Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động đảng tỉnh đồng tháp thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Trang bìa
Trang lót bìa
Quyết định giao đề tài
Mục lục

i

Lời cam đoan

iv

Danh mục viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình vẽ

vii

Tóm tắt

viii



ABSTRACT

ix

PHẦN MỞ ĐẦU

x

1. Lý do chọn đề tài

x

2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngoài nước)

xi

3. Mục tiêu thực hiện đề tài

xii

4. Đối tượng nghiên cứu

xii

5. Phạm vi nghiên cứu

xii

6. Phương pháp nghiên cứu


xii

7. Đóng góp của luận văn

xiii

8. Kết cấu của luận văn

xiii

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ SỬ

1

DỤNG VỐN NSNN CẤP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẢNG TỈNH ĐỒNG
THÁP
1.1. Quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1

1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

1

1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước

2


1.1.3. Quản lý vốn ngân sách nhà nước

3

i


1.2. Quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng

3

1.2.1. Khái niệm

3

1.2.2. Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra

3

1.2.3. Cơ sở pháp lý

4

1.2.4. Vai trò việc quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong hoạt

5

động Đảng
1.2.5. Đặc điểm của vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng theo KQĐR


6

1.3. Nội dung quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng

6

1.3.1. Nội dung

6

1.3.2. Quy trình

6

1.3.3. Cơng tác kiểm tra, giám sát

10

1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt

12

động Đảng
1.4.1.

Xây dựng thước đo

12

1.4.2.


Trình tự đo lường

13

1.5. Nhân tố tác động đến quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho hoạt

14

động Đảng tỉnh Đồng Tháp
1.6. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm

14

1.7. Phương pháp quản lý ngân sách

18

1.7.1. Quản lý ngân sách theo hạng mục

18

1.7.2. Quản lý ngân sách theo chương trình

19

1.7.3. Quản lý ngân sách theo thực hiện

20


Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

22

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẢNG
TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp

22

2.1.1

22

Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

22

2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 -

23

2019
ii


2.1.2 Tổng quan hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp


24

2.1.3 Sơ lược về cơ chế, chế độ chính sách

30

2.1.4 Hiện trạng quy trình ngân sách cấp cho hoạt động Đảng

31

2.2. Phân tích các nhân tố tác động

32

2.2.1. Phân tích theo các tiêu chí

32

2.2.2. Phân tích các nhân tố tác động

39

2.3. Đánh giá việc chấp hành quy trình sử dụng vốn NSNN

39

2.4. Hạn chế và nguyên nhân

42


2.3.1. Hạn chế

42

2.3.2. Nguyên nhân

43

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ

45

DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO HOẠT ĐỘNG
ĐẢNG TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Định hướng

45

3.1.1 Mục tiêu

45

3.1.2 Phương hướng

45

3.1.3 Dự báo nhu cầu

45


3.1.4 Quan điểm định hướng

45

3.2 Giải pháp

45

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách

46

3.2.2. Đổi mới trong thực hiện quản lý NSNN.

50

3.3. Một số kiến nghị

68

PHẦN KẾT LUẬN

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

iii



iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross regional domestic product)

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSNN

Ngân sách nhà nước

KQĐR

Kết quả đầu ra

NSNN

Ngân sách nhà nước

TPHCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VPTU

Văn phịng Tỉnh ủy

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.2: Dự tốn kinh phí của hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.3: Các khoản chi thường xuyên của hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.4: Khả năng tự chủ kinh phí của hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.5: Phân phối kinh phí tiết kiệm được giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho
hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 3.1: Sự ủng hộ áp dụng phương thức quản lý sử dụng vốn NSNN dựa trên
KQĐR

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình phân bổ ngân sách theo KQĐR
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.2: Cơ cấu GRDP theo ngành ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019
Hình 2.3: Trụ sở Văn Phịng Tỉnh ủy
Hình 2.4: Trụ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Hình 2.5: Trụ sở Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy
Hình 2.6: Trụ sở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Hình 2.7: Trụ sở Ban Dân vận Tỉnh ủy
Hình 2.8: Trụ sở Ban Nội chính Tỉnh ủy
Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài
Hình 3.2: Các yếu tố điều kiện cho việc áp dụng phương thức quản lý sử dụng vốn
NSNN cấp cho hoạt động của Đảng tỉnh Đồng Tháp dựa trên KQĐR
Hình 3.3: Thời gian thích hợp để áp dụng phương thức quản lý sử dụng vốn NSNN
cấp cho hoạt động của hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp dựa trên KQĐR

vii


TÓM TẮT
Luận văn với đề tài “Quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt
động Đảng tỉnh Đồng Tháp” có thể được tóm tắt với các nội dung sau:
Lý do chọn đề tài: Quy trình phân bổ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động
của Đảng tỉnh Đồng Tháp vẫn cịn nhiều bất cập. Kinh phí được lập theo từng năm,
chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức. Dẫn
đến hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn NSNN còn thấp; phân bổ nguồn lực dàn trải,
phân bổ kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan tâm đến kết quả đầu ra.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính (Trong đó sử dụng các phương
pháp con là: Thu thập thông tin từ số liệu thứ cấp, thống kê và phỏng vấn sâu).
Kết quả nghiên cứu: Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng việc Quản lý sử dụng
vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2019. Đồng thời

đưa ra các giải pháp nhằm để quy trình cấp vốn NSNN cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng
Tháp trong thời gian tới ngày càng tốt hơn.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan Đảng
và vốn ngân sách nhà nước, bởi nếu được đưa vào thực tiễn sẽ góp phần giao quyền
tự chủ cho đơn vị, đồng thời ngân sách nhà nước chỉ chi trả cho kết quả đầu ra. Sẽ
giảm được những khoản thất thốt khơng cần thiết.

viii


ABSTRACT
Thesis with the topic "Managing and using State budget funds for Party
activities in Dong Thap province" can be summarized with the following contents:
The reason for choosing the topic: The process of state budget allocation for the
activities of the Party of Dong Thap province is still inadequate. Funding is set up
each year, not tied to the implementation of the key tasks of the organization. This
leads to the low efficiency of state budget allocation and use; allocating resources is
spread, funding is only based on inputs, not paying attention to outputs.
Research methodology: Qualitative methods (in which sub-methods are used:
Collect information from secondary data, statistics and in-depth interviews).
Research results: The topic evaluates and analyzes the current situation of the
management and use of state budget capital allocated to the Party's activities in Dong
Thap province in the period 2017-2019. At the same time, offering solutions to better
the process of funding the State budget for Dong Thap Party activities in the coming
time.
Conclusion: The research results have important implications for the Party
agencies and the state budget capital, because if put into practice, it will contribute to
delegating autonomy to the units, and the state budget only pay for outputs.
Unnecessary losses will be reduced.


ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng
Tháp theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp đòi hỏi hoạt
động của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nói chung, của Văn phịng Tỉnh ủy (VPTU) Đồng
Tháp nói riêng phải có nhiều đổi mới.
Các đơn vị khối Đảng tỉnh Đồng Tháp là cơ quan tham mưu, đề xuất chủ trương,
chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, đối ngoại, quản lý tài chính của
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Về quản lý NSNN cấp, Các đơn vị khối Đảng tỉnh Đồng
Tháp thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Giai đoạn 2017 - 2019, bình quân mỗi năm
ngân sách nhà nước (NSNN) cấp kinh phí cho hoạt động của Đảng tỉnh Đồng Tháp
là 195 tỷ đồng (VPTU Đồng Tháp, 2020).
Tuy nhiên, quy trình phân bổ ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho hoạt động
của Đảng tỉnh Đồng Tháp vẫn cịn nhiều bất cập. Kinh phí được lập theo từng năm,
chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức (VPTU
Đồng Tháp, 2020). Dẫn đến hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn NSNN còn thấp;
phân bổ nguồn lực dàn trải, phân bổ kinh phí chỉ dựa trên đầu vào chứ chưa quan tâm
đến kết quả đầu ra (KQĐR).
Cải cách tài chính cơng theo hướng sử dụng NSNN hiệu quả được xác định là
trọng tâm của Chương trình cải cách hành chính nhà nước tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2010 – 2020 và định hướng 2025. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và
sử dụng tốt nhất nguồn NSNN tại các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh
Đồng Tháp là việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, và là cán bộ công chức đang làm công tác chuyên
môn về quản lý, sử dụng vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp, tác

giả quyết định chọn đề tài “Quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt
động Đảng tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ.
x


2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan (trong và ngồi nước)
Trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về phân bổ NSNN cho hoạt
động của các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như phân bổ NSNN cho chi tiêu
công. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên
cứu chun sâu về cơng tác quản lý NSNN cho hoạt động Đảng cũng như những yếu
tố điều kiện cho việc áp dụng phương thức quản lý vốn NSNN cấp cho hoạt động
Đảng tỉnh Đồng Tháp. Do vậy, để làm cơ sở hình thành khung phân tích của đề tài
tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu về phân bổ NSNN cho chi tiêu công.
Nghiên cứu của Bùi Đại Dũng (2007) về thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước
trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam. Tác giả đã vận dụng khung chi tiêu
ngân sách trung hạn để đề xuất một số giải pháp phân bổ NSNN tại Việt Nam như:
(1) Đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ
cơng; (2) Cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả; tách việc quản lý nhà
nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng; (3) Tăng
cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngồi
ngân sách.
Nghiên cứu của Sử Đình Thành và Trần Thị Thanh Hương (2007) về luận cứ
khoa học phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Mục đích nghiên cứu của
đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc soạn lập ngân sách và quản lý chi tiêu cơng tại
Việt Nam, từ đó nêu ra những tồn tại, bất cập chủ yếu do phương thức lập ngân sách
và quản lý chi tiêu công dẫn đến. Đưa ra một số giải pháp hỗ trợ để vận dụng phương
thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra vào Việt Nam nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số hạn chế của phương pháp phân bổ NSNN
theo đầu vào hiện đang áp dụng ở Việt Nam là hệ thống phân bổ chỉ tập trung ở việc

phân bổ tài chính mà chưa yêu cầu phải cung cấp lượng hàng hóa dịch vụ hành chính
cơng “là bao nhiêu” để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nghiên cứu cũng làm rõ những ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo
KQĐR gắn với khung chi tiêu ngân sách trung hạn đã được minh chứng có nhiều
điểm nổi trội trong thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia như Singapore, Nhật Bản.
xi


Đó là: Kỷ luật tài khóa tổng thể tích cực; Tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của các
hoạt động do NSNN tài trợ; Ngân sách được phân bổ và sử dụng cho các chiến lược
ưu tiên.
Nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hồi và Tơ Hồng Thủy (2017) về quản lý NSNN
cho hoạt động đối ngoại tại tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu một số cán bộ công chức và chuyên viên liên quan đến quản lý và sử
dụng NSNN cho hoạt động đối ngoại của tỉnh Kiên Giang để tìm hiểu chi tiết về quy
trình quản lý, phương thức quản lý, quan điểm đánh giá về ưu nhược điểm và nguyên
nhân dẫn đến những ưu nhược điểm trong công tác quản lý NSNN cho hoạt động
ngoại giao của tỉnh Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân sách chỉ được lập cho từng năm nên chưa thể
hiện được chiến lược chi tiêu. Do khơng có sự so sánh mang tính chất định lượng
giữa kết quả đạt được với kết quả chi ngân sách nên không chú trọng đến hiệu quả
phân bổ nguồn lực và hiệu quả cung ứng hàng hóa cơng.
3. Mục tiêu thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ưu, nhược điểm của quy trình cấp vốn
NSNN cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp, tìm hiểu nguyên nhân của những ưu
nhược điểm đó. Đưa ra giải pháp nhằm để quy trình cấp vốn NSNN cho hoạt động
Đảng tỉnh Đồng Tháp ngày càng tốt hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình cấp vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp.
5. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Các chủ thể liên quan đến quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho
hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp.
Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong 3
năm (năm 2017 đến hết năm 2019) từ báo cáo tổng kết, quyết toán, thu chi NSNN
hàng năm của UBND tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu phỏng vấn được thu thập trong thời
gian từ tháng 03/2020 đến tháng 6/2020.
6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính
Trong đó sử dụng các phương pháp con là: Thu thập thông tin từ số liệu thứ
xii


cấp, thống kê và phỏng vấn sâu.
7. Đóng góp của luận văn
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chưa có nghiên cứu nào liên quan
đến quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp, đây là hoạt
động khác biệt hơn so với đơn vị các đơn vị hành chính khác, đây chính là khoảng
trống nghiên cứu mà đề tài này cần phải giải quyết.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục bảng số liệu, các từ viết tắt và các đồ thị, phần phụ
lục có liên quan, luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho hoạt
động Đảng tỉnh Đồng Tháp
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho
hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho
hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp.

xiii



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN NSNN CẤP CHO HOẠT
ĐỘNG ĐẢNG TỈNH ĐỒNG THÁP

1.1. Quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN)
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước (NSNN)
Thuật ngữ “ngân sách” xuất xứ từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa vào thế kỷ XVII và XIX, có nghĩa là chiếc túi của nhà vua chứa tiền
để sử dụng cho những khoản chi tiêu công cộng. Thời bấy giờ, các khoản chi tiêu cho
cơng cộng và các khoản chi tiêu cho hồng gia được sử dụng chung nguồn ngân sách
này mà khơng có sự phân biệt rõ ràng. Khi Nhà nước tư sản ra đời, nền kinh tế phát
triển, giai cấp tư sản yêu cầu phải tách biệt rõ ràng các khoản chi tiêu phục vụ hoạt
động của nhà nước và các khoản chi tiêu của những cá nhân làm việc trong bộ máy
nhà nước từ nguồn ngân sách chung. Vì vậy, thuật ngữ NSNN được hình thành và sử
dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Cho đến nay, có nhiều quan niệm về NSNN do các cách tiếp cận khác nhau.
Trong thực tiễn, ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một đơn vị trong một
thời gian nhất định. Một bảng tính tốn các chi phí để thực hiện một kế hoạch, hoặc
một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể
đó là Nhà nước thì được gọi là NSNN.
Theo quan điểm của các nước hiện nay, NSNN hay ngân sách Chính phủ là tài
liệu Chính phủ trình bày dự tốn các khoản thu và chi tiêu của Chính phủ cho một
năm tài chính, thường được thơng qua bởi cơ quan lập pháp. NSNN cũng được gọi là
báo cáo tài chính hàng năm của đất nước. Tài liệu này ước tính các khoản thu của
1



Chính phủ và chi tiêu Chính phủ trong năm tài chính tiếp theo.
Ở Việt Nam, Luật NSNN (2015) định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy, có thể hiểu NSNN là một kế hoạch thu - chi của
Nhà nước cho từng năm ngân sách và nội dung kinh tế của NSNN phản ánh các quan
hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thơng qua
q trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước trên cơ sở luật định. Nguồn: Quốc hội (năm 2015), Luật NSNN
1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước (NSNN)
Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc
thống nhất, tập trung dân chủ. NSNN Việt Nam được tổ chức theo hai cấp: ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm ngân sách
cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã (Luật NSNN, năm 2015). Ngân
sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi
quan trọng. Ngân sách cấp dưới được trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chịu sự chi phối
của ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình. Mỗi cấp chính
quyền (tỉnh, huyện, xã) được quyền chi phối ngân sách cấp mình.
Quản lý NSNN ở Việt Nam được phân cấp như sau: Chính phủ giao nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân
sách gồm thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách; phân cấp nguồn thu và phân
cấp nhiệm vụ chi; trách nhiệm của các cấp trong chu trình ngân sách. Để thực hiện
mục tiêu chung về chính sách phát triển, đảm bảo công bằng và phát triển cân đối
giữa các vùng, các địa phương. Trong trường hợp có sự mất cân đối vùng miền hay
thực hiện mục tiêu của trung ương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung cho ngân sách
địa phương. Khoản bổ sung này là nguồn thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ
quan cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thì phải chuyển kinh phí
cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Để việc phân cấp quản lý NSNN
đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã

2


hội, quốc phòng và an ninh của quốc gia và năng lực quản lý của các cấp; đảm bảo
vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính độc lập của ngân sách địa phương
trong hệ thống NSNN thống nhất, đồng thời thực hiện nguyên tắc công bằng trong
phân cấp NSNN. Nguồn: Quốc hội (năm 2015), Luật NSNN
1.1.3. Quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước là: Quản lý thu, chi Ngân sách
nhà nước là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan sử dụng hệ thống
các phương pháp, công cụ quản lý tác động đến các hoạt động chi Ngân sách nhà
nước phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội.
1.2.

Quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng

1.2.1. Khái niệm: quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng là việc
quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do
Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện
phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách
của đơn vị mình và cơng tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán
cấp dưới trực thuộc theo quy định. Nguồn: Quốc hội (2015), Luật NSNN
Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự
toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III
(trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách của đơn vị mình và cơng tác kế tốn
và quyết tốn của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định. (Luật NSNN, năm
2015).

Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự
toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện cơng
tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách
trực thuộc (nếu có) theo quy định. Nguồn: Quốc hội (2015), Luật NSNN
1.2.2. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra
3


Quản lý ngân sách theo KQĐR là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ
sở tiếp cận là thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá nguồn lực tài chính nhằm đạt
được những mục tiêu chiến lược phát triển. Phân bổ NSNN theo KQĐR là phương
thức phân bổ ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân phối
và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu
chiến lược phát triển (Sử Đình Thành, 2005).
1.2.3. Cơ sở pháp lý
Thông tư liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2004
của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương (nay là Văn phòng Trung ương) và Bộ Tài
chính;
Thơng tư số 1539/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước đối với các cơ quan Đảng
cộng sản Việt Nam.
Chế độ kế toán thực hiện theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính và
Quyết định số 2233-QĐ/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng;
Quy định số 09-QĐ/VPTW ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Trung
ương Đảng;
Luật ngân sách Nhà nước; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… và các
văn bản hướng dẫn thực hiện.
Cơng khai tài chính thực hiện theo Quyết định số 1494-QĐ/BTCQTTW ngày 28
tháng 11 năm 2004 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương (nay là Văn phịng Trung
ương Đảng), Thơng tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài

chính, Quyết đinh số 3869-QĐ/VPTW ngày 21 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng
Trung ương Đảng.
Theo quy định về tài chính Đảng tại Thơng tư liên tịch số 216/2004/TTLTBTCQT-BTC ngày 29/3/2004 Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính Đảng
(Ban Tài chính quản trị - Bộ Tài chính, 2004) có quy định:
Tài chính, tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam do Đảng thống nhất quản lý,
điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với phân cấp quản lý, đảm bảo
4


tính độc lập tự chủ trong cơng tác quản lý ngân sách nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ của
từng cấp ủy và của toàn Đảng.
Trung ương Đảng quy định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài
sản của Đảng. Các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cấp
mình và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên trực tiếp. Các tỉnh ủy, thành
ủy thực hiện chức năng cơ quan tài chính của cấp ủy các cấp thừa ủy quyền cấp ủy
làm chủ sở hữu tài sản của Đảng.
NSNN các cấp có trách nhiệm đảm bảo cân đối kinh phí cho hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho hoạt động
của các cấp ủy và các cơ quan của cấp ủy ở địa phương theo phân cấp của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh. Sở Tài chính phối hợp với Văn phịng Tỉnh ủy giúp UBND và Ban
Thường vụ tỉnh, thành ủy xây dựng phương án phân cấp ngân sách cho các huyện ủy,
quận ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo một
trong hai phương án sau đây:
+ Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc
ngân sách đảng cấp tỉnh.
+ Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh là đơn vị dự toán thuộc
ngân sách cấp huyện.
Các nguồn kinh phí khác (chi đầu tư xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học,
chương trình mục tiêu quốc gia, …) thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các
văn bản hướng dẫn.

Niên độ thực hiện: ngân sách đảng theo niên độ NSNN
(Nguồn: Ban Tài chính quản trị - Bộ Tài chính, 2004)
1.2.4. Vai trị việc quản lý sử dụng vốn NSNN trong hoạt động Đảng
Tài chính trong tổ chức Đảng là những hoạt động thu, chi bằng tiền của tổ chức
Đảng cho hoạt động thường xuyên của tổ chức, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ mà
Đảng giao phó. Nguồn tài chính cho hoạt động của các tổ chức Đảng do NSNN cấp
toàn bộ hoặc cấp một phần. Điều 8 Luật ngân sách 2015 có quy định “NSNN đảm
bảo cân đối kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị”. Nên việc quản lý sử dụng
5


vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng giữ một vai trị hết sức quan trọng và cần thiết
góp phần quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong
quản lý chi tiêu công, đó là: tơn trọng kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả
nguồn lực tài chính theo mục tiêu; nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp hàng hóa
cơng.
1.2.5. Đặc điểm của vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng theo KQĐR
Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động Đảng tỉnh Đồng Tháp là nền tảng vững
chắc để tổ chức Đảng hoạt động và lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh của Tỉnh. Một hệ thống ngân sách vững chắc đóng vai trị cực kỳ quan
trọng trong việc bảo đảm mọi hoạt động chi tiêu của hoạt động Đảng, góp phần quản
lý nền kinh tế phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững đồng thời là một trong
những công cụ quan trọng để tổ chức chính trị thực hiện vai trị quản lý và điều tiết
nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
Theo hướng dẫn tại Thơng tư số 1539/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành
ngày 29-12-2017 quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với
các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam (cơ quan Đảng) thì NSNN cấp bằng hình thức
lệnh chi tiền và được cấp theo từng q. Đối với các đơn vị dự tốn khác thì được
cấp bằng dự toán, đây cũng là đặc điểm khác biệt mang tính đặc thù của khối Đảng
so với các đơn vị khác sử dụng vốn NSNN.

1.3. Nội dung quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng
1.3.1. Nội dung
Việc quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng gồm hai nội dung
chính là quản lý thu và quản lý chi hoạt động Đảng:
Quản lý thu gồm: thu Đảng phí, thu hoạt động các đơn vị sự nghiệp, thu ngân
sách nhà nước cấp;
Quản lý chi gồm chi cho hoạt động thường xuyên và hoạt động khơng thường
xun.
1.3.2. Quy trình
Phân bổ NSNN theo KQĐR u cầu các cơ quan Nhà nước và Chính phủ hoặc
6


Chính quyền địa phương phải thiết lập hệ thống thơng tin quản lý liên quan đến phân
bổ và sử dụng nguồn lực tài chính như các đầu ra, các đầu vào, chi phí tài trợ và mối
quan hệ giữa các đầu ra với các yếu tố đầu vào, những tác động của các yếu tố này
đến kết quả mong muốn của Chính phủ và phù hợp với mục tiêu chính sách (Sử Đình
Thành, 2005). Đầu ra gồm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước tạo ra cung cấp
cho xã hội. Đầu vào là những nguồn lực ngân sách được cơ quan nhà nước sử dụng
để thực hiện các hoạt động tạo nên đầu ra bao gồm vốn; công nghệ; tài nguyên...
(5)

Đầu vào

(6)

Quy trình

Đầu ra


(7)

Kết quả

(4)

Các yếu tố

(3) Tổ chức hoạt động (2)

Đầu ra là

đầu vào là gì?

như thế nào?

cái gì?

(1) Kết quả mong
muốn là gì?

Hình 1.1: Quy trình phân bổ ngân sách theo KQĐR
(Nguồn: Sử Đình Thành, 2005).
Kết quả dự kiến là mục tiêu của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương hoặc
cơ quan nhà nước cố gắng đạt được thông qua mua các đầu ra. Phân bổ NSNN theo
KQĐR đi từ việc đánh giá kết quả mong muốn, xác định đầu ra và qua đó hướng tới
tính toán các yếu tố đầu vào để lập dự toán và phân bổ nguồn lực tài chính.
Phân bổ NSNN theo KQĐR có những ưu điểm sau:
Nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu công bằng việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị
sử dụng ngân sách phải xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của đơn vị mình

cần cung cấp đầu ra là gì và tại sao? Nếu có, đó là những đơn vị nào và với mức chi
phí là bao nhiêu? Bằng cách nào để có thể tránh được những phần cơng việc kém
hiệu quả? Có cơ quan, đơn vị nào cung ứng đầu ra giống mình khơng?
Có sự gắn kết giữa đầu vào, đầu ra với chính sách của Chính phủ hoặc chính
quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước và các kết quả bằng việc tìm ra câu trả lời
cho các câu hỏi: Chất lượng các đầu ra có phù hợp với mục tiêu đề ra khơng? Thời
gian có đảm bảo khơng? Có đạt mục tiêu, kết quả và tác động như Chính phủ hoặc
7


chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước mong đợi khơng? Các đầu ra có đáp
ứng được những mong đợi về số lượng và chất lượng?
Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để tăng cường chất lượng và hiệu quả
hoạt động, nâng cao tính hiệu lực trong quá trình cung cấp sản phẩm đầu ra của khu
vực cơng, của các đơn vị sử dụng NSNN bằng việc trả lời các câu hỏi: Có sự trùng
lắp, mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị khơng? Các đầu
ra nên sử dụng bao nhiêu chi phí là hiệu quả nhất? Có những biện pháp nào có thể
thay thế để sản xuất ra đầu ra không? Từ đó có thể so sánh giữa việc tự tạo ra sản
phẩm đầu ra với những đầu ra được cung cấp thay thế xem phương án nào có tín hiệu
quả và hiệu lực hơn.
Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan đơn vị. Tạo
sự tin cậy cho các nhà tài trợ và mối quan hệ minh bạch giữa việc tài trợ của ngân
sách với các loại hàng hóa, dịch vụ cơng được cung cấp, chúng có đáp ứng được
những u cầu, mục tiêu chính sách đặt ra không?
Cung cấp đầy đủ thông tin nhằm thiết lập một thứ tự ưu tiên cho những chương
trình, dự án quốc gia phù hợp với những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, tạo ra sự phân bổ nguồn lực tốt nhất.
Các đầu ra được xác định chi tiết, cụ thể đã góp phần cải thiện chất lượng hàng
hóa cơng và xác lập mục tiêu hướng tới khách hàng sử dụng đầu ra rõ ràng hơn. Tính
trách nhiệm được nâng cao và quy định cụ thể, rõ ràng. Miêu tả chi tiết hơn những

nỗ lực đo lường và xác định số lượng đầu ra.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa cơng tác kế hoạch hóa lâu dài của từng đơn vị với
quy trình phân phối nguồn lực. Tập trung dữ liệu ngân sách vào các đầu ra thực tế và các
tác động ảnh hưởng thực tế và mong đợi. Cho phép các đầu ra được yêu cầu, được cung
cấp từ những người sản xuất của khu vực tư và khu vực cơng với chi phí hiệu quả nhất
trong mơi trường cạnh tranh. Đánh giá chính xác chi phí hoạt động nhờ vào việc xác
định rõ ràng số lượng cái gì được sản xuất ra.
Theo tác giả giữa phương thức phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào với phương
thức phân bổ NSNN theo KQĐR có sự khác biệt ở 8 nội dung” (bảng 1.1).
Bảng 1.1: So sánh phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào và KQĐR
8


Phân bổ NSNN theo yếu tố đầu vào

Phân bổ NSNN theo KQĐR

1. Ngân sách được đo lường trong giới 1. Ngân sách được đo lường trong giới
hạn đầu vào, được quyết định bằng hạn các loại hàng hóa cơng được cung
tổng các yếu tố đầu vào được mua sắm cấp, được quyết định bởi giá cả được
thanh toán cho các đầu ra được cung ứng
2. Khi ngân sách được thiết lập thì 2. Ngân sách đầu vào rất linh hoạt nhằm
không thay đổi những nhân tố đầu vào tạo ra đầu ra với giá cả, chi phí hợp lý
3. Tập trung vấn đề vi mô ngắn hạn, 3. Tập trung vấn đề trung hạn. Ngân sách
lập ngân sách ngắn hạn, tách rời giữa có sự kết hợp chặt chẽ giữa chi thường
chi thường xuyên và chi đầu tư

xuyên và chi đầu tư trong khuôn khổ chi
tiêu trung hạn


4. Mối liên kết giữa chính sách, lập kế 4. Mối liên kết giữa chính sách, lập kế
hoạch và ngân sách rất yếu

hoạch và ngân sách rất chặt chẽ

5. Kiểm soát ngân sách qua đánh giá 5. Kiểm soát ngân sách qua khối lượng
yếu tố đầu vào được mua sắm trong thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp với kế
phạm vi ngân sách được duyệt

hoạch ngân sách đã được thông qua

6. Cơ quan quản lý khơng có thơng tin 6. Các cơ quan quản lý được cung cấp
về KQĐR trong giai đoạn lập kế thông tin đầu ra và kết quả đạt được.
hoạch ngân sách

Chính phủ có được thơng tin đầu ra của
các đơn vị, cơ quan và đánh giá kết quả

7. Đánh giá chủ yếu dựa trên so sánh 7. Đánh giá căn cứ vào tính hiệu quả, hiệu
mức độ chi tiêu trong khoản mục đầu lực của hàng hóa, dịch vụ công được cung
vào thực hiện với kế hoạch hoặc giữa cấp có so sánh với mục tiêu của chính
các năm

sách

8. Người quản lý có quyền tự chủ 8. Người quản lý có quyền tự chủ cao
quản lý chi tiêu ngân sách rất thấp

trong quản lý chi tiêu ngân sách


Việc chuyển đổi từ phương thức phân bổ ngân sách dựa trên đầu vào sang phân
bổ ngân sách dựa trên KQĐR cần phải thận trọng, cần phải thực hiện thí điểm và
chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi thực hiện chính thức. Trong giai đoạn đầu
9


nên thiết lập hệ thống đo lường công việc và các tiêu chí phân bổ đơn giản, dễ sử
dụng. Vì nếu hệ thống đo lường, tiêu chí phân bổ quá phức tạp sẽ dẫn đến tốn kém
nhiều chi phí và thời gian trong việc phân tích và báo cáo.
Trong giai đoạn đầu là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị, sau đó tiến hành
tổng kết, đánh giá trước khi triển khai chính thức. Cần sự nỗ lực của các cơ quan công
quyền trong đào tạo nguồn nhân lực tài chính cơng; sự phối hợp chặt chẽ giữa các
đơn vị lập, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách.
Chiến lược phát triển, quy hoạch, các mục tiêu về kinh tế xã hội phải được xác
lập rõ ràng, cụ thể để có thể áp dụng phân bổ NSNN theo KQĐR, nguồn lực NSNN
phải mạnh, nguồn tài chính đủ đảm bảo cho việc thực hiện được phân bổ và đạt các
kết quả đã dự kiến.
Hệ thống cơ sở dữ liệu phải có đủ thơng tin giúp cho việc hoạch định, quản lý
của các cấp quản lý và đơn vị sử dụng NSNN được thuận lợi.
Mục tiêu cuối cùng trong phân bổ NSNN phải đảm bảo các yếu tố: Công khai,
minh bạch; Cơng bằng; Tính hợp lý; Phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội
(Dương Thị Bình Minh, 2004).
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng quản lý ngân sách theo KQĐR được xây dựng
địi hỏi khơng phải đơn giản mà là cả một quá trình mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tham
gia của các cấp ngân sách để đảm bảo phù hợp và khoa học. Do đó, luận văn này khơng
nghiên cứu việc thiết lập hệ thống đo lường công việc thực hiện và các tiêu chí phân bổ
mà chỉ đề xuất các điều kiện cho việc quản lý sử dụng vốn NSNN cấp cho hoạt động Đảng
tỉnh Đồng Tháp theo KQĐR.
1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát
Công kiểm tra được thực hiện công khai gồm: Dự tốn ngân sách nhà nước

trình Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động Đảng đã
được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước;
quyết tốn ngân sách nhà nước được Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự tốn, tình
hình thực hiện, quyết tốn ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách quy định sau
đây:
10


Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự tốn ngân sách
nhà nước trình Hội đồng nhân dân, dự tốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định,
tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả
thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết
minh thuộc lĩnh vực quốc phịng, an ninh, dự trữ quốc gia;
Việc cơng khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình
thức: cơng bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thơng
tin đại chúng;
Báo cáo dự tốn ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày
làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân.
Báo cáo dự tốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo
quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm
toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước
phải được cơng khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công
khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng.
Nguồn: Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước
Công tác Giám sát ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung

giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:
Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nước;
Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách nhà nước hằng năm;
Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định.

11


Nguồn: Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước
1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động
Đảng.
1.4.1. Xây dựng thước đo:
Trước khi tiến hành các bước đo lường kết quả thì phải xây dựng được thước
đo quản lý sử dụng vốn ngân sách cấp cho hoạt động Đảng. Tuy nhiên, do đối tượng
đo lường để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực không chỉ bao gồm các chỉ
tiêu định lượng mà bao gồm cả các chỉ tiêu định tính nên việc đo lường thường phức
tạp, khơng chính xác và khó đo lường trực tiếp. Do đó, để xây dựng được thước đo
đảm bảo phục vụ tốt cho việc đánh giá đầu ra theo mục tiêu, chiến lược cũng như tạo
được mối liên kết từ đầu vào đến đầu ra và từ đầu ra đến kết quả thì quá trình thiết kế
cơng cụ đo lường địi hỏi phải tn thủ các nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật thống
nhất; người thiết kế phải biết cách phân tích, đánh giá kiểm tra các đặc tính thiết kế,
các đặc tính đo lường của công cụ trước khi dùng những công cụ này đánh giá, thu
thập số liệu. Các thước đo thường dùng để đánh giá kết quả hoạt động gồm: thước đo
số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí.
Thước đo số lượng: Phản ánh kết quả thông qua số lượng sản phẩm đầu ra. Tuy
nhiên do tính phức tạp và đa dạng của kết quả đầu ra nên thước đo số lượng khơng
thể phản ánh tồn bộ kết quả thu được mà thường được dùng kết hợp với các thước
đo chất lượng, thời gian và chi phí.
Thước đo chất lượng: Phản ánh tiêu chuẩn của các hoạt động Đảng. Các loại

đầu ra khác nhau có các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Những tiêu chuẩn cơ bản
để đo lường chất lượng: tính chính xác; tính hồn chỉnh; tính dễ tiếp cận; tính kịp
thời; tuân thủ các chuẩn mực pháp luật và chính sách của chính phủ; thoả mãn nhu
cầu người sử dụng…
Tiêu chí chất lượng thường là sự kết hợp của một vài tiêu chí khác để biểu thị
mức độ mà khách hàng hài lịng, chẳng hạn tính kịp thời, tính chính xác trong việc
thực hiện nhiệm vụ Đảng giao...
Thước đo thời gian: Thước đo thời gian cung cấp các thông số về thời điểm, số
12


×