Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài tập lớn Phân tích triết lí kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.73 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

BÀI TẬP LỚN
VĂN HĨA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
Đề tài: Phân tích triết lí kinh doanh của tập đồn viễn thơng Viettel

GV hướng dẫn

Thầy Nguyễn Quang Chương
Nguyễn Huy Hồng - 20194058

Nhóm sinh viên thực hiện

Cao Như Đạt - 20194013
Nguyễn Tiến Đạt - 20184762

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………2
NỘI DUNG……………………………………………………………………………………….3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH
1.1. Khái niệm về triết lý kinh doanh……………………………………………………………...3
1.2. Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp……………………………………………..3
1.3. Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp………………………...4
1.4. Nội dung của triết lý kinh doanh……………………………………………………………...5
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA VIETTEL
2.1. Giới thiệu chung về Viettel…………………………………………………………………...7
2.2. Triết lý kinh doanh của Viettel……………………………………………………………….7


2.2.1. Sứ mạng…………………………………………………………………………………….7
2.2.2. Giá trị cốt lõi………………………………………………………………………………..9
PHẦN 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA
3.1. Lắng nghe và quan tâm đến khách hàng……………………………………………………..13
3.2. Đứng lên từ những thất bại…………………………………………………………………...13
3.3. Luôn ln sáng tạo…………………………………………………………………………...13
3.4. Gìn giữ những bản sắc truyền thống………………………………………………………….13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………...14
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………15

1


MỞ ĐẦU
Đỗi với những tổ chức, doanh nghiệp lớn, triết lý kinh doanh ln được hình thành từ
những ngày đầu tiên và xun suốt trong một q trình dài, nó là một trong những nhân
tố tạo nên thành công cho các doanh nghiệp lơn trên thế giới. Ở Việt Nam, triết lý doanh
nghiệp cũng khơng cịn xa lạ đối với chúng ta khi mọi doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều
có những triết lý kinh doanh định hướng đường đi, phát triển của họ. Trong số đó, khơng
thể khơng kể đến Tập đồn viễn thơng Qn đội Viettel, một doanh nghiệp lớn với những
triết lý sâu sắc, đem lại cho chúng ta nhiều góc nhìn mới về việc phát triển một tổ chức, tập
đồn. Đó là một trong những động lực giúp chúng em tìm hiểu về Triết lý kinh doanh của
tập đồn viễn thơng qn đội Viettel
Nội dung bao gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết triết lý kinh doanh
Phần 2: Phân tích triết lý kinh doanh của Viettel
Phần 3: Bài học rút ra

2



NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH
1.1. Khái niệm về triết lý kinh doanh
1.1.1. Khái niệm triết lý
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt tới trình độ sâu sắc
và có khái qt cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng
cho hoạt động của con người.
1.1.2. Khái niệm triết lý kinh doanh
- Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thơng qua
con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái qt hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho
hoạt động kinh doanh
- Phân loại về triết lí kinh doanh:
► Theo vai trò: TLKD là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh
► Theo yếu tố cấu thành: TLKD phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của
doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
► Theo cách thức hình thành: TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua
con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn
cho hoạt động kinh doanh
Như vậy, có thể hiểu TLKD là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và
các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp
Các văn bản triết lý doanh nghiệp được kết cấu thành nhiều thành phần khác nhau, tựu
chung lại, gồm ba phần nội dung chính như sau:
► Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
Một văn bản triết lí doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh
nghiệp hay còn gọi là tơn chỉ, mục đích của nó. Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố
“lý do tồn tại” của doanh nghiệp, cịn gọi là quan điểm, tơn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục
đích kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh
nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào.


3


► Phương thức hành động:
Phương thức hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị
trường, môi trường kinh doanh và các tư tưởng triết học về hoạt động kinh doanh, công tác
quản trị doanh nghiệp…của các nhà lãnh đạo. Phương thức hành động bao gồm hệ thống
các giá trị và biện pháp quản lí của doanh nghiệp.
+ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin
căn bản thường khơng được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp. Những
giá trị này bao gồm: những nguyên tắc của doanh nghiệp, lòng trung thành và cam kết, và
hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi.
► Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù
của doanh nghiệp
1.3. Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp
1.3.1. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức
phát triển bền vững của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là cớ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa và
bằng phương thức này, nó có thể phát triển một cách bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp
có một vị trí, vai trị khác nhau trong một hệ thống chung, trong đó hạt nhân của nó là các
triết lý và hệ giá trị.
Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai
trị quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này, qua đó nó góp phần tạo nên
một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp. Triết lí doanh nghiệp có vai trị vị trí quan
trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý
chiến lược của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của

doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ qua sứ mạng , tơn chỉ của cơng ty) có vai trị: thiết lập một
tiếng nói chung hoặc mơi trường của doanh nghiệp, là điều kiện hết sức cần thiết để thiết
lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả, và cung cấp cơ sở hoặc
tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức.
1.3.3. Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác
của doanh nghiệp

4


1.3.4. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi, nhằm tạo nên một phong
cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó.
Cơng tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trị quyết định sự thành bại
của doanh nghiệp. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh ,triết lý kinh doanh
giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng,về công việc và trong một mơi trường
văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấy vươn lên, và có lịng trung thành, tinh
thần hết mình vì doanh nghiệp.
Ví dụ: Tại IBM, tồn thể cơng nhân viên được hướng dẫn một mục tiêu “Kính trọng đối
với mọi người, phục vụ khách hàng tốt nhất, mọi nhân viên trong công ty đều phải có thành
tích tối ưu”
Triết lý kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi
thành viên nên nó có vai trị điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận,
nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực và với xã hội
nói chung. Các đức tính thường được nêu ra như trung thực, tính đồng đội và sẵn sàng hợp
tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật,…
Nhờ có hệ thống giá trị được tơn trọng, triết lý doanh nghiệp cịn có tác dụng bảo vệ nhân
viên của doanh nghiệp, tránh trường hợp lạm dụng chức quyền,…

1.3.5. Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá
nhân, bộ phận và doanh nghiệp

1.4. Nội dung của triết lý kinh doanh:
- Về Sứ mệnh: Sứ mệnh doanh nghiệp là :
• Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp
• Lý do tồn tại, quan điểm, tơn chỉ, ngun tắc, mục đích.
• Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào.

5


- Về mục tiêu:
• Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một q trình hoạt động
• Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn
đạt được sau một quá trình hoạt động/ sau khi thực hiện kế hoạch
- Về hệ thống các giá trị:
• Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong
doanh nghiệp.
• Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối
tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động,
khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
• Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ
thực hiện các giá trị đã được xây dựng.
• Hệ thống các giá trị bao gồm:
- Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm
tin lâu dài của một tổ chức.
- Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trị rất
quan trọng trong nội bộ tổ chức.


6


PHẦN 2: PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA VIETTEL
Triết lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh
nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng
chủ yếu từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn.
Nhận thấy tập đồn viễn thơng qn đội Viettel là một trong những tập đồn có triết lý
doanh nghiệp khá bài bản và tập đoàn Viettel cũng là tập đoàn thuộc lĩnh vực em muốn
làm việc sau này nên em đã lựa chọn phân tích: “Triết lý doanh nghiệp trong hoạt động của
tập đồn viễn thơng qn đội Viettel”.
2.1. Giới thiệu chung
Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một tập đồn Viễn thơng và Cơng
nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01/06/1989.
Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh
doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270
triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Bên cạnh viễn thông, Viettel cịn tham gia
vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất cơng nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính,
xây lắp cơng trình, thương mại và XNK, IDC.
Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế
giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị
thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương
hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
2.2. Triết lý kinh doanh của Viettel
“Mỗi khác hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và
lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng
sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã
hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội,
hoạt động nhân đạo.”

2.2.1 Sứ mạng
“Sáng tạo để phục vụ con người - Caring Innovatior”
Viettel luôn biết quan tâm lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người
như những cá thể riêng biệt - các thành viên của công ty, khách hàng và đối tác để cùng họ
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

7


Mới gần đây ngày 7/1/2021, Tập đồn Cơng nghệ - Viễn thông Quân đội đã công bố tái
định vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện bao gồm logo và slogan mới.
Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm (Caring) và Sáng tạo
(Innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ và phát triển trong giai đoạn
mới.
Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ sung thêm nhân tố mới là Khát khao
(Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu. Cả
ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ thể hiện cho triết lý thương hiệu là "Diversity"
– Cộng hưởng tạo sự khác biệt.
Trước khi quyết định tái định vị, Viettel đã thuê đối tác khảo sát khách hàng và cả nội bộ
về thương hiệu Viettel. Kết quả cho thấy, khách hàng đang nhìn nhận với hình ảnh Viettel
giống một người trung niên tốt bụng, đáng tin cậy, Bên cạnh đó, hình ảnh một cơng ty cơng
nghệ và sáng tạo mà người Viettel hướng tới lại được khách hàng cảm nhận khá mờ nhạt
so với chính những gì Viettel đã làm.
Vì thế, Viettel phải thay đổi nhận diện thương hiệu như là một lời cam kết mạnh mẽ, quyết
tâm từ ngay chính nội bộ của Viettel để thay đổi cảm nhận của khách hàng và xã hội về
chính mình.
Trước kia, Viettel thể hiện điều đó thơng qua việc cách điệu hai dấu ngoặc kép bằng hai
dấu nháy trong hình khối của logo và câu slogan rất nổi tiếng "Hãy nói theo cách của bạn".
Hiện nay, tinh thần ấy được thể hiện bằng hình khung hội thoại trên mơi trường số, được
cách điệu trên dấu chấm của chữ "i". Câu slogan được giản lược thành "Theo cách của

bạn".
Có thể hiểu trước đây khách hàng muốn Viettel phục vụ gì thì cần nói ra, nhưng bây giờ
thì khách hàng khơng cần nói nữa mà Viettel hiểu ý và phục vụ tức thời. Thời đại 4.0,
Viettel cần phải hiểu khách hàng đến mức như vậy và công nghệ 4.0 đã cho phép Viettel
thực hiện điều đó.
Hay nói đơn giản là trước đây thì Viettel phục vụ, chăm sóc khách hàng như những cá thể
riêng biệt nhưng làm thủ cơng, cịn bây giờ sẽ là cơng nghệ cao, tự động hóa với AI, Big
Data và Robotics. Điều đó cũng thể hiện việc chuyển đổi của Viettel trở thành một công ty
cung cấp dịch vụ số.
Bên cạnh đó, tinh thần đồn kết, gắn bó máu thịt cả trong nội bộ cũng như trách nhiệm với
xã hội của Viettel vẫn được thể hiện qua hai chữ "t" viết liền nhau trong thiết kế logo.
Viettel đã thay đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp
dịch vụ số.

8


2.2.2. Giá trị cốt lõi
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
Chúng ta nhận thức:
Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra
kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đốn tương lai. Chúng ta cần có lý luận và dự đốn
để dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đốn đó đúng
hay sai.
Chúng ta nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động.
Chúng ta hành động:
Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù
hợp với thực tiễn.
Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.

Chúng ta nhận thức:
Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lị luyện. “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.
Chúng ta khơng sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ khơng dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm
cách sửa. Sai lầm là khơng thể tránh khỏi trong q trình tiến tới mỗi thành cơng. Sai lầm
tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Chúng ta hành động:
Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại. Chúng ta tìm
trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng ta không cho phép tận dụng
sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta sẽ khơng lặp lại những lỗi lầm cũ.
Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Chúng ta thực sự
cầu thị, cầu sự tiến bộ.
Năm 2010, trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi mạng sống của hơn
300.000 người Haiti xảy ra. Thủ đô Port-au-Prince gần như bị san phẳng, hơn 2 triệu người
lâm vào cảnh không nhà. Cộng thêm vào đó, Haiti vốn đã có kinh tế chính trị xã hội đều
bất ổn. 80% trong số 9,8 triệu người dân Haiti thời đó vẫn sống trong cảnh nghèo đói, với
thu nhập chưa tới 2 USD/ngày.
Thảm họa xảy ra chỉ 3 ngày trước khi Viettel sang quốc gia châu Mỹ này ký hợp đồng
thành lập liên doanh về viễn thơng. Khó có thể tin là Viettel sẽ quay lại và thực hiện cam
kết đầu tư bởi 90% các công trình lớn của Haiti bị phá hủy hồn tồn hoặc hư hỏng rất
nặng. Đây là chưa kể đến việc sau đó, bệnh dịch tả khủng khiếp, lây lan nhanh đã cướp đi
mạng sống của 5.000 người Haiti.
Nhưng bất chấp tất cả những khó khăn về khoảng cách địa lý, cơng nghệ, cơ sở hạ tầng và
thậm chí là dịch bệnh, những người Việt Nam và Haiti tại liên doanh Natcom khơng hề
chùn bước. Chỉ sau hơn 1 năm chính thức đầu tư, ngày 7/9/2011, Natcom đã chính thức
khai trương mạng viễn thông, với cơ sở hạ tầng về mạng di động đứng số 1 Haiti. Natcom

9


đã nhanh chóng có 250.000 thuê bao di động chỉ sau 1 tháng cung cấp thử nghiệm trước

ngày khai trương (7/9/2011).
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.
“Khơng dám thay đổi đó chính là khước từ cơ hội của chính mình” – đó là một nét văn hố
ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel mà Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng để lại cho
các bạn trẻ khơng riêng gì Viettel.
Chúng ta nhận thức:
Cái duy nhất khơng thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi
diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ
chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày
hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.
Cải cách là động lực cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Tự nhận thức để thay đổi. Thường xun thay đổi để thích ứng với mơi trường thay đổi.
Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như khơng khí thở vậy.
Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
Viettel đã có sự thay đổi lớn trong chiến lược phát triển. Năm 2019, khi Viettel tròn 30
tuổi, ban lãnh đạo đưa ra tuyên bố về sứ mệnh mới của Viettel là "Tiên phong kiến tạo xã
hội số". Với sứ mệnh này, Viettel đã xác định phải chuyển dịch từ nhà khai thác viễn thông
trở thành nhà cung cấp dịch vụ số.
Mới gần đây ngày 7/1/2021, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội đã công bố tái
định vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện bao gồm logo và slogan mới.
Sáng tạo là sức sống.
Chúng ta nhận thức:
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Khơng có sự khác biệt tức là chết. Chúng ta hiện thực hố
những ý tưởng sáng tạo khơng chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.
Chúng ta hành động:
Suy nghĩ khơng cũ về những gì khơng mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ những ý
tưởng nhỏ nhất.
Chúng ta xây dựng một mơi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày

có thể sáng tạo.
Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
Kết quả của quá trình không ngừng đổi mới sáng tạo của Viettel như:
Trong lĩnh vực ứng dụng AI, Viettel cũng đã xây dựng hàng chục hệ thống, thực hiện vai
trò trợ lý ảo, giám sát từ không gian, giám sát danh tiếng, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, tầm soát
bệnh qua phim chụp… nhằm giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, an ninh quốc phịng
cũng như tối ưu hóa các nguồn lực thúc đẩy kinh doanh của Viettel.

10


Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, Viettel cũng đã nghiên cứu và làm chủ các
dòng thiết bị vô tuyến, mạng lõi, thiết bị đầu cuối.
Tư duy hệ thống.
Chúng ta nhận thức:
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hố
cái phức tạp.
Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền
tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mơ thì phải chun nghiệp hố.
Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận hành phải
giải quyết được trên 70% cơng việc. Nhưng chúng ta cũng khơng để tính hệ thống làm triệt
tiêu vai trò các cá nhân.
Chúng ta hành động:
Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm
hành động của mình.
Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề -> Tìm nguyên
nhân -> Tìm giải pháp -> Tổ chức thực hiện -> Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% -> Nói được cho người khác
hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% cịn lại.
Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn -> Tiêu hố -> Sáng tạo.

Kết hợp Đơng - Tây.
Chúng ta nhận thức:
Có hai nền văn hố, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại.
Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể.
Vậy
tại sao chúng ta khơng vận dụng cả hai cách đó?
Kết hợp Đơng Tây cũng có nghĩa là ln nhìn thấy hai mặt của một vấn đề. Kết hợp khơng
có nghĩa là pha trộn.
Chúng ta hành động
Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.
Viettel hiện đang kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi.
Bằng những thành công của mình, văn hóa doanh nghiệp của Viettel đã vượt ra ngồi lãnh
thổ VIệt Nam, một “tiểu văn hóa” đang hội nhập với nhiều nền văn hóa lớn của nhân loại.
Một trong những điều tạo ra sự khác biệt hòa nhập mà khơng hịa tan, gắn kết được người
bản xứ với các giá trị cốt lõi doanh nghiệp để làm nên thành công tạ những nước Viettel
đầu tư là nhờ sự vận dụng linh hoạt văn hóa Đơng Tây kết hợp.

11


Truyền thống và cách làm người lính.
Chúng ta nhận thức:
Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân
đội.
Chúng ta hành động:
Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó
máu thịt.

Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để.
Gần giống như tại Haiti, vào năm 2014, khi Viettel chính thức kinh doanh tại Burundi –
một quốc gia châu Phi – thì đất nước này rơi vào trạng thái bất ổn về chính trị. Các nhà
mạng đang kinh doanh tại đây đều tạm ngừng hoạt động và đưa các nhân sự chủ chốt rời
đi để đảm bảo an toàn.Vẫn là quyết định khác người, những người Lumitel – thương hiệu
của Viettel tại Burundi đã ở lại để thực hiện một “kỳ tích”. Giữ vững tinh thần người lính
, Viettel khơng hề sợ sự bất ổn chính trị tại đây mà vẫn quyết tâm giữ vững liên lạc. Từ
tháng 5-2014, Tập đồn Viễn thơng Quân đội Viettel chính thức đưa lao động sau tuyển
dụng tham gia các khóa huấn luyện quân sự tập trung theo chế độ huấn luyện chiến sĩ mới
Viettel là ngôi nhà chung.
Chúng ta nhận thức:
Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người Viettel phải
trung thành với sự nghiệp của Cty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngơi nhà này thì chúng
ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống trong một ngôi nhà
chung Viettel - ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây dựng. Đồn kết và nhân hồ trong
ngơi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân
viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá nhân, các đơn vị phối
hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên ngạch để xây lên ngôi nhà ấy.
Chúng ta lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta phải được
hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta ln đặt lợi ích của đất
nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và
lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng
sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

12



PHẦN 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA
3.1. Lắng nghe và quan tâm đến khách hàng
Xã hội liên tục đổi mới và phát triển, nhu cầu của con người cũng thế, cho nên cần liên tục
sáng tạo, phát triển, lắng nghe những nguyện vọng, địi hỏi từ thị trường thì mới có thể phát
triển bền vững. Giống như cách mà Viettel đã làm, họ liên tục tái định vị thương hiệu, xây
dưng hình ảnh, chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số.
Dù sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có tốt như thế nào, chỉ một sai sót trong
tương tác giao tiếp với khách hàng cũng sẽ gây ấn tượng xấu đối với doanh nghiệp. Một
sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến tích cực từ nhân viên sẽ đem lại một kết quả lớn.
3.2. Đứng lên từ những thất bại
Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong q trình xây dựng và phát triển, tuy nhiên, họ ln
tìm ra những khuyết điểm và khắc phục, thích ứng nhanh với sự cạnh tranh. Rất ít doanh
nghiệp có thể trụ vững trên thị trường khi mới thành lập, họ luôn trải qua những thất bại,
từ đó mới rút ra những kinh nghiệm xương máu và dần tiến theo đà phát triển bền vững.
Chúng ta cũng vậy, ta cần biết nhận ra những sai lầm và khắc phục kịp thời, không để
chúng làm chùn bước mà biến chúng thành động lực trên con đường đi tới thành cơng.
3.3. Ln ln sáng tạo
Chúng ta có thể thấy sáng tạo đóng vai trị vơ cùng hữu ích và to lớn đối với quá trình
vận động của xã hội, đặc biệt là trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Những thay đổi
nhanh chóng, cấp bách của cuộc sống ln địi hỏi con người cần đưa ra những giải pháp,
cách thức nhanh chóng, sáng tạo, hiệu quả hơn.
Viettel sáng tạo, viettel tạo ra sự khác biệt. Họ không ngừng phát triển ra những công
nghệ, sản phẩm mới, đi đầu trong nhiều lĩnh vực. Người tiên phong là người thành công.
Trong mọi công việc, ta phải luôn luôn sáng tạo, luôn luôn thay đổi, làm mới bản thân.
3.4. Gìn giữ những bản sắc truyền thống
Viettel là một tập đồn viễn thơng qn đội. Họ ln biết cách gìn giữ những truyền thống
của quân đội và áp dụng trong cơng việc: sự kỷ luật, đồn kết, quyết tâm vượt qua khó
khăn. Vì thế mỗi khi nhắc đến Vietel, chúng ta lại liên tưởng đến một màu sắc rất riêng

biệt, khơng lẫn với những doanh nghiệp khác. Và đó cũng là một phần giúp họ đi tới thành
cơng, họ có chất riêng, có những sự sáng tạo khác biệt làm họ luôn trở thành cá thể nổi bật
giữa hàng trăm, hàng ngàn những doanh nghiệp khác. Khám phá hay tạo ra được sự khác
biệt tiềm ẩn sẽ tạo được nét riêng độc đáo của doanh nghiệp

13


KẾT LUẬN
Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động
kinh doanh: Từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, các quan hệ trong và ngoài doanh
nghiệp cho đến phong thái, phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các
thành viên trong doanh nghiệp. Với tư cách là một nguồn lực vơ hình, triết lý kinh doanh
là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các doanh nghiệp lớn trên thế
giới. Thực tế đã khẳng định quản lý doanh nghiệp được định hướng bởi một triết lý kinh
doanh tích cực là một phương pháp, công cụ để phát triển doanh nghiệp bền vững. Ngày
nay, mọi định hướng phát triển cũng như đường lối chiến lược của tổ chức đều phụ thuộc
vào tài năng và phẩm chất của người lãnh đạo. Đã qua rồi thời của những hoạt động kinh
doanh hỗn loạn mà mọi giá trị văn hóa bị phủ nhận, trong thời kỳ hội nhập – kinh doanh
phải gắn liền với những triết lý nhân bản vì con người mà phát triển, vì con người mà tiến
bộ. Đó cũng chính là kinh nghiệm được đúc kết qua thực tiễn lịch sử, làm nên tảng cho
các doanh nghiệp hiện nay phát triển bền vững và tạo nên những giá trị mang tính bản sắc
văn hóa toàn cầu.

14


Tài liệu tham khảo:
1. />2. />3. />4. Giáo trình Văn hóa kinh doanh – PGS.TS Dương Thị Liễu
5. Bài giảng Văn hóa kinh doanh của Th.S Nguyễn Quang Chương


15



×