Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 112 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển, nguồn lực con người luôn là
vấn đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc
vì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước. Điều đó
càng thể hiện rõ nét hơn trong q trình tồn cầu hóa hiện nay khi nền kinh tế nào
dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Các lý thuyết về tăng trưởng
kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh
tế bền vững chính là yếu tố con người
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, chúng ta cịn thiếu nhiều điều kiện như: vốn, khoa học - kỹ thuật hiện
đại, kinh nghiệm tổ chức quản lý đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng nhu cầu về lao động trong nước... do đó, để phát huy lợi thế của đất
nước, cần có chiến lược đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta.
Trong đó, nâng cao trình độ nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của quốc gia.
Tây Ninh là thành phố trực thuộc Tỉnh, là thành phố động lực của khu vực
Đơng Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành cơng sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, địi hỏi Thành phố Tây Ninh cần có nguồn
nhân lực có trình độ cao.
Mặc dù Thành phố đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài khắp cả nước để
phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn
nhân lực của Thành phố hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH, chưa
thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển của Thành phố... Cho nên, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực
trạng nguồn nhân lực chất lượng cao để đề xuất các giải pháp nhằm tạo ra sự
chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu

v



cầu mới về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố là
nhiệm vụ cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Thành phố Tây Ninh” để làm luận văn thạc sĩ Kinh tế.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp thống kê
, mô tả , phương pháp thống kê phân tích . Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
thích hợp với đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. Trong đó
chú trọng phương pháp nghiên cứu tài liệu; các phương pháp điều tra, khảo sát
thực tế, tập hợp, xử lý phân tích các số liệu có liên quan, kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình có trước, tổng hợp khái qt hố.
Trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây Ninh. Đề xuất
được những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Tây Ninh đến 2030.

vi


ABSTRACT
At any time in the history of development, human resources are always the
most important issue and the top concern of each nation, because human resources
are an important determinant of strength. strong country. That is more evident in the
current globalization process when an economy that relies heavily on knowledge
will create many development opportunities, maintain a high economic growth rate,
and use it efficiently. all resources. Theories of recent economic growth also
indicate that the most important driver of sustainable economic growth is the human
factor.

Vietnam is in the process of promoting industrialization and modernization,
we still lack many conditions such as: modern capital, science - technology,
experience in organization and management, especially lack of human resources.
high quality to meet the demand for domestic labor ... therefore, to promote the
advantages of the country, it is necessary to have the right strategy and in
accordance with the practical conditions in our country. In particular, improving the
level of human resources is decisive to the development of the country.
Tay Ninh is a city directly under the province, a driving force city of the
Southeast region, plays an important role in contributing to the successful
implementation of the cause of industrialization and modernization of the
country. Therefore, Tay Ninh City requires highly qualified human resources .
Although the city has many policies to attract talents across the country to
serve the socio-economic development requirements. However, in general, the
current human resources of the city have not met the requirements of the
industrialization and modernization career.is really the driving force for socioeconomic development, not commensurate with the potential development of the
City ... Therefore, the theoretical research and analysis of the current state of highquality human resources to propose solutions to create qualitative changes and
develop high-quality human resources to meet the new requirements of human
resources for socio-economic development in the City are an urgent task.

vii


With that in mind, the author chose the topic: "Developing high-quality
human resources in Tay Ninh city" to do the Master's thesis in Economics.
Lu Compliments, suggestions writer's ử use the method studies c experience
available as: method th pipe inventory,description ,approach tube analysis. The
thesis will use appropriate methods for identified research subjects, purposes and
tasks. In which, focusing on document research methods; methods of investigation,
actual survey, gathering, analyzing and analyzing relevant data, inheriting research
results of previous works, generalizing and generalizing.

Present systematically basic theoretical issues about high quality human
resources and human resources.
Analyzing and assessing the current situation of high-quality human resources
and factors affecting the development of high-quality human resources in Tay
Ninh. Proposing major solutions to develop high-quality human resources in Tay
Ninh to 2030.

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BMI: Chỉ số cơ thể
CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNKT: Cơng nhân kỹ thuật
CMKT: Chuyên môn kỹ thuật
CNTT: Công nghệ thông tin
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GDCMN: Giáo dục cho mọi người
EDI: Chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người
(Education for AllDevelopment Index)
HDI: Chỉ số phát triển con người
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
KH-CN: Khoa học – công nghệ
LLLĐ: Lực lượng lao động
NNL: Nguồn nhân lực
NNL CLC: Nguồn nhân lực chất lượng cao
NICs: Các nước công nghiệp mới
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông

THCN: Trung học chuyên nghiệp
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

TRANG
Bảng 1.1:

HDI của Việt Nam

13

Bảng 1.2:

Quan hệ giữa GDP và HDI ở một số quốc gia năm 2018

20

Bảng 1.3:

Chỉ số EDI của một số nước Đông Nam Á

22

Bảng 1.4:


Mức gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động
ở Việt Nam đến năm 2020

Bảng 2.1:

23

Tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2015 - 2019
của Thành phố Tây Ninh (Theo Giá thực tế)

34

Bảng 2.2:

Tình hình dân số của Thành phố Tây Ninh

37

Bảng 2.3:

Lao động của Thành phố

39

Bảng 2.4:

Trình độ nguồn lao động của Thành phố

41


Bảng 2.5:

Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động

44

Bảng 2.6.

Sự phát triển kinh tế của thành phố Tây Ninh

44

Bảng 2.7:

Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo
trên địa bàn thành phố Tây Ninh

46

Bảng 2.8:

Ngành nghề được đào tạo của các trường ở thành phố

49

Bảng 2.9:

Lao động được giải quyết việc làm hàng năm


53

Bảng 2.10:

Tỷ lệ thất nghiệp của Thành phố qua các năm

54

Bảng 2.11:

Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây Ninh

56

Bảng 3.1:

Số lượng học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường

81

x


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC .................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. .iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................v
ABSTRACT……………………………………………………………… vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................x
MỤC LỤC ....................................................................................................xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3
5. Tông quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................3
6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC NÂNG CAO NGUỒN NHÂN
LỰC VÀ NGUỒN NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO ...................................8
1.1. LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO .............................................................................................. 8
1.1.1. Nguồn nhân lực (NNL) ......................................................................8
1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC) .....................................10
1.1.3. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ............................. 11
1.1.3.1. Chỉ số phát triển con người (HDI: Human Development Index) ..11
1.1.3.2. Về thể chất .......................................................................................13
1.1.3.3. Về trí tuệ .......................................................................................... 15
1.1.3.4. Về phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc ..................................16
1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ...........18

xi


1.2.1. Con người là động lực của sự phát triển ............................................18
1.2.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển ............................................19
1.2.3. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội ............................... 20
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO .............................................................................................. 20
1.3.1. Về kinh tế - xã hội ..............................................................................20
1.3.2. Giáo dục và đào tạo ............................................................................21
1.3.3. Dân số .................................................................................................23
1.3.4. Các chính sách phát triển NNL, CLC ................................................24
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA
VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN NNL CLC .........................................25
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .......................................25
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................... 25
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................ 26
1.4.1.3. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN ..........................................27
1.4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam................................................................ 28
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Hà Nội.................................................................28
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.....................................29
TĨM TẮT CHƯƠNG I ...............................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH .............................. 32
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
TÂY NINH...................................................................................................32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................32
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................33
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................. 36
2.2.1. Tình hình dân số .................................................................................36
2.2.2. Tình hình về lao động ........................................................................39
2.2.3. Chất lượng nguồn lao động ................................................................ 41

xii


2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL

CLC .............................................................................................................44
2.3.1. Sự phát triển kinh tế của Thành phố ..................................................45
2.3.2. Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành phố ...46
2.3.3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực ....................................................50
2.3.4. Về sử dụng NNL ................................................................................53
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH ..............................................57
2.4.1. Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ....................57
2.4.2. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao .............................................................................................. 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................62
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở
THÀNH PHỐ TÂY NINH.........................................................................63
3.1. QUAN ĐIỂM ,ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH
ĐẾN NĂM 2030 .......................................................................................... 63
3.1.1 những Quan điểm chủ yếu phát triển NNL CLC ở Thành Phố Tây Ninh
đến 2030 .......................................................................................................63
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ......................68
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH ĐẾN 2030 ................69
3.2.1. Giải pháp về Giáo dục và Đào tạo .....................................................69
3.2.2. Nhóm giải pháp tạo việc làm ............................................................. 77
3.2.3. Nhóm giải pháp sử dụng nguồn nhân lực ..........................................80
3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút NNL CLC ....................................................82
3.2.5. Nhóm giải pháp hành chính ............................................................... 83
3.2.6. Nhóm giải pháp về y tế ......................................................................85

xiii



TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...............................................................................88
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .............................................................. 89
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................92

xiv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi quá trình, con người ln giữ vị trí trung tâm. Phát huy nguồn lực
con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, tri thức
của con người là một nguồn lực luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao
hơn. Để tri thức của con người ngày càng phát triển, hoàn thiện và phong phú phải
thông qua hoạt động giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn.
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong
những vấn đề cấp thiết, vì vai trị quyết định của nguồn nhân lực đối với xã hội (vĩ
mơ) nói chung và của doanh nghiệp (vi mơ) nói riêng.
Ngày nay, nguồn nhân lực có trình độ cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi
quá trình kinh tế - xã hội. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên
thế giới đều rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong quá
trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các sản phẩm
chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng “chất xám” kết tinh trong sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mang
tầm chiến lược, có tính chất “sống cịn” trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế như
hiện nay.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chúng ta cịn thiếu nhiều điều kiện như: vốn, khoa học - kỹ thuật hiện đại, kinh
nghiệm tổ chức quản lý đặc biệt là thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để
đáp ứng nhu cầu về lao động trong nước... do đó, để phát huy lợi thế của đất nước,
cần có chiến lược đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta. Trong đó,
nâng cao trình độ nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của quốc
gia.
Tây Ninh là thành phố trực thuộc Tỉnh, là thành phố động lực của khu vực
Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành cơng sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, địi hỏi Thành phố Tây Ninh cần có nguồn

1


nhân lực có trình độ cao, những người có tài, có đức, ham học hỏi, thơng minh sáng
tạo, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sản xuất kinh doanh,
điều hành vĩ mô nền kinh tế và tồn xã hội, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao.
Mặc dù Thành phố đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài khắp cả nước để
phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn nhân
lực của Thành phố hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH, chưa thực sự là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, chưa tương xứng với
tiềm năng phát triển của Thành phố... Cho nên, việc nghiên cứu lý luận và phân tích
thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao để đề xuất các giải pháp nhằm tạo ra sự
chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu
mới về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố là nhiệm vụ
cấp thiết.
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Thành phố Tây Ninh” để làm luận văn thạc sĩ Kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên việc hệ thống hoá làm rõ một số lý luận cơ bản về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và các
nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố
Tây Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong giai đoạn 2020 - 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất

lượng cao.
-

Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp có tính khả

thi nhằm khắc phục những hạn chế về mặt chất lượng nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Thành phố Tây Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Đề tài nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn
nhân lực. Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng số lượng, chất lượng nguồn nhân
lực, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để từ đó tìm ra các giải pháp cơ
bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Tây Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Về nội dung: Các tiêu chí để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên

cạnh đó, do nguồn số liệu khơng đầy đủ cũng như thời gian có hạn, nên trong đề tài
tập trung tiêu chí về trí tuệ để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó
nhấn mạnh về trình độ văn hóa và trình độ chun mơn kỹ thuật.
-

Về khơng gian: Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Tây Ninh.

-

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Thành phố Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2019. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ
bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp thống kê ,
mô tả , phương pháp thống kê phân tích . Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
thích hợp với đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. Trong đó chú
trọng phương pháp nghiên cứu tài liệu; các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế,
tập hợp, xử lý phân tích các số liệu có liên quan, kế thừa các kết quả nghiên cứu của
các cơng trình có trước, tổng hợp khái quát hoá.
5.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu




Tây Ninh cũng như trong cả nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu

khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của các nhà khoa học
về đề tài này nhưng trên nhiều góc độ, phạm vi khác nhau như:
Cơng trình nghiên cứu khác như: Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát
triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;
Đỗ Phú Hải
(2017)Nhóm các cơng trình nghiên cứu về nhân lực nói chung “Giải pháp
phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, luận văn

3


thạc sĩ Khoa học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2006
của tác giả Nguyễn Thị Hoàng. Tác giả luậnvăn đã nghiên cứu và làm rõ những cơ
sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ; phân tích làm rõ và
đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Đồng
Nai từ năm 1975 đến năm 2006; qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn
nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Đồng Nai.
“Đánh giá chính sách phát triển cán bộ, cơng chức hành chính từ thực tiễn
tỉnh Tây Ninh”, luận văn thạc sĩ Chính sách cơng Học viện Khoa học xã hội năm
2017 của tác giả Trịnh Kim Quý. Tác giả luận văn đã nghiên cứu và làm rõ những
vấn đề lý luận chung về chính sách phát triển cán bộ, cơng chức hành chính; đánh
giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, cơng chức hành chính từ thực
tiễn tỉnh Tây Ninh; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá chính sách
phát triển cán bộ, cơng chức hành chính của tỉnh Tây Ninh thời gian tới.
“Chính sách phát triển nhân lực ngành tòa án từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”,
Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng Học viện Khoa học xã hội năm 2017 của tác giả
Đặng Hoài Dinh. Tác giả luận văn đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về

chính sách phát triển nhân lực ngành Tịa án; thực trạng thực hiện chính sách phát
triển nhân lực ngành Tòa án từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh; giải pháp hồn thiện chính
sách phát triển nhân lực tại Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.
“Đánh giá chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức từ thực tiễn tỉnh Tây
Ninh”, Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng Học viện Khoa học xã hội năm 2017 của
tác giả Lê Khắc Lộc. Tác giả luận văn đã nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý luận
về đánh giá tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức; thực trạng
đánh giá tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở tỉnh Tây
Ninh; giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tỉnh Tây
Ninh trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên đều khẳng định sự cần thiết phát triển nhân lực để phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Dưới góc nhìn của chính sách cơng, các tác

4


giả đã chỉ ra những bất cập trong chính sách phát triển nhân lực hiện nay cũng như
giải pháp thực hiện chính sách phát triển nhân lực trong giai đoạn mới của đất nước.
Nhóm các bài viết, luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu về thu hút và sử
dụng nhân lực chất lượng cao.
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 của tác giả Võ Thị Kim Loan. Tác giả luận án đã
nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phương pháp nghiên cứu vấn đề phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; thực
trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế ở thành phố Hồ Chí Minh; nêu lên quan điểm, phương hướng và đề xuất một số
giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

“Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước từ
thực tiễn tỉnh Cao Bằng”, luận văn thạc sĩ Chính sách cơng Học viện Khoa học xã
hội năm 2015 của tác giả Hoàng Thị Kim Hồng. Tác giả luận văn đã nghiên cứu và
làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
vào công tác trong các cơ quan nhà nước; thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao vào công tác trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Cao Bằng từ
năm 2005 đến năm 2011; đề xuất những giải pháp hồn thiện chính sách thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao vào công tác trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh
Cao Bằng.
“Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Bình
Định”, luận văn thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Đà Nẵng năm 2014 của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hiền. Tác giả luận văn đã nghiên cứu và làm rõ những cơ sở lý
luận thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định;
thực trạng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà
nước tỉnh Bình Định từ năm 1996 đến năm 2014 và đề xuất một số giải pháp nhằm

5


thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước tỉnh
Bình Định. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, các tác giả đều đề cập đến sự cấp
thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên khía cạnh quan điểm từ
chính sách công hay quản trị nhân lực.
Nguồn lực con người trong q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam của Tiến sỹ Đồn Khải, năm 2015. Cơng trình nghiên cứu này Tiến sỹ Đoàn
Khải đã khái quát tổng thể nguồn lực con người có vai trị quan trọng, quyết định
thắng lợi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp cận con người
trên giác độ là một nguồn lực để phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam của TS. Đỗ Minh
Cương và TS. Nguyễn Thị Doan, năm 2001. Công trình nghiên cứu này chỉ tập

trung vào nguồn nhân lực phục vụ trong ngành giáo dục đại học. Đây là nguồn nhân
lực có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, hai tác giả đánh giá đây là nguồn lực đặc
biệt tạo ra “bước đột phá” trong phát triển NNL CLC
Đề án đào tạo nguồn nhân lực dưới góc độ giáo dục chuyên nghiệp của Phòng
giáo dục chuyên nghiệp Thành phố Tây Ninh, năm 2017. Đề án này nói rõ vấn đề
đào tạo nguồn nhân lực có nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu
sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Tây Ninh.
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguồn nhân lực trên nhiều góc độ khác
nhau. Nhưng để hiểu rõ về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng và giải pháp
để phát triển NNL CLC thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Tây
Ninh”.
Do nguồn số liệu không đầy đủ cũng như thời gian có hạn, nên trong đề tài tập
trung nghiên cứu về tiêu chí trí tuệ để xác định nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong đó nhấn mạnh yếu tố trình độ văn hóa và trình độ chun mơn kỹ thuật.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 03 chương :

6


Chương 1: Cơ sở khoa học về việc nâng cao nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực chất lượng cao.
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố
Tây Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Thành phố Tây Ninh.

7



Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
NGUỒN NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO
1.1.1. Nguồn nhân lực (NNL)
Nguồn nhân lực (NNL) được hiểu ở tầm vĩ mô là một nguồn lực đầu vào
quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Khái niệm này được sử dụng khá rộng
rãi để chỉ vai trò và vị trí con người trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Ở nước ta,
khái niệm “nguồn nhân lực” được nhắc đến nhiều kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX.
Theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc, nguồn nhân lực là tất cả kiến thức, kỹ
năng và năng lực của con người có liên quan đến sự phát triển xã hội. Với cách
nhìn này, NNL được xem xét ở phương diện chất lượng, vai trò và sức mạnh của
con người đối với sự phát triển của xã hội.
Thủ tướng Phan Văn Khải từng khẳng định trong buổi nói chuyện với cán
bộ lãnh đạo thành phố Hà nội đăng trên web “ dân trí ” rằng : “Nguồn nhân lực
con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của
dân tộc ta”
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động trong
tổ chức đó. Bao gồm tất cả các cá nhân tham gia bất kỳ hoạt động nào của tổ chức,
bất kể vai trị của họ là gì.
Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản
xuất.Với vai trò quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, nguồn
nhân lực quyết định sự phát triển và tiến bộ của tồn xã hội ( tầm vĩ mơ) và quyết
định sự phát triển, thành công hay thất bại của một tổ chức (vi mơ )
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nguồn nhân lực vì có cách
tiếp cận khác nhau nhưng có một điểm chung đó là NNL của một tổ chức được

hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trị khác nhau và được liên kết lại bởi mục

8


tiêu của tổ chức.Từ quan niệm chung đó có thể thấy, NNL của một tổ chức được
hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trị khác nhau và được liên kết lại bởi mục
tiêu của tổ chức
Cho đến nay, khái niệm nguồn lực con người (hay nguồn nhân lực) đang
được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc
cho rằng nguồn nhân lực bao hàm những người đang làm việc và những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Một số nhà khoa học của Việt Nam
thì cho rằng nguồn nhân lực “được hiểu là số dân và chất lượng con người bao gồm
cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của
người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được
chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia hay một
địa phương nào đó”. Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu về nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm khác
nhau về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của một đất nước được đánh giá trên hai mặt chủ yếu là số
lượng và chất lượng. số lượng nguồn nhân lực được đánh giá bằng các chỉ tiêu: tỉ lệ
nguồn nhân lực trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số; tỉ lệ tham gia
lực lượng lao động của người trong độ tuổi lao động; tỉ lệ lao động có việc làm
trong lực lượng lao động…
Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu
công cuộc đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong các cơng trình nghiên cứu về
nguồn nhân lực. Theo Giáo sư viện sĩ Phạm Minh Hạc: “nguồn lực con người được
thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực
và năng lực phẩm chất). Như vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng
nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực cho tương

lai”.
Theo tiến sĩ Đoàn Khải: “nguồn lực con người là khái niệm chỉ dân số, cơ cấu
dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó
trong sự phát triển xã hội”.

9


Dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau về
NNL, nhưng nhìn chung đều thống nhất về nội dung cơ bản là: NNL là nguồn cung
cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, giữ vai
trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi nói tới NNL phải hiểu đó là tồn bộ
những người lao động có khả năng tham gia lao động, bao gồm tổng thể các yếu tố
thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và tác phong lao động. Ngồi ra, phải nói
tới cơ cấu của lao động gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu NNL là một phạm trù dùng để chỉ sức
mạnh tiềm ẩn trong dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua
số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số.
1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC)
NNL chưa phải là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. NNL
với chất lượng thấp, số lượng đông trong nhiều trường hợp lại trở thành lực cản đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngày nay người ta quan tâm đầu tư để
nâng cao chất lượng NNL. Con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển
NNL là vấn đề trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ
đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất
nước. Đầu tư cho con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở cho sự phát triển bền
vững.
Có nhiều cách hiểu khác nhau khi nói về phát triển NNL. Theo quan niệm của

Liên Hiệp Quốc, phát triển NNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng
con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc
sống, chất lượng NNL.
Một quan điểm khác cho rằng: phát triển NNL là gia tăng giá trị cho con người
cả về giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề
nghiệp, làm cho họ trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới,
cao hơn đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

10


Một số tác giả lại quan niệm: phát triển NNL là nâng cao năng lực của con
người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời sử dụng, khai thác và phát huy
hiệu quả nhất NNL thông qua hệ thống phân công lao động xã hội và giải quyết việc
làm để phát triển kinh tế - xã hội.
Từ đó có thể hiểu phát triển NNL chính là sự biến đổi về số lượng và chất
lượng NNL trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, tinh thần cùng với quá trình tạo ra
những biến đổi tiến bộ về cơ cấu NNL.
Như vậy, phát triển NNL với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề
chất lượng NNL và khía cạnh xã hội của NNL của một quốc gia. Phát triển NNL
thực chất là muốn nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người
lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành
nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định
(lao động kỹ thuật lành nghề, cao đẳng, đại học, trên đại học).
Nói đến chất lượng NNL là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia,
trong đó NNL CLC là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất,
có chất lượng nhất. NNL CLC phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (cả trong
nước và nước ngồi), do đó, NNL CLC phải có kiến thức chun mơn, kinh tế, tin
học; có kỹ năng: kỹ thuật, tự tạo việc làm, làm việc an tồn; có thái độ, tác phong

làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Như vậy, NNL CLC phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể
lực, cả về khả năng lao động, tính tích cực. NNL CLC có thể khơng cần đơng về số
lượng nhưng phải đi vào thực chất đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về nhu cầu
sử dụng lao động trong điều kiện mới.
1.1.3. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
1.1.3.1. Chỉ số phát triển con người (HDI: Human Development Index)
Quan điểm phát triển con người là sự phát triển vì con người, của con người
và do con người. Nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo

11


điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó. Những lựa chọn quan trọng nhất là được
sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có cuộc sống ấm no.
Khi xét đến chất lượng NNL thì khơng thể tách rời những điều kiện phát triển
con người. Có thể nói chất lượng NNL được thể hiện qua chỉ số phát triển con
người (HDI). Đây là chỉ tiêu tổng hợp gồm 3 tiêu chí:
Một là, mức độ phát triển kinh tế được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) bình quân đầu người hằng năm (thu nhập bình quân đầu người);
Hai là, chỉ tiêu học vấn được xác định bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi
học của các cấp giáo dục;
Ba là, chỉ tiêu y tế được xác định bằng tuổi thọ bình quân của người dân.
Cả ba tiêu chí trên đều có quan hệ với nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một mặt của
đời sống con người.
Theo Liên hiệp Quốc, chỉ số HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: Chỉ số thu
nhập có giá trị bằng 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD (theo sức mua
tương đương); bằng 0 khi GDP bình quân đầu người đạt 160 USD/năm. Chỉ số học
vấn bằng 1 khi 100% số người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0%
số người lớn

biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ bằng 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi;
bằng 0 khi tuổi thọ bình qn chỉ là
Nước nào có HDI càng gần đến 1 thì mức độ phát triển NNL rất cao, nếu nước
nào có HDI dưới 0,4 thì mức phát triển NNL là rất thấp.
Chỉ số HDI của Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhìn chung
so với nhu cầu phát triển của đất nước thì đây vẫn là một hạn chế lớn. HDI còn ở
mức thấp có ngun nhân chủ yếu từ thu nhập bình qn đầu người cịn q thấp.
Vì vậy, ở nước ta mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đặt lên hàng đầu.

12


Bảng 1.1: HDI của Việt Nam
Thứ bậc so với các nước xếp
Năm

Chỉ số HDI

hạng

2014

0,663

116/143

2015

0,666


116/143

2016

0,685

109/177

2017

0,694

116/189

2018

0,693

118/189

2019

0,671

118/189

Nguồn: - Báo cáo chỉ số phát triển con người, UNDP, năm 2019
1.1.3.2. Về thể chất
Đây là chỉ tiêu nói đến tình trạng sức khỏe của NNL. Theo tổ chức y tế thế
giới: sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và các

quan hệ xã hội chứ không phải đơn giản là tình trạng khơng có bệnh hay ốm yếu.
Năng lực thể chất là yếu tố quan trọng trong NNL CLC. Nếu con người có thể lực
tốt thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong quá trình tham gia lao
động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Sức khỏe là điều kiện tiên
quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt
động thực tiễn của con người. Do đó, sức khỏe là một chỉ tiêu quan trọng trong việc
phát triển NNL CLC.
Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao,
cân nặng, tuổi thọ, các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe… Vì thế, sức
khỏe của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của
người lao động, các chính sách y tế xã hội, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe...
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến tình trạng suy dinh
dưỡng hay béo phì ở con người. Việc xác định được mức độ của tình trạng sức khỏe

13


như thế nào là rất quan trọng để có những biện pháp nhằm điều chỉnh và bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Do vậy, chỉ số BMI được dùng trong trường hợp này.
Chỉ số khối cơ thể - BMI (Body Mass Index) - được dùng để đánh giá mức độ
gầy hay béo của một người. Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo
phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng.
Cách tính như
sau:
Gọi: - W: là khối lượng của một người (tính bằng kg)
H:

là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính

theo cơng thức:


Phân loại béo gầy đối với người lớn hơn 20 tuổi:
Phân loại kiểu 1
BMI < 18: người gầy
BMI = 18 - 24,9: người bình thường
BMI = 25 - 29,9: người béo phì độ I
BMI = 30 - 34,9: người béo phì độ II
BMI > 35: người béo phì độ
Phân loại kiểu 2
Nam:
BMI < 20: người dưới cân
20 <= BMI < 25: người bình thường
25 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì
Nữ:
BMI < 18: người dưới cân
18 <= BMI < 23: người bình thường
23 <= BMI < 30: người quá cân
BMI > 30: người béo phì

14


Ở nước ta hiện nay, thể lực của người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy
nhiên tầm vóc và thể lực vẫn còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá thì ở nước ta chỉ có
khoảng 50% người lớn (trên 20 tuổi) có BMI bình thường, cịn lại tình trạng quá
gầy hoặc béo phì, đặc biệt là gầy chiếm đa số.
Vì vậy, để có NNL CLC khơng thể khơng đề cập đến phát triển y tế, chăm sóc
sức khỏe cho người lao động. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, sự bền
bĩ, dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong cơng việc.

1.1.3.3. Về trí tuệ
Trí lực của NNL là biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ
năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn
hóa, học vấn, số lượng lao động đã trải qua đào tạo, mức độ lành nghề, trình độ tổ
chức quản lý, năng suất lao động…
Trình độ học vấn: Là sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ
thông về tự nhiên xã hội, là khả năng tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những
kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ học
vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động
kinh tế, đây là số % những người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có thể đọc,
viết và hiểu những câu đơn giản của tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài so với tổng
số dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế.
Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng
Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt
động kinh tế.
Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp là số % trẻ em đi học tiểu học
(trung học cơ sở, trung học phổ thông) đủ độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi
tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ
tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi, cấp trung học phổ
thông từ 15 - 17 tuổi.

15


×