Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Bài giảng bệnh vảy nến môn da liễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.53 KB, 24 trang )

BỆNH VẢY NẾN


MỤC TIÊU BÀI GIẢNG




Nắm được các triệu chứng, các thể và chẩn đoán bệnh vảy nến
Biết được các thuốc điều trị vảy nến


ĐẠI CƯƠNG






Là một bệnh viêm mạn tính, tiến triển từng đợt, hay tái phát
Căn nguyên bệnh chưa rõ ràng, nên chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh vảy nến
Tỉ lệ bệnh chiếm khoảng 2-3% dân số
Hình thái lâm sàng đa dạng, ngồi thương tổn da cịn có các thương tổn ở khớp,
móng, và có thể ở niêm mạc


CĂN NGUYÊN

1.

Yếu tố di truyền: hay



gặp ở bệnh nhân có gen
HLA-CW6 (87%), HLAB13, B17, BW57.
2. Yếu tố thuận lợi: như
stress, nhiễm trùng, hay
bệnh mạn tính, dị ứng…
(1)+(2)

biến đổi MD

VẢY NẾN


CÁC THỂ LÂM SÀNG










Thể mảng: hay gặp, chiếm # 80% bệnh nhân
Thể khớp: chiếm khoảng 7-40%
Thể giọt: khoảng 12%
Thể mủ: khoảng 1-2%
Lòng bàn tay chân: khoảng 4%
Thể đảo ngược: khoảng 2-6%

Thể đỏ da tồn thân: khoảng 2%
Vảy nến móng và da đầu thường tỉ lệ cao # 50%, do là biểu hiện đi kèm các tổn
thương da, khớp


VẢY NẾN THỂ MẢNG

-Mảng hồng

ban, bề mặt phủ vảy

trắng, dễ bong
- Thường ở vùng da dày như lưng,
mặt trước cẳng chân, gối, mông.
- Giới hạn rõ
- Đối xứng 2 bên
- Nghiệm pháp Brocq (+)

Meier M and Sheth PB. Curr Probl Dermatol 2009;38:1-20.


VẢY NẾN THỂ GIỌT

- Các tổn thương nhỏ dạng giọt, thường ở
chân tay, da đầu
- Thường khởi phát do nhiễm trùng ( hay gặp
do liên cầu trong nhiễm trùng đường hô hấp
trên, đường mũi họng...)
- Thường gặp ở trẻ nhỏ và người trẻ.


Camisa C. Handbook of Psoriasis.1998: 7-34.
Griffiths CE and Barker JN. Lancet 2007;370:263-71.


VẢY NẾN THỂ MỦ

- Các

tổn thương mụn mủ vô trùng.

- Là thể vảy nến nặng.

-

Có nhiều dạng biểu hiện:
+Tại chỗ: một hoặc nhiều mảng có mụn mủ như

lịng bàn tay chân, hoặc đầu chi.
+Vảy nến mụn mủ toàn thân: xuất hiện tiên phát,
hoặc trên bệnh nhân vảy nến đỏ da tồn thân.

Camisa C. Handbook of Psoriasis.1998: 7-34.
Schưn MP and Boehncke WH. New Engl J Med 2005;352:1899-912.


VẢY NẾN THỂ ĐẢO NGƯỢC

Các tổn thương thường giới hạn rõ ràng,
màu hồng nhạt, trơn láng.
Thường ở các nếp gấp: dưới vú, bẹn- sinh

dục hay nách.
- Ngứa hoặc đau.
Kích thích hoặc khởi phát do ma sát và hay
gặp ở bệnh nhân béo phì.
- Dễ nhầm với bệnh nấm kẽ.
-

-


VẢY NẾN ĐỎ DA

- Hiếm gặp.
- Các mảng đỏ lan rộng.
- Ngứa hoặc đau.
- Thường xuất hiện sau khi dùng thuốc toàn
thân hoặc tại chỗ, sau nhiễm trùng, hoặc sau
phơi nắng...
- Có thể ảnh hưởng tồn trạng.

Camisa C. Handbook of Psoriasis.1998: 7-34.


VẢY NẾN THỂ KHỚP ( VIÊM KHỚP VẢY NẾN)

Là tình trạng viêm mạn tính ở các khớp, dây
chằng, điểm bám gân và bao khớp gây viêm,
sưng và đau.
-


- Có liên quan đến bệnh vảy nến.
- Bệnh có biểu hiện cứng khớp buổi sáng hoặc
khi nghỉ ngơi.
- Khi không được điều trị thích hợp, bệnh nhân
có thể bị tổn thương khớp không hồi phục dẫn
đến tàn phế.


VẢY NẾN DA ĐẦU

-

Tổn thương dát đỏ thường vượt
một ít ra khỏi rìa tóc.

-

Tóc mọc tự nhiên xun qua vảy.
Vảy trắng dễ bong.

Meier M and Sheth PB. Curr Probl Dermatol 2009;38:1-20.


VẢY NẾN MÓNG

-Thường xuất hiện ở 50% số bệnh nhân với lõm móng,
tách móng, loạn dưỡng móng.
-Khoảng 15-50% bệnh nhân vảy nến có tổn thương
móng.
-Ở BN vảy nến khớp: 80% có kèm tổn thương móng.

-Có khoảng 1-5% bệnh nhân bị tổn thương móng mà
khơng có triệu chứng nào khác.


VẢY NẾN LÒNG BÀN TAY-CHÂN

- Thường chỉ biểu hiện ở lòng bàn tay- chân.
- Là mảng đỏ da, bong vảy, có thể dày da và giới
hạn khá rõ so với da lành.
- Chiếm diện tích rất nhỏ so với cơ thể nhưng gây
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh
nhân.


CẬN LÂM SÀNG

1.

Giải phẫu bệnh:

Là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán vảy nến.
2. Các XN thường quy
khác có giá trị trong
quá trình điều trị như
CTM, sinh hóa máu, VSS,
ASLO…


CHẨN ĐỐN


1. Chẩn đốn xác định:
-. Dựa vào hình ảnh lâm sàng.
-. Làm nghiệm pháp Brocq.
-. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.
2. Chẩn đoán gián biệt:

-. Giang mai II
-. Á vảy nến
-. Vảy phấn đỏ nang lông
-. Vảy phấn hồng Gibert…


ĐIỀU TRỊ
⁎ Chiến lược điều trị:

-

Giai đoạn tấn công: dùng các thuốc tại chỗ và tồn thân sao cho xóa sạch thương tổn.
Giai đoạn duy trì: giữ cho bệnh khơng bùng phát.


ĐIỀU TRỊ

1.

Thuốc dùng tại chỗ:

1.1. Thuốc bôi: gồm các chế phẩm:


-. Dithranol, Anthralin: hiện nay ít dung.
-. Corticoide: có nhiều loại từ yếu đến mạnh, dùng cho các vị trí khác nhau, hạn chế kéo dài.
-. Salicylic acid: tác dụng bạt sừng.
-. Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D3.
-. Vitamin A acid.
Các thuốc Calcipotriol, Vitamin A acid hay Salicylic phối hợp với Corticoide hiệu quả cao hơn.


ĐIỀU TRỊ

1.2. Quang trị liệu và quang hóa trị liệu:

-

Tia UVA(320-400nm): chiếu cách ngày.
Tia UVB(290-320nm): cũng chiếu cách ngày, hiện nay ít sử dụng, mà thay bằng UVB dải
hẹp(311nm), có hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn.

-

PUVA( Psoralene-UVA): uống hoặc ngâm Psoralene (là Meladinin) trước khi chiếu UVA.


ĐIỀU TRỊ
2. Thuốc dùng tồn thân:

-

Methotrexate: ức chế q trình khử acid folic làm giảm tổng hợp acid nucleic và acid amin
ở tế bào → giảm tăng sinh tế bào.


-

Acitretin: là dẫn chất của vitamin A acid, tác dụng điều hịa q trình sừng hóa.
Cyclosporin: tác dụng ức chế miễn dịch.
Corticoide: dùng khi rất cần thiết.
Thuốc sinh học: tác dụng ức chế sinh IL-23, IL-17, hay ức chế TNF-α, rất hiệu quả nhưng
khá tốn kém.


TIẾN TRIỂN

-

Tiến triển từng đợt, xen kẽ giữa các đợt là thời kỳ tạm lắng gọi là “vảy nến im lặng”.
Khi cịn một thương tổn nào đó ở vị trí nhất định trong thời gian dài gọi là “vảy nến ổn
định”.
Vì vậy, nếu sạch thương tổn da cũng khơng khẳng định là bệnh khỏi hoàn toàn.


BIẾN CHỨNG

-

Thương tổn da diễn biến lâu ngày có thể liken hóa, bội nhiễm…
Điều trị khơng đúng gây đỏ da toàn thân.
Thương tổn khớp lâu ngày gây cứng khớp, biến dạng khớp dẫn đến tàn tật.


KẾT LUẬN


-

Vảy nến là bệnh mạn tính.
Căn nguyên bệnh chưa rõ ràng.
Chẩn đoán bệnh dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng, quan trọng nhất là giải phẫu
bệnh.

-

Điều trị tùy theo từng giai đoạn bệnh, duy trì để tránh tái phát, tránh các biến
chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân.




×