Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.06 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHONGSAVAD KEOMANI

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ATTAPEU,
NƢỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TĨM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2021


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỒNG CỬ

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích Hạnh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng 6 năm 2021

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phát triển Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước Lào. BHXH khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế đối
với NLĐ mà cịn có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước Lào tới các tầng lớp lao động trong
xã hội.
BHXH của Tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào được thành lập
dưới sự chỉ đạo của BHXH nước CHDCND Lào. Trong những năm
qua, BHXH tỉnh không ngừng được phát triển cả về chiều rộng và
chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện các
chính sách BHXH.
Trong hoạt động BHXH, nguồn thu BHXH có ý nghĩa rất quan
trọng để đảm bảo cân đối nguồn chi, dựa trên ngun tắc “có đóng,
có hưởng”. Cơng tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng
và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính
sách BHXH, có vai trị then chốt, quyết định hiệu quả của hệ thống
BHXH.
Trong hoạt động của BHXH tỉnh Attapeu, công tác quản lý thu
BHXH luôn được chú trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, quản lý thu
BHXH còn nhiều bất cập, một phần do nhận thức của chủ sử dụng lao
động và người lao động và mặt khác do công tác quản lý thu BHXH
của ngành BHXH còn nhiều hạn chế: cơng tác tun truyển, phổ biến
pháp luật, chính sách BHXH cịn mang nặng tính hình thức; cơ chế
chính sách BHXH chưa phù hợp với thực tiễn; công tác triển khai thu
BHXH cịn lúng túng; đội ngũ cán bộ làm cơng tác thu BHXH chưa
đáp ứng được yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý

vi phạm trong thu BHXH bắt buộc chưa đáp ứng được yêu cầu…


2
dẫn đến tình trạng trốn, nợ, chậm đóng, đóng khơng đủ, ảnh hưởng
đến cân đối thu chi của BHXH và quyền lợi của người lao động.
Để khắc phục từ những hạn chế nói trên, cần có nghiên cứu cụ
thể cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Attapue
nhằm đề xuất, kiến nghị giúp cơ quan BHXH Tỉnh có những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc
để khắc phục những yếu kém, hạn chế hiện nay. Trên cơ sở đó, tơi
chọn đề tài: “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm
xã hội tỉnh Attapeu, nƣớc CHDCND Lào” làm luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá thực trạng của quản lý thu BHXH bắt buộc
tại BHXH tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào nhằm xác định ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH bắt
buộc trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hê thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu
BHXH bắt buộc đối với BHXH cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH
tỉnh Attapeu, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu
BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Attapeu trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý thu


3
BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào. Nội
dung quản lý thu BHXH được tiếp cận theo thẩm quyền, chức năng
của BHXH cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý thu BHXH bắt
buộc tại BHXH tỉnh Attapeu đối với các loại hình BHXH bắt buộc.
- Về thời gian nghiên cứu: cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc
từ 2016-2019; các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa đến 2025.
- Về không gian: BHXH tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: gồm các nguồn tư liệu, số liệu từ Niên giám
thống kê, các báo cáo hoạt động hàng năm của BHXH tỉnh Attapeu
và của UBND tỉnh và của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Số liệu sơ cấp
Đề tài dùng phương pháp điều tra khảo sát. Nội dung khảo sát:
các nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc.
4.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê, mơ tả:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp so sánh:
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXHBB
Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hôi bắt buộc tại

bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXHBB
tại bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu nước CHDCND Lào.


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH.
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất
trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
“BHXH là mối quan hệ chặt chẽ, tác động với nhau giữa người
sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) và cơ quan
BHXH dưới sự quản lý của Nhà nước. BHXH là phương pháp
chuyển giao rủi ro được thực hiện thơng qua việc tạo lập quỹ tài
chính BHXH, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết”.
1.1.2. Đặc điểm của BHXH
- BHXH là hoạt động dịch vụ cơng, mang tính xã hội cao lấy
hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động.
- Mục đích hoạt động là vì quyền lợi của người lao động và của
cộng đồng xã hội.
- Sự hình thành và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào điều
kiện phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.3. Quản lý thu BHXH
a. Khái niệm về thu BHXH và quản lý thu BHXH
Thu BHXH là quá trình cơ quan quản lý quỹ BHXH tiến hành

các biện pháp, quy trình, cơng cụ cần thiết nhằm huy động được tiền
đóng góp từ các đối tượng tham gia BHXH một cách nhanh chóng,
đầy đủ, kịp thời nhằm hình thành, duy trì và mở rộng quỹ BHXH một
cách bền vững.


5
“Quản lý thu BHXH là quá trình tác động của các cơ quan
BHXH đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu BHXH theo
một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức thu,
lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh
giá việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu
kịp thời tiền thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH vào Quỹ
BHXH nhằm đáp ứng nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH trên
nguyên tắc có đóng, có hưởng”.
b. Đặc điểm của quản lý thu BHXH bắt buộc
- Thu BHXH bắt buộc là nguồn thu định kỳ, công việc được
lặp lại và khối lượng công việc rất lớn.
- Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai phạm, vi phạm đạo đức
và trục lợi cho cá nhân, lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.
- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc rất lớn và gia tăng theo
thời gian nên công tác quản lý thu BHXH phải bám sát diễn biến tình
hình thực tế.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, các đối tượng bắt buộc phải
tham gia BHXH bắt buộc thường tìm mọi kẽ hở của pháp luật để trốn
tránh hoặc gian lận trong nộp BHXH bắt buộc.
c. Vai trò của quản lý thu BHXH bắt buộc
Thứ nhất, quản lý thu BHXHBB tạo cơ sở định hướng cho hoạt
động của hệ thống BHXH
Thứ hai, quản lý thu BHXH có chức năng điều tiết hoạt động

của hệ thống BHXH
Thứ ba, quản lý thu BHXH giúp Nhà nước kiểm tra, đánh giá
hoạt động thu BHXH.
Thứ tư, quản lý thu BHXH là cơ sở để đảm bảo nguồn thu, trên
cơ sở đó đảm bảo nguồn chi BHXH.


6
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
1.2.1. Lập dự toán thu BHXH bắt buộc
a. Xác định đối tượng thu, mức thu và phương thức thu
Đối tượng thu
Theo Điều 74, 75 và 90 Phần 2 của Luật BHXH (Luật BHXH
bản bổ sung) năm 2018; và Điều 10 trong quyết định 095/QĐ-BHXH
ngày 8/9/2018, của BHXH CHDCND Lào quy định đối tượng thu
BHXH bắt buộc:
1. Người lao động là công dân Lào toàn quốc thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc
2. Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Lào có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề
do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp.
3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Lào; doanh
nghiệp, Cùm Ban (nhóm Làng), hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ
chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Mức thu
Mức đóng góp BHXH bắt buộc thường căn cứ vào tiền lương

của NLĐ (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của
toàn doanh nghiệp.
Theo Luật BHXH bản bổ sung năm 2018, Điều 74, 75 mức thu
BHXH đối với các bên phải tham gia BHXH bắt buộc như sau:
- Nhà nước hổ trợ tiền bằng 8,5% của quỹ tiền lương.
- Cán bộ công chức, viên chức, bộ đội, công an tham gia BHXH


7
bắt buộc (theo quy định hiện hành là 8% của mức tiền lương cơ sở).
Khối DN, đối với người SDLĐ hoặc đơn vị lao động tham gia
BHXH bắt buộc hàng tháng (6%) và NLĐ là (5,5%) lương cơ sở.
Phương thức thu : Đóng hằng tháng, đóng 03 tháng hoặc
06 tháng một lần, đóng theo địa bàn
b. Cơng tác cấp sổ, thẻ BHXH
Giám đốc BHXH tỉnh Attapeu ký Quyết định số 124/QĐBHXH phân cấp quản lý về công tác cấp sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y
tế (BHYT) về cơ sở. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2016 BHXH cấp
huyện thực hiện các nội dung: Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác
nhận, chốt sổ BHXH và ghi thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp đã
được hưởng trợ cấp thất nghiệp
c. Lập dự toán thu BHXH bắt buộc.
Dự toán thu BHXHBB là bảng tổng hợp số thu dự kiến về
BHXHBB trong một thời kỳ nhất định. Lập dự tốn là q trình dự báo,
tính toán mức độ, các biện pháp tổ chức huy động các nguồn thu
BHXHBB từ các đối tượng tham gia BHXHBB.
Lập dự toán thu là việc xác định các chỉ tiêu dự toán thu BHXHBB
và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Dự toán thu
BHXHBB là q trình dự báo, tính tốn mức độ và các biện pháp tổ
chức động viên nguồn thu vào quỹ BHXHBB.
Việc lập dự tốn thu BHXH phải đảm bảo tính khách quan,

trung thực, đảm bảo tính tiên tiến, tích cực, chủ động.
Tiêu chí đánh giá: (1) Việc xác định đối tượng thu, mức thu
BHXH bắt buộc có đảm bảo đúng quy định (2) Phương thức thu có phù
hợp với thực tiễn và đảm bảo quy định. (3) Lập dự toán thu BHXHBB
có tuân thủ đúng quy định về thời gian; (4) Việc lập dự tốn thu
BHXHBB có đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng đối tượng;


8
(5) Tính kịp thời trong trong điều chỉnh số đối tượng thu và số thu
phù hợp với thực tiễn.
1.2.2. Tổ chức thực hiện thu BHXH
Tổ chức thu BHXHBB được thực hiện qua các bước sau:
- Người lao động và người sử dụng lao động đăng ký tham gia
BHXH bắt buộc lần đầu với cơ quan BHXH.
- Tiếp nhận hồ sơ và danh sách lao động đăng ký tham gia. Cán
bộ thu tiến hành thẩm định hồ sơ.
- Bên sử dụng lao động tiến hành đóng BHXH bắt buộc cho
người lao động.
- Theo dõi và thông báo với cơ quan BHXH về những thay đổi
so với đăng ký ban đầu.
- Đối chiếu, kiểm tra các thông số liên quan giữa bên BHXH và
bên tham gia BHXH bắt buộc.
- Thực hiện chế độ báo cáo thu và báo cáo tổng hợp thu định.
a. Tổ chức bộ máy thực hiện thu BHXH
Bộ máy quản lý thu BHXH được tổ chức và quản lý theo ngành
dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
b. Quản lý hoạt động thu BHXH
Sơ đồ quy trình quản lý thu BHXH tại BHXH: Lập kế hoạch
- Tổ chức thực hiện - Thanh tra, kiểm tra

Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức quản lý thu BHXHBB:
(1) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH:
(2) Tỉ lệ nợ đọng BHXH.
(3) Tốc độ tăng số lượng đối tượng tham gia BHXHBB
(4) Tổ chức thu BHXHBB được thực hiện đúng quy trình.
1.2.3. Quyết tốn thu BHXH
Quyết tốn thu phải đảm bảo nguyên tắc:


9
- Nguyên tắc thống nhất:
- Nguyên tắc đầy đủ:
- Nguyên tắc cân đối: đảm bảo thu chi cân đối
- Nguyên tắc trung thực, chính xác:
- Nguyên tắc thường niên:
- Nguyên tắc cơng khai minh bạch:
- Ngun tắc hạn định:
Tiêu chí đánh giá: (1) Quyết tốn có đảm bảo tính kịp thời; (2)
Cơng tác quyết tốn thu BHXHBB có đảm bảo đúng các nguyên tắc;
(3) Tính chính xác của số liệu quyết toán so với dự toán; (4) Quyết
toán thu BHXHBB có đảm bảo tính cơng khai, minh bạch.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH, giải
quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong hoạt động thu BHXHBB
a. Thanh tra, kiểm tra hoạt động thu BHXH bắt buộc
Thanh tra là hoạt động nhằm kiểm soát, xem xét và phát hiện và
ngăn chặn các hoạt động trái với quy định.
Nội dung kiểm tra: số lao động hiện có, hồ sơ tham gia bao
gồm: HĐLĐ, kiểm tra chức danh, tiền lương, tiền cơng đóng BHXH
của đơn vị; người lao động; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
b. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm

Giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các trường hợp vi phạm
pháp luật về BHXH: thực hiện các nội dung công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại trong thực hiện chế độ BHXH.
Tiêu chí đánh giá: (1) Tính thường xuyên của các cuộc thanh
tra, kiểm tra biểu hiện ở số lượng tổ chức các cuộc thanh tra; (2) Các
cuộc thanh tra, kiểm tra có thực hiện theo đúng qui định; (3) Kết quả
của công tác thanh tra, kiểm tra; (3) Giải quyết khiếu nại tố cáo , xử
lý vi phạm có kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật.


10
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU
BHXH BẮT BUỘC
1.3.1. Nhân tố khách quan
a. Điều kiện kinh tế xã hội
b. Cơ chế, chính sách, pháp luật về BHXH.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
a. Công tác tuyên truyền pháp luật và chính sách BHXH
b. Nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động .
c. Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý thu BHXH
d. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 với chức năng xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài đã
làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về BHXH, quản lý thu bảo hiểm
xã hội nói chung và quản lý thu BHXHBB nói riêng. Chương 1 xác
định 4 nội dung của quản lý thu BHXH bắt buộc, các tiêu chí đánh
giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
quản lý thu BHXHBB ở chương 2.
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
TẠI BHXH TỈNH ATTAPEU, NƢỚC CHDCND LÀO
2.1.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ATTAPEU CÓ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT
BUỘC
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Attapeu
a. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Attapeu nằm ở vùng phía Đơng Nam bộ nước CHDCND


11
Lào; phía Bắc giáp với tỉnh Sekong có ranh gới dài 137,5 km, phía
Nam giáp với tỉnh Lattanakhily và tỉnh Siengteng, Vương Quốc
Cambodia có biên giới dài 224,25 km, phía Đơng giáp với tỉnh Kon
Tum nước CHXHCN Việt Nam có biên giới 58 km, phía Tây giáp
với tỉnh Champassak có ranh giới dài 180 km. Diện tích tồn tỉnh
khoảng 10.320 km2.
b. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng là 7,5%/năm, tổng sản phẩm quốc nội
GDP bình quân 2.000 USD/Đầu người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
từng bước phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng. Tỷ
trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 23,39, ngành công nghiệp
36,87%; dịch vụ 39,74%.
Vốn đầu tư thực hiện năm 2019 là 6.743,31 tỷ kíp, đạt 95%
của kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 686,24 tỷ kíp, đạt
14,37% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt

393,82 USD.
c. Đặc điểm xã hội
Tỉnh Attapeu gồm có 5 huyện, dân số là 145.817 người; mật
độ dân số 14 người/km2; 62% dân số là người trong độ tuổi lao động,
ước tính khoảng 90.406 người. Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo chiếm
10,84% với 2.973 gia đình [17].
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Attapeu
Chức năng của BHXH tỉnh Attapeu giúp Tổng Giám đốc
BHXH Lào tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc,
BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT; Quản lý các quỹ BHXH, BHTN,
BHYT trên địa bàn tỉnh Attapeu theo quy định của BHXH Lào và
quy định của pháp luật. BHXH tỉnh Attapeu có tư cách pháp nhân,


12
có con dấu, tài khoản và trụ sở đặt tại tỉnh Attapeu.
BHXH tỉnh gồm 11 cán bộ nhân viên biên chế; tổ chức bộ
máy BHXH tỉnh bao gồm giám đốc, phó giám đốc, các văn phịng
quản lý (phịng hành chính; phịng đăng ký BHXH – tiền chính sách;
phịng kế tốn – tài chính) và cán bộ nhân viên dịch vụ.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH
TỈNH ATTAPEU
2.2.1. Thực trạng cơng tác dự tốn thu BHXH bắt buộc
a. Thực trạng công tác xác định đối tượng, mức thu và
phương thức thu BHXH
Xác định đối tượng thu BHXH bắt buộc
Hàng năm, BHXH tỉnh Attapeu đã lập dự toán thu cho năm
sau và báo cáo về BHXH Lào căn cứ vào việc xác định số đối tượng,
số thu BHXHBB.
Bảng 2.3: Số lượng đơn vị và số người lao động tham gia BHXH

bắt buộc trên địa bàn tỉnh Attapeu từ 2016-2019
T
T

Chỉ tiêu

2016
Số
Số
ĐV ngƣời

1

Đảng Đoàn thể

34

2
3

DN Nhà nước

3

366

3

375


3

388

4

428

DNNQD

47

12.025

49

12.309

51

12.521

53

12.899

4

DN vốn ĐTNN


13

875

13

893

13

925

14

983

5

Khác

11

558

12

633

14


745

15

798

108

16.955

111

17.512

117

18.108

123

18.661

Tổng

3.131

2017
Số
Số
ĐV ngƣời

34

3.311

2018
Số
Số
ĐV ngƣời
36

3.529

2019
Số
Số
ĐV
ngƣời
37

(Nguồn: BHXH tỉnh Attapeu)
Trong vòng 4 năm số đơn vị tham gia tăng 13,8%, số lao
đông tham gia tăng 10,06%.
Hầu hết các đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh Attapeu đều thực

3.553


13
hiện nghiêm túc việc đăng ký tham gia BHXH. Sự gia tăng số đơn vị
tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh

mới thành lập.
Bảng 2.4: Tình hình đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại
tỉnh Attapeu giai đoạn 2016 – 2019
STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

1

Số đơn vị tham gia BHXHBB

108

111

117

123

2

Số đơn vị phải tham gia BHXHBB


138

141

148

153

3

Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc

78,2

78,7

79,05

80,3

Nguồn: BHXH tỉnh Attapeu
Tỷ lệ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc trong diện bắt
buộc phải tham gia BHXH bắt buộc cũng chỉ đạt bình quân trong 4
năm gần đây là khoảng 79%.
Nguyên nhân của tình hình trên là do nhiều đơn vị sản xuất
kinh doanh mới thành lập chưa ổn định về sản xuất kinh doanh, số
lao động đang trong quá trình tuyển dụng, thử việc chưa ký kết hợp
đồng lao động chính thức nên có sự thay đổi liên tục, chưa đủ các
điều kiện để đăng ký BHXHBB. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng

dựa vào lý do này để trì hỗn thời gian tham gia BHXHBB.
Mức thu
- Đơn vị Nhà nước Vùng I năm 2016 là 1,8 triệu Kíp; mức thu
là 144.000 nghìn kíp/tháng và đến năm 2019 mức lương là 2,1 triệu
Kíp; mức thu là 168.000 Kíp/tháng.
- Đơn vị DN đối với người SDLĐ tính theo vùng II năm 2016
1,4 triệu Kíp; mức thu là 84.000 nghìn Kíp/tháng và cho đến năm
2019 là 1,68 triệu kíp.


14
- Đối với khối đơn vị NLĐ tính theo vùng III là từ năm 2016
mức thu là 45.000 nghìn Kíp/tháng, năm 2019 là 1,35 triệu Kíp mức
thu là 67.500 nghìn Kíp/tháng; so với năm 2016 tăng lên 50%.
Dựa trên các căn cứ trên, BHXH lập dự toán thu BHXH.
Sau khi được BHXH Lào phê duyệt dự toán thu, BHXH tỉnh
Attapeu tổ chức thực hiện phân bổ dự toán thu cho BHXH từng
huyện dựa vào số dự toán của huyện đã được thông qua.
Phương thức thu
BHXH tỉnh Attapeu chỉ dùng phương thức thu BHXH là giao
dịch hoàn toàn bằng chuyển khoản, BHXH tỉnh đã đăng ký tài khoản
tại các Ngân hàng (BCEL, Lao-Việt Bank, Development Bank,
Agriculture Bank…) và Kho bạc Nhà nước tỉnh Attapeu mỗi nơi một
tài khoản thu duy nhất, và tất cả các giao dịch về nộp BHXH đều
phải thực hiện qua tài khoản này.
Kết quả khảo sát đánh giá của người tham gia BHXHBB về
công tác quản lý đối tượng thu, mức thu, phương thức thu cho điểm
bình qn là 2,1, cả hai tiêu chí đều có điểm bình qn ở mức cao.
Cơng tác cấp sổ, thẻ BHXH
Cơng tác cấp sổ, thẻ BHXH được thực hiện đúng quy trình,

được quản lý và theo dõi chặt chẽ. Cơ quan BHXH thường xuyên
cập nhật và thông báo chi tiết về những thay đổi đối với đơn vị tham
gia BHXH và người lao động để điều chỉnh những sai sót.
b. Kết quả cơng tác dự tốn thu BHXHBB
Vào q III hàng năm, BHXH tỉnh Attapeu thực hiện lập dự
toán thu cho năm sau và báo cáo về BHXH Lào. Việc lập dự toán thu
căn cứ vào việc xác định số đối tượng, mức tăng lương tối thiểu
vùng, lương cơ sở, mức đóng, tổng quỹ lương đã được kiểm tra, đối
chiếu, xác minh.


15
Bảng 2.7: Tình hình lập dự tốn và thực hiện dự toán về số người
tham gia, số thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2016-2019
Số ngƣời (ngƣời)

Số thu (tỷ kíp)

Năm

Dự
tốn

Thực
hiện

Tỷ lệ đạt
(%)

Dự

tốn

Thực
hiện

Tỷ lệ
đạt (%)

2016

16.955

16.523

97,4

20,24

19,82

97,9

2017

17.512

17.268

98,6


23,54

23,31

99,02

2018

18.108

17.925

98,9

26,15

25,99

99,3

2019

18.661

18.695

100,1

27,89


28,04

100,5

(Nguồn: BHXH tỉnh Attapeu)
Quy trình lập dự tốn được thực hiện đúng quy định. Tình
hình dự tốn và thực hiện dự toán về số người tham gia BHXH bắt
buộc và số thu chưa đạt mức dự toán thu nhưng cũng có xu hướng
tăng lên dần qua các năm.
Hạn chế cơ bản của cơng tác dự tốn thu là nhiều khi cịn
chậm, nhất là cơng tác dự tốn của BHXH các huyện. Số liệu dự tốn
cũng cịn phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần.
2.2.2. Thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Attapeu
a. Tổ chức bộ máy thu BHXHBB của BHXH tỉnh Attapeu
b. Kết quả công tác thu BHXH bắt buộc
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXHBB tại BHXH
tỉnh Attapeu 2016 – 2019
TT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

1


TS người tham gia BHXHBB (người)

16.523

17.268

17.925

18.695

2

Kế hoạch giao thu BHXHBB (tỷ kíp)

19,82

23,31

25,99

28,04

3

Số đã thu BHXHBB (tỷ kíp)

20,98

23,45


26,09

28,78

4

Tỷ lệ đạt (4=3/2)*(%)

105,8

100,6

100,3

102,6

(Nguồn: BHXH tỉnh Attapeu)


16
Trong những năm qua, trên cơ sở dự toán thu BHXH bắt buộc;
kế hoạch thu BHXH bắt buộc do BHXH cấp trên phê duyệt và giao
nhiệm vụ thu, BHXH tỉnh Attapeu ln hồn thành và hồn thành
vượt mức kế hoạch thu.
Tuy nhiên, thu BHXHBB vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn:
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên
chưa bố trí đủ nguồn tài chính để nộp BHXHBB đúng hạn. Một số
đơn vị cố tình chây ỳ trong nộp BHXH nhằm chiếm dụng vốn. Cơ
chế quản lý, xử lý chậm đóng, đóng thiếu, khơng đúng quy định còn

lúng túng, thiếu nhất quán, chưa đủ sức tạo áp lực cho các đơn vị
SDLĐ. Cán bộ phụ trách chuyên thu thiếu kiên quyết.
c. Quản lý nguồn thu BHXH
Theo quy định mỗi cơ quan BHXH đều được phép mở một tài
khoản chuyên thu tại Ngân hàng BCEL (Ngân hàng Ngoại thương
Lào), Lao-Việt Bank, Development Bank Lao, Agriculture Bank và
một tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để chuyên thu BHXH của các
đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh.
d. Quản lý tiền thu BHXH
BHXH tỉnh Attapeu chuyển tiền thu BHXH về tài khoản
chuyên thu của BHXH tỉnh Attapeu có số dư phát sinh tại tài khoản
chuyên thu BHXH từ 100 triệu Kíp trở lên. Riêng tháng cuối năm
chuyển tồn bộ số tiền thu BHXH của tỉnh Attapeu về BHXH Lào
trước 24 giờ ngày 31/12.
e. Quản lý nợ tiền đóng BHXH
Nợ đọng cịn có ngun nhân từ ý thức thiếu tự giác, thiếu
trách nhiệm của chủ SDLĐ. Tỷ lệ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt
buộc nợ đọng nhiều nhất trong giai đoạn này là trong năm 2018; có
tỷ lệ nợ đọng là 9,4% và trốn đóng nhiều nhất là năm 2016; có tỷ lệ


17
trốn đóng là 21,7%. Nhưng cho đến năm 2019 lại có xu hướng giảm
xuống, tỷ lệ nợ đọng cịn là 6,5% và trốn đóng là 19,6%.
Bảng 2.10: Tình hình tỷ lệ số tiền thu và nợ đọng BHXHBB tại
BHXH tỉnh Attapeu giai đoạn 2016 – 2019
TT

Chỉ tiêu


ĐV
tính

2016

2017

2018

2019

20,98

23,45

26,09

28,78

1

Tổng số tiền đã thu BHXHBB

Tỷ kíp

2

Tổng số tiền nợ đọng BHXHBB

Tỷ kíp


1,74

2,11

2,45

1,87

3

Tổng số tiền phải thu BHXHBB

Tỷ kíp

19,82

23,31

25,99

28,04

4

Tỷ lệ thu BHXHBB

%

105,8


100,6

100,3

102,6

5

Tỷ lệ nợ BHXH (5 = 2/3)*(%)

%

8,77

9,05

9,42

6,66

Nguồn: BHXH tỉnh Attapeu)
Tình trạng nợ đọng vẫn còn ở mức cao, do sự chây ỳ của các
doanh nghiệp. Các chế tài xử phạt chậm đóng, đóng khơng đúng cịn
q nhẹ. Cơng tác đơn đốc thu nợ, xử lý nợ của BHXH cịn thiếu sự
chủ động, tích cực
Tổng hợp đánh giá của cán bộ, viên chức về cơng tác tổ chức
thu BHXH bắt buộc có kết quả khảo sát điểm bình quân được đánh
giá ở mức 2,19 là khá tốt.
2.2.3. Thực trạng cơng tác quyết tốn thu BHXH bắt buộc

Quyết tốn thu BHXH là cơng việc mà BHXH tỉnh hàng quý,
hàng năm sẽ thực hiện quyết toán với BHXH Lào theo số tiền đã thu
được của các đối tượng tham gia theo quý và năm.
Dựa vào số liệu cho thấy, mọi chỉ tiêu quyết toán của BHXH
Lào và cơ quan BHXH tỉnh Attapeu đều trùng khớp, đảm bảo tính
minh bạch và thống nhất.
Khó khăn lớn nhất của cơng tác quyết tốn BHXH hiện nay là
cơng tác thu thập thơng tin, lập hồ sơ quyết tốn cịn rất phức tạp do
chưa có sự liên thơng về số liệu giữa các cơ quan QLNN.


18
Thực hiện khảo sát 21 viên chức, người lao động BHXH trên
địa bàn tỉnh Attapeu về công tác tổ chức thu BHXH, kết quả thu
được: Điểm bình quân đạt 2,14 điểm là mức đánh giá khá cao cho
công tác quyết tốn thu.
2.3.4. Thực trang cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về BHXH, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong
hoạt động thu BHXH bắt buộc
Trong 4 năm qua, các cuộc thanh, kiểm tra chủ yếu tập trung
chủ yếu vào các nội dung của công tác thu BHXHBB. Qua công tác
kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những thiếu sót của đơn vị
trong việc thực hiện pháp luật lao động và pháp luật về BHXH.
Công tác xử lý các vi phạm: Qua thanh, kiểm tra BHXH tỉnh
đã phát hiện một số sai phạm. BHXH tỉnh đã phối hợp với các ban
ngành liên quan để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, một số vụ việc còn bị
kéo dài do.
Kết quả điều tra, khảo sát thu thập ý kiến đánh giá công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của cán bộ, viên chức
có điểm bình qn đạt 2,03 là mức khá tốt. Kết quả lấy ý kiến đánh

giá của 140 người lao động tham gia BHXHBB có điểm bình qn là
2,12 điểm, điểm đánh giá cho công tác xử lý vi phạm là 2,07 điểm.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH ATTAPEU
2.3.1. Về ƣu điểm
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát triển
thêm được các hình thức tuyên truyền mới.
- Quản lý đối tượng thu BHXHBB đã được cải tiến theo
hướng bám sát chủ sử dụng lao động và người lao động.
- Cơng tác dự tốn thu BHXHBB từng bước được nâng cao


19
chất lượng dự toán, thu hẹp khoảng cách giữa dự tốn và thực hiện.
- Cơng tác tổ chức thu BHXHBB đã giảm dần tình trạng nợ
đọng, trốn đóng BHXH.
- Cơng tác quyết toán thu BHXH bắt buộc được thực hiện
nghiêm túc, thẩm định số liệu, quyết toán thu BHXH, kiểm tra cơng
tác quyết tốn thu BHXH ln được thực hiện thường xuyên. Sổ
sách, hồ sơ, chứng từ thu BHXH đảm bảo đầy đủ, chính xác.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra luôn được chú trọng, đã giảm
thiểu các đơn kiện, khiếu nại của người dân.
2.3.2. Hạn chế
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật BHXH
chưa thường xuyên, liên tục.
- Công tác quản lý đối tượng thu cũng còn nhiều kẽ hở dẫn
đến để lọt các đối tượng phải tham gia BHXHBB.
- Cơng tác lập dự tốn thu BHXHBB cịn bị động. Quyết định
giao dự tốn thu BHXHBB hàng năm thường chậm chễ.
- Tổ chức thu BHXH còn bộc lộ nhiều hạn chế, chấp hành các

quy định của Luật BHXH của một số đơn vị chưa nghiêm.
- Quyết tốn thu BHXHBB cịn chậm trễ so với quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
Luật BHXH chưa thường xuyên.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế chính sách, pháp luật về BHXH của nhà nước hiện có
nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhận thức của chủ SDLĐ chưa cao, thiếu tự giác.
- Trình độ dân trí của vùng tương đối thấp.
- Hoạt động của tổ chức cơng đồn trong các cơ sở sản xuất


20
kinh doanh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho người lao động
chưa làm tốt vai trò của mình.
- Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Attapeu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định.
- Các quy định pháp luật về chế tài xử phạt trong vi phạm
trong lĩnh vực BHXHBB hiện còn nhẹ
b. Nguyên nhân chủ quan
- Bộ máy tổ chức quản lý thu BHXH chưa phù hợp với yêu
cầu công tác.
- Cơ chế phối hợp công tác với các cơ quan QLNN có liên
quan chưa hiệu quả.
- Hệ thống đại lý thu BHXH còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ còn thiếu, năng lực tổ chức thực hiện
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã phân tích thực trạng quản lý thu BHXHBB của

BHXH tỉnh Attapeu từ 2016-2019. Luận văn đã chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế đối với từng nội dung quản lý, tổng hợp đánh giá
chung về thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đang
tồn tại hiện nay. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất các giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXHBB ở chương 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ATTAPUE
NƢỚC CHDCND LÀO.
3.1.

CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc
Một là, nâng cao hiệu quả toàn diện của quản lý thu BHXH.


21
Hai là, đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc về số lượng và chất lượng.
Ba là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về BHXH.
Bốn là, đổi mới công tác quản lý thu BHXH.
Năm là, thực hiện tốt công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ
quan QLNN có liên quan đến hoạt động BHXH.
Sáu là, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát trong hoạt
động BHXH.
Bảy là, quản lý quỹ BHXH chặt chẽ, sử dụng quỹ có hiệu quả.
3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của BHXH tỉnh
Attapeu
a. Định hướng phát triển

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý BHXH.
- Mở rộng nguồn thu BHXH.
- Tăng cường công tác tổ chức thu BHXH.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thu
b. Mục tiêu của quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh
Attapeu.
- Cơ quan, doanh nghiệp tham gia BHXHBB đạt trên 90%.
- Giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5%.
- Phấn đấu 15% số đơn vị tham gia BHXHBB được kiểm tra
- Năm 2025, đạt 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 70%
lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 55% lực lượng lao
động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH
ATTAPEU
3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập dự toán thu BHXH bắt buộc


22
- Chủ thể thực hiện biện pháp này là BHXH tỉnh và BHXH
các huyện.
- Rà sốt tồn bộ số lượng các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất
kinh doanh, nắm được sự biến động của các doanh nghiệp một cách
chính xác.
- Tiếp cận và có biện pháp tích cực đối với các chủ SDLĐ và
người lao động thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHXHBB.
- Hồn thiện quy trình dự tốn thu BHXHBB
3.2.2. Hồn thiện cơng tác tổ chức thu BHXH bắt buộc
- Phân cấp thu phù hợp giữa BHXH cấp huyện và tỉnh.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sổ sách biểu mẫu.

- Hồn thiện quy trình thu BHXHBB.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch thu.
- Đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ, thường xuyên.
- Kịp thời phát hiện những vướng mắc phát sinh trong q
trình tổ chức thu BHXHBB.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết toán thu BHXH
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định, nguyên tắc khi
lập báo cáo quyết tốn.
- Phối hợp chặt chẽ trong q trình quyết toán.
- Đổi mới về phương thức quyết toán, thực hiện đúng thời gian
quy định, theo tháng và tránh tình trạng để dồn vào cuối năm.
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm
minh các vi phạm pháp luật về BHXH
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật trong việc
xử phạt các trường hợp vi phạm chính sách BHXH.
- Tăng cường phối hợp trong thanh, kiểm tra.


23
- Xem xét và kiến nghị nhà nước điều chỉnh lại mức phạt đối
với hành vi vi phạm chế độ trích nộp BHXH.
- Xử lý các vi phạm, khiếu nại, tố cáo kịp thời.
3.2.5. Các giải pháp khác
a. Nâng cao trình độ, năng lực chun mơn và phẩm chất
chính trị cho đội ngũ cán bộ:
b. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính
c. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu công tác quản lý thu BHXHBB tại BHXH
tỉnh Attapeu, nhìn chung cơng tác quản lý thu BHXHBB trong những
năm qua đã đạt được nhiều kết quả khá tốt. Song, công tác quản lý
thu BHXHBB hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục
trong thời gian đến.
Với sự cố gắng trong thu thập tài liệu, sử dụng những kiến
thức tích lũy được, tác giả đã cố gắng làm rõ bức tranh tồn cảnh về
cơng tác quản lý thu BHXHBB của tỉnh Attapeu, nhìn rõ hơn những
thành cơng, hạn chế để tìm ra giải pháp khắc phục nhanh chóng và
hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống BHXH,
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường, từng bước tham gia và hội nhập vào kinh tế quốc tế.
Với thời gian và trình độ có hạn của tác giả, đề tài khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và chưa thể đi sâu giải quyết hết
những vấn đề thực tiễn hiện nay. Tác giả mong muốn nhận được
nhiều đóng góp ý kiến của thầy, cơ giáo để tác giả có thêm kinh
nghiệm trong học tập và cơng tác của mình. Tác giả xin chân thành


×