Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài giảng bệnh chốc môn da liễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.34 KB, 19 trang )

CHỐC
(Impetigo)


Nội dung
 1. Đại cương
 2. Yếu tố thúc đẩy
 3. Nguyên nhân
 4. Biểu hiện lâm sàng
 5. Biến chứng
 6 Chẩn đoán phân biệt
 7. Cận lâm sàng
 8. Hướng điều trị
 9. Diễn tiến và tiên lượng
 10. Phòng bệnh


1. Đại cương
 Nhiễm trùng nơng cấp tính ở da
 Phổ biến nhất ở trẻ em
 Dễ lây lan, tiếp xúc giữa người-người hoặc qua đồ vật


2. Yếu tố thúc đẩy
 Thời tiết nóng ẩm
 Vệ sinh kém
 Tiếp xúc da
 Tổn thương da trước đó: vết xước/ trầy da, côn trùng
cắn, thuỷ đậu, viêm da cơ địa hoặc bệnh da bóng nước

 Tình trạng miễn dịch kém: ĐTĐ, HIV, K đang hoá trị/xạ


trị, sử dụng thuốc làm suy giảm miễn dịch kéo dài như
corticosteroid


3. Nguyên nhân
 Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
 Liên cầu (Streptococcus nhóm A)


4. Biểu hiện lâm sàng


4. Biểu hiện lâm sàng
 Chốc khơng bóng nước:
~ 70% trường hợp chốc. Thường gặp ở trẻ
em
- Ngứa+/-Tổn thương ban đầu là mụn
nước nhỏ hoá mủ nhanh hoặc
mụn mủ (đường kính < 2 cm)
-Dễ giập vỡ, để lại vết trợt nơng
có vảy tiết màu vàng mật ong, xu
hướng lan rộng ra xung quanh, có thể
liên kết với nhau tạo thành mảng lớn
-Vị trí: quanh hốc tự nhiên (mũi, miệng),
tứ chi


4. Biểu hiện lâm sàng
 Chốc bóng nước:
-Ít gặp hơn chốc khơng bóng nước.Thường

xảy ra ở thời kì sơ sinh, nhưng trẻ em
cũng có thể bị
-Ngứa+/-Tổn thương ban đầu bóng nước nơng (đường
kính < 3 cm), chứa dịch vàng trong
-Khi giập vỡ để lại viền vảy tróc trên nền hồng
ban, thường khơng có vảy tiết. Sau đó
chuyển sang màu nâu bóng hoặc màu da.
Ít lây lan hơn thể khơng bóng nước
-Vị trí: mặt, thân mình, mơng, sinh dục, nách,
tứ chi. Thơng thường khơng có tổn thương
ở da đầu
-Trường hợp nặng có thể có sốt, nổi hạch
bạch huyết vùng, tiêu chảy, kém ăn


5. Biến chứng
 Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng
 Viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết, nhiễm trùng
huyết, viêm phổi do tụ cầu


6. Chẩn đoán phân biệt
 Thuỷ đậu
 Nhiễm Herpes
 Ghẻ
 Bệnh da bóng nước tự miễn
 4S ( Staphylococcal Scalded Skin Syndrome )


7. Cận lâm sàng

 Phần lớn không cần cấy vi khuẩn thường quy.
 Trường hợp nghi ngờ có thể nhuộm Gram dịch tiết để
phát hiện vi khuẩn và nuôi cấy vi khuẩn định danh.


8. Hướng điều trị
 Tại chỗ
 Toàn thân


8.1 ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ
 Vệ sinh sạch sẽ
 Làm sạch vảy : nước muối 0,9% hoặc thuốc tím
1/10.000

 Đối với tổn thương ướt, rỉ dịch: Milian, Castelani,
Eosine 2%

 Đối với tổn thương đóng vảy: kháng sinh tại chỗ như
mỡ mupirocin 2% , fusidic acid dạng kem hay mỡ,
retapamulin 1%


8.2 ĐIỀU TRỊ TỒN THÂN
 Kháng sinh nhóm betalactam (+/- kháng
betalactamase): amoxicillin

 Cephalosporins thế hệ 1: Cephalexin
 Macrolides: Azithromycin, Clarithromycin
 Nếu ni cấy là tụ cầu kháng methicillin có thể sử dụng

Trimethoprim/sulfamethoxazol, clindamycin hoặc
doxycycline cho trẻ >8 tuổi


9. DIỄN BIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG
 Chốc khơng bóng nước: lành tính, tự giới hạn, thương
tổn lành khơng để lại sẹo

 Chốc bóng nước: nếu khơng điều trị bệnh tự lành 3-6
tuần


10. PHỊNG BỆNH
• Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm rửa hằng ngày, rửa tay
bằng xà phòng hoặc dung dịch dát khuẩn, cắt móng tay

• Mơi trường sống thống, sạch






×