Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Ôn tập luật hành chính theo chuyên đề 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.76 KB, 42 trang )

CÂU HỎI ƠN TẬP MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH
I.

Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1. Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước
đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
2. Luật hành chính có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội mà ở đó khơng có sự
hiện diện của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Hoạt động chấp hành – điều hành trong đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng
điều chỉnh của Luật Hành chính.
4. Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính.
5. Luật hành chính khơng chỉ sử dụng phương pháp quyền uy - phục tùng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành.
6. Các bên trong quan hệ hành chính nhà nước ln có sự phụ thuộc với nhau về
mặt tổ chức.
7. Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều là
quan hệ quản lý nhà nước
8. Luật Hành chính phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành ba nhóm
9. Khi cơng dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ trở thành chủ thể quản lý
hành chính nhà nước.
10. Giữa hai tổ chức chính trị - xã hội vẫn có thể hình thành một quan hệ chấp
hành - điều hành nhà nước.

II.

Bài tập tình huống:
Bài tập 1.
Trong số các hoạt động sau đây, hoạt động nào là hoạt động hành chính, vì

sao?


a. Cơng ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) đã thông
báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với hai phương tiện có biển số 51A - 558.50 và 51G 772.56 vì những người đi trên 2 phương tiện này đã có hành vi gây rối tại trạm thu phí
Long Phước trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
b. Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc
Việt Nam (VECE) thu hồi thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với hai phương tiện
có biển số 51A - 558.50 và 51G - 772.56.
c. Điện lực TPHCM ra thông báo phạt chậm nộp tiền điện hộ ông Nguyễn Văn A.
d. Chánh án TAND tỉnh K ra quyết định bổ nhiệm Chánh tịa hình sự TAND tỉnh
K.


e. TAND tỉnh Z thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính của bà LTT về việc bà LTT
do khơng đồng ý với quyết định xử phạt hành chính 200.000.000 đồng (hai trăm triệu
đồng) của Chủ tịch UBND tỉnh Z nên khởi kiện vụ án hành chính.
Bài tập 2.
Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính, nếu
có thì thuộc nhóm nào? Xác định chủ thể quản lý nhà nước trong quan hệ hành
chính đó.
a. Ơng Phạm Văn M bị cảnh sát giao thơng xử phạt vi phạm giao thông với lỗi đi
sai làn đường.
b. UBND thành phố H mua 100 máy vi tính của công ty TNHH K&K để tặng cho
trường tiểu học H.
c. Chủ tịch UBND quận H ban hành quyết định kỷ luật cơng chức C làm việc tại
Văn phịng UBND quận.
d. Lực lượng thanh niên xung phong tham gia điều tiết giao thông.
e. Chủ tịch UBND phường PNL tiến hành đăng ký kết hôn cho anh A và chị B.


CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.

1. Cơ quan nhà nước ở địa phương khơng có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.
2. Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của luật hành chính.
3. Nguồn của luật hành chính khơng thể là quyết định do Bộ trưởng ban hành.
4. Chỉ văn bản quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành là nguồn của luật hành chính.
5. Bất kỳ cá nhân nào cũng có năng lực pháp luật hành chính.
6. Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể khơng là nguồn của luật hành chính
7. Kết quả của áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có thể là văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.
8. Quốc hội không ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
9. Yêu cầu của việc áp dụng pháp luật hành chính khơng chỉ thể hiện ở chỗ việc áp
dụng phải đúng nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật hành chính.
10. Các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hành chính.
II.

Bài tập tình huống:

Bài 1: Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính khơng?
Tại sao?
1. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14.
2. Pháp lệnh số: 01/2018/UBTVQH14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
(Pháp lệnh Cơng nghiệp quốc phòng số 02/2008/PL-UBTVQH12 , Pháp lệnh Quản lý thị
trường số 11/2016/UBTVQH13, Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10, Pháp
lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13).
3. Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh
doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

4. Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 24/5/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực
hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
5. Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế
hoạch đầu tư cơng trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
6. Thông báo 260/TB-VPCP ngày 26/7/2019 của Văn phịng Chính phủ về kết
luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng


điều tra dân số và nhà ở Trung ương tại Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
7. Quyết định số 2520/QĐ-BNV ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về
việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 của Bộ Nội vụ.
8. Quyết định số 31/2019/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 của UBND tỉnh Long An
Về việc quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
và phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thuộc phạm
vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Long An.
9. Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của HĐND tỉnh Tiền Giang
về mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
10. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 11/01/2019 của UBND huyện Ba Vì Về việc tổ
chức phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trên địa bàn huyện.
Bài 2: Xác định các hành vi sau đây có phải là thực hiện pháp Luật Hành
chính khơng? Vì sao?
1. Chi đồn tổ chức kết nạp đồn viên.
2. Cơng dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.
3. Giám đốc doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
4. Đồn Thanh niên tun truyền pháp luật về phịng, chống ma túy trong thanh
thiếu niên.

5. Hiệu trưởng trường Đại học công lập ký hợp đồng làm việc với người trúng
tuyển viên chức.


CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1. Năng lực pháp Luật Hành chính của cơng dân chính là năng lực chủ thể của
công dân.
2. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính ln là chủ thể Luật Hành chính.
3. Các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính khơng thể đều là cơng dân.
4. Năng lực hành vi hành chính của cơng dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18
tuổi.
5. Tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải
quyết theo thủ tục hành chính.
6. Quy phạm Luật Hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ Luật Hành
chính.
7. Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà khơng có năng lực pháp
Luật Hành chính.
8. Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp Luật Hành chính là
trách nhiệm trước bên bị thiệt hại.
9. Quan hệ Luật Hành chính khơng thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham
gia quan hệ.
10. Năng lực pháp Luật Hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau.
II. Bài tập tình huống
Bài 1: Năm 1965, ơng A (sinh năm 1930) và bà B sinh năm (1935) về sống chung
với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1975, A và B sinh con trai là C. Năm 1980,
A và B sinh con gái là D. Cả gia đình sống rất hạnh phúc với nhau.
Năm 2018, ông A và bà B lấy tiền tiết kiệm để mua 1 căn nhà tại quận X, thành
phố H. Khi đi ký hợp đồng cơng chứng về việc mua bán nhà thì bà B bị bệnh nên chỉ có

ơng A đi ký hợp đồng công chứng với ông F (người bán nhà) tại phịng cơng chứng số 1,
Thành phố H. Sau khi ký hợp đồng cơng chứng thì ơng A mang hồ sơ về UBND Quận X
để làm thủ tục sang tên, đổi chủ. Khi đến UBND Quận X thì ơng A u cầu là trên Giấy
tờ nhà phải có tên ơng và vợ ơng là bà B vì đây là căn nhà do 2 vợ chồng cùng mua.
Chuyên viên phụ trách đất đai yêu cầu ông cung cấp Giấy đăng ký kết hơn thì mới đáp
ứng u cầu của ơng A. Tuy nhiên, ông A đã không cung cấp được giấy Giấy đăng ký kết
hôn.
a. Anh (chị) hãy xác định cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính.
b. Trong trường hợp A và B khơng có Giấy đăng ký kết hơn thì anh chị hãy tư vấn
cho A và B những loại giấy tờ nào có thể sử dụng để thay thế cho Giấy đăng ký kết hôn.


c. Trong trường hợp ông A cho rằng việc UBND Quận X yêu cầu mình cung cấp
Giấy đăng ký kết hơn là khơng có cơ sở thì ơng A có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình?
Bài 2: Ngày 15/6/2018, trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh X về việc tuyển
dụng công chức cho các sở và cơ quan ngang sở trên địa bàn tỉnh X, Sở Nội vụ tỉnh X ra
Thông báo số 10/TB-SNV về việc tuyển dụng công chức. Xét thấy mình có đủ điều kiện
dự tuyển cơng chức, ơng Nguyễn Hoàng B (sinh năm 1992), cư trú tại xã Z, huyện Y,
tỉnh Z đã đến Sở Nội vụ tỉnh X nộp hồ sơ. Trước đó, ơng B đã đến Trung tâm Y tế huyện
Y khám sức khỏe. Đồng thời đến UBND xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các
văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu ngạch công chức dự tuyển. Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh?
2. Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính?
3. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính?


CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Các câu hỏi nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Các nguyên tắc quản lý mang tính chính trị - xã hội chỉ áp dụng đối với các cơ

quan hành chính.
2. Ngun tắc Luật Hành chính khơng đồng nhất với nguyên tắc quản lý nhà nước.
3. Nguyên tắc của Luật Hành chính khơng thể khơng được thể hiện thơng qua các
quy phạm pháp Luật Hành chính.
4. Vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước là vi phạm pháp
luật.
5. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sắp
xếp và phân bổ cán bộ cho bộ máy hành chính nhà nước.
6. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước đòi hỏi phải tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.
7. Mọi cơ quan hành chính đều hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều.
8. Để bảo đảm tuân thủ pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước, chỉ cần xử
lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để mọi hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước.
9. Việc Ủy ban nhân dân báo cáo hoạt động của mình trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
10. Tính chuyên nghiệp của quản lý nhà nước cho thấy đây là hoạt động địi hỏi tính
chun mơn hố cao.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
Ngày 06/09/2018, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến
hành kiểm tra Khách sạn T, đường Đ, quận X, thành phố Y thì phát hiện A (nam) và B
(nữ) đang ở chung một phòng khách sạn. Theo quy định pháp luật thì khi kinh doanh dịch
vụ lưu trú thì khách sạn, nhà nghỉ “Phải bố trí phịng nghỉ nam riêng, nữ riêng trừ trường
hợp là vợ chồng”. Qua q trình kiểm tra, A và B khơng chứng minh được là vợ chồng
của nhau nên lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tiến hành xử phạt
A và B. A và B cho rằng trong trường hợp này, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội phải xử phạt chủ khách sạn chứ khơng phải phạt mình nên làm đơn khiếu
nại.
Anh (chị) hãy cho biết cac nguyên tắc nào của Luật Hành chính được áp dụng
trong tình huống trên.

Bài tập 2.
Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân khi sinh ra có quyền được
khai sinh”. Tuy nhiên, cũng theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trường hợp trẻ em


sinh ra mà “chết ngay” thì khơng phải khai sinh. Khái niệm “chết ngay” khơng được giải
thích trong Bộ luật Dân sự năm 2005 mà lại được giải thích trong Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định:
“Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và
đăng ký khai tử”. Với quy định trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì có thể hiểu rằng:
“Trẻ em sinh ra mà sống chưa được 24 giờ thì khơng phải khai sinh”.
a. Anh chị hãy cho biết quy định trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP vi phạm
nguyên tắc quản lý nào? Vì sao?
b. Khi một đứa trẻ được sinh ra đời thì những hoạt động quản lý nào có thể được
phát sinh?


CHƯƠNG 5: KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
MƠN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Các nhận định sau đây đúng hai sai? Giải thích tại sao?
1. Khoa học Luật Hành chính là một nội dung quan trọng của mơn học Luật Hành
chính.
2. Khoa học Luật Hành chính là một chuyên ngành của khoa học pháp lý.
3. Khoa học LHC có đối tượng nghiên cứu chỉ là pháp Luật Hành chính hiện hành.
4. Khoa học LHC có phương pháp nghiên cứu riêng, hồn tồn khác biệt với phương
pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học pháp lý khác.
5. Nhiệm vụ của khoa học Luật Hành chính là đánh giá về ngành Luật Hành chính.
6. Mơn học Luật Hành chính là một bộ phận của ngành Luật Hành chính.
7. Nội dung của mơn học Luật Hành chính là các chế định của ngành Luật Hành

chính.
8. Chính sách của Đảng khơng là đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật Hành
chính.
9. Giáo trình Luật Hành chính là sản phẩm chỉ thuộc về mơn học Luật Hành chính.
10. Hiến pháp là đối tượng nghiên cứu của riêng khoa học Luật Hiến pháp.
II. Bài tập tình huống:
Bài tập 1.
Trong chương trình cải cách hành chính được ban hành bởi Nghị quyết 30C của
Chính phủ, có một định hướng cải cách được nêu ra: “Tiến tới cải cách thủ tục hành
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong giao dịch, đầu tư”. Anh,
chị hãy:
a. Xác định một vấn đề (nội dung) nghiên cứu có liên quan đến định hướng trên?
b. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu vấn đề nghiên cứu ở đây là gì?
c. Các phương pháp nghiên cứu nào dự kiến có thể sử dụng khi tiến hành nghiên
cứu?
d. Kết quả dự kiến của việc nghiên cứu có ý nghĩa gì với người học mơn học Luật
Hành chính?
Bài tập 2.
Anh (chị) hãy chọn một vấn đề nghiên cứu mà mình quan tâm thuộc các nội dung sau
và phác thảo những nội dung cơ bản của đề tài.
a. Sự lãnh đạo của Đảng với quản lý nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
b. Vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước ở nước ta
hiện nay?


CHƯƠNG 6: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ THỂ LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
1. Cá nhân không tham gia vào quan hệ pháp Luật Hành chính thì khơng thể trở
thành chủ thể của Luật Hành chính.
2. Chủ thể của Luật Hành chính phải là chủ thể mang quyền lực nhà nước.

3. Năng lực pháp Luật Hành chính của chủ thể Luật Hành chính bất biến.
4. Mọi cơ quan hành chính nhà nước đều là chủ thể của Luật Hành chính.
5. Chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể của Luật Hành chính.
6. Chủ thể của Luật Hành chính là chủ thể quản lý nhà nước.
7. Chủ thể của quan hệ pháp Luật Hành chính là chủ thể của Luật Hành chính.
8. Chủ thể của Luật Hành chính là chủ thể của quan hệ pháp Luật Hành chính.
9. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bị hạn chế năng lực pháp Luật Hành
chính.
10. Các loại tổ chức xã hội khác nhau thì có năng lực pháp Luật Hành chính khác
nhau.


CHƯƠNG 7: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Phó Giám đốc Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm.
2. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, kết quả bầu Chủ tịch, Phó
Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê chuẩn.
3. Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
5. Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu Quốc
hội.
6. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh
đạo.
7. Thành viên Chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội.
8. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc.
9. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
10. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên mơn với tên

gọi như nhau.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
Ngày 15/8/2018, Phịng Tài ngun và Mơi trường (P.TNMT) quận X (Thành phố
Y) đã gửi Tờ trình số 275/TTr-TNMT về việc ký hợp đồng lao động tới UBND quận X
và Phòng Nội vụ (P.NV) quận X với nội dung: P.TNMT đang có nhu cầu tuyển dụng
nhân sự để bảo đảm thực hiện tốt công tác tham mưu về quản lý đất đai cũng như các
nhiệm vụ có liên quan. Do vậy, qua xem xét hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp, P.TNMT quận
X đề xuất UBND quận X và P.NV quận X chấp thuận cho P.TNMT ký hợp đồng lao
động thời hạn 12 tháng, thời gian thử việc 2 tháng đối với ông TAT (SN 1989, tốt nghiệp
Đại học Kiến trúc năm 2012).
Ngày 23/8/2018, P.NV có Tờ trình số 451/TTr-NV đề nghị Chủ tịch UBND quận
X chấp thuận việc tạm tuyển dụng nhân sự vào P.TNMT và được Chủ tịch chấp thuận.
Ngày 27/8/2017, UBND quận X đã gửi Công văn số 2240/UBND-NV (do Trưởng P.NV
ký Thừa uỷ quyền Chủ tịch UBND quận) cho phép P.TNMT tạm tuyển và ký hợp đồng
lao động với ông TAT.
Anh (chị) hãy xác định:


a. Các cơ quan hành chính tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính.
b. Quan hệ xã hội nào trong tình huống nêu trên khơng do Luật Hành chính điều
chỉnh?
Bài tập 2.
Ngày 09/7/2018, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-BNV về việc ban
hành kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức năm 2018-2019 theo nguyên tắc cạnh
tranh. Để thực hiện Quyết định 601, ngày 10/8/2018, Sở Nội vụ tỉnh X đã ban hành Công
văn số 2087/SNV-CCVCgửi các Sở, UBND huyện về việc lập hồ sơ dự thi nâng ngạch
cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp năm 2017- 2018. Công văn
quy định cụ thể về đối tượng dự thi nâng ngạch công chức, điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký
dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi.

Ngày 28/8/2018, Sở Công thương gửi Công văn số 5723/SCT-TCCB về việc xin
cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch theo công văn 2087, kèm theo danh sách 24
công chức dự thi và hồ sơ.
Ngày 28/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh X đã ban hành Quyết định số 6011/QĐUBND về thành lập Hội đồng thi nâng ngạnh cán sự, chuyên viên và tương đương năm
2018-2019 của tỉnh. Trên cơ sở kết quả thi nâng ngạch, ngày 20/01/2019, Sở Nội vụ tỉnh
X đã gửi Tờ trình số 42/TTr – SNV gửi UBND tỉnh để báo cáo kết quả thi nâng ngạch
cơng chức.
Trên cơ sở Tờ trình của Sở Nội vụ, Ngày 26/01/2019, Chủ tịch UBND tỉnh X đã
ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng tuyển kỳ thi
nâng ngạch cán sự, chuyên viên và tương đương năm 2018- 2019, kèm theo danh sách
trúng tuyển (bao gồm 142 người trúng tuyển ngạch chuyên viên, 12 người trúng tuyển
ngạch kiểm soát viên thị trường và 05 người trúng tuyển ngạch kế toán).
Hãy xác định các quan hệ quản lý có sự tham gia của cơ quan hành chính.


CHƯƠNG 8: CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Khi xử lý cơng chức bằng hình thức khiển trách thì khơng cần thành lập Hội
đồng kỷ luật.
2. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là công chức nhà nước.
3. Công chức không bao giờ làm việc trong cơ quan thuộc quân đội nhân dân,
công an nhân dân.
4. Ngạch cán bộ thể hiện trình độ và thâm niên công tác của cán bộ.
5. Khi công chức thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt vi
phạm hành chính mà khơng bao giờ bị xử lý kỷ luật.
6. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tư pháp là Bộ trưởng
Bộ Tư pháp.
7. Việc tuyển dụng công chức chỉ được thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển
hoặc xét tuyển.
8. Không được họp hội đồng kỷ luật trong mọi trường hợp vắng mặt cán bộ, công

chức vi phạm.
9. Biện pháp tạm đình chỉ cơng tác có thể được người có thẩm quyền áp dụng
trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm pháp
luật.
10. Cơng chức bị Tịa án phạt tù mà khơng hưởng án treo thì đương nhiên phải cho
thơi việc.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
Ơng A là Trưởng phòng Lý lịch Tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh X, đã thực hiện
hành vi “vi phạm pháp luật về phịng, chống tham nhũng”.
a. Hình thức kỷ luật nào có thể áp dụng đối với ông A?
b. Được biết trong q trình xử lý kỷ luật, ơng A tỏ thái độ chống đối, không hề ăn
năn hối cải hay thành khẩn nhận kiểm điểm. Hịi hình thức kỷ luật nào có thể áp dụng đối
với ơng A?


Bài tập 2.
Bà B công tác tại Ủy ban nhân dân huyện X (tỉnh Y). Ngày 4/10/2019, bà B có
hành vi hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với cơng dân liên hệ cơng tác.
Người có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này và quyết định xử lý kỷ luật bà B.
a. Anh (chị) hãy xác định người có thẩm quyền và hình thức kỷ luật có thể áp
dụng đối với và B?
b. Theo xác nhận của bệnh viện đa khoa tỉnh Y thì bà B đang mang thai 12 tuần?
Người có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?


CHƯƠNG 9: ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ VIÊN CHỨC
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.
2. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt - Pháp là viên chức.

3. Nhân sự thuộc bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập đều là
công chức.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không bao giờ được chấm dứt hợp
đồng làm việc đối với lao động nữ đang trong thời gian có thai.
5. Viên chức tự ý bỏ việc có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
6. Người xin dự tuyển làm viên chức không nhất thiết phải đủ 18 tuổi trở lên.
7. Ngạch là khái niệm chỉ áp dụng cho công chức và viên chức.
8. Người có trình độ Tiến sỹ ln thuộc diện được xét tuyển đặc cách để trở thành
viên chức.
9. Hoạt động của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hoạt động công vụ.
10. Viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
Bà Nguyễn Thị Y là bác sỹ ngoại khoa, công tác tại Bệnh viện M (trực thuộc Bộ Y
tế). Bà được cử tham dự một hội thảo quốc tế về tim mạch tại Pháp từ ngày 02/3/2019
đến ngày 08/3/2019. Theo dự kiến, bà sẽ về nước ngày 10/3/2019 và sẽ thực hiện 3 ca mổ
cho các bệnh nhân nhi bị hở van tim bẩm sinh vào ngày 11/3/2019. Thế nhưng, ngày 16/3
bà mới trở lại nơi làm việc với lý do trong thời gian ở Pháp bà bị đau ruột thừa cấp, phải
tiến hành phẫu thuật và điều trị.
Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a. Có thể xử lý kỷ luật bà Y khơng? Tại sao?
b. Giả sử, bà Y đã tự ý kéo dài thời gian tham dự hội thảo để đến thăm con trai
đang du học tại Bỉ. Hình thức xử lý kỷ luật nào sẽ được áp dụng đối với bà Y và thẩm
quyền xử lý kỷ luật thuộc về ai?
Bài tập 2.
Ông A là nhân viên lái xe thuộc Trung tâm Thể dục thể thao V (trực thuộc Sở Văn
hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh H). Ngày 11/3/2019, ông A đã lấy xe ô tô của cơ quan chở



gia đình đi du lịch tại Phan Thiết. Ngày 14/3/2019, Trung tâm Thể dục thể thao V đưa
các vận động viên đi thi đấu giải bơi lội toàn quốc tại tỉnh B nhưng lại khơng có xe ơ tơ.
Trước tình huống đó, Giám đốc Trung tâm đã phải thuê xe du lịch chở các vận động viên
đi làm nhiệm vụ. Ngày 15/3/2019, cơ quan ra thông báo về việc sẽ xử lý kỷ luật ông A.
Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:
a. Hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với ông A?
b. Thời hạn và thời hiệu xem xét kỷ luật trong trường hợp này được xác định như
thế nào? Biết rằng, ông A đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
c. Giả sử, trên đường từ Phan Thiết trở về, do trời mưa lớn, ông A không làm chủ
được tay lái, đã húc vào dải phân cách trên quốc lộ 1A khiến xe ô tơ bị hư hỏng nặng.
Trình tự, thủ tục để xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường của ông A như thế nào?
d. Giả sử, ông A là Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao V thì ai là người có
thẩm quyền xử lý kỷ luật?


CHƯƠNG X: CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Doanh nghiệp là một loại đơn vị kinh tế trong đó bao gồm các loại hình cơng ty.
2. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một đơn vị kinh tế có số
thành viên tối thiểu là hai và khơng giới hạn tối đa.
3. Tất cả các đơn vị kinh tế đều có tư cách pháp nhân.
4. Các đơn vị kinh tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm trong
phạm vi vốn góp đã góp vào các đơn vị kinh tế.
5. Các đơn vị kinh tế chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi mà pháp luật cho
phép.
6. Quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh tế chỉ thể hiện ở việc cấp các loại giấy
phép để các đơn vị kinh tế tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
7. Tất cả các đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh đều được gọi là đơn vị kinh
tế.
8. Văn phòng luật sư, văn phịng cơng chứng là đơn vị kinh tế.

9. Quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh tế chỉ nhằm mục đích kiểm sốt hoạt
động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
10. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đơn vị kinh tế bao gồm: tổ
chức đăng ký kinh doanh và thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị
kinh tế


CHƯƠNG 11: TỔ CHỨC XÃ HỘI
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Chỉ có hoạt động của tổ chức Đảng mới liên quan đến chính trị.
2. Tổ chức xã hội luôn là tổ chức phi lợi nhuận.
3. Điều lệ là cơ sở hoạt động duy nhất của tổ chức xã hội.
4. Tổ chức xã hội không bao giờ nhân danh nhà nước tham gia các quan hệ pháp
luật.
5. Tổ chức xã hội là các tổ chức không có tư cách pháp nhân.
6. Chỉ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ là chủ thể có thẩm quyền cho phép thành lập, sáp
nhập, chia tách, giải thể các hội theo sở thích.
7. Các tổ chức phi chính phủ chỉ được thành lập nhằm mục đích nhân đạo.
8. Tổ chức xã hội khơng bao gồm những tổ chức mang tính tơn giáo.
9. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội được quy định trong Điều lệ của tổ
chức xã hội.
10. Chỉ có cơng dân Việt Nam mới có quyền tự do lập hội theo pháp luật Việt Nam.


CHƯƠNG 12: CƠNG DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI NƯỚC NGỒI,
NGƯỜI KHƠNG QUỐC TỊCH
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích
1. Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân, tổ
chức với Nhà nước.
2. Công dân chỉ được tự do kinh doanh theo những ngành nghề mà pháp luật cho

phép.
3. Công dân có quyền khởi kiện tất cả các quyết định hành chính.
4. Người nước ngồi được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề tại Việt Nam.
5. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng quy chế pháp lý hành chính
như cơng dân Việt Nam.
6. Người nước ngồi khơng được hành nghề luật sư tại Việt Nam.
7. Không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam.
8. Người nước ngoài không được quyền ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước ở Việt Nam.
9. Theo pháp luật hiện hành, học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
10. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản của công dân chỉ được thực hiện trong
những trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng.


CHƯƠNG 13: HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật cụ thể là hình thức quản lý nhà nước
ít mang tính pháp lý.
2. Hoạt động ban hành Luật của Quốc hội là một hình thức quản lý nhà nước quan
trọng.
3. Mọi chủ thể quản lý đều có thể sử dụng các biện pháp tổ chức - xã hội trực tiếp.
4. Không thể sử dụng nhiều hình thức quản lý khác nhau cho một hoạt động quản lý
nhà nước.
5. Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là hình thức quản lý không chỉ
được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
6. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính chỉ được thực hiện
bởi một số cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
7. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính có thể được sử dụng
bởi Tồ án nhân dân.

8. Hình thức quản lý nhà nước khơng được thực hiện bởi các cá nhân là người nước
ngoài.
9. Chủ thể có thẩm quyền có thể sử dụng kết hợp các hình thức quản lý khác nhau để
giải quyết một tình huống quản lý cụ thể.
10. Việc áp dụng các hình thức mang tính pháp lý ln dẫn đến những thay đổi nhất
định trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
9h tối ngày 01/7/2019, Nguyễn Văn B (17 tuổi) rời khỏi nhà hàng Cánh Buồm (tọa
lạc ở quận X, thành phố H) sau khi dư tiệc sinh nhật bạn thân và đã uống khá nhiều rượu
tại đây. Vừa điều khiển xe máy đi được một quãng ngắn, B được hai chiến sỹ cảnh sát
giao thông đang làm nhiệm vụ gần đó yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả
là, trong hơi thở của B có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lit khí thở.
Anh (chị) hãy xác định:
a. Các hình thức quản lý nhà nước nào sẽ được áp dụng trong tình huống nói trên?
b. Hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của người tham gia giao thông có
phải là hình thức quản lý nhà nước hay khơng? Tại sao?


Bài tập 2.
Khu dân cư A thuộc phường B, quận C, thành phố H nằm trong vùng quy hoạch
xây dựng quần thể trung tâm thương mại - dịch vụ có quy mô lớn nhất cả nước. UBND
phường thông báo chủ trương của Nhà nước cho nhân dân, sau đó tiến hành gặp gỡ đại
diện các hộ gia đình để thống nhất về phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau nhiều
lần bàn bạc, giá đền bù được xác định là 17 triệu đồng/m2, thời gian giao tiền là
01/4/2019, thời gian di dời đến hết tháng 9/2019. Một số hộ gia đình đã nhận tiền và
nhanh chóng chuyển đi nơi khác. Một số hộ khác tuy đã nhận tiền nhưng chần chừ khơng
chịu di dời. Có 5 hộ dứt khốt khơng nhận tiền và cũng khơng chịu di dời vì cho rằng giá
đền bù không thỏa đáng và đã vận động một số hộ khác trả lại tiền, gây chậm trễ tiến độ
giải phóng mặt bằng. Sau nhiều lần thương lượng, thuyết phục, cuối cùng cơ quan có

thẩm quyền đã ra quyết định cưỡng chế buộc các hộ dân còn lại phải di dời.
Anh (chị) hãy xác định các hình thức quản lý nhà nước đã được tiến hành?


CHƯƠNG 14: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao.
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khơng phải là quyết định quản lý nhà
nước.
2. Quyết định quản lý nhà nước không áp dụng cho những đối tượng cụ thể, cá biệt.
3. Có thể cho phép tồn tại một quyết định quản lý nhà nước hợp pháp nhưng không
hợp lý.
4. Không thể cho phép tồn tại một quyết định quản lý nhà nước hợp lý nhưng không
hợp pháp.
5. Quyết định quản lý nhà nước chỉ thể hiện dưới dạng văn bản.
6. Mọi quyết định quản lý nhà nước đều có thể là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính.
7. Thủ tục rút gọn không áp dụng cho việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước
của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
8. Một quyết định hành chính chỉ phát sinh hiệu lực khi đồng thời bảo đảm các yêu
cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý.
9. Chủ thể có thẩm quyền đình chỉ quyết định hành chính thì đương nhiên có thẩm
quyền bãi bỏ quyết định đó.
10. Tất cả cơ quan nhà nước cấp trên đều có quyền đình chỉ quyết định quản lý nhà
nước không hợp pháp của cơ quan nhà nước cấp dưới.
II. Bài tập tình huống:
Bài 1: Văn bản nào sau đây là quyết định quản lý nhà nước, loại gì (chủ đạo,
quy phạm, cá biệt):
1. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Nghị định số 81/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ơng Nguyễn Văn A về hành vi xây
nhà trái phép.
5. Quyết định số 1590/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt
kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của Quận 4.
6. Thông báo 33/TB-UB ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân Quận 4 về việc tổng
hợp ý kiến và giải trình ý kiến của nhân dân liên quan đến Kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 của Quận 4.
7. Nghị quyết số 30C/ NQ- CP của Chính phủ năm 2011 về chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.


8. Cơng văn số 12314/VP-VX của Văn phịng UBND TPHCM về việc góp ý dự thảo
Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính.
Bài 2: Bình luận
Điều 35 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
88/2015/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với
hành vi “ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú”.
Vi phạm này đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc về nước” và
“cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm”. Anh (chị) hãy nhận xét về tính
hợp pháp và tính hợp lý của các biện pháp khắc phục hậu quả này trong Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).


CHƯƠNG 15: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý cho một hoạt động quản lý nhà nước.
2. Phương pháp hành chính là phương tiện đưa phương pháp kinh tế vào cuộc sống.
3. Không phải tất cả các phương pháp quản lý nhà nước đều được pháp luật quy định
cụ thể.

4. Mọi phương pháp quản lý đều hướng đối tượng quản lý tới các xử sự bắt buộc.
5. Chỉ với những phương pháp quản lý nhất định, chủ thể quản lý mới có thể áp đặt ý
chí của mình lên đối tượng quản lý.
6. Phương pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được áp dụng đối với những chủ thể vi
phạm pháp luật.
7. Phương pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được áp dụng sau khi các phương pháp khác
tỏ ra khơng có hiệu quả.
8. Trong quản lý nhà nước, phương pháp thuyết phục được ưu tiên hàng đầu vì sử
dụng nó khơng mất thời gian, không tốn kém, không cần huy động nhiều nhân lực.
9. Phương pháp thuyết phục là phương pháp quản lý nhà nước duy nhất hướng đối
tượng quản lý tới các xử sự tự giác.
10. Phương pháp quản lý nhà nước được áp dụng bởi cả chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý.
II. Bài tập tình huống
Bài tập 1.
Tháng 12 năm 2018, công an phường X (quận Y, thành phố H) phát hiện Nguyễn
Văn C (18 tuổi), thường trú ở địa phương có hành vi sử dụng ma túy và tiến hành xử phạt
vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Sau đó, lực lượng chức năng phối hợp với Đồn
thanh niên phường và gia đình theo dõi, động viên C chấm dứt việc “hút”, “chích” ma túy
nhưng khơng thu được kết quả như mong đợi. Tháng 5 năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường X quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với C.
Sau 6 tháng, tình trạng của C vẫn khơng được cải thiện, thậm chí cịn nghiện nặng hơn.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân
dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với C.
Hãy xác định những phương pháp quản lý đã được áp dụng trong tình huống trên.


Bài tập 2:
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an tồn giao thơng trên địa
bàn, UBND thành phố H đã chỉ đạo các quận, huyện, các lực lượng chức năng phải thực

hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong nhân dân nhằm xây dựng ý thức giao thông; vận động nhân dân tự giác
tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, vật liệu xây dựng lấn chiếm hành lang giao
thơng; bố trí lực lượng kiểm tra thường xuyên trên các tuyến đường, tuyến phố; chính
quyền địa phương phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông tổ
chức các hoạt động giải toả hành lang an tồn giao thơng đường bộ; xử lý nghiêm các
hành vi lấn chiếm hành lang, vỉa hè, vi phạm pháp luật giao thông trên địa bàn; tăng
cường kiểm tra an toàn kỹ thuật, phương tiện và điều kiện của ôtô chở khách nội tỉnh,
liên tỉnh trên các quốc lộ, tỉnh lộ; đặc biệt chú ý các điểm đen và các đoạn thường xẩy ra
tai nạn giao thông; chỉnh trang kết cấu hạ tầng giao thông, rà soát lại hệ thống cọc tiêu,
biển báo, thực hiện tu sửa đường xá, khơi thông cống rãnh, tăng cường công tác vệ sinh
môi trường, hệ thống chiếu sáng đô thị…Nhờ vậy, tình hình an tồn giao thơng ở thành
phố H đã được cải thiện khá đáng kể.
Anh (chị) hãy xác định các phương pháp quản lý nhà nước đã được sử dụng? Và
cho nhận xét về việc áp dụng các phương pháp quản lý nhà nước đó.


×