Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Bài giảng bệnh ghẻ môn da liễu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 40 trang )

BỆNH GHẺ


I. Đại cương
Bệnh ghẻ là một trong 4 bệnh ngoài da phổ biến
nhất, thuốc nhóm bệnh ngồi da do ký sinh trùng, cơn trùng
gây nên.
Bệnh ghẻ là một bệnh ngồi da gây ngứa, do ngứa
gãi gây nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gặp biến chứng
viêm cầu thận. Nếu khơng được chẩn đoán và điều trị đúng
đắn, bệnh kéo dài, ngứa gãi gây mất ngủ, suy nhược thần
kinh, mặt khác bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể có
khi thành dịch địi hỏi phải giải quyết. Cũng như một số
bệnh da khác, bệnh ghẻ không gây chết người nhưng ảnh
hưởng tới sức khỏe, lao động, học tập và công tác.


II. Bệnh học:
1.Tác nhân gây bệnh:
Là ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis).
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực khơng gây
bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ hình bầu dục, kích
thước khoảng 1/4 mm đường kính (mắt thường có thể thấy
như một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đơi chân trước
có ống giác, 2 đơi chân sau có lơng tơ, đầu có vòi để hút
thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang
về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5
trứng, trứng sau 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần
lột xác (trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng
thành, sau đó bị ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào


hầm, đẻ trứng mới.




Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện
thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ
150 triệu con.
Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực,
đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi
làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…
Bên ngoài cơ thể trong điều kiện thuận lợi cái ghẻ có
thể sống lên đến 7 ngày.



2. Con đường lây truyền:
Bệnh lây truyền từ người sang người qua 2 con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp da – da khi quan hệ tình dục nên
ghẻ ngứa hiện nay cũng được xếp vào nhóm bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STD).
- Gián tiếp qua dùng chung giường chiếu, quần áo,
mùng mền. Bệnh thường gặp ở những người sống trong
môi trường chật hẹp như các khu nhà ổ chuột, nhà trẻ, bệnh
viện.
Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước
đang phát triển, ở cả hai giới và mọi lứa tuổi. Bệnh có thể
xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở các đơn vị tân
bình mới nhập ngũ, vùng dân cư đơng đục, nhà ở chật hẹp,
thiếu vệ sinh, ở trại giam…



3.Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh: từ 10-15 ngày, bệnh toàn phát với
các triệu chứng:
3.1.Thương tổn tiên phát:
- Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da
non. Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường
cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3cm, gờ cao hơn
mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với
hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2mm đường
kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.



- Vị trí đặc biệt: lịng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ
tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mơng, 2 chân,
đặc biệt nam giới hầu như 100% có thương tổn ở
quy đầu, thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú,
trẻ em cịn bị ở gót chân, lịng bàn chân, ghẻ ít khi
gây thương tổn ở đầu mặt.





3.2. Thương tổn thứ phát: thường do ngứa gãi gây
nên gồm:
Vết xước gãi, vết trợt, sẩn cục, sẩn huyết
thanh, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, sẹo thâm màu,

bạc màu. Những thương tổn thứ phát và biến chứng
nhiễm khuẩn, viêm da, chàm hóa thường che lấp
thương tổn đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.


3.3.Ngứa:
Ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái
ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm
giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra đào
hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn…


4. Các thể lâm sàng của bệnh ghẻ:
- Ghẻ đơn giản: chỉ có đường hang và mụn nước, ít có thương tổn
thứ phát.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: có thương tổn của ghẻ và mụn mủ, do bội
nhiễm liên – tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Ghẻ biến chứng viêm da, chàm hóa: do chà xát, cào gãi lâu ngày.
- Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Thể đặc biệt: Ghẻ Nauy (Norwrgian Scabies):
+ Còn gọi là ghẻ vảy, ghẻ tăng sừng là một thể đặc biệt, có thể gặp
ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, như dùng thuốc ức chế miễn
dịch, nhiễm HIV/AIDS.
+ Thương tổn cơ bản là các lớp vảy da, vảy tiết chồng lên nhau
khu trú ở rìa ngón tay, ngón chân, cổ tay, xương cùng, da đầu, có
khi lan tồn thân. Cái ghẻ tìm thấy rất nhiều ở trong lớp vảy nhỏ
và khả năng lây nhiễm cao.






5. Chẩn đoán
Để bác sĩ và điều dưỡng đưa ra được chẩn đốn
xác định, thì chúng ta cần đưa ra được chẩn đoán định
hướng nhằm loại bỏ các trường hợp khơng liên quan.
Chẩn đốn định hướng cho bệnh ghẻ:
- Ngứa nhiều về đêm
- Trong gia đình, tập thể có nhiều người cùng bị ngứa
- Vị trí thương tổn: xuất hiện chủ yếu ở vùng da non


5.1. Chẩn đốn xác định
Tìm thấy cái ghẻ trong thương tổn: dùng thìa
nạo (Curette) nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc
nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH
10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ.


5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tổ đỉa: mụn nước sâu, tập trung thành cụm, khơng có đường
hang ghẻ, thương tổn chỉ ở lịng bàn tay, đầu ngón, mặt dưới
ngón, rìa ngón bàn tay chân.
- Sẩn ngứa: rất ngứa, sẩn huyết thanh rải rác
- Viêm da dị ứng: do cây cỏ, lá ngứa, do nước suối, do hóa
chất… Chẩn đốn dựa vào dấu khơng có mụn nước ở lịng bàn
tay, kẽ tay, qui đầu… Khơng có tính chất dịch tễ lây lan người
này sang người khác.
- Hắc lào: nấm nông ở da, các mụn nước tập trung hình vịng
cung, xét nghiệm có thấy nấm

- Giang mai: vết trợt nơng, ở hậu mơn sinh dục.
- Chí rận: ngứa ở lưng, sau gáy, thương tổn cào gãi nhiều hơn
- Rận mu: chỉ có ở vùng mu




×