Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chinh nhánh mỹ tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 121 trang )

TĨM TẮT
Trong phạm vi đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã tiến
hành nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tín
dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại, qua đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh
hoạt động tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho. Những kết quả đạt được của luận
văn có thể tóm tắt như sau:
1. Từ những lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, luận
văn đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng bán lẻ bao gồm
nghiên cứu nội dung, các tiêu chí phản ánh cũng như những nhân tốảnh hưởng đến
hoạt động cho vay của loại hình này.
2. Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát về hoạt động tín dụng bán lẻ
tại Eximbank Mỹ Tho, từ đó đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ
với những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn
tại, hạn chế đó.
3. Trên cơ sở định hướng mở rộng tín dụng bán lẻ của Eximbank Việt Nam nói
chung và Eximbank Mỹ Tho nói riêng, căn cứ những hạn chế đã nêu ra trong hoạt
động tín dụng bán lẻ, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tín dụng
bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho giai đoạn 2020 - 2025. Cụ thể:
− Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm rộng khắp.
− Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh, vị thế
của Eximbank.
− Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ.
− Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ.
Ngồi ra, Luận văn cịn đưa ra các kiến nghị trực tiếp với Hội sở Eximbank
cũng như đề xuất một số ý kiến để Eximbank Việt Nam kiến nghị với Ngân hàng
Nhà Nướccác vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động
tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại nói chung và của hệ thống Eximbank nói
riêng.

xi



ABSTRACT
In the scope of the subject and research purposes of the topic, the Thesis has
conducted research to clarify the theoretical and practical issues of retail credit
operations of commercial banks, thereby giving out the solutions to promoting retail
credit activities at Eximbank My Tho. The achieved results of the thesis can be
summarized as follows:
1. From the general theories about the lending activities of commercial banks, the
dissertation has studied the basic issues in retail credit activities including content
research, reflection criteria as well as factors Affect lending activities of this type.
2. The dissertation has analyzed and generally evaluated retail credit activities at
Eximbank My Tho, then analyzed in depth the current status of retail credit
activities with the achieved results and pointed out the existence, limitation and
cause of existence, limitation.
3. Based on the retail credit expansion orientation of Eximbank Vietnam in general
and Eximbank My Tho in particular, based on the limitations stated in retail credit
activities, the thesis proposes a number of measures to promote retail credit at
Eximbank My Tho in the period 2020 - 2025. Specifically:
−Develop extensive product distribution network.
− Promote marketing activities, promote brands, improve Eximbank's image and
position.
− Improve the quality of retail credit human resources
− Improve retail credit service quality.
In addition, the Thesis also gives direct recommendations to Eximbank's Head
Office as well as some suggestions for Eximbank Vietnam to propose to the State
Bank on issues related to mechanisms and policies to promote Retail credit
activities of commercial banks in general and Eximbank's system in particular.

xii



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân
Lời cam đoan
Lời cảm tạ
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................................ 2
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước .................................................................. 2

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4


3.

3.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 4

3.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 4

4.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4

5.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4

6.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4

7.

Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 5

8.

Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5


PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNGBÁN LẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 6
1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 6
xiii


1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại .............................................................. 6
1.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 6
1.1.1.2. Đặc điểm về ngân hàng thương mại ......................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại .............................................. 7
1.1.2.2. Đặc điểm về tín dụng ngân hàng .............................................................. 7
1.1.3. Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ .......................................................... 8
1.1.3.1. Khái niệmtín dụng bán lẻ .......................................................................... 8
1.1.3.2. Khái niệm phát triển tín dụng bán lẻ ........................................................ 8
1.1.3.3. Đặc điểm về phát triển tín dụng bán lẻ ..................................................... 9
1.2.

Vai trị của phát triển tín dụng bán lẻ ................................................................. 9

1.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội ............................................................................. 9
1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng ..................................................... 10
1.2.3. Đối với khách hàng........................................................................................ 10
1.3.

Các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu ............................................................. 11


1.3.1. Cho vay bất động sản .................................................................................... 11
1.3.2. Cho vay mua ô tô ........................................................................................... 11
1.3.3. Cho vay tiêu dùng .......................................................................................... 11
1.3.4. Cho vay sản xuất kinh doanh ........................................................................ 11
1.3.5. Cho vay khác ................................................................................................. 12
1.4.

Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ.................................................................. 12

1.4.1. Tăng trưởng quy mơ tín dụng bán lẻ ............................................................. 12
1.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ ................................................ 13
1.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ ................................... 13
1.4.4. Hồn thiện sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có và phát triển những sản phẩm
mới ........................................................................................................................... 14
1.4.5. Kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng bán lẻ ............................................................... 14
1.5.

Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng bán lẻ ................................... 15

1.5.1. Các nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng .................................................. 15
1.5.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ ........................... 15
xiv


1.5.1.2. Mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối .................................................. 15
1.5.1.3. Chính sách, sản phẩm tín dụng bán lẻ .................................................. 16
1.5.1.4. Chính sách khách hàng ......................................................................... 16
1.5.1.5. Nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ ............................................................ 16
1.5.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin.............................................................. 17

1.5.2. Các nhân tố thuộc khách hàng ...................................................................... 17
1.5.2.1. Nhu cầu của khách hàng ....................................................................... 17
1.5.2.2. Trình độ của khách hàng ....................................................................... 18
1.5.3. Các nhân tố bên ngoài .................................................................................. 18
1.5.3.1. Môi trường kinh tế ................................................................................ 18
1.5.3.2. Môi trường pháp lý ............................................................................... 18
1.5.3.3. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 19
1.6.

Kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng thương mại

trong và ngoài nước và bài học kinh nghiệm cho Eximbank. ..................................... 19
1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước ........ 19
1.6.1.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ từ Ngân hàng ANZ ................ 19
1.6.1.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ từ Ngân hàng HSBC .............. 20
1.6.1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ từ Ngân hàng Nơng Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam......................................................................... 21
1.6.2. Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻcho Eximbank nói chung
và Eximbank Mỹ Tho nói riêng ........................................................................... 22
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI

EXIMBANK CHI NHÁNH MỸ THO .................................................................... 24
2.1. Khái quát về Eximbank Mỹ Tho .......................................................................... 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank Mỹ Tho .......................... 24
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Eximbank Mỹ Tho ................. 25
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................... 25
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 26

2.1.3. Khái quát các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu tại Eximbank Mỹ Tho ..... 27
xv


2.1.3.1. Cho vay bất động sản ............................................................................ 27
2.1.3.2. Cho vay mua ô tô .................................................................................. 27
2.1.3.3. Cho vay tiêu dùng ................................................................................. 28
2.1.3.4. Cho vay sản xuất kinh doanh ................................................................ 28
2.1.3.5. Cho vay khác ......................................................................................... 28
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Mỹ Tho ............................... 29
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn ....................................................................... 30
2.1.4.2. Hoạt động cho vay ................................................................................ 33
2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng ............................................................... 38
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 40
2.2. Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho .............................. 41
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho ...................... 41
2.2.1.1. Cho vay bất động sản ............................................................................ 41
2.2.1.2. Cho vay mua ô tô .................................................................................. 43
2.2.1.3. Cho vay tiêu dùng ................................................................................. 45
2.2.1.4. Cho vay sản xuất kinh doanh ................................................................ 47
2.2.1.5. Cho vay khác ......................................................................................... 49
2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank
Mỹ Tho .................................................................................................................... 50
2.2.2.1. Tăng trưởng qui mơ tín dụng bán lẻ ..................................................... 50
2.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ ....................................... 51
2.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ .......................... 55
2.2.2.4. Hồn thiện sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có và phát triển những sản
phẩm mới ............................................................................................................. 58
2.2.2.5. Kiểm soát tốt rủi ro tín dụng bán lẻ ...................................................... 60
2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho......... 61

2.3.1. Các nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng .................................................. 61
2.3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ ........................... 61
2.3.1.2. Mạng lưới chi nhánh, kênh phân phối .................................................. 62
2.3.1.3. Chính sách, sản phẩm tín dụng ............................................................. 62
xvi


2.3.1.4. Chính sách khách hàng ......................................................................... 63
2.3.1.5. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 63
2.3.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin.............................................................. 64
2.3.2. Các nhân tố thuộc khách hàng ...................................................................... 64
2.3.2.1. Nhu cầu của khách hàng ....................................................................... 64
2.3.2.2. Trình độ của khách hàng ....................................................................... 65
2.3.3. Các nhân tố bên ngồi .................................................................................. 65
2.3.3.1. Mơi trường kinh tế ................................................................................ 65
2.3.3.2. Môi trường pháp lý ............................................................................... 65
2.3.3.3. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 66
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho ................ 67
2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 67
2.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 68
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 70
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI

EXIMBANK CHI NHÁNH MỸ THO .................................................................... 71
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................ 71
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang ....................................................... 71
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của Eximbank .................................. 72
3.1.2.1 . Các mục tiêu chung ............................................................................. 73

3.1.2.2 . Các mục tiêu cụ thể ............................................................................. 73
3.1.3. Mục tiêu phát triển của Eximbank Mỹ Tho .................................................. 75
3.1.4. Phân tích SWOT tại Eximbank Mỹ Tho ....................................................... 76
3.2. Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho ................................ 78
3.2.1. Giải pháp phát triển mạng lưới kênh phân phối ........................................... 78
3.2.2. Giải pháp về hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu .......................... 79
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ .................. 81
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ ............................... 83
3.3. Kiến nghị .............................................................................................................. 84
3.3.1. Đề xuất với Hội sở kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................... 84
xvii


3.3.2. Kiến nghị với Hội sở Eximbank .................................................................... 85
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 86
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88
PHỤ LỤC

xviii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Từ viết tắt
NHBL

Ngân hàng Bán lẻ


TDBL

Tín dụng bán lẻ

NHTM

Ngân hàng Thương mại

TMCP

Thương mại cổ phẩn

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSTC

Tài sản thế chấp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

BĐS


Bất động sản

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

QHKH

Quan hệ khách hàng

CBNV

Cán bộ nhân viên

GTCG

Giấy tờ có giá

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Eximbank Mỹ Tho

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh

Chi nhánh Mỹ Tho

Mỹ Tho


xix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank Mỹ Tho năm 2017- 2019

30

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 – 2019

34

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Eximbank Mỹ Tho năm 2017-2019 38
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

40

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay liên quan BĐS của Eximbank Mỹ Tho năm
2017 - 2019

42

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động cho vay Ô Tô của Eximbank Mỹ Tho

44

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 2019

46


Bảng 2.8: Kết quả hoạt động cho vay SXKD của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 2019

48

Bảng 2.9: Kết quả sản phẩm bảo lãnh của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 -2019

49

Bảng 2.10: Kết quả sản phẩm thẻ tín dụng tại Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019
50
Bảng 2.11: Qui mô tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

51

Bảng 2.12: Sản phẩm TDBL khách hàng đã từng/đang vay tại Eximbank Mỹ Tho 52
Bảng 2.13: Trình độ học vấn CBNV Eximbank Mỹ Tho

56

Bảng 2.14: Danh mục sản phẩm TDBL của Eximbank Mỹ Tho và một số NHTM
khác

59

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL tại Eximbank Mỹ Tho

60

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển hoạt động TDBL của Eximbank Mỹ Tho năm

2020 - 2022

75

xx


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 -2019

31

Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn của Eximbank Mỹ Tho

31

Biểu đồ 2.3: Kết quả huy động vốn theo loại tiền của Eximbank Mỹ Tho

32

Biểu đồ 2.4: Kết quả huy động vốn theo thành phần kinh tế của Eximbank Mỹ Tho
năm 2017 - 2019

33

Biểu đồ 2.5: Tình hình cho vay của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

34

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

35
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng của Eximbank Mỹ Tho
năm 2017 - 2019

36

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền của Eximbank Mỹ Tho

37

Biểu đồ 2.9: Tình hình nợ xấu của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 - 2019

38

Biểu đồ 2.10: Kết quả hoạt động cho vay liên quan BĐS của Eximbank Mỹ Tho
năm 2017 - 2019

42

Biểu đồ 2.11: Kết quả hoạt động cho vay Ô tô của Eximbank Mỹ Tho

45

Biểu đồ 2.12: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Eximbank Mỹ Tho năm
2017 - 2019

46

Biểu đồ 2.13 Kết quả hoạt động cho vay SXKD của Eximbank Mỹ Tho năm 2017 2019


48

Biểu đồ 2.14: Kết quả khảo sát nhận thức về phát triển TDBL của CBNV Eximbank
Mỹ Tho

57

Biểu đồ 2.15: Kết quả khảo sát sự trung thành trong phát triển TDBL của CBNV
Eximbank Mỹ Tho

58

xxi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến trình
đổi mới nền kinh tế của Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận những
thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra khơng ít thách thức khi các
ngân hàng nước ngồi được phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trong nước.
Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngày càng
gay gắt đã đặt các NHTM Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinh doanh,
tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hố nhóm khách hàng mục tiêu,
Eximbank cũng khơng thể nằm ngồi xu thế đó.
Eximbank vốn là một trong những NHTM đi đầu trong thanh toán xuất nhập
khẩu, cho vay bán bn và kinh doanh ngoại tệ, nhóm khách hàng truyền thống của
Eximbank chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hiện nay cục diện đã có
nhiều thay đổi, khi mà các NHTM khác đã từng bước lớn mạnh về quy mơ, tiềm lực
tài chính và phương thức quản lý, phục vụ đã lơi kéo nhóm khách hàng truyền thống

của Eximbank rất gay gắt.
Chính những điều kiện khách quan trên đã đặt Eximbank trong đó có Eximbank
Mỹ Tho vào thế phải tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, thay đổi chiến lược kinh doanh và
nhóm khách hàng mục tiêu. Để có thể cạnh tranh được với các NHTM năng động
trong nước cũng như các ngân hàng nước ngồi vốn có ưu thế mạnh về mảng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, Eximbank Mỹ Tho đã xác định chiến lược kinh doanh theo
định hướng chung của Hội Sở làphát triển mạnh hoạt động TDBL để gia tăng thị
phần và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất
định như: dư nợ còn thấp, lợi nhuận chưa cao; chưa có phương án phát triển TDBL
hiệu quả . . . trong khi thị trường về TDBL trên địa bàn vẫn cịn rất nhiều tiềm
năng.Chính vì vậy tơi chọn đề tài“Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh Mỹ Tho” để nghiên cứu.

1


2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình, tài liệu nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát
triển TDBL ở các mức độ, khía cạnh khác nhau:
Lyudmila I. Chernikova, G. R. (2015), với bài viết “Chức năng và phát triển
ngân hàng bán lẻ ở Nga”. Bài viết nêu lên một số nội dung như: Các vấn đề thời sự
về phân khúc NHBL, phát triển thành công NHBL địi hỏi phải hồn thiện các kênh
quảng bá và phân phối sản phẩm dịch vụ, ngân hàng tự phục vụ và trực tuyến trên
Internet. . .
Nghiên cứu về dịch vụ NHBL ở Bang New York của Cassy Glesson và Akua
Soadwa (2008) đã tiến hành khảo sát 207 NHBL trên tồn bang để hiểu rõ thêm về
các hàng hóa và sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng này cung cấp cho khách hàng
và các DNVVN. Nghiên cứu đã chỉ ra hơn 10 sản phẩm mà các ngân hàng này cung
cấp, chi phí cũng như lợi nhuận mà các hoạt động này mang lại cho các ngân hàng

(từ dịch vụ chuyển tiền, cho vay, hỗ trợ thanh toán thuế thu nhập cá nhân…).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua,đãcómộtsốcơngtrìnhnghiêncứu về phát triển TDBL ta ̣i
NHTM cũng được một số các tác giả nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các cơng
trình này chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016, cụ thể:
Nguyễn Minh Hằng (2016).Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bắc Ninh.Luận văn thạc sĩ,Đại Kinh Tế
- Đại học Quốc Gia Hà Nội.Luận vănđã nêu ra được những thách thức và cơ hội
của NHTM trong thời kỳ hội nhập, chỉ ra được những nguyên nhân và các hạn
chế của hoạt động TDBL tại VPBank Bắc Ninh và đề ra các giải pháp triển
TDBL tại VPBank Bắc Ninh một cách hiệu quả.
Nguyễn Thị Minh Thảo (2016). Phát triển cho vay nhà ở đối với khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Luận án tiến sĩ, Đại học
Thương Mại, Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu sâu về sản phẩm cho vay nhà ở đối
với khách hàng cá nhân(là một sản phẩm của TDBL)tại BIDV Việt Nam, chỉ ra 2
thành công và 3 hạn chế cũng như làm rõ 13 nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong
2


hoạt động cho vay nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại BIDV. Đề tài đã đưa ra
được một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm cho vay nhà ở đối với khách hàng
cá nhân tại BIDV nói riêng và tại các NHTM khác nói chung.
Cho vay tiêu dùng là một sản phẩm quan trọng của TDBL, được Trần Thị Thanh
Tâm (2016) nghiên cứu trong bài viết “Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay tiêu
dùng“ đăng trên Tạp chí Tài chính. Trong bài viết của mình, tác giả đã phân tích
thực tế phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như đưa ra một số giải pháp để
phát triển sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.
Phạm Trường Giang (2014).Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Lăk. Luận văn thạc sĩ,Đại học
Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả

tín dụng, vận dụng vào việc đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đăk Lăk. Từ đó đưa ra những
giải pháp, chính sách để nâng cao hiệu quả tín dụng của chi nhánh này.
Vương Hồng Hà (2013).Phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam chi nhánh Bắc Giang.Luận văn thạc sĩ, Đại học Nơng nghiệp, Hà
Nội.Luận văn hướng đến phân tích để làm rõ những vấn đề đặt ra trong các hình
thức TDBL nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển TDBL tại BIDV Bắc
Giang một cách có hiệu quả.
Đồn Thị Hồng Nga (2010).Phát triển tín dụng bán lẻ đối với hộ gia đình của
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc
Dân, Hà Nội.Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng bán lẻ đối với
hộ gia đình và đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động
TDBL đối với hộ gia đình của BIDV Việt Nam trong thời gian qua và sự cần thiết
trong việc đưa ra định hướng, giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ đối với hộ gia
đình của BIDV Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm lại các cơng trình nghiên cứu trong nước có đề cập đếnphát triển các sản
phẩm của TDBL ở các NHTM khác, tác giả sẽ học hỏi và kế thừa.Tuy nhiên đến
nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đềtài “Phát triển tín dụng bán lẻtại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Tho”.Chính vì vậy, đây là
3


đề tài mới, chuyên sâu, không trùng lắp với các tài liệu, cơng trình đã được nghiên
cứu trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển TDBL
tại Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Mỹ Tho.
3.2. Mục tiêu cụ thể
− Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động TDBL của NHTM;

− Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDBL tại
Eximbank Mỹ Tho từ năm 2017 đến 2019.
− Đề xuất giải pháp phát triển TDBL tại Eximbank Mỹ Tho trong giai đoạn 2020 2025
4. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho.
5. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Eximbank Mỹ Tho.
− Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2017 đến 2019.
− Phạm vi nội dung:Hoạt động TDBLtại Eximbank Mỹ Tho.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
− Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Nghiên cứu các dữ liệu, thu thập và tổng hợp
qua sách báo, tài liệu, internet, các cơng trình nghiên cứu trước đây... (thông tin thứ
cấp) về hoạt động phát triển TDBL tại ngân hàng TMCP; chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước; Kinh nghiệm phát triển TDBL của một số ngân hàng trong
nước.
− Phương pháp thống kê mô tả:Dùng phương pháp này để thống kê số liệu cụ thể về
các vấn đềphát triển TDBL tại NHTM nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng
phát triển TDBLcủa NHTM, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

4


− Phương pháp thống kê phân tích:Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên
của Eximbank Mỹ Tho, Báo cáo thống kê của NHNN tỉnh Tiền Giang, tạp chí
chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng phát
triển TDBL tại Eximbank Mỹ Tho.
− Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh kết
quả của hoạt động TDBL tại Eximbank Mỹ Thovới phương hướng, nhiệm vụ đã

được đề ra trong từng thời kỳ. Nêu ra được những mặt cịn tồn tại, khó khăn, từ đó
đề xuất các giải pháp phù hợp.
− Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn chuyên gia là những cán bộ quản
lý của ngân hàng phụ trách phát triển mảng TDBL để thảo luận đề xuất giải pháp
phát triển dịch vụ TDBL của Eximabank Mỹ Tho.
7. Đóng góp của luận văn
− Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển TDBL của NHTM.
− Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển TDBL của NHTM trong và ngồi nước từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Eximbank.
− Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDBL tại
Eximbank Mỹ Tho, từ đó đề xuất một số giải để phát triển TDBL tại Eximbank Mỹ
Tho trong giai đoạn 2020 - 2025.
8. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc gồm Phần mở đầu, Phần nội dung và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
cứu được chia thành 03 chương với nội dung cụ thể, như sau:
− Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại.
− Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho.
− Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Eximbank Mỹ Tho.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNGBÁN LẺ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 1 trình bày kiến thức tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động
tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Từ đó xác định vai trị và sự cần thiết
cần phải đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ trong những chương tiếp theo.

1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm ngân hàng thương mại đã được đề cập và định nghĩa rõ trong luật các
tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân” và “Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh
toán qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp
luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.1.2. Đặc điểm về ngân hàng thương mại
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế với xu hướng ngày càng hội nhập thì một
NHTM thường phải có các đặc điểm, chức năng sau:
− Trung gian tài chính: là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một NHTM
thể hiện bản chất và nhiệm vụ chính của NHTM, đồng thời là hoạt động quan trọng
trong nền kinh tế vì ngân hàng với vai trị trung gian, đứng ra tập trung, huy động
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn này để cho
6


vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và đầu tư cho các ngành kinh tế và vốn
tiêu dùng trong xã hội.
− Trung gian thanh toán: là chức năng của NHTM giúp làm giảm bớt lượng tiền
mặt đang lưu hành trên thị trường, đồng thời gia tăng khối lượng thanh toán bằng
chuyển khoản. Điều này dẫn đến hoạt động của ngân hàng đã góp phần giảm bớt
nhiều chi phí cho đất nước trong việc in, vận chuyển và bảo quản tiền mặt cũng như

những chi phí phát sinh trong giao dịch thanh toán của nền kinh tế.
− Cung ứng dịch vụ ngân hàng: đây là chức năng phát sinh trong quá trình phát
triển của hệ thống NHTM trong nền kinh tế nhằm gia tăng tiện ích phục vụ khách
hàng. Một số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến như các dịch vụ
về ngân quỹ, kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tư vấn đầu tư, ngân hàng điện tử,
v.v…
1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 ngày 16 tháng 06 năm 2010,
tại Điều 4 có nêu “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:Có sự chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng; Sự chuyển nhượng này có thời hạn;
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.
1.1.2.2. Đặc điểm về tín dụng ngân hàng
Về chủ thể bao giờ cũng có hai bên tham gia: Bên cho vay - là người có tài sản
chưa dùng đế n, muố n cho người khác sử du ̣ng để thỏa mãn mô ̣t số lơ ̣i ić h của miǹ h
và Bên vay – là người đang cầ n sử du ̣ng tài sản đó để thỏa mañ nhu cầ u của mình
(về kinh doanh hoă ̣c vố n).
Hiǹ h thức pháp lý của viê ̣c cho vay đươ ̣c thể hiê ̣n dưới da ̣ng hơ ̣p đồ ng tiń du ̣ng.
Sự kiê ̣n cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành
vi hoàn trả mô ̣t số tiề n (hay tài sản) nhấ t đinh
̣ là các vâ ̣t cùng loa ̣i.

7


Viê ̣c cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiê ̣m giữa người cho vay đố i với
người đi vay về khả năng hoàn trả tiề n vay.

1.1.3. Khái niệm về phát triển tín dụng bán lẻ
1.1.3.1. Khái niệmtín dụng bán lẻ
Tín dụng bán lẻ là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối
tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, các DNVVN một khoản tiền để sử
dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn
trả cả gốc và lãi.
1.1.3.2. Khái niệm phát triển tín dụng bán lẻ
Khái niệm phát triển xuất hiện khá nhiều trong xã hội, gắn liền với nhiều chủ
thể, sự vật khác nhau.
Theo từ điển Oxford, phát triển được hiểu là một sự vật dần dần lớn hơn, tiến bộ
hơn, mạnh mẽ hơn...
Phát triển, trong Từ điển tiếng Việt, được hiểu là “biến đổi hoặc làm cho biến
đổi theo chiều hướng tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn
giản đến phức tạp...“
Trong “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, phát triển được
hiểu là “quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật”, thường gắn liền với sự biến đổi
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu phát triển là thuật ngữ để chỉ sự thay đổi
theo hướng tích cực, đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, tiến bộ hơn, tốt hơn, hiệu
quả hơn của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Kết hợp giữa khái niệm phát triển và khái niệm TDBL, có thể hiểu phát triển
TDBL là việc các ngân hàng hướng đến mở rộng hoạt động TDBL cả về chiều rộng
(gia tăng quy mô) và chiều sâu (nâng cao chất lượng của TDBL và gia tăng thu
nhập cho ngân hàng). Việc phát triển TDBL trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu
cấp thiết của các NHTM khi mà TDBL ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với
các NHTM, đặc biệt là những ngân hàng đi theo định hướng NHTM bán lẻ với đối
tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và DNVVN.
8



1.1.3.3. Đặc điểm về phát triển tín dụng bán lẻ
Đối tượng khách hàng của TDBL là các cá nhân, hộ kinh doanh, DNVVN, đây
là các thành phần kinh tế năng động, nhạy bén, nhưng kém ổn định và thiếu bền
vững trong kinh doanh. Chất lượng các thơng tin tài chính của các khách hàng này
thường khơng cao, khó xác định, đối với các DNVVN các báo cáo tài chính thường
khơng được kiểm toán.
Nhu cầu được cấp TDBL của khách hàng chịu tác động mạnh và phục thuộc lớn
vào chu kỳ kinh tế; tăng mạnh trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập
cao, chi tiêu tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao; ngược
lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng rất nhiều cá nhân, hộ gia đình hạn chế
vay mượn tiêu dùng, các DNVVN nhanh chóng thu hẹp sản xuất.
Chi phí cho TDBL lớn hơn mức bình qn chung, do các khoản vay nhỏ lẻ,
lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn; do nhu cầu sử
dụng nguồn vốn trung dài hạn cao nên chi phí vốn cao. Tuy nhiên, đây là một trong
các khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tín dụng bán lẻ được đánh giá là có tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản
của ngân hàng.Tài sản đảm bảo của TDBL phong phú, phức tạp về tính chất pháp
lý.Tuy nhiên, mỗi giao dịch TDBL thường có giá trị nhỏ, nên mức ảnh hưởng của
các khoản vay này cũng không lớn đối với hoạt động tổng thể của ngân hàng.Số
lượng khách hàng lớn, nên rủi ro được phân tán cho nhiều người.
1.2. Vai trò của phát triển tín dụng bán lẻ
1.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội
Cũng như hoạt động tín dụng nói chung, TDBL có vai trị quan trọng trong q
trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như sau:
− Tín dụng bán lẻgóp phần đẩy mạnh q trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn, để các cá nhân, hộ kinh doanh, cácDNVVNmở rộng sản xuất hàng
hóa, dịch vụ, giải quyết khối lượng lớn cơng ăn việc làm, nâng caovai trò của các
thành phần kinh tế này trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP.
− Tín dụng bán lẻgóp phần kích cầu tiêu dùng với các sản phẩm cho vay mua

nhà ở, ôtô, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình … phù hợp với khả năng chi trả
9


của khách hàng, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thơng qua các loại thẻ nội địa và
quốc tế, kích thích người dân tăng cường chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp
đầu tư gia tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
− Tín dụng bán lẻgóp phần đẩy lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nhiều
nơi: kênh TDBL được khai thông, giúp các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, các
DNVVN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, hạn chế được
nạn cho vay nặng lãi ở nhiều nơi.
1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng
Tín dụng bán lẻ là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới. TDBL giúp cho các ngân hàng đa dạng hóa
kinh doanh, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, cung ứng dịch vụ chất lượng cao
cho khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.
Trên góc độ tài chính, TDBL góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng,
gia tăng hiệu quả kinh doanh cho các NHTM.TDBL là một trong hai bộ phận trong
nghiệp vụ cho vay của NHTM bên cạnh cho vay bán buôn, phát triển TDBL sẽ góp
phần đẩy nhanh dư nợ, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHBL nói chung và TDBL nói riêng yêu cầu
các ngân hàng đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin, cải tiến chất lượng sản
phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối đa dạng, rộng khắp, phục vụ một lượng
khách hàng bán lẻ đông đảo.
1.2.3. Đối với khách hàng
Tín dụng bán lẻ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và phục vụ đời sống của các đối tượng khách hàng bán lẻ. Kênh TDBL được khai
thông, giúp các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, các DNVVN dễ dàng tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi ở nhiều
nơi.

Phát huy tối đa nội lực khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, DNVVN, khai thác
hết tiềm năng về lao động, đất đai, hàng hóa, máy móc, nhà xưởng … một cách hợp
lý và có hiệu quả nhất.

10


Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện
nâng cao dân trí, hình thành những thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng
hiện đại, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú.Vì thế, các ngân hàng hiện
nay khơng ngừng nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu
kỹ nhu cầu khách hàng, căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm
phổ biến hiện nay gồm:
1.3.1. Cho vay bất động sản
Cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợp
thức hóa nhà đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở. . . chủ yếu dành cho đối tượng là
khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định, chắc chắn.
1.3.2. Cho vay mua ô tô
Là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ô tô mới hoặc đã qua sử
dụng của các khách hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh.
1.3.3. Cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêunhững
khoản chi cần thiết như: mua sắm nội thất, du lịch, khám chữa bệnh......(không liên
quan đến mua bán bất động sản, xây và sửa chữa nhà, mua ô tô). Đối tượng khách
hàng của cho vay tiêu dùng thường là những người có thu nhập khơng nhất thiết
phải ở mức cao nhưng phải ổn định, chủ yếu là các cơng nhân viên chức hưởng
lương và có việc làm ổn định, đây là nhóm đối tượng khách hàng có số lượng rất

đông và nhu cầu vay tiêu dùng cũng rất lớn.
1.3.4. Cho vay sản xuất kinh doanh
Là việc cấp tín dụng cho các khách hàng có hoặc khơng có đăng ký kinh doanh
theo qui định của pháp luậtđể bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh
doanh như: thanh tốn chi phí mua ngun vật liệu, hàng hóa, chi phí nhân cơng,...
Thơng thường loại hình vay này ngân hàng thường cho áp dụng phương thức cho
vay hạn mức tín dụng hoặc cho vay theo món.
11


1.3.5. Cho vay khác
Ngoài các sản phẩm TDBL chủ lực nêu trên thì Eximbank cịn triển khác các sản
phẩm cho vay khác để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng bao gồm: Bảo lãnh,
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay cầm cố GTCG do Eximbank phát hành,
cho vay cán bộ CNV Eximbank . . .
1.4. Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ
1.4.1. Tăng trưởng quy mơ tín dụng bán lẻ
− Tăng dư nợ TDBL: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động TDBL của một
ngân hàng. Dư nợ TDBL càng cao chứng tỏ hoạt động TDBL của ngân hàng
càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ TDBL thông qua tỷ lệ
tăng trưởng dư nợ TDBL.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL:
= (Dư nợ TDBL (t + 1)/Dư nợ TDBL năm t) * 100%
− Tăng trưởng doanh số TDBL: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay bán lẻ
trong một thời kỳ nhất định khơng kể khoản vay đó đã thu về hay chưa. Con số
này mang tính thời kỳ, thường theo tháng, quý hoặc năm, phản ánh một cách
khái quát nhất về hoạt động cho vay trong năm tài chính.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoạt động TDBL (%):

=


Doanh số TDBL năm nay-Doanh số TDBL năm trước
Doanh số TDBL năm trước

x100%

Chỉ tiêu này nhằm so sánh sự tăng trưởng của hoạt động TDBL qua các năm
để đánh giá khả năng cho vay và tình hình hoạt động TDBL của ngân hàng. Chỉ tiêu
này càng cao thì hoạt động TDBL của ngân hàng càng được mở rộng.Ngược lại thì
ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng cho TDBL.
− Tăng số lượng khách hàng TDBL:Tỷ lệ này tăng cho thấy khả năng thu hút
thêm số lượng khách hàng bán lẻ vay vốn của ngân hàng. Số lượng khách hàng
TDBL ngày càng tăng góp gia tăng doanh số, dư nợ cũng như thu nhập cho ngân
hàng.

12


Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng bán lẻ vay vốn
=

Số lượng KHBL vay vốn năm t-Số lượng KHBL vay vốn năm (t-1)
Số lượng KHBL vay vốn năm (t-1)

x100%

1.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ
Chất lượng dịch vụ TDBL được thể hiện qua mức độ hài lòng của khách hàng
khi sử dụng các sản phẩmTDBL của ngân hàng.Mức độ hài lòng của khách hàng
được xác định dựa vào việc khách hàng so sánh kết quả nhận được với kỳ vọng

trước khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ TDBL của ngân hàng.
Đánh giá mức độ hài lịng của khách hàng thường được thực hiện thơng qua
phương pháp khảo sát với nội dung bảng khảo sát được xây dựng dựa trên các nhân
tố từ phía ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng khi vay vốn
tại ngân hàng. Các yếu tố được khảo sát bao gồm: sản phẩm, chính sách cho vay,
thủ tục giấy tờ vay, phí, lãi suất cho vay; thái độ nhân viên; cơ sở vật chất . . .
Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng chính là
yếu tố quyết định cho sự ra đời hay kết thúc của một sản phẩm tín dụng. Việc đánh
giá mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về thói quen,
hành vi và cảm nhận của khách hàng, từ đó ngày càng hồn thiện hơn các sản phẩm
tín dụng của ngân hàng.
1.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng bán lẻ
Nhân lực chủ yếu của TDBL ngoài cấp quản lý thì cán bộ tín dụng, cán bộ
QHKH là những người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn của ngân hàng từ khi cho
vay cho đến khi tất toán hợp đồng vay vốn. Xã hội phát triển đòi hỏi chất lượng
nhân sự ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời, hiệu quả với các tình huống khác
nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng mềm khác sẽ giúp cho ngân hàng ngăn
ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một
khoản tín dụng.

13


1.4.4. Hồn thiện sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có và phát triển những sản
phẩm mới
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động TDBL, các ngân hàngphải
luôn quan tâm đến nhu cầu khách hàng để không ngừng hồn thiện, cải tiến các sản
phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm tín dụng mới, đa dạng hóa danh mục sản
phẩm. Một danh mục sản phẩm TDBL đa dạng sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa

chọn, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng trên thị trường.Mức độ
đa dạng hoá sản phẩm TDBL phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu quan
trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Tùy theo
mục tiêu phát triển TDBL trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi
cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp. Sản phẩm TDBL càng đa đạng, ngân hàng càng
khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần,
gia tăng lợi nhuận.
1.4.5. Kiểm soát tốt rủi ro tín dụng bán lẻ
Đây là một yếu tố quan trọng đối với mọi ngân hàng, nó phản ánh mức độ rủi ro
mà ngân hàng sẽ phải đối mặt khi tập trung phát triển TDBL, đặc biệt là các ngân
hàng định hướng theo mơ hình bán lẻ. Các chỉ tiêu định lượng chủ yếu để kiểm soát
rủi ro của việc phát triển hoạt động TDBL là: Tỷ lệ nợ quá hạnTDBL; tỷ lệ nợ xấu
TDBL;
− Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng bán lẻ (%):

=

Dư nợ quá hạn TDBL
Tổng dư nợ TDBL

x100%

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá, khả năng quản lý hoạt động TDBL của
ngân hàng, tình hình thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay này. Tỷ lệ nợ
quá hạn càng cao thể hiện chất lượng TDBL của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
− Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu, theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là các
khoản nợ thuộc nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 (Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013). Dựa trên các quy định liên quan đến nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5,
có thể hiểu nợ xấu là những khoản nợ mang đặc điểm đã quá hạn trên 90 ngày hoặc


14


×