
- Thời kỳ 1996 – 2005: Công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung
đông, các nước thuộc khối Đông Âu, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 2003, công ty
chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần hóa nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước

tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu.
- Từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và phát triển,
tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách
nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại
sản phẩm; xuất khẩu tăng dần theo từng năm: từ 28 triệu USD (1998) lên 168 triệu USD
(2002); Tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít. Một số nhà
máy mới được xây dựng: Nhà máy sữa Cần Thơ (tháng 5/2001); Nhà máy sữa Bình Định
(tháng 5/2003); Nhà máy sữa Sài gòn (tháng 9/2003); Nhà máy sữa Nghệ An (tháng
6/2005); Nhà máy sữa Tiên Sơn
(tháng 12/2005). Cũng trong giai đoạn này công ty thành lập Xí nghiệp Kho vận sài gịn
(Tháng 3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm
Vinamilk.
• Giai đoạn 2005 – đến nay
Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mơ hình cổ phần hóa, cơng ty đã đạt thành tích
rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản
phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình
như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%...

8


Cơng ty đã hình thành các vùng ngun liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại
bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang (2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang
trại bị sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bị sữa Bình Định (2010); Trang trại bị sữa Lâm
Đồng (2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống
Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “Doanh
nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ mơi trường.
Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19
tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có
tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng

khốn Thành phố Hồ Chí Minh là VNM
Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hố máy móc thiết bị,
cơng nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí
nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn (tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010);
01 Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến
xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hồn tồn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía
Nam (Bình Dương), 02 Nhà máy: sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà
Nẵng.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều
thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong
và ngồi nước đã làm trịn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước,
trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO.
b, Tầm nhìn sứ mệnh của Vinamilk
Để mong muốn, đưa thương hiệu Vinamilk trở thành một trong những biểu tượng hàng
đầu tại Việt Nam, chuyên về những sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, và tập trung phát
triển tốt để phục vụ cuộc sống con người Việt Nam và thế giới trở nên tốt đẹp hơn về sau.
Đó là một trong những tầm nhìn rất xa mà Mr. Tâm Pacific phải học hỏi lấy. Đây là tầm
nhìn có chiến lược hẳn hoi, chứ khơng phải nói ra là làm được đâu nhé. Vì tại Việt Nam,
khơng phải chỉ có mỗi sữa của Vinamilk là nổi tiếng, mà còn hàng chục thương hiệu đến
từ những nhãn hàng sữa của thế giới và trong nước, luôn ln muốn dè chừng với tầm nhìn
này của Vinamilk. Bạn tin điều đó có làm được hay khơng?
Khi mà sự cam kết đối với người tiêu dùng hiện nay, bằng trái tim và bằng niềm tin,
là sản phẩm của Vinamilk chắc chắn sẽ mang lại giá trị nguồn dinh dưỡng lớn, và đưa sản
phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hồn hảo nhất. Thì đây là thể hiện
một sứ mệnh cao cả, mà bản thân công ty Vinamilk phải có trách nhiệm thật sự với mình,
với xã hội và con người, thì mới dám làm được điều này. Nếu chúng ta phát triển tốt, chúng
9


ta sẽ trở thành một trong những biểu tượng mang niềm tin hàng đầu, đến cho người Việt

Nam, với tên thương hiệu Vinamilk sẽ là một trong những từ, mà đi đến bất cứ đâu, đều
thể hiện một sản phẩm chất lượng nhất, và sản phẩm mang lại cho con người một sức khỏe
an tồn nhất hiện nay. Tơi tin, thương hiệu Vinamilk đã làm được điều này, khi mà họ đã
triển khai chiến lược mang giá trị cốt lõi đi khắp mọi vùng miền của tổ quốc Việt Nam
chúng ta.
Vinamilk ln thể hiện sự chính trực và liêm minh trong bất cứ giao dịch nào với khách
hàng và đại lý tiêu dùng. Vinamilk ln có sự tơn trọng với đồng nghiệp, với tất cả mọi
người từ công ty cho đến đối tác hợp tác. Vinamilk luôn mang sự công bằng đến cho đối
tác và cho khách hàng, cũng như cho tồn thể anh em cơng nhân đang làm việc tại đây.
Vinamilk ln có đạo đức nghề nghiệp và tơn trọng những tiêu chuẩn đạo đức được thiếp
lập và hành động đúng đắn nhất. Vinamilk chắc chắn sẽ tuân thủ theo luật pháp của Việt
Nam, và những bộ quy tắc ứng xử với các quy chế và quy định chính sách của công ty đối
với tất cả mọi người đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với Vinamilk.
Vinamilk luôn luôn mang đến cho mọi người một trong những giải pháp dinh dưỡng
theo tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế, giúp cho mọi đối tượng tiêu dùng hiện tại được sử
dụng và giải quyết được những nhu cầu của mình, về những sản phẩm bổ dưỡng và thơm
ngon, mang giá trị tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay. Nhãn hiệu của công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện tại đang dẫn đầu trên thị trường, và được nhiều
người ưa chuộng nhất.
Vinamilk thành công đến từ tầm nhìn chiến lượcVinamilk trưởng thành từ tầm nhìn
xuất sắc Tầm Nhìn, Sứ Mệnh, Mục Tiêu Của Cơng Ty Vinamilk
c, Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

10


2. Các biện pháp tạo động lực của Vinamilk
2.1. Tạo động lực theo các khoản lương thưởng
Vinamilk tin rằng con người là tài sản quý nhất của Vinamilk nên họ xem tiền lương
cũng là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Chính vì thế làm việc tại Vinamilk, người lao động sẽ

nhận được mức lương tương xứng với năng lực và cạnh tranh so với thị trường.
Cơng nhận những đóng góp của người lao động cũng là điều Vinamilk đặc biệt quan
tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động và mức thưởng hàng
năm hấp dẫn thể hiện sự trân trọng của Vinamilk đối với sự thành cơng của người lao động
và phản ánh tính cơng bằng giữa những người lao động với nhau. Ngoài ra, chương trình
bảo hiểm sức khoẻ, hỗ trợ phương tiện đi lại cũng là một trong những phúc lợi nổi bật
Vinamilk đem đến cho người lao động.
Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động càng ngày
càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động cịn có thêm thu nhập từ lợi nhuận
chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty nếu cơng ty kinh doanh có nhiều lãi. Ví dụ như
năm 2015, công ty đạt doanh thu 40 222 tỷ đồng tăng 14,3% so với năm 2014 lợi nhuận
sau thuế tăng 28% lên 7769 tỷ đồng khi chi phí nhân viên lên tới 632 tỷ đồng, cao gần gấp
đôi so với cùng kỳ.
2.2 Tạo động lực thông qua công việc
* Cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động

11


- Tại Vinamilk, người lao động làm việc luôn mong muốn bản thân có một cơng việc phù
hợp với chun mơn, khả năng của mình; mức lương ổn định và có những đãi ngộ, hỗ trợ
tốt.
- Năm 2020, Vinamilk có hơn 10.000 cán bộ, cơng nhân viên; bình qn người lao động
tại Vinamilk kỳ vọng có thu nhập từ 6-15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh mong muốn về thu
nhập ổn định, các nhân viên còn mong kỳ vọng vào cơ hội thăng chức, công việc đúng
chuyên môn, môi trường làm việc thoải mái và sự tôn trọng, hợp tác của những người đồng
nghiệp.
- Vinamilk đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để
người lao động được tham gia vào các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng cũng như chuyên
môn của các chuyên gia từ trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Và cơng

ty ln tạo mọi cơ hội cho những người lao động có cố gắng và muốn thăng tiến cho công
việc.
* Phân công công việc công bằng, rõ ràng
- Vinamilk phân công công việc dựa theo nhu cầu của NLĐ
• Nhân viên mới vào nghề (1-2 năm) mong muốn có thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng, có
cơ hội được đào tạo và hịa hợp với mơi trường làm việc.
• Nhân viên đã có vốn kinh nghiệm (2-4 năm) mong muốn có thu nhập từ 8-10 triệu
đồng/tháng, có cơ hội khẳng định năng lực và có đãi ngộ cao.
• Nhân viên có thâm niên (4-6 năm) mong muốn có thu nhân từ 9-12 triệu đồng/tháng, có
cơ hội thăng tiến, cơ hội thể hiện sự sáng tạo của bản thân.
• Nhân viên lâu năm (trên 6 năm) mong muốn có mức lương từ 12-15 triệu đồng/tháng, có
cơ hội thăng tiến, khẳng định được năng lực, uy tín, địa vị của bản thân và có thể kiểm sốt
người khác.
*Làm phong phú thêm công việc
Với quy mô hiện tại, Vinamilk đang là nơi công tác của hơn 10.000 lao động thuộc nhiều
lĩnh vực, ngành nghề và làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau (văn phòng, nhà máy
sản xuất, các trang trại...). Do vậy, Vinamilk muốn xây dựng một mơi trường làm việc văn
hố, văn minh cho tất cả mọi thành viên của công ty. Để làm được điều đó, Vinamilk sẽ
tiến hành xây dựng và thực hiện nguyên tắc: Đối xử tơn trọng, bình đẳng, khơng phân biệt
giới tính, vùng miền, tơn giáo.

12


2.3. Tạo động lực thông qua học tập và thăng tiến
- Cơng ty tổ chức nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức linh hoạt, trang bị đa
dạng phương thức để người lao động thuận tiện tham gia các khóa học. Tổng cộng năm
2020, Vinamilk đã có gần 27.400 lượt học viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao kiến
thức, nghiệp vụ, năng lực…
- Vượt qua các vòng thi đầy thử thách, những gương mặt xuất sắc nhất đã được lựa chọn

để trở thành quản trị viên tập sự của Vinamilk. Đến nay, đội ngũ này đều giữ những vị trí
quan trọng tại nhiều bộ phận khác nhau như kinh doanh, marketing, tài chính – kế tốn,
hoạch định chiến lược, chuỗi cung ứng, v.v…
- Năm 2020, công ty đã triển khai chương trình quản trị viên tập sự (MT), thu hút hơn 1.500
ứng viên. Đây là những tài năng trẻ ưu tú, ham học hỏi, có tư duy quản lý, sáng tạo, sẵn
sàng đảm đương các vị trí quản lý trong tương lai. Với định hướng thực hiện chương trình
để tìm kiếm và phát triển các nhà quản lý tương lai, một quy trình tuyển chọn gồm 5 vòng
thi cam go đã được Vinamilk thiết kế rất kỹ lưỡng. Các vòng thi này nhằm đánh giá ứng
viên ở các khía cạnh: tố chất lãnh đạo, tư duy logic, khả năng sáng tạo, khả năng thích nghi,
tinh thần đồng đội…
- Vượt qua các vòng thi đầy thử thách, những gương mặt xuất sắc nhất đã được lựa chọn
để trở thành quản trị viên tập sự của Vinamilk. Đến nay, đội ngũ này đều giữ những vị trí
quan trọng tại nhiều bộ phận khác nhau như kinh doanh, marketing, tài chính – kế tốn,
hoạch định chiến lược, chuỗi cung ứng, v.v…
- Trong các chương trình MT trước đây, 41% MT đã trở thành cấp quản lý của công ty.
- Bên cạnh các chương trình đào tạo cho nhân viên về chun mơn lẫn kỹ năng trong và
ngồi nước thì Vinamilk cịn có các chiến lược “may đo” để phát triển đội ngũ quản lý,
đơn cử như chương trình “Học bổng du học tại Nga toàn phần dành cho sinh viên xuất
sắc”. Đầu tư vào chương trình này, Vinamilk đã và đang xây dựng cho mình lực lượng các
chuyên gia trẻ trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: công nghệ chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa, kiểm định thú y - dịch tễ, tự động hóa dây chuyền cơng nghệ và sản xuất...
- Một điểm nổi bật khác tại Vinamilk là cơ hội phát triển sự nghiệp với bệ phóng cho những
tài năng trẻ. Anh Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phòng Phát triển hoạt động cộng đồng,
một trong những nhân sự trẻ tuổi đang đảm nhiệm vị trí quản lý cấp cao tại Vinamilk cho
biết: “Tại Vinamilk, tôi thật sự được “trao quyền”, quyền đề xuất ý tưởng, quyền thực hiện
và cả quyền chịu trách nhiệm trong công việc. Vinamilk là một môi trường làm việc chất
lượng, các lãnh đạo “dám” đặt niềm tin vào những người trẻ, trao rất nhiều cơ hội nhưng

13



cũng đầy thử thách, nếu tôi không liên tục vận động và tiến lên phía trước, tơi sẽ khơng thể
thực hiện được những cam kết đối với công ty và sẽ là người bị tụt lại phía sau.”
2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động
Đối với Vinamilk Nhân viên giỏi là yếu tố quan trọng giúp một tổ chức vận hành trơn
tru. Họ trung thành, đặt niềm tin vào tổ chức và có tài năng thực sự. Những nhân viên này
càng tham gia nhiều vào các quyết định của cơng ty, họ càng có thể đóng góp vào sự tăng
trưởng chung. Do đó, khơng có gì ngạc nhiên khi lãnh đạo cơng ty gọi họ là “cộng sự” thay
vì “nhân viên”. Tạo điều kiện thuận lợi để họ góp phần vào q trình ra quyết định có thể
đem lại cho tổ chức của bạn nhiều lợi ích.
Các thành viên cảm thấy có giá trị: nhân viên khơng chỉ gắn bó với Vinamilk vì lý do
tài chính. Có một số điều quan trọng hơn thúc đẩy họ, chẳng hạn như cảm giác tự hào về
những gì họ làm và là người không thể thiếu trong sự thành cơng của đội nhóm. Khi tham
khảo ý kiến của nhân viên cấp dưới trong việc đưa ra quyết định, họ sẽ cảm thấy mình có
giá trị và cơng việc của họ thêm phần ý nghĩa. Điều này sẽ khiến họ nỗ lực nhiều hơn và
cam kết để đảm bảo thành công cho bộ phận hoặc công ty.
Tạo sự gắn kết: nhân viên không được tham gia vào việc ra quyết định sẽ không hăng
say làm việc và thường đổ lỗi cho ban lãnh đạo cao nhất về các kết quả xấu. Tuy nhiên, khi
mọi người làm việc theo nhóm và đưa ra quyết định tập thể sẽ giúp xóa bỏ tình trạng đổ
lỗi. Điều này giúp tạo ra một bầu khơng khí thân thiện hơn trong doanh nghiệp.
Nhiều trách nhiệm hơn: Nhân viên sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn khi họ góp tiếng nói
trong một quyết định.
Vinamilk tơn trọng, trân trọng những đóng góp, ý kiến của nhân viên. Vì vậy nhân viên
Vinamilk ln được tơn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Vinamilk khơng có lối lãnh đạo áp đặt
và ép buộc nhân viên phải đi theo một lối mịn. Nhân viên có thể tự do đưa ra những sáng
kiến, đóng góp của mình để cơng ty trở nên hồn thiện hơn.
2.5 Tạo động lực thơng qua mơi trường làm việc thuận lợi
Giá trị và sự thành công của Vinamilk phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng tạo và sự hứng
thú trong cơng việc của nhân viên. Vì thế Vinamilk đã và đang có những kế hoạch tạo ra
một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không kém phần thân thiện và cởi mở để

mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng được tiềm năng của bản thân
từ đó tạo ra sự khác biệt.
❖ Tạo dựng khơng khí làm việc thân thiện, bình đẳng, hợp tác, tơn trọng, tin tưởng
lẫn nhau
14


- Vinamilk muốn xây dựng một môi trường làm việc văn hoá, văn minh cho tất cả mọi
thành viên của cơng ty. Để làm được điều đó, Vinamilk sẽ tiến hành xây dựng và thực hiện
nguyên tắc: Đối xử tôn trọng, bình đẳng, khơng phân biệt giới tính, vùng miền, tôn giáo.
- “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo cơ hội tốt nhất cho mọi
nhân viên để phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì mơi trường làm việc thân thiện,
an tồn và cởi mở.”
- Tại Vinamilk, nhân viên sẽ luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ; mỗi nhân viên đều
cảm nhận được mình là một mắt xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh.
- Tại Vinamilk, sự bình đẳng được thể hiện rõ nét qua việc cơng ty ln có những cán bộ
nhân viên nữ nằm trong đội ngũ lãnh đạo cốt cán. Điển hình trong đó là bà Mai Kiều Liên,
nữ CEO đã gắn bó với Vinamilk hơn 40 năm.
❖ Quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa nhân viên - nhà quản trị và giữa các
thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp
- Nhân viên Vinamilk được khích lệ tham gia các hoạt động văn hóa nội bộ, rèn luyện sức
khỏe, tạo ra sự gắn kết đội ngũ.
- Chia sẻ về phong cách lãnh đạo và tư duy trong quản lý, bà Liên cho biết tiêu chí cần thiết
nhất là phải có các phẩm chất “chân thành, gương mẫu và có kiến thức, đủ năng lực dẫn
dắt đội ngũ công ty đi lên”. Từ phong cách lãnh đạo này cho thấy, nhà quản trị tại Vinamilk
ln có cách ứng xử một cách thân thiện, chân thành đối với những nhân viên của mình.
- Bà Liên nói riêng và ban lãnh đạo cơng ty nói chung ln khuyến khích các nhân viên
bày tỏ quan điểm của mình với những vấn đề tại phịng ban của mình hay ở cả cơng ty.
❖ Đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động
- Điều kiện làm việc an tồn và được chăm sóc sức khỏe:

• Nhu cầu được làm việc trong điều kiện an toàn và được chăm lo về sức khoẻ của người
lao động là chính đáng, Vinamilk đã tăng cường tiến hành:
+ Trang bị đầy đủ công cụ bảo hộ lao động và những biện pháp để đảm bảo an toàn cho
người lao động trong quá trình làm việc.
+ Tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo an tồn thường niên cho người lao động.
+ Xây dựng hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tại tất cả các trụ sở, địa điểm hoạt động
và đảm bảo 100% người lao động sẽ được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy mỗi năm
một lần.

15


+ Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe. Ngoài bảo hiểm sức khỏe theo pháp luật,
người lao động sẽ được cung cấp những gói khám sức khỏe tồn diện, bảo hiểm tai nạn.
- Dưới tác động COVID-19, xác định “sức khỏe và sự an toàn của cán bộ, công-nhân viên
là ưu tiên hàng đầu”, Vinamilk chủ động duy trì các biện pháp phịng chống dịch một cách
chủ động và tích cực.
❖ Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... thư giãn, thoải mái
cho người lao động
- Vinamilk xây dựng phòng tập thể dục: yoga, hồ bơi... chăm lo sức khỏe cho các cán bộ,
cơng-nhân viên, giải trí sau giờ làm việc...
- Tổ hợp phịng gym, phịng tập yoga, hồ bơi và khơng gian sáng tạo nằm ngay trong trụ
sở chính của Vinamilk giúp nhân viên có được khoảng thời gian thư giãn thoải mái. Với
các phịng tập luyện thể thao ngay tai cơng ty, Vinamilk hướng đến xây dựng môi trường
làm việc lành mạnh, chú trọng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên.
❖ Quy định thời gian làm việc cụ thể (ví dụ trong thời gian làm việc quy định 8
giờ/ngày, nhân viên cần hiện diện tại công ty 6 giờ cố định, 2 gườ còn lại lafg time
đến và ra về có thể linh hoạt).
- Mục tiêu cuối cùng Vinamilk mong muốn và cần đạt được trong lãnh đạo là “làm sao để
nhân viên 5 giờ chiều thích về nhà và 8 giờ sáng thích đến cơng ty”.

- Như vậy, ta có thể thấy thời gian nhân viên cần hiện diện tại công ty là từ 8 giờ sáng đến
5 giờ chiều (9 tiếng). Trong thời gian đó, nhân viên sẽ có cả thời gian giải lao, ăn trưa và
nghỉ ngơi.
- Ngoài thời gian trên, nhân viên tại Vinamilk sẽ mất thêm khoảng 2 tiếng để đi đến và ra
về (có thể linh hoạt).
❖ Phát triển các kênh đối thoại xã hội tại nơi làm việc
- là trao đổi trực - gián tiếp giữa người lãnh đạo với người lao động và ngược lại; cũng như
giữa các nhân viên trong công ty. Điều này Vinamilk thể hiện qua “Quy tắc ứng xử” của
công ty:
“Chúng ta làm việc và giao tiếp với nhau hằng ngày trong Công ty. Thái độ và cách ứng
xử của chúng ta có ảnh hưởng khơng nhỏ đến môi trường làm việc. Sự thúc đẩy hay hạn
chế tinh thần hợp tác giữa mỗi người với nhau là tùy thuộc vào sự thẳng thắn, cởi mở và
chân thành của mỗi cá nhân:

16


+ Nhà lãnh đạo luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và giải đáp những thắc mắc, bức xúc của
nhân viên kịp thời, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua email, đồng thời hạn chế tình trang
họp hành.
+Giao tiếp và ứng xử trên tinh thần: Cởi mở tức là chúng ta hịa đồng vào mơi trường tập
thể. Chúng ta tơn trọng sự khác biệt của mỗi người bởi chính sự khác biệt đó làm nên một
tập thể đa dạng mà vững mạnh. Cởi mở khơng có nghĩa là dễ dãi trong lời nói hay ứng xử,
Cởi mở càng khơng có nghĩa là nhận xét về người khác một cách thiếu cẩn trọng. chúng ta
nhiệt tình nhưng ln phải hành động dựa trên các giá trị đạo đức. chúng ta thẳng thắn
nhưng ln phải vì mục đích cùng tiến bộ.
+Giao tiếp và ứng xử trên tinh thần Chân thành tức là mọi hành động và lời nói của chúng
ta xuất phát từ tấm lịng. Chúng ta khơng tự cao, khơng để cái tôi quá lớn lấn át mọi suy
nghĩ và hành động. Đơi khi, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người khác để điều chỉnh
hành động của bản thân. Chân thành khơng có nghĩa là chúng ta vượt q giới hạn thân

thiết khi không được chấp thuận. Chân thành đề cao tính trung thực và là cơ sở vững chắc
để tạo dựng lòng tin cho mỗi nhân viên.
Trong một số trường hợp, ngoài sự Cởi mở và Chân thành, nhân viên phải thể hiện Ý
Chí và Chính trực của mình qua việc Thẳng thắn hơn trong việc trao đổi thơng tin, đóng
góp ý kiến xây dựng để đạt được mục tiêu chung của Công ty”.
❖ Những hành động khác:
- Là lập nhóm sáng tạo, nhóm đồng nghiệp cùng tiến, khen ngợi thành tích, bầu nhân viên
tiêu biểu của tháng, của năm, mở tiệc vinh danh nhân viên tiêu biểu, khích lệ nhân viên
tham gia các hoạt động tình nguyện...
- Vinamilk thường niên tổ chức các đợt liên hoan, tuyên dương các thành tích nhân viên
và rút kinh nghiệm cho nhân viên.
- Vinamilk cũng thường tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, giải đấu giao lưu để thắt chặt
sự đồn kết của nhân viên.
- Cơng nhận những đóng góp của nhân viên cũng là điều Vinamilk sẽ đặc biệt quan tâm.
- Giá trị lao động của nhân viên sẽ được ghi nhận và bù đắp thỏa đáng: Luôn ghi nhận và
trân trọng sự nỗ lực cùng với các giá trị lao động của tất cả các nhân viên trong hành trình
lớn mạnh và trong từng thành cơng của cơng ty, Vinamilk muốn từng thành viên của công
ty nhận được những gì họ xứng đáng. Vì vậy, Vinamilk xây dựng những kế hoạch về tiền
lương rõ ràng và công bằng để đảm bảo từng thành viên của công ty sẽ có một mức thu
nhập tốt và thoả đáng với cơng sức và tâm huyết của họ. Ngoài ra, hằng năm, Vinamilk sẽ
17


được chia sẻ một phần lợi nhuận của công ty cho những người lao động tuỳ theo tình hình
hoạt động để nhằm khuyến khích sự cố gắng của tất cả mọi người.
3. Đánh giá các biện pháp tạo động lực cho người lao động của Vinamilk
Vinamilk đã thực sự thành công trong việc tạo động lực cho người lao động, từng bước
hoàn thiện hệ thống nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần cho sự phát triển bên vững
trong tương lai.
Việc tạo động lực giúp NLĐ tăng năng xuất lao động, phát huy tính sáng tạo, tăng sự

gắn bó đối với cơng việc, giúp NLĐ cảm thấy có ý nghĩa công việc. Vinamilk khai thác tối
ưu nguồn nhân lực, tạo bầu khơng khí hăng say thoải mái cho nhân viên, thu hút nhân tài.
Hơn nữa giúp cho xã hội hình thành những giá trị mới, giúp cho xã hội trở nên phồn vinh
hơn nhờ sự thành công của Vinamilk.
Năng suất sao động của NLĐ có được cải thiện, làm việc hiệu quả hơn. Biểu hiện rõ
nhất ở chỗ lũy kế cả năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 59.723 tỷ đồng,
tăng 5,9% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu thuần hợp
nhất đạt 59.636 tỷ đồng, trong đó, doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỷ đồng, tăng
trưởng 6,9% với thị phần được giữ vững so với 2019.
Tuân thủ kỉ luật lao động: NLĐ làm việc tốt thì được động viên, khen thưởng (bằng tiền
lương hoặc bằng cổ phiếu theo phương thức tùy chọn). Ngược lại nếu vi phạm nội quy quy
định sẽ bị kỉ luật. Điều này làm cho người lao động có ý thức làm việc hơn và thúc đẩy họ
làm viêc tốt hơn
Sau khi thực hiện chương trình tạo động lực, NLĐ cảm thấy hài long hơn, thỏa mãn về
công việc cũng như môi trường làm việc tại Vinamilk. Vinamilk khi nhiều năm liền được
bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, điều này càng thể hiện rõ mức độ hài long
của NLĐ khi làm việc tại đây.
Bên cạnh đó trang thiết bị làm việc được đổi mới, phù hợp với trình độ kĩ năng làm
việc. Sự tập trung hứng thú làm việc, hỗ trợ làm việc giữa các nhân viên, bộ phận, mối
quan hệ giữa các đồng nghiệp được cải thiện. Các hoạt động thể thao, văn nghệ, dã ngoại,
… công ty thường tổ chức thường xuyên cũng giúp nhân viên có những khoảnh khắc vui
vẻ từ đó mọi người có cơ hội hiểu nhau và phát huy được tinh thần làm việc nhóm hiệu
quả hơn.
Sự gắn bó của NLĐ với Vinamilk: q trình đạt được hiệu quả sẽ làm cho NLĐ gắn bó,
trung thành hơn với Vinamilk và NLĐ mong muốn cống hiến hết mình cho vinamilk và
coi đây là ngơi nhà thứ 2 của mình và điều này sẽ giúp cho vinamilk giữ chân NLĐ, tránh

18



được tình trạng chảy máu chất xám, thậm chí khi DN gặp khó khăn thì NLĐ vẫn trung
thành với Vinamilk.
Tỉ lệ vắng mặt, nghỉ việc tại vinamilk giảm dần. Không những thế việc tạo động lực cho
NLĐ còn giúp Vinamilk thu hút nhân tài: năm 2020, tỷ lệ lao động tuyển mới của Vinamilk
đạt 7%. Cơng ty cịn triển khai giải pháp nhân sự, tổ chức để đảm bảo hoạt động đồng thời
thu hút, giữ chân nhân tài. Cụ thể là Vinamilk áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ, cải thiện
thu nhập, phúc lợi và bảo vệ sức khỏe người lao động trong dịch bệnh như chủ động duy
trì các biện pháp phòng chống dịch một cách chủ động và tích cực; điều chỉnh hỗ trợ thu
nhập cho nhân viên, đồng thời đảm bảo các chế độ phúc lợi.
Vinamilk nỗ lực tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp không kém phần thân thiện,
cởi mở để mỗi cá nhân phát huy tính sáng tạo, giải phóng tiềm năng bản thân, từ đó tạo ra
sự khác biệt. Những nỗ lực của NLĐ được công ty công nhân và khen thưởng kịp thời. Tại
Vinamilk nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ. Mỗi nhân viên đều cảm
nhận được mình nhà một mắt xích quan trọng trong một tập thể đồn kết và vững mạnh.
Mọi mỗ lực và thành quả của nhân viên đều được ghi nhân xứng đáng và đó cũng chính là
động lực rất lớn giúp họ tìm thấy sự hứng khởi và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới
trong công việc.
4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Vinamilk
- Cải thiện lương cho người lao động
● Tiếp tục hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo cách trả lương này mức lương của
người lao động nhận được sẽ tương ứng với khối lượng công việc mà người lao động hồn
thành do đó có tác dụng kích thích người lao động làm việc tăng năng suất và hiệu quả
hơn.
● Thay đổi chế độ bình xét tăng lương theo chỉ tiêu cứng nhắc, thay vào đó là chế độ tăng
lương dựa trên kết quả cho điểm xếp loại mới, căn cứ trên đánh giá kết quả thực hiện công
việc, và điểm thi đua, sáng kiến, điểm thành tích vượt chỉ tiêu… Hệ thống cho điểm dựa
trên hai yếu tố: thứ nhất là thành tích của người lao động và việc chấp hành nội quy lao
động; thứ hai là thành tích vượt qua mục tiêu đề ra, chỉ những người xếp loại tốt theo tiêu
chí 1, đồng thời có điểm thưởng sáng kiến, điểm thưởng thành tích vượt mức, điểm thưởng

thi đua… mới được đánh giá loại rất tốt và được tăng lương.
- Xây dựng các chương trình thi đua và thưởng thi đua trong lao động
● Phát động thi đua nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong đội ngũ cán bộ và
người lao động.
19


● Tổ chức tôn vinh người lao động giỏi hằng năm vào tháng Cơng nhân
- Nâng cao hình ảnh cơng ty trong mắt người lao động và cộng đồng
● Quan tâm tới đời sống người lao động về cả mặt tinh thần lẫn vật chất
● Chăm lo, tổ chức nhiều hơn các hoạt động tập thể của người lao động, xây dựng một mơi
trường văn hóa hịa đồng giữa những người lao động.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động
● Tổ chức các khóa đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, thái độ sống... cho người lao động, sẽ
góp phần phát triển năng lực của người lao động, giúp tăng năng suất cho công ty, đào tạo,
nhằm giảm bớt sự nhàm chán khi phải thực hiện một công việc lặp đi lặp lại trong thời gian
dài cho người lao động, giúp họ có thêm hứng khởi trong lao động, các chương trình đào
tạo sẽ là cơ hội để người lao động phát huy được tiềm năng, phát triển cá nhân, họ sẽ thêm
gắn bó với cơng ty, có thêm động lực lao động, cơng ty cũng dễ dàng thu hút lực lượng lao
động có ý chí cầu tiến khi có nhu cầu tuyển dụng.
● Tổ chức các khóa học đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung để cải thiện
quan hệ giữa lãnh đạo và công nhân.
- Xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn đánh giá
thực hiện công việc cho lao động tồn cơng ty để tránh tình trạng “Cha chung khơng ai
khóc” người lao động có nhiệm vụ, cơng việc riêng, cụ thể.

20


KẾT LUẬN

Con người là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại
của một doanh nghiệp, và một doanh nghiệp thành công không thể không liên kết những
con người trong doanh nghiệp với nhau qua đó có thể thấy tạo động lực làm việc cho người
lao động là một công việc hết sức quan trọng cần được nghiên cứu tổ chức để phù hợp với
từng doanh nghiệp qua đó đảm bảo sự hoạt động của cả doanh nghiệp nhằm thực hiện mục
tiêu chung.
Mặc dù, nhóm chúng em đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài làm
của nhóm chúng em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được
sự góp ý từ q thầy cơ, anh chị cũng như các bạn để bài của nhóm chúng em hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

21



×