Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN tổ chức một vài trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.27 KB, 26 trang )

Mẫu 04
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với môn Tiếng Việt và những môn học khác, Tốn là mơn học rất
quan trọng đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3. Tốn học là mơn
khoa học tự nhiên có tính lơgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự
phát triển của các bộ khoa học khác.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin đã làm cho nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã địi hỏi những
nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng
dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước.
Như chúng ta đã biết: học sinh tiểu học có trí thơng minh khá nhạy bén,
sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư
duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng
thẳng hay quá tải. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh khối
1,2,3 nói riêng cơ thể các em cịn đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể
hơn là các hệ cơ quan cịn chưa hồn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể cịn thấp
nên trẻ khơng thể ngồi lâu trong phịng học cũng như làm một việc gì đó trong
thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì địi hỏi người giáo viên phải
đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học: “lấy học sinh làm trung
tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tốn thì mỗi người Giáo viên
khơng phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo
khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khn, máy
móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì
việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ
khơng cao. Đó là một trong những ngun nhân gây ra cản trở việc đào tạo các
em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với


những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
mơn tốn ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em
bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập
là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trị chơi có nội dung tốn học lý
thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thơng qua các trị chơi
các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu
1


kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học
tập, trong việc làm. Khi chúng tơi đưa ra được các trị chơi tốn học một cách
thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học mơn tốn sẽ ngày
càng nâng cao.
Góp phần gây hứng thú học tập mơn Tốn cho học sinh, một mơn học
được coi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trị chơi tốn học nhằm mục đích,
để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi trong học tập là phương tiện giáo
dục cho trẻ, nhất là học sinh cấp Tiểu học. Việc sử dụng hợp lí các trị chơi tốn
học trong mơn Tốn sẽ giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Bên cạnh đó, thơng qua trị
chơi, các em còn được củng cố và khắc sâu kiến thức mới.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nghiên cứu tài liệu:
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung
đề tài
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi
thơ, giúp em vui học toán.
* Nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trị chơi tốn

học
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong q trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã thông qua
các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài).
II. TÊN SÁNG KIẾN
“Tổ chức một số trị chơi tốn học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh”
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Tạ Thị Bích Ngọc
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Long B, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0988.420.554.
- Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Tạ Thị Bích Ngọc
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến trong cơng tác giảng dạy mơn Tốn cho
học sinh lớp 3 trong các trường Tiểu học.
2


VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung của sáng kiến
Qua nhiều năm giảng dạy, với những kinh nghiệm được tích lũy, tơi nhận
thấy rằng: việc lồng ghép trị chơi vào dạy học tốn đã làm cho học sinh hăng
say học tập, giờ học trở nên sinh động hẳn lên. Thơng qua trị chơi các em có thể
lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững
chắc, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú học tập. Khi chúng ta đưa ra
được trị chơi tốn học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất

lượng dạy học sẽ nâng cao.
1.1. Thực trạng
Năm học 2019-2020, tôi đã triển khai áp dụng với lớp 3C thu được hiệu
quả rất khả quan; Tổng số học sinh là 34 em, trong đó có 16 nữ. Qua q trình
theo dõi và tìm hiểu tơi nhận thấy lớp tơi có một số thuận lợi và khó khăn như
sau:
* Thuận lợi
- Phịng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị.
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu, Hội cha mẹ học
sinh.
- Kế hoạch của nhà trường, của Ban giám hiệu, Tổ khối chuyên môn rõ
ràng, thiết thực.
- Đa số học sinh có ý thưc học tập tốt, nhận thức của học sinh tương đối
đồng đều.
- Bản thân giáo viên thích nghiên cứu sâu và dạy học theo hướng tích cực
để học sinh học có hiệu quả.
* Khó khăn
- Cịn một số học sinh nghịch ngợm, mải chơi chưa tập trung trong giờ học,
cịn sợ học mơn tốn.
- Một số gia đình chưa thực sự qua tâm đến việc học tập của học sinh, cịn
phó mặc cho nhà trường. Các em khơng được sự rèn luyện thêm từ phía gia đình
nên kết quả học tập chưa cao.
Năm học 2018-2019 lớp 2C do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết
quả học tập mơn Tốn như sau:
TSHS Điểm
Đầu năm học
Học kì I
Cuối năm học
9-10 6 em = 17,6%
7 em = 20,6%

10 em = 29,4%
34
3


7-8
7 em = 20,6%
5-6
18 em = 52,9%
Dưới 5 3 em = 8,8%

9 em = 26,5%
18 em = 52,9%
0 em = 0%

9 em = 26,5%
15 em = 44,1%
0 em = 0%

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy: sau một năm học, kết quả học tập mơn
Tốn của các em có tăng sau từng học kì. Tuy nhiên số lượng học sinh khá giỏi
cịn tăng q ít, số học sinh trung bình giảm không đáng kể, số học sinh yếu
giảm. Trong giờ học các em học còn uể oải, nắm kiến thức cịn chậm khiến giáo
viên phải mất nhiều cơng sức trong việc cũng cố kiến thức vào những giờ tăng
buổi. Nếu như các em khơng học 10 buổi/tuần thì tơi nghĩ kết quả khó có thể đạt
được như vậy.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã
mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức
được coi là khơ khan của mơn tốn thành những trị chơi học tập nhằm mục đích

giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trị chơi tốn học không những chỉ giúp
các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em cũng cố và khắc sâu các tri
thức đó.
1.2. Vị trí của mơn Tốn trong trường Tiểu học:
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mơn tốn cũng như những
môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về
thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và
bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Mơn tốn ở trường Tiểu học là một mơn độc lập, chiếm phần lớn thời gian
trong chương trình học của trẻ.
Mơn tốn có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ mơn khoa học nghiên cứu có
hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Môn tốn có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận lơgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người
phát triển tồn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong
thời đại mới.
1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói
cụ thể là các hệ cơ quan cịn chưa hồn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể cịn
thấp nên trẻ khơng thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động
quá mạnh và ở mơi trường thiếu dưỡng khí.

4


- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi
chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong
học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện

tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các
em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều dùng dạy
học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò
chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
1.4. Nội dung cải tiến sáng tạo
1.4.1. Thế nào là trò chơi học tập?
- Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của mỗi con người ở mọi lứa
tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trị chơi cần chú ý đặc tính Vui Khỏe - An tốn - Bổ ích. Trong đó bao gồm vận động, giải trí, thư giãn, ... được
xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.
- Trị chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng
trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra khơng khí vui
tươi, sinh động trong giờ học. Nó cịn kích thích được trí tưởng tượng, tính tị
mị, ham hiểu biets ở trẻ.
- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập
của học sinh và gắn với nội dung bài học. Giúp học sinh khai thác vốn kinh
nghiệm của bản thân để chơi và học. trị chơi học tập cịn có tác dụng cả về mặt
rèn luyện trí tuện lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
1.4.2. Tác dụng của trị chơi tốn học
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính q
trình hoạt động bản thân trị chơi chứ khơng nằm ở kết quả chơi.
Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của
trị chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động
trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể khơng.
Trị chơi học tập là trị chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắtc găn với
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học,
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trị
chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ
năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng mơn tốn được đưa

vào trị chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em
ln tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi
các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình
5


cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi
thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi khơng làm
tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn
đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây
chính là đặc tính thi đua rất cao của các trị chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi,
học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thơng
minh và sự sáng tạo của mình.
Trị chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng
cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động
chơi.
Trị chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ,
nhờ sử dụng Trị chơi học tập mà q trình dạy học trở thành một hoạt động vui
và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trị chơi khơng chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
1.4.3. Một số trị chơi tốn học lớp 3
a) Tổ chức trị chơi trong mơn Tốn
Để các trị chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức
và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
* Thiết kế trị chơi học trong mơn Tốn
- Tổ chức trị chơi học tập để dạy mơn Tốn nói chung và mơn Tốn lớp 3
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi

tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi
trong dạy tốn có hiệu quả cao thì địi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn
bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kè và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
* Cấu trúc của Trị chơi học tập:
- Tên trị chơi
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trị chơi nhằm ơn luyện, củng cố kiến
thức, kỹ năng nào. Mục đích của trị chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết
kế trong trò chơi.
6


- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi
học tập.
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với
người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
- Nêu cách chơi.
* Cách tổ chức trò chơi:
- Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy
định chơi.

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
- Chơi thật
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp
nhận thoải mái và tự giác làm trị chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học
sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui
(như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
b) Giới thiệu một số trị chơi tốn học lớp 3:
Sau đây tơi xin giới thiệu một số trị chơi tiêu biểu mà tơi đã áp dụng
trong q trình dạy tốn cho học sinh lớp 3:
Trị chơi 1: Đồn kết
- Mục đích:
+ Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh.
+ Tạo cho học sinh phản xạ tốn học tốt.
- Cách chơi: 
+ Giáo viên hơ: “Đồn kết, Đồn kết” Học sinh hỏi: “ Kết mấy, kết
mấy?”.
+ Giáo viên hơ các phép tính như: “ Kết 5 x 2” hoặc “15- 7”, “9+ 3”…
+ Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu
cầu.
+ Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt tuỳ theo yêu cầu của lớp.
7


Trò chơi này áp dụng vào những tuần đầu của lớp 3 vì khi mới nhận lớp
tơi thấy một số em tính nhậm cịn yếu. Khi tổ chức trị chơi này, tôi thấy hiệu
quả hơn trong các giờ học, những em trước đây ngại học, khơng chú ý thì dần
dần cũng hứng thú và mạnh dạn hơn, các em chủ động tự ôn tập lại các bảng
cộng, bảng trừ hoặc bảng nhân chia để tiết học sau tham gia chơi tốt hơn.

Trị chơi 2: Truyền điện
- Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ
trong phạm vi 1000.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví
dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B
bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh
vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được
quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp.
Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B
nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lị
cị một vịng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ
tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
- Lưu ý:
+ Trị chơi này khơng cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các
bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô
to 6x3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18.
+ Trị chơi này khơng cầu kỳ nhưng vẫn gây được khơng khí vui, sơi nổi,
hào hứng trong giờ học cho các em.
Trị chơi 3: Xì điện.
- Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân, chia trong bảng.
- Cách chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngịi” đầu
tiên, cơ đọc một phép tính chẳng hạn 4 x 8 rồi chỉ vào một em thuộc một trong
2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “Xì
điện” một bạn thuộc đối phương. Em sẽ đọc bất kỳ phép tính nào, ví dụ 36 : 9
và chhỉ một bạn (ở bên kia) bạn đó phải có kết quả ngay là 4, rồi lại “Xì điện”
trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết
thời gian chơi đội nào có nhiều bạn trả lời kết quả đúng thì thắng.

- Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không bật ngay ra được kết quả thì
mất quyền trả lời và “Xì điện”, giáo viên sẽ chỉ định một bạn khác bắt đầu.
8


Trị chơi này tơi thường áp dụng khi dạy các bài nhân, chia trong bảng.
Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em thuộc và nhớ rất nhanh bảng nhân và chia.
Một số em trước đây bố, mẹ thường hay than phiền với thầy cô là cháu rất ngại
và không chịu học Bảng cửu chương thì nay lại là những học sinh tích cực học
và thuộc nhanh nhất. Tơi quan sát thấy ngay cả trong giờ ra chơi các em thường
chia nhóm đố nhau.
Trị chơi 4: Ai nhiều điểm nhất
(Tiết 58: Luyện tập)
- Mục đích:
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cọng 2 số có nhớ trong phạm vị 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
- Chuẩn bị
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các
phép tính như
367 + 125

93 + 58

367 + 120

487 + 130

168 + 503


487 + 302

+ Phấn màu
+ Đồng hồ theo dõi thời gian
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội
cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh
phép tính ghi trên bơng hoa, sau đó cài bơng hoa lên cây của đội mình. Người
này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến
hết 2 phút. Sau khi giáo viên hơ hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc
lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bơng
hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính:
+ Mỗi phép tính đúng được 1 bông hoa
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều hoa hơn là đội đó thắng
cuộc.
- Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích
tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em
chơi tốt hơn.
Trị chơi 5: Ong đi tìm nhụy
9


(Trị chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết..... Bảng chia 6)
- Mục đích:
+ Rèn tính tập thể
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
- Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số
như sau, mặt sau gắn nam châm.

5

7

8
9
6

+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
24 : 6

42 : 6

48 : 6

54 : 6

36 : 6

+ Phấn màu
- Cách chơi:
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú
Ong, ở bên dưới khơng theo trật tự, đồng thời giới thiệu trị chơi.
Cơ có 2 bơng hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, cịn
những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú
Ong khơng biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các bạn giúp, các bạn
có giúp được không ?
- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn
lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu

tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép
tính. Trong vịng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số
câu hỏi sau để khắc sâu bài học
+ Tại sao chú Ong

khơng tìm được đường về nhà ?
24 : 6
+ Phép tính "24: 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?

10


+ Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như
thế nào ?
Trò chơi 6: Rồng cuốn lên mây
- Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ: củng cố các bảng
nhân, chia...
- Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân
chia trong các bảng đã học
- Cách chơi: Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng
+ Em cất tiếng hát:
" Rồng cuốn lên mây
Rồng cuốn lên mây
Ai mà tính giỏi về đây với mình"
+ Sau đó em hỏi:
"Người tính giỏi có nhà hay khơng ?"
- Một em học sinh bất kỳ trả lời:
"Có tơi ! Có tơi !"
- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ: "42: 7 bằng bao nhiêu ?"

- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng).
Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
- Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò)
phải nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trò chơi 7: Ai đúng?- Ai sai?
- Mục đích: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có 4, 5 chữ
số.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng, 5 bút dạ. Gv
phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội
bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội “bốc
thăm” giành quyền đọc trứơc.
- Cách chơi: GV cho hai đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết
sẵn một số có từ 4 – 5 chữ số vào một mặt của tờ giấy (viết to để ở dưới lớp
cũng nhìn thấy rõ; ghi cách đọc ở trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối
phương khơng nhìn thấy). Mặt cịn lại ghi cách đọc một số nào đó,cũng ghi cách
viết ở góc trên bằng cỡ chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt
đầu” thì đội được đi trước sẽ nêu cách đọc số của mình chuẩn bị (mỗi số đọc to
2 lần), đội kia phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trị ngược lại.
Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp
nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV và cả lớp sẽ
11


làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ
kết quả. Cứ mỗi ý (đọc, viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm.
Nếu làm đáp án sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được
tuyên dương trước lớp.
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 3 mới chỉ đọc, viết và tính tốn đối với
các số có 4, 5 chữ số. Bởi vậy phần này rất quan trọng đối với các em. Tuy nhiên
ở năm học trước, khi dạy tới phần này, tôi thấy học sinh khi đọc, viết thường hay

lẫn lộn, sai nhiều. Một số em yếu của lớp do không tập trung nên hay đọc, viết
sai. Năm học này sau mỗi bài mới, tôi tổ chức ngay cho các em chơi trị chơi
học tập trên. Tơi nhận thấy khơng khí lớp học sơi nổi hẳn lên, các em cịn yếu
cũng xung phong đọc, viết trong nhóm của mình. Khi được GV tuyên dương,
gương mặt các em rạng ngời, ánh lên niềm vui khiến cho chúng tôi cảm thấy
thật sự vui vì đã khơi dậy được trong các em niềm đam mê học tập, giúp các em
tự vượt qua được chính bản thân mình.
Trị chơi 8: Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)
- Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen
nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì
- Chuẩn bị: + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36.... 60 là kết
quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6: 1x6, 6x1, 2x6, 6x2...
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
- Cách chơi:
+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà.
Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập
phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
Bác đưa thư ơi
Cháu có thư khơng ?
Đưa giúp cháu với
Số nhà .............. 12
Khi dọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 12" thì đồng thời em đó giơ só
nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải
tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương
ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6x2" hoặc "2x6"
giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn
chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.

12


Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì khơng được
đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cơ giáo tuyên dương và đổi
chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi 9: “Đốn số”
- Mục đích:
+ Giúp học sinh củng cố tính chất của số tự nhiên, tính chất và mối quan
hệ giữa các phép tính.
+ Rèn luyện kĩ năng nghe, hỏi, phân tích.
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị danh sách người chơi.
+ Máy ghi âm các câu hỏi và câu trả lời.
+ Số người tham gia: 20 đến 30 người.
- Cách chơi:
+ Giáo viên chọn 1 học sinh xung phong. Học sinh đó sẽ chọn 1 số và nói
“Tơi nghĩ một số”. Mỗi thành viên có thể hỏi một câu dạng có câu trả lời “đúng
hoặc khơng”, khơng hỏi kiểu câu khác. (Ví dụ: Đó là số chẵn phải khơng? Số đó
lớn hơn 60 phải khơng? Đó là số có hai chữ số đúng khơng?,...)
+ Người tham gia cần tuân theo quy định và nêu các câu hỏi khác nhau.
Ai đốn được đúng với ít nhất câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng.
+ Người nào lặp lại câu hỏi của người khác đã hỏi sẽ mất quyền chơi ván
đó.
- Lưu ý:
+ Khi người xung phong nghĩ rs một số thì cần ghi ra tờ giấy đưa cho
người điều khiển trò chi. Cau hỏi của người điều khiển là: Ai trong số các bạn có
thể đưa ra câu hỏi về số tơi nghĩ?
+ Có thể ở buổi học khác giáo viên đổi thành trị chơi đốn hình, đốn

phép tốn, đốn đơn vị đo,...
+ Khi thay đổi trò chơi, giáo viên cần nêu trước yêu cầu và ví dụ về các
câu hỏi.
Trị chơi 10: “Bác mặt nạ thơng thái”
- Mục đích:
+ Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin.
- Chuẩn bị: 
13


+ Giáo viên chuẩn bị 4 hình mặt nạ (mỗi mặt nạ gồm hai mặt: mặt đỏ
cười, mặt xanh mếu), 4 chiếc bảng con.
+ Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
- Cách chơi:
+ Chơi thi đua giữa các đội.
+ Giáo viên lần lượt đưa ra các bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách
thực hiện một biểu thức.
Ví dụ:
96 : 4 x 2

96 : 4 x 2

12 + 38 : 2

12 + 38 : 2

= 96 : 8

= 24 x 2


= 50 : 2

= 12 + 19

= 12

= 48

= 25

= 31

+ Mỗi lần giáo viên đưa ra một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi
giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy biểu thức trên bảng thực hiện đúng thì giơ
mặt cười, nếu sai thì giơ mặt mếu.
+ Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự
thực hiện phép tính trong một biểu thức.
+ Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
+ Ban giám khảo kết luận, tặng hoa cho các đội sau mỗi lượt chơi; Ban
thư ký tổng hợp kết quả sau cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng quay mặt nạ đúng
được tặng một bông hoa. Kết thúc cuộc chơi đội nào được nhiều hoa hơn độ đó
chiến thắng.
Trị chơi 11: “Tìm ngơi sao sáng”
- Mục đích:
+ Củng cố nhận biết về giá trị của các số La Mã.
+ Tạo hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy.
- Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 5 đến 10 que tính.
- Cách chơi:
+ Chơi thi đua giữa cá nhân với nhau.

+ Yêu cầu học dinh để các que tính lên bàn, khi giáo viên nêu lệnh học
sinh thi nhau xếp xem ai xếp nhanh nhất, đúng nhất.
- Ví dụ: Trị chơi được sử dụng trong tiết luyện tập bài số 4, trang 122
+ Giáo viên nêu lệnh: Hãy dùng 5 que tính xếp thành số mười bốn.
+ Học sinh thi xếp.
+ Giáo viên nêu tiếp: nhấc một que tính để được số mười sáu.
14


+ Học sinh xếp.
+ Tiến hành tương tự nhấc một que tính từ số mười sáu để xếp số hai
mươi mốt.
+ Học sinh nào xong trước thì ra hiệu bằng cách giơ tay huawcj vỗ tay.
Giáo viên quan sát, nhận xét, tổng hợp kết quả. Nếu em nào làm nhanh, đúng thì
được thưởng một ngơi sao.
- Cách chơi:
Trị chơi 12: Trổ tài mua sắm.
- Mục đích:
+ Người chơi có kỹ năng tính tốn với 4 phép tính, nắm vững một số đơn
vị (tờ) tiền Việt Nam hiện nay. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hóa khi cần thiết.
+ Biết một vài nguyên tắc tổi thiểu khi trao đổi.
- Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị cho 2 đội, mỗi đội khoảng 40000đ, gồm các loại
tiền: 1000đ (10 tờ), 2000đ (5tờ), 5000đ (2 tờ), 10000đ (1 tờ). Chuẩn bị một số
đồ dùng học tập như: Giấy màu (2000đ/tập), bút chì (3000đ/ chiếc), thước kẻ
(6000đ/chiếc), vở viết (7000đ/quyển), truyện tranh (10000đ-15000đ/quyển), bút
bi (4000đ/chiếc),....trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính dính vào
các đồ vật. Bày tất cả vào 2 bàn cho 2 đội. Phát cho 2 đội mỗi đội 1 túi ni lon để
đựng hàng mua sắm.
- Cách chơi: Khi GV hơ: “Bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn của 2 đội sẽ được vào
“quầy” chọn đồ mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó; nếu

tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới trả tiền vào hộp; nếu bỏ
vào rồi không được lấy lại. Sau 3 phút, giáo viên hơ: “đóng cửa” thì 2 bạn phải
lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho 2 bạn tiếp theo, giáo viên lại hô:
“mở cửa” và 2 bạn lại tiếp vào mua hàng cho đến khi hết giờ, các bạn phải nộp
giỏ hàng cho GV cùng các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết
tiền là người “khéo mua” nếu hết tiền mà mua khơng đủ hàng thì là người
“vụng mua”, nếu thừa tiền mà khơng mua được hàng thì là người “keo kiệt”,
nếu số tiền hàng cộng lại nhiều hơn số tiền có, nếu số tiền hàng cộng lại được ít
hơn số tiền đã tiêu thì là người đó tính sai. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên
và lớp công nhận đội thắng cuộc.
Tơi nhận thấy rằng trị chơi này thật là mới mẻ đối với các em, thơng qua
trị chơi này các em được tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày và các em vận dụng
được kỹ năng tính tốn đã học của mình vào thực tế cuộc sống. Chính điều đó đã
lơi cuốn các em tham gia trị chơi này và nắm kiến thức bài học thật nhanh
chóng. Đặc biệt là đối với những em học sinh nữ. Có những học sinh nữ sau bài
học đã mạnh dạn tuyên bố với bạn bè: “Hôm nào được nghĩ học, tớ sẽ đi chợ
mua đồ giúp mẹ, chắc mẹ tớ sẽ ngạc nhiên lắm cho kmà xem”.
Trò chơi 13: Thi quay kim đồng hồ
(Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ)
15


- Mục đích:
+ Củng cố ky năng xem đồng hồ
+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút)
- Chuẩn bị: 4 mơ hình đồng hồ
- Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)
+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho
mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo

viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay
kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc
chơi.
+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác
+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là
đội thắng cuộc.
- Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn
bị săn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh.
Trò chơi 14: Mua và bán
(Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127)
- Mục đích:
+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong
phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng,
20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng)
+ Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng"
+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán
- Chuẩn bị:
+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng,
10.000 đồng)
+ 1 số đồ vật: bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát.
+ 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng;
55.000 đồng; 15.000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
- Cách chơi:
+ Gọi 2 em chơi: - 1 em đóng người bán hàng
- 1 em đóng người mua hàng
+ Phát tiền cho cả 2 em
16



+ Người mua hàng có thể mua bất kì mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá
ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ
Ví dụ: Mua 1 quả bóng bay giá 2000 đồng
Người mua đưa trả: 5000 đồng
Người bán phải suy nghĩ và trả lại: 3000 đồng
- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu
đúng thid được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ
để bạn khác lên chơi.
Tổng kết: Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy
nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh
giỏi".
Trị chơi 15: Về đúng nhà mình.
- Mục đích: Ơn tập về các cơng thức tính chu vi, cơng thức tính diện tích các
hình.
- Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngơi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vng,
hình tứ giác, hình tam giác.

Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
Chu vi:
(a + b) x 2

Chu vi:
ax4

Diện tích:
axa

Diện tích:
axb


- Cách chơi:
+ Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước
ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi
vừa hát: “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi
tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về thơi” thì lập tức các “chú
thỏ” phải về đúng nhà của mình (Tức ngơi nhà có hình ứng với cơng thức mình
đang đeo).
17


+ Ai nhanh được phong tặng “chú thỏ nhanh nhất”, cịn ai chậm thì bị
phạt phải biểu diễn một trị vui.
Ta thấy rằng: ở lớp 3 các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình
vng, hình chữ nhật tuy nhiên qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy do đặc
điểm lứa tuổi của các em nên còn rất nhiều em quên hay nhầm lẫn công thức
giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất
là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng
hình. Bởi vậy, khi dạy về hình tơi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em
bằng cách tổ chức cho các em trò chơi học tập biến những công thức khô khan
mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngồi
mong đợi của tơi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các cơng thức tính chu vi
của các hình đã học, khơng những thế các em về nhà cịn sưu tầm các câu đố về
tính chu vi, diện tích các hình lên lớp đố các bạn. Ví dụ như:
Diện tích chữ nhật là gì?
Lấy dài………tức thì có ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay!
Lấy ……nhân 2 là thành.
Thế cịn diện tích hình vng?
Lấy cạnh…….tức thì hiện ra.
Trị chơi 16: “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”

(trị chơi ơn bài cũ mơn tốn)
- Mục đích: Giúp các em ơn luyện những kiến thức đã được học một cách tốt
nhất, đặc biệt là trong toán giải.
- Chuẩn bị: Giáo viên hãy chuẩn bị sẵn một số bài Tốn có lời giải sai ở một vài
bước trên bảng phụ (nên bố trí chỗ sai là những sai lầm mà học sinh thường mắc
phải khi làm kiểu bài này).
- Cách chơi:
+ Giáo viên đưa các bài tốn có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính
(tùy vào lúc thích hợp của tiết học)
+ Các đội chơi sẽ thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của
bài giải, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.
+ Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu
chưa đúng thì các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì khi đó
trị chơi sẽ dừng lại.
+ Giáo viên yêu cầu những đội có câu trả lời đúng chỉ ra nguyên nhân sai
lầm để từ đó nhấn mạnh nhằm giúp cả lớp rút kinh nghiệm.

18


+ Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên
nhân sai và sửa lại cho đúng.
Trò chơi 17: Hái hoa dân chủ
(Áp dụng trong những tiết ơn tốn cuối năm)
- Mục đích:
Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải tốn.
- Chuẩn bị:
+ Một cây cảnh, trên có đính các bơng hoa bằng giấy màu trong có các đề
tốn. Chẳng hạn
Em hãy đọc bảng nhân 8.

Em hãy đọc bảng nhân 9.
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?
7m3cm, bằng bao nhiêu cm
Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút
Câu đố:

Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả sáu mươi
Mái một phần tư
Cịn là gà trống
Đố em tính được
Trống, mái mấy con ?

- Cách chơi:
Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái
được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vịng
30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và
được một phần thưởng.
Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm.
Ngoài những trị chơi đã giới thiệu ở trên, tơi cịn tìm tòi, sáng tạo một số
trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Công việc sáng tác và tổ chức các
trị chơi tuy vất vả nhưng tơi vẫn tìm thấy niềm vui ở trong công việc và càng
thấy yêu nghề hơn bởi vì thơng qua các trị chơi, quan hệ Cơ - Trị khơng cịn
khoảng cách (vì nhiều lúc cơ cũng tham gia cùng chơi với trị). Tình cảm bạn bè
giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gủi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải
mái, sơi nổi, hiệu qủa ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày
19



được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động,
trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ mơ trong
học tập. Khơng những thế mà cịn giúp học sinnh nhút nhát, cá biệt hịa mình
vào tập thể. Số lượng học sinnh u thích mơn tốn ngày một tăng lên.
Năm 2019 -2020 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 3C. Tổng số học sinh là 34 em. Có 16 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới,
sau khi nhận lớp tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết
quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường ra đề đã cho thấy công
sức tôi bỏ ra có hiệu quả nhất định. Kết quả học tập mơn Tốn của học sinh như
sau:
Điểm

Giữa học kì I

Cuối học kì I

9-10

13 em = 38,2%

16 em = 47,1%

7-8

14 em = 41,2%

13 em = 38,2%

5-6


7 em = 20,6%

5 em = 14,7%

Dưới 5

0 em = 0 %

0 em = 0 %

Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh khá giỏi tăng. So với
năm học trước thì kết quả trên thật đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng
đổi mới trong phương pháp dạy học của tôi rất khả quan. Ban Giám hiệu. các
thầy cô giáo trong trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sơi nổi,
nắm vững kiến thức đã học. Đó chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo đuổi ý
tưởng của mình.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Các lớp 3 tổ chức dạy học mơn Tốn có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
này. Tuy nhiên khi áp dụng cũng có thể vận dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả
trong giảng dạy môn học.
- Việc tổ chức trị chơi trong các giờ học tốn là vơ cùng cần thiết. Song
không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho
các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10
phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực
hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trị của học
sinh.
VIII. NHỮNG THƠNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không
IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
a. Đối với nhà trường:

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sách giáo
khoa,
tài liệu tham khảo... để giáo viên và học sinh thực hiện tổ chức các hoạt động.
20


- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và hỗ trợ giáo viên
khi họ gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.
b. Đối với giáo viên:
Để sáng tác ra các trò chơi mới đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ tổ chức mà
mang lại hiệu quả cao thì cần chú ý những điểm sau:
- Điều quan trọng hàng đầu của người giáo viên phải có lịng u nghề,
tận tâm với học sinh và say mê với công việc.
- Giáo viên phải chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo.
- Sáng tác trò chơi phải xác định được rõ mục đích học tập của trị chơi
mới mang lại hiệu quả đích thực.
- Sáng tác trị chơi phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh
lớp mình phụ trách.
- Sáng tác trị chơi cần dựa vào điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị
của trường, địa phương thòi mới dễ chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết
phục vụ cho trò chơi.
- Khi nghiên cứu, soạn giáo án, người giáo viên phải ln nhìn bài giảng
trên quan điểm động, tức là với bài giảng cụ thể thì nên chọn hình thức, phương
pháp giảng dạy nào hợp lý. Việc đưa trò chơi vào bài học có nhiều ưu thế trong
việc giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới.
- Trị chơi cần có hình thức ngắn gọn, cách chơi dễ hiểu, dễ thực hiện.
Luật chơi phải rõ ràng, phần thưởng là gì, hình phạt ra sao, mới kích thích được
sự hứng thú của học sinh.
- Ngồi những điều ở trên, ở lĩnh vực này nếu người giáo viên đứng lớp

mới chỉ sáng tác trị chơi thì chưa đủ mà điều cần thiết nhất chính là việc tổ chức
trị chơi thế nào cho hấp dẫn, sinh động, kích thích, lôi cuốn được tất cả các học
sinh trong lớp (dù trực tiếp hay gián tiếp) tham gia trị chơi có như vậy kết quả
học tập của các em mới được nâng cao tuy nhiên điều đó địi hỏi người giáo viên
đứng lớp phải có năng lực tổ chức các trị chơi.
Muốn vậy, người giáo viên phải biết nên tổ chức trò chơi vào lúc nào,
chơi như thế nào, đánh giá ra sao, chơi bao nhiêu lâu, ai là người chơi, ai là
người cổ vũ, cần dừng lại lúc nào thì trị chơi mới hấp dẫn, sơi nổi, gây được sự
hưng phấn học tập của học sinh.
X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC VÀ DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC
DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Giáo viên đã nhận thức được những ích lợi của tổ chức trị chơi học tập
trong mơn Tốn: tác dụng của tổ chức trò chơi trong việc phát huy tính tích cực,
chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh, như: học sinh nắm bài chắc hơn,
hứng thú với học tập hơn, ... và phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh,
21


như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình
cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,...
Còn đối với giáo viên thì dạy học kết hợp tổ chức các trị chơi giúp họ
khơng phải nhắc nhở nhiều về ý thức học tập của học sinh, nhưng chuẩn bị bài
cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của học sinh hơn.
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng
trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trị chơi học tập tạo ta khơng khí vui
tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó cịn kích thích được trí tưởng
tượng, tị mị, ham hiểu biết ở trẻ.
Tổ chức tốt trị chơi học tập khơng chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong
học tập mà cịn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự
đánh giá nhau trong học tập.

Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ
sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của
học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát
triển ngơn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong
đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của
học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho
các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân
các em trong mỗi tiết học.
XI. DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ
SÁNG KIẾN.
Số
TT
1

Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Giáo viên dạy văn Trường Tiểu học Kim Giảng dạy và tổ chức các
hóa khối lớp 3.
Long B
môn học và hoạt động
giáo dục.

Kim Long, ngày .... tháng .... năm 20...


Kim Long, ngày .... tháng .... năm 20...

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Tạ Thị Bích Ngọc
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 3 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2. Thiết kế dạy học Toán 3 (Tập 1 và 2) - Nhà xuất bản Hà Nội
3. Sách giáo viên mơn Tốn 3 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4. Tạp chí giáo dục tháng 11/2017.
5. Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể
lực cho học sinh. Tác giả: Hà Nhật Thăng; Nguyễn Dục Quang, Lưu Thu Thủy.
6. 150 trò chơi thiếu nhi. Tác giả: Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức.
7. Toán tuổi thơ số 138, tháng 4/2012.
8. Dạy học phát triển năng lực mơn Tốn Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm

23


24


MỤC LỤC

Trang
I

Lời giới thiệu

1

II

Tên sáng kiến

2

III

Tác giả sáng kiến

2

IV

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

2

V

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

2


VI

Ngày sáng kiến được áp dụng

2

VII Mô tả bản chất của sáng kiến

3

1

Nội dung của sáng kiến

3

1.1

Thực trạng.

4

1.2

Vị trí của mơn Toán trong trường Tiểu học

4

1.3


Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học

4

1.4

Nội dung cải tiến sáng tạo

5

Về khả năng áp dụng của sáng kiến

20

VIII Những thông tin cần được bảo mật

20

2

IX

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

20

X

Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến

của tác giả

21

XI

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu

22

Tài liệu tham khảo

23

25


×