Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cây rau đắng (polygonum aviculare)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.99 KB, 16 trang )

8.Về hóa học
● Thành phần hóa học chung là gì, gồm có những nhóm chất gì, nhóm chất chính
là gì? Tổng quan cả trong nước đã có nghiên cứu chưa, trên thế giới với loài,
chi đã nghiên cứu thế nào rồi?
● Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng ra sao? (nêu tên các chất
phân lập được, hàm lượng, phương pháp, quy trình thực hiện có trích dẫn bài
báo, cơng bố về nội dung đó)
Tham khảo: Nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong
sản phẩm sữa tắm: Đề tài nghiên cứu khoa học VŨ THỊ HỒNG
PHƯỢNG - 2018
● Thành phần hóa học chung là gì, gồm có những nhóm chất gì, nhóm chất
chính là gì?

Trong rau đắng có 0,35% chất tannin, ngồi ra có vitamin C (tới 900mg%
đối với cây khô kiệt), carotin (tới 39%), flavonozit avicularin C 20H18O11,
khi thuỷ phân avicularin sẽ cho quexetin và l.arabinoza

Có tác giả cho rằng ít ancaloit, nhưng có tác giả cho rằng khơng có. Trong
vỏ có anthraglucozit

Ngồi ra còn đường, tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU ĐẮNG
Rau đắng biển (Bacopa monnieri) [3]
Cây rau đắng biển chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống strychnin nhưng ít
độc tính hơn; 3 base: β1- oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate và sterol.
Ngồi ra cịn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và B, monnierin; hersaponin,
có tác dụng chủ yếu giống resercin và chlororomazin, acid betulic, d–mannitol,
stigmastarol, βsitosterol và stigmasterol ở trạng thái tự do.
Hiện nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ phần nào về loài rau này. Rau đắng
biển có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia
tăng tuần hồn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống


oxy hoá tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness).
Một số người Ấn Độ cổ gọi cây này là Phenavati. Theo tiếng Phạn thì “Phena” có
thể tạm hiểu là tính tạo bọt. Quả thật khi rau đắng được nấu với nước, nó sẽ sản
sinh ra lượng bọt nhiều mà ngày nay người ta cho rằng khối bọt này chính là
saponin trong rau đắng biển được phóng thích ra.
Thành phần hóa học chính của rau đắng biển gồm các triterpen tự do, saponin,
flavonoid, alkaloid và các phenylethanoid glycosid. Trong đó thành phần được
biết đến nhiều nhất là các saponin


Saponin có sapogenin là jujubogenin(C30H48O4) : bacosaponin A,bacosid A3,
bacopasaponin E, bacosaponin F, bacopasid N1, bacopasid X, bacopasid IV…
Saponin có sapogenin là pseudojujubogenin ( bacosaponin B, bacopasaponin
C, bacosid N2, bacopasid I, bacopasid II, bacopasid III, bacopasid V…

Bacobitacin A R=R1=R2=OH
Bacobitacin B R=R1=H R2=OH
Bacobitacin C R=X R1=R2=H
Bacobitacin D R=X R1=OH R2=H
Các saponin khác nhau chủ yếu ở phần đường trên C-3 và C-20. Tất cả các
saponin đều có mạch đường ở C-3. Mạch đường trên C3 có từ 1-3 đường. Khi
là 3 đường, mạch đường có thể phân nhánh. Chỉ có 3 bacopasaponin A, E và F
ở C-20 có thêm 1 mạch đường với 1 đường duy nhất là -L -arabinopyranose.


Các nghiên cứu về hóa học này đã tìm ra nhiều saponin mới trong Rau đắng
biển. Nhiều nhất là thành phần hỗn hợp là bacosid A và B. Ngoài các thành
phần saponin, Rau đắng biển cịn có các nhóm hợp chất khác bao gồm:
Các cucurbitacin là bacobitacin A,B,C và D, cucurbitacin E.
Triterpen tự do: ebelin lactone, bacogenin A1, A2, A3, jujubogenin,

pseudojujubogenin, bacosin, acid betulinic
Các phytosterol, Các alkaloid là brahmin, một lượng rất nhỏ nicoyin và các
alkaloid khác
Rau đắng đất (Molluginaceae):
Rau đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid. Từ lá một số tác giả đã phân lập
được spergulagenin A [4]
Theo tài liệu .., đã chiết tách được từ Glinus oppositifolius (L.) các hoạt chất
spergulin A { 3-O –(b-d -xylopyranosyl 4-sulphate)-spergulagenin A } (1) và
spergulin B { 3- O-[a-rhamnopyranosyl (1→2) -b-d-xylopyranosyl]pergulatriol} (4) và spergulacin (2) và spergulacin A (3). Cấu trúc của chúng
được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2 chiều 2D-NMR. Công thức
cấu tạo như sau: [5]


Rastogi và cộng sự công bố thành phần rau đắng đất như sau.
Bảng 1.1. Một số thành phần hóa học của rau đắng đất

Theo nghiên cứu của Devendra, Patel Saurabh Shankar


● Tổng quan cả trong nước đã có nghiên cứu chưa, trên thế giới với loài, chi

đã nghiên cứu thế nào rồi?
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ
RAU ĐẮNG
1.4.1. Trên thế giới
Rau đắng biển (Bacopa monnieri, thuộc họ Scrophulariaceae) thường sinh sản
mạnh trong khu vực đầm lầy trên khắp các nước và vùng lãnh thổ châu Á như Ấn Độ,
Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc, Đài Loan, nó cũng được tìm thấy ở Florida, Hawaii và
các tiểu bang miền Nam khác của Hoa Kỳ.
Theo y học Vệ đà (Ayurveda) của Ấn Độ, Rau đắng biển còn gọi là Rau sam đắng,

có tên khoa học là Bacopa monnieriđược sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ
cách đây 3.000 năm, lồi cỏ này có tác dụng giúp tăng trí nhớ (phịng bệnh
Alzheimer), giảm sự mệt mỏi về tinh thần (trầm cảm), chữa bệnh động kinh, hen
suyễn, tắt tiếng, một số bệnh về đường ruột, trị rắn cắn… Ở Sri Lanca dùng làm thuốc
xổ, nấu nước rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như bệnh da voi. Nghiên cứu gần
đây cho thấy chiết xuất của cây rau đắng biển giúp nâng cao năng lực bộ nhớ, cải
thiện hoạt động trí tuệ, giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, cho hội chứng
ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học về rau đắng biển như
Năm 2006: Holcomb LA và cộng sự công bố nghiên cứu chiết xuất Bacopa
monniera làm giảm nồng độ amyloid ở chuột PSAPP. [7]
Năm 2008 : Carlo và cộng sự đã công bố nghiên cứu trên tạp chí y học về tác
dụng của một chiết xuất Bacopa monnieri được tiêu chuẩn hóa đối với hiệu suất nhận
thức, sự lo âu và trầm cảm ở người cao tuổi [8]
Năm 2011: Kamkaew và cộng sự đã có cơng bố nghiên cứu : Bacopa monnieri và
các thành phần của nó là hạ huyết áp ở chuột gây mê và thuốc giãn mạch trong các
loại động mạch khác nhau. [9]
Năm 2013: Neale và cộng sự cơng bố cơng trình Tác dụng nhận thức của hai loại
dược phẩm bổ sung Nhân sâm và Bacopa so với modafinil: đánh giá và so sánh kích


cỡ tác dụng [10]
Năm 2015 : Neelima và cộng sự nghiên cứu tác dụng cải thiện của dược phẩm
dinh dưỡng trong rối loạn thần kinh [11]
Trong cùng năm Manjeshwar Shrinath Baliga và cộng sự cơng bố cơng trình Lợi
ích sức khỏe của thuốc Ayurvedic Rasayana (chống lão hóa) truyền thống Ấn Độ.
Brahmi Rayasana, bao gồm Brahmi (Bacopa monniera), là một medhya Rayasana
(neurotonic) quan trọng. Ở Ayurveda, việc tiêu thụ thường xuyên loại Rayasana này
được cho là để cải thiện trí nhớ, khả năng học tập và sự tập trung. [12]
Năm 2016 : Jason Pitt và công sự nghiên cứu, Tác dụng nhận thức của dược phẩm

dinh dưỡng [13]
Năm 2018 : Saswati Banerjee và cộng sự cơng bố cơng trình Đánh giá khả năng
tăng cường miễn dịch và ức chế ký sinh trùng Leishmania của Spergulin-A , một
Saponin triterpenoid tách chiết từ cây rau đắng đất
1.4.2. Trong nước
Hiện nay trong nước các cơng trình nghiên cứu về rau đắng cịn khá hạn chế. Một
số nghiên cứu trong nước về rau đắng như
Năm 2009 : Nguyễn Thu Hương, Tổng quan dược liệu rau đắng biển. [14] Trong
cùng năm Trần Thị Thúy Thành, Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học
của cây rau đắng đất. [5]
Năm 2015, Nguyễn Thị Mai Hương, Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng
cải thiện hội chứng tự kỳ trên thực nghiệm của phân đoạn n-Butanol từ cao chiết
ethanol cây rau đắng biển [3]
Năm 2017, Phạm Thị Nguyệt Hằng, Lê Việt Dũng, Nghiên cứu độc tính cấp, tác
dụng bảo vệ gan, chống oxy hố của hỗn hợp cao chiết từ actisô, rau đắng đất và bìm
bìm biếc, Tạp chí Dược học, ISSN: 0866-7861 [15]
1.4.3. Một số bài thuốc từ rau đắng
Viêm bàng quang cấp: rau đắng 12g; nam tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 20g; sài hồ,
hoàng cầm, hoạt thạch, cù mạch mỗi vị 12g; mộc thống 6g. Nếu tiểu tiện ra máu, thêm
sinh địa, rễ cỏ tranh, chi tử (sao đen) mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần,
trước bữa ăn 1h30 phút. [6]
Tiểu buốt, nước tiểu ít: rau đắng, mộc thông, hạt mã đề, hạt dành dành, cù mạch,
hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhuận gan, lợi mật, thông tiện (đại tiện, tiểu tiện), giải độc: toàn cây rau đắng đất
12g, lá actiso (Cynara scolymus) 15g, hạt bìm bìm biếc (Semen Pharbitis) 2g. Sắc
uống. Giải độc gan, chữa vàng da: rau đắng đất, cỏ xước, rau má, ké đầu ngựa, dây
mướp đắng, lá muồng trâu, rễ cỏ tranh, sài đất mỗi vị 6g; nhân trần, dành dành mỗi vị
5g; cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang, trước bữa ăn. [2]
Trị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: lấy cây tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi ngứa,
ghẻ. Trị cảm sốt: lấy 30 - 50g cây tươi, giã vắt nước uống.

1.4.4. Một số sản phẩm rau đắng trên thị trường
1.4.4.1. Thuốc EFTIHEPA


Công dụng : Làm giảm men gan và phục hồi chức năng gan. Dùng trong viêm gan
siêu vi B mạn tính, mụn nhọt, mẩn ngứa. Thơng tiểu, bài tiết chất độc cơ thể, giúp tiêu
hóa tốt.
Thành phần : Bột Diệp hạ châu 100 mg, bột Actisô 40 mg, bột Rau đắng 20 mg,
cao Râu mèo 10 mg.
1.4.4.2. Thực phẩm chức năng Kids Intelligent PM
Công dụng : giúp cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, giúp cho hệ thần kinh
phát triển, cải thiện độ tập trung, nhận thức, khả năng học tập và trí nhớ
Thành phần : Mỗi viên: Dầu cá tự nhiên 125 mg (= DHA 15 mg), dầu cá ngừ 125
mg (= DHA 32 mg), dịch chiết Bacopa Monnieri 50 mg, acetyllevocarnitine HCl 40
mg, phức hợp kẽm amino acid chelate 5 mg (= Zn 1 mg), folic acid 50 mcg.
Nhà sản xuất : PharmaMetics Products
1.4.4.3. Viên nang Gachi
Công dụng:
- Giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, điều hòa huyết áp, giảm
cholesterol trong máu.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường và ung thư.
- Giúp cải thiện trí nhớ và phịng ngừa tai biến mạch máu não.
- Trợ giúp tiêu hóa & tăng cường chức năng gan.
Đối tượng sử dụng :
- Các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành…
- Người bị mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ, người bị tiểu đường.
- Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, ăn uống kém và đặc biệt ở người cao
tuổi
- Các trường hợp suy giảm chức năng gan, giai đoạn hồi phục các bệnh lý khác
nhau

- Dùng tốt trong các trường hợp ung thư.
Thành phần : Cho 01 viên nang 600mg
Linh chi (Ganoderma Lucidum) - 1000mg;
Trà xanh (Camellia sinensis) - 500mg;
Sơn tra (Fructus Mali) - 500mg;
Rau đắng biển (Bacopa monnieri) - 250mg;
Cao Bạch quả (Extractum Ginkgo biloba) - 10mg;
tá dược vừa đủ 01 viên nang.


1.4.4.4. Bột rau đắng
Nhóm sinh viên trường ĐH Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã tạo ra giá trị
mới cho cây rau đắng bằng việc xây dựng quy trình sản xuất bột rau đắng trở thành
một loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe con người

1.4.4.5. Trà thảo mộc AMINAI EM
Trà thảo mộc AMINAI EM ủa Siberian Health có tác dụng hỗ trợ chức năng GAN
khỏe mạnh . Trà Aminai Em giúp bảo vệ tế bào gan và lợi mật nhẹ nhàng, xuất xứ liên
ban Nga. Thành phần trong trà gồm: Cây Ban Âu (Hypericum perforatum); Râu ngô
(Zea mays); Quả tầm xuân (Rosa majalis); Rau đắng (Polygonum aviculare); Hoa cúc
(Chamomilla officinalis); Hoa cúc trường sinh (Helichrysum arenarium); Rễ cây bồ
công anh Mông Cổ; Hoa cúc ngải vàng (Tanacetum parthenium); Lá bạc hà (Mentha
piperita).
1.4.4.6. Thuốc lợi gan mật Bar

Thuốc lợi gan mật Bar điều trị các bệnh về gan như mụn, nhọt, ngứa, nổi mề đay,
viêm gan cấp và mãn tính, vàng da. Đồng thời giúp thông tiểu, nhuận trường (chống
táo bón)
Thành phần: Bột bìm bìm 75mg, Cao đặc Actisơ 100mg, Cao đặc Rau đắng đẩt
75mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.

1.4.4.7. Bacopa monnieri
Bacopa monnieri là một loại thảo dược Ayurvedic được đánh giá cao, có một lịch


sử rộng rãi về truyền thống và là một trong những món ăn và một món ăn ngon
1.4.4.8. Viên nang Liverbil
Phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan.
Thanh nhiệt, giải độc gan và bảo vệ gan. Điều trị các triệu chứng: đầy bụng, rối
loạn tiêu hóa, dị ứng, mụn nhọt, mẫn ngứa, mề đay do rối loạn chức năng gan, viêm
gan gây ra. Thành phần :
Mỗi viên nang cứng chứa: Cao đặc Actisô :40mg; Actisô (Folium Cynarae
scolymi) 400mg; Cao đặc Bìm bìm biếc 40mg; Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis) 400
mg; Cao đặc Rau đắng đất - Diệp hạ châu 80mg; Rau đắng đất : 400mg; Diệp hạ châu
400mg; Tá dược: vừa đủ 1 viên
Mỗi viên nang mềm chứa: Cao khô: 320 mg; Actisô : 400mg, Bìm bìm biếc :
400mg; Rau đắng đất 400mg; Diệp hạ châu 400mg, Tá dược: vừa đủ 1 viên
● Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng ra sao? (nêu tên các

chất phân lập được, hàm lượng, phương pháp, quy trình thực hiện có trích
dẫn bài báo, cơng bố về nội dung đó
3.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HÓA CHẤT
Nguyên liệu : Rau đắng lấy từ khu vực tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu
Hóa chất, dụng cụ:
- Cốc thuỷ tinh, bình tam giác, bếp điện, bếp cách thuỷ, cốc sứ, các loại pipet,
bình - định mức, bình hút ẩm, giấy lọc…
- Ethanol, ethylacetate, methanol, nước cất, ethylacetat, HNO3 loãng, H2SO4,
NH4OH, NaOH, FeCl3, Pb(CH3COO), Na2CO3, KI …
Thiết bị :
- Bộ chiết soxhlet, thiết bị cô quay chân không, Tủ sấy, lị nung, cân phân tích
- Máy đo UV-Vis Phịng Thí nghiệm Hóa lý trường đại học Khoa Học Tự nhiên

thành phố HCM
- Máy GC-MS phịng phân tích trung tâm trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
thành phố Hồ Chí Minh
- Và một số thiết bị hỗ trợ khác
3.2. THỰC NGHIỆM
Rau đắng lấy từ khu vực tỉnh Bà rịa -Vũng tàu, đem làm sạch, loại các tạp chất thô
sấy khô ở nhiệt độ (50-600C) trong 12 h. Sau đó đem xay nhỏ thành bột rau đắng


3.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý bột rau đắng
3.2.1.1. Xác định độ ẩm : phương pháp sấy đến khối lượng không đổi
Dùng 3 chén sứ, đánh số, sấy ở khoảng 100 – 1500C đến khối lượng khơng đổi.
Để nguội trong bình hút ẩm, cân khối lượng m1 (của chén sứ)
Cân chính xác 3 mẫu, mỗi mẫu có khối lượng m(g) cho vào 3 chén sứ trên.
Chuyển chén sứ vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ khoảng 800C rồi nâng dần lên khoảng
hơn 1000C trong 3h. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân rồi ghi kết quả lần 1.
Cho chén sứ vào lại tủ sấy >1000C trong khoảng 30 phút, lấy ra để nguội rồi cân
ghi kết quả lần 2, lặp lại như vậy đến khi khối lượng không đổi (khối lượng chênh
nhau giữa mỗi lần cân không quá 0.005g) => cân được m2.
Độ ẩm của mẫu được tính bằng cơng thức:

Trong đó:
m1: Khối lượng chén sứ (g) m: Khối lượng rau đắng (g)
m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g)
n: Số lần xác định W(%)
3.2.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ: phương pháp tro hóa mẫu
Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong cơ thể động vật, thực vật
người ta dùng các phương pháp tro hóa mẫu Các mẫu rau đắng (khối lượng m2) đã
xác định độ ẩm ở trên tiếp tục được sử dụng để tro hóa. Các mẫu được đốt trên bếp
điện, than hóa sơ bộ, sau đó cho vào lị nung và tiến hành tro hoá mẫu ở nhiệt độ 5005500C trong thời gian từ 4 - 6 tiếng, cho đến khi thu được tro trắng.

Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phịng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu, có khối
lượng m3. Khối lượng tro chính là phần chất cịn lại sau khi nung
Hàm lượng tro được tính theo cơng thức


Trong đó:
m1: Khối lượng chén sứ (g)
m: Khối lượng rau đắng ban đầu (g)
m3: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hoá (g)
n: Số lần xác định % tro
Hàm lượng hữu cơ : % hữu cơ =100% -%tro → % hữu cơ trung
bình
3.2.1.3. Định tính alcaloid
Cho khoảng 5 g bột rau đắng vào bình nón, thêm 30ml H2SO4 1N, đun nóng trên
nồi cách thủy 15 phút. Để nguội, lọc vào bình gạn. Kiềm hóa bằng NH4OH đến
khoảng pH = 9- 10. Lắc với 20 ml chloroform. Sau đó dịch chiết CHCl3 được cơ cách
thủy tới khi cịn lại cắn. Hòa tan cắn với 3 ml H2SO4 1N, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi
ống 1 ml dịch chiết.
Ống 1: Nhỏ 2-3 giọt TT Mayer
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Ống 2: Nhỏ 2-3 T Dragendorff
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Ống 3: Nhỏ 2-3 giọt TT Bouchardat
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
3.2.1.4. Định tính flavonoid
Cho 5 g bột rau đắng vào bình nón, thêm 30 ml cồn 900 ,đung cách thủy 10 phút,
lọc nóng qua giấy lọc.
Dịch lọc đem làm phản ứng định tính:
Phản ứng với kiềm: Nhỏ 2 giọt dịch lọc lên miếng giấy lọc, để khơ. Sau đó hơ lên
bình chứa NH4OH đặc

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Lấy 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm. Nhỏ 10 giọt NaOH 10%. Lắc mạnh
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng với cyanidin: Lấy 2ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm một ít bột Mg
kim loại. Nhỏ từ từ 10 giọt HCl đậm đặc. Để yên trong vòng vài phút
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét
Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: lấy 2 ml dịch lọc, thêm 3-5 giọt FeCl3 5%,
lắc.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng diazo: Lấy 2ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch NaOH 10%. Nhỏ vài giọt
thuốc thử diazo mới pha. Lắc đều. Sau đó đung nóng trên nồi cách thủy trong vài
phút.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
3.2.1.5. Định tính Saponin:
Hiện tượng tạo bọt: cho vào ống nghiệm 1 g bột rau đắng, thêm 5ml nước, đun sôi


nhẹ, lọc nóng. Dịch lộc vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước. Lắc mạnh trong vòng 5
phút theo chiều dọc của ống nghiệm. Để yên trong vòng 15 phút
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng Salkowski: Lấy 2g bột rau đắng vào ống nghiệm, thêm 10ml nước cất,
đun nóng khoảng 800C trong 10 phút, lọc nóng, thu được dịch chiết. Bốc hơi dịch
chiết tới cắn. Thêm 1 ml chloroform, lắc cho tan cắn. Thêm 1 ml acid sulfuric đặc, lắc
đều
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
3.2.1.6. Định tính anthranoid
Lấy 5g mẫu, thêm 30ml nước cất, đun sôi cách thủy 15 phút. Lọc qua giấy lọc,
được dịch chiết
Phản ứng Borntraeger:
- Dạng glycosid: Lấy 1ml dịch lọc, thêm 1 ml NaOH 10%. Lắc mạnh

- Dạng tự do:
+ Lấy 10 ml dịch lọc vào bình gạn, thêm 15 ml chlorofrôm. Gạn lấy phần dịch
chloroform (dịch chiết).
+ Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 1 ml NaOH 10%. Lắc mạnh
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Vi thăng hoa: Cho 1 g bột rau đắng vào nắp nhôm. Đặt lên miệng nắp nhơm một
lam kính, trên lam kính có để một miếng bông tầm nước lạnh. Đốt nắp nhôm trên
ngọn lửa đèn cồn đèn cồn. Sau 5 -10 phút, lấy lam kính ra để nguội. Soi dưới kinh
hiển vi.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét
3.2.1.7. Định tính glycosid tim
Cho 10 g bột rau đắng vào bình nón dung tích 100ml, thêm 50ml cồn 250, lắc đều
để qua 24h. Gạn lấy dịch chiết, loại tạp bằng Pb(CH3COO)2 30%. Khuấy đều, lọc.
Lấy một ít dịch lộc đầu vào ống nghiệm nhỏ, thêm tiếp dung dịch Pb(CH3COO)2
30%. Thử lại như trên đến khi khơng cịn kết tủa. Gạn lấy dịch lọc vào bình gạn dung
tích 100 ml, chiết 2 lần mỗi lần với 10 ml hỗn hợp CHCl3: EtOH (4:1). Lấy phần dịch
chiết CHCl3 và EtOH vào cốc có mỏ đã sấy khô, chia vào 4 ống nghiệm nhỏ, bốc hơi
cách thủy tới khô để làm phản ứng
Phản ứng Liberman:
Ống 1: Thêm 1 ml anhydrid acetic, lắc đêfu cho đến khi tan hết cắn. Đặt nghiêng
ống nghiệm 450, thêm từ từ theo thành ống nghiệm 0,5 ml dung dịch H2SO4 để dịch
lỏng trong ống nghiệm phân thành 2 lớp.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng Baljet:
Ống 2: Thêm 0,5 ml ethanol 900 lắc. Nhỏ vài giọt thuốc thử Baljet mới pha (gồm
1 phần dung dịch acid piric 1 % và 9 phần dung dịch NaOH 10%).
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng Legal :
Ống 3: Thêm 0,5 ml ethanol 900 , lắc. Nhỏ 5 giọt thuốc thử natrinitroprussiat 1%
và 2 giọt dung dịch NaOH 10%.

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng Keller -kiliani:
Ống 4: Thêm 0,5 ml Etnol 900 , lắc. Thêm 5 giọt FeCl3 5% trong acid acetic, lắc.


Nghiêng ống 450 , cho 0,5 ml H2SO4 (tránh xáo trộn).
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
3.2.1.8. Định tính coumarin
Cho 5 g bột rau đắng vào bình nón 100 ml, thêm 30 ml cồn 900 . Đun cách thủy
sơi 15 phút. Lọc được dịch chiết
Phản ứng mở đóng vòng lacton:
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết:
Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét
Ống 2: Để nguyên.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Đung cả hai ống nghiệm đến sôi, để nguội.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Thêm vào cả hai ống nghiệm, mỗi cống 2 ml nước cất. Lắc đều,
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Thêm vào ống 1 vài giọt HCl đặc,
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Phản ứng diazo hóa:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm 2 ml dung dịch NaOH 10%. Đun cách
thủy sôi 5 phút rồi để nguội. Thêm vài giọt thuốc thử diazo mới pha.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
Quan sát huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại khi cho tác dụng với dung dịch
kiềm. Nhỏ vài giọt dịch lọc lên lớp giấy lọc, nhỏ chồng tiếp vài giọt dung dịch NaOH
10% sấy nhẹ. Che một phần diện tích vết chất bằng 1 đồng kim loại, đặt dưới ánh sáng
tử ngoại 366 nm trong vòng vài phút. Bỏ đồng tiền kim loại, tiếp tục quan sát sau vài

phút.
Quan sát hiện tượng và ghi kết quả.
3.2.1.9. Định tính acid hữu cơ
Cho 2 g bột rau đắng vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất. Đun sôi trực tiếp 10
phút, để nguội trực tiếp 10 phút, lọc. Thêm vào dịch lọc một ít bột Na2CO3.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.
3.2.1.10. Định tính acid amin
Cho 2 g bột rau đắng vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, đun sơi 5 phút. Lọc
nóng, lấy 2 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm khác, thêm 2-3 giọt thuốc thử
ninhydrin 3%, đung cách thủy sôi 10 phút.
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét
3.2.1.11. Định tính polysaccharid
Cho 2 g bột rau đắng vào một cốc có mỏ, thêm 10 ml nước cất, đun cách thủy sôi
5 phút. Cho vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: 4ml dịch chiết và 5 giọt thuốc thử Lugol
Ống 2 : 4 ml nước cất và 5 giọt thuốc thử Lugol (thuốc thử Lugol được pha như
sau: Lấy 0.5 g I2 và 1.0 g KI pha trong 100 ml nước cất. Đựng trong lọ màu).
Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét
3.2.2. Xây dựng quy trình tách chiết dịch rau đắng
Quy trình chiết dịch rau đắng bằng phương pháp chiết soxlet với dung môi


3.2.2.1. Khảo sát chọn dung môi chiết
Các loại dung môi: Ethanol, methanol, ethylacetate
Phương pháp: ngâm chiết trong cùng điều kiện (nhiệt độ, thời gian..) trong 5 ngày
Chuẩn bị 3 bình tam giác 250ml đã rửa sạch, tráng bằng nước cất và sấy khô.
Đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Lấy khoảng 3g bột rau đắng khô cho vào mỗi bình. Thêm
vào mỗi bình 150ml lần lượt các dung mơi: ethylacetate, ethanol, methanol. Ngâm
trong khoảng 5 ngày Lọc lấy dung dịch, pha lỗng 50 lần.
Sau đó tiến hành đo UV – VIS ta được mật độ quang các mẫu và so sánh chọn loại

dung môi.
3.2.2.2. Khảo sát tỷ lệ hỗn hợp dung môi
Phương pháp: ngâm chiết trong cùng điều kiện (nhiệt độ, thời gian..) trong 5 ngày
Chuẩn bị 4 bình tam giác 250ml đã rửa sạch, tráng bằng nước cất và sấy khô.
Đánh số thứ tự từ 1 đến 4. Lấy khoảng 3g bột rau đắng khô cho vào mỗi bình. Thêm
vào bình đánh số 13 mỗi bình 150ml hỗn hợp dung môi ethanol + nước với tỉ lệ lần
lượt: 70:30, 80:20, 90:10, bình số 4 thêm 150ml ethanol tuyệt đối. Ngâm trong khoảng
5 ngày Lọc lấy dung dịch, pha lỗng 50 lần.
Sau đó tiến hành đo UV – VIS ta được mật độ quang các mẫu và so sánh chọn tỉ lệ
hỗn hợp dung môi.
3.2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết nóng soxhlet
Phương pháp chiết soxhlet


Cân chính xác lượng mẫu cần chiết soxhlet gói vào giấy lọc (hoặc vải mỏng). Sau
đó cho vào bộ chiết soxhlet gồm một bình cầu, một thiết bị chiết và một sinh hàn hồi
lưu. Dung mơi ở trong bình cầu được làm bốc hơi từng phần, dung môi được ngưng tụ
nhỏ vào chất được chiết đựng trong một cái túi bằng vải mỏng và sau đó lại chảy vào
bình. Đặc biệt dụng cụ chiết soxhlet có thêm một ống xi-phơng đặt ở bên cạnh, chỉ để
dung dịch chiết chảy vào bình khi nào mức chất lỏng trong ống chiết đạt được khuỷu
trên của ống xi-phơng.
Chất được chiết cần có tỷ khối lớn hơn là dung mơi. Trong q trình đó cấu tử cần
được tách được làm giàu thêm trong dung môi.
Cân 5g bột rau đắng khô cho mỗi lần chiết, gói bằng vải mỏng. Lắp bộ soxhlet và
cho nguyên liệu vào, thêm 250ml ethanol tuyệt đối. Tiến hành chiết ở 900C (trên bếp
cách thủy) trong thời gian 2h, 4h, 6h, 8h, 10h Thu dịch chiết, pha loãng 50 lần.
Tiến hành đó UV – VIS ta được mật độ quang của các mẫu và so sánh chọn thời
gian chiết thích hợp.
3.2.2.4. Kiểm tra sơ bộ hiệu suất của quá trình chiết soxhlet
Để đánh giá sơ bộ hiệu suất của quá trình chiết soxhlet dịch rau đắng lấy toàn bộ

dịch thu được sau khi đã lọc loại bỏ cặn. Cho vào bình cô quay, và thực hiện cô quay
chân không cho đến khi tạo cắn. Tiến hành cân khối lượng cắn. Từ khối lượng cắn so
với khối lượng cân ban đầu tính được sơ bộ hiệu suất của quá trình chiết như cơng
thức dưới. Thực hiện tính hiệu suất ở các mẫu chiết ở dung môi là etanol:H2O = 80:
20, với thời gian chiết lần lượt là 2h, 4h, 6h, 8h, 10h.

m3 : khối lượng cắn + bình cơ quay (g)
m1: khối lượng bình cơ quay (g)
m: khối lượng mẫu ban đầu (g)
3.2.3. Kiểm tra định tính cách thành phần hóa học trong dịch rau đắng bằng
GCMS
Thành phần hóa học trong dịch chiết cây rau đắng được xác định bằng phương
pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS). Dịch chiết rau đắng thu được tiến hành cất
quay chân không, thu được cao rau đắng.
Thành phần hóa học trong dịch chiết cây rau đắng được xác định bằng phương
pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC – MS).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] N. T. Bân, "Cẩm nang tra cứu và nhận biêt các họ thực vật hạt kín ở Việt
Nam," NXB Nơng Nghiệp, p. 16, 1997.
[2] V. V. Chi, "Từ điển thực vật thông dụng," NXB KHKT, p. 1275, 2003.
[3] N. T. M. Hương, "Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng cải thiện hội
chứng tự kỳ trên thực nghiệm của phân đoạn n-Butanol từ cao chiết ethanol cây rau
đắng biển," 2015.
[4] V. V. Chi, "Từ điển cây thuốc Việt Nam," NXB KHKT, vol. tập I, p. 945.
[5] T. T. T. Thành, "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây
rau đắng đất.," 2009.


[6] V. D. Liệu, "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam," NXB Khoa học kỹ
thuật, vol. Tập 1, p. 579.

[7] D. M. H. A. Y. K. R. M. M. B. Holcomb LA, "Bacopa monniera extract
reduces amyloid levels in PSAPP mice," vol. 9(3), pp. 243-51, 2006;.
[8] C. Calabrese, "Effects of a Standardized Bacopa monnieri Extract on
Cognitive Performance, Anxiety, and Depression in the Elderly: A Randomized,
DoubleBlind, Placebo-Controlled Trial," vol. 14(6), p. 707–713, 2008 Jul; .
[9] S. C. I. K. M. P. P. H. T. M. C. K. Kamkaew N1, "Bacopa monnieri and its
constituents is hypotensive in anaesthetized rats and vasodilator in various artery
types," Journal of Ethnopharmacology, vol. 137, no. 1, pp. 790-795, 2011.
[10] C. D. R. J. S. C. S. A. Neale C, "Cognitive effects of two nutraceuticals
Ginseng and Bacopa benchmarked against modafinil: a review and comparison of
effect sizes," Br J Clin Pharmacol, vol. 75(3), pp. 728-37 , 2013.
[11] J. M. Neelima B. Chauhan, "in Bioactive Nutraceuticals and Dietary
Supplements in Neurological and Brain Disease," 2015.
[12] .. R. H. Manjeshwar Shrinath Baliga, "in Foods and Dietary Supplements in
the Prevention and Treatment of Disease in Older Adults," 2015. Trang 62
[13] Y. L. Jason Pitt, "in Nutraceuticals," 2016.
[14] Nguyễn Thu Hương, "Tổng quan dược liệu rau đắng biển," 2009.
[15] L. V. D. Phạm Thị Nguyệt Hằng, "Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng bảo vệ
gan, chống oxy hoá của hỗn hợp cao chiết từ actisơ, rau đắng đất và bìm bìm biếc,,"
Tạp chí Dược học,, pp. ISSN: 0866-7861, 2017.
[16] N. V. Đ.-. N. V. Tựu, "Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc," NXB y
học Hà Nội, 1985.
[17] Đ. T. Lợi, "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam," NXB Y Học Hà Nội,
2004.
[18] N. D. Đ. P. Q. K. Nguyễn Thiện Luân, "Thực phẩm, cây thuốc và thực phẩm
chức năng ở Việt Nam," NXB Nông Nghiệp, 1997.




×