Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận kiến an thành phố hải phòng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ HỒNG NGỌC HƯNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ HỒNG NGỌC HƯNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Nữ Hạnh Vân
Nơi thực hiện: Trường đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: 28/7/2020 - 28/11/2020

HÀ NỘI 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn cũng
như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm
Nữ Hạnh Vân, người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều
kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt thời gian học vừa qua. Tôi xin
bày tỏ lịng biết ơn các thầy cơ bộ mơn Quản lý và Kinh tế dược, chuyên ngành
Tổ chức quản lý dược đã truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, các đồng chí, đồng nghiệp
Trung tâm y tế quận Kiến An, nơi tôi đang công tác và thực hiện đề tài, đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020

Vũ Hồng Ngọc Hưng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN ........................................................... 3
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ............... 3
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC .................................................................... 3
1.2.2. Phương pháp phân tích VEN .................................................................... 4
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM . 5
1.3.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng.......................................................................... 6
1.3.2. Về nhóm tác dụng của thuốc ..................................................................... 8

1.3.3. Về nguồn gốc xuất xứ thuốc ...................................................................... 9
1.3.4. Về sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần ............................. 10
1.3.5. Về thuốc biệt dược gốc và generic .......................................................... 11
1.3.6. Về dạng đường dùng của thuốc .............................................................. 12
1.3.7. Phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện Việt Nam............................ 14
1.4. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG....................................................................................................... 15
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 15
1.4.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất............................................ 15
1.4.3. Mơ hình bệnh tật của trung tâm năm 2019 ........................................... 17
1.4.4. Khoa dược Trung tâm y tế Kiến An ....................................................... 18
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 21


2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 25
2.2.4. Lưu trữ dữ liệu ......................................................................................... 25
2.2.5. Xử lý số liệu............................................................................................... 25
2.2.6. Phân tích số liệu ........................................................................................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019. ............... 29
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm: Thuốc hóa dược; Thuốc

dược liệu, thuốc cổ truyền. ................................................................................ 29
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ ................. 29
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng ......................... 30
3.1.4. Cơ cấu thuốc hóa dược đơn thành phần, đa thành phần..................... 35
3.1.5. Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ........ 35
3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo dạng đường dùng..................... 36
3.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên thương mại và tên chung quốc tế ... 36
3.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc phải kiểm sốt đặc biệt .................................. 37
3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG NĂM 2019 THEO PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN. ....................................................................... 38
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC
.............................................................................................................................. 38
3.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN
.............................................................................................................................. 41
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .............. 42
Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 45
4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2019. ............... 45


4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm: Thuốc hóa dược; thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền ................................................................................. 45
4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ ................. 45
4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng ......................... 48
4.1.4. Cơ cấu thuốc hóa dược đơn thành phần, đa thành phần..................... 51
4.1.5. Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ........ 52
4.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo dạng đường dùng..................... 52
4.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên thương mại và tên chung quốc tế ... 53
4.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt .................................. 53

4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG NĂM 2019 THEO PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN. ....................................................................... 54
4.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC
.............................................................................................................................. 54
4.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN
.............................................................................................................................. 55
4.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN .............. 56
4.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

BSCK
BHYT
BKLN
BV
BVĐK
DMT
DMTBV
GT
GTSD

HĐT&ĐT
KCB
KM
KST
KTV
MHBT
SKD
SKM
TL
TP
TTYT
TYT
TW
VEN
YHCT
YTDP

V: Vital drugs
E: Essential drugs
N: Non- Essential drugs

Tiếng Việt
Bác sĩ chuyên khoa
Bảo hiểm y tế
Bệnh không lây nhiễm
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Giá trị

Giá trị sử dụng
Hội đồng thuốc và điều trị
Khám chữa bệnh
Khoản mục
Ký sinh trùng
Kỹ thuật viên
Mơ hình bệnh tật
Sinh khả dụng
Số khoản mục
Tỷ lệ
Thành phố
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Trung ương
V: Thuốc tối cần
E: Thuốc thiết yếu
N: Thuốc không thiết yếu
Y học cổ truyền
Y tế dự phòng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc BDG - Generic tại một số bệnh viện tuyến huyện
.............................................................................................................................. 12
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khối trung tâm năm 2019 ......................................... 17
Bảng 1.3. Mơ hình bệnh tật tại Trung tâm y tế quận Kiến An năm 2019 ........... 17
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 21
Bảng 2.2. Cơng thức tính các chỉ số nghiên cứu.................................................. 27
Bảng 2.3. Ma trận ABC/VEN .............................................................................. 28
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm thuốc hóa dược; thuốc dược liệu,

thuốc cổ truyền ..................................................................................................... 29
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ ................................. 29
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng ......................................... 30
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc tim mạch đã sử dụng ..................................................... 32
Bảng 3.5. Cơ cấu nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
.............................................................................................................................. 33
Bảng 3.6. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ......... 34
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc hóa dược đơn thành phần - đa thành phần .................... 35
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc BDG, generic ............................... 35
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng đường dùng ..................................... 36
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên thương mại - tên chung quốc tế ....... 36
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc phải kiểm soát đặc biệt ................................................ 37
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC ................. 38
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý ..................................... 38
Bảng 3.14. Danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, khoáng chất và vitamin
hạng A .................................................................................................................. 40
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN ....................................... 41
Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN................................. 42
Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm phân tích ABC/VEN .................... 42
Bảng 3.18. Danh mục thuốc nhóm AN ................................................................ 44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chi tiêu dược phẩm trong chi tiêu y tế tại các nước Châu Á Thái Bình
Dương giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................ 6
Hình 1.2. Chi tiêu thuốc trong chi phí BHYT 2015 - 2016 ................................... 7
Hình 1.3. Giá trị tiền thuốc sử dụng của một số bệnh viện tuyến huyện ............... 8
Hình 1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu tại một số
bệnh viện tuyến huyện ......................................................................................... 10
Hình 1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần tại một số bệnh

viện tuyến huyện .................................................................................................. 11
Hình 1.6. Tỷ lệ sử dụng các dạng dùng ở một số bệnh viện tuyến huyện ........... 14
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức Trung tâm y tế quận Kiến An ....................................... 16
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức khoa Dược - Trung tâm y tế Kiến An ........................... 19
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ...................................................... 24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc, cùng với các công cụ y tế khác, là một trong những bộ phận cấu
thành hệ thống y tế. Khơng có thuốc thì khơng thể đạt được mục tiêu sức khỏe
mong muốn cho từng bệnh nhân và cho cả cộng đồng[41]. Thuốc đóng vai trị
quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe con người và nâng cao chất lượng
sống. Nhưng chỉ khi chúng an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và được sử
dụng hợp lý[37]. Sử dụng thuốc hợp lý là rất quan trọng vì cả lý do y tế cũng
như kinh tế. Việc sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả về mặt chi phí của các nhân
viên y tế và người dùng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền
nhiễm và không truyền nhiễm, và cũng giúp giảm chi phí thuốc men. Thật vậy,
nếu khơng sử dụng hợp lý, hầu hết lợi ích của việc lựa chọn, mua sắm, phân
phối và quản lý thuốc hiệu quả sẽ mất [37]. Ở hầu hết các quốc gia, chi tiêu cho
dược phẩm tăng 8-12% mỗi năm, thường cao hơn nhiều so với chỉ số giá tiêu
dùng[37]. Hiện nay, sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc
cũng là một trong những nguyên nhân gây gia tăng chi phí y tế. Khi điều trị đầu
tay thất bại, chi phí điều trị tuyến hai có thể trở nên rất lớn. Ví dụ, một năm
điều trị đầu tay cho bệnh lao trị giá khoảng 40 đô la Mỹ, trong khi một năm
điều trị bệnh lao đa kháng thuốc trị giá từ 8.000 đến 12.000 đơ la Mỹ[37].
Sử dụng thuốc an tồn, hiệu quả, hợp lý trong điều kiện nguồn cung ứng
thuốc phong phú, đa dạng; tình trạng kháng thuốc gia tăng và nguồn lực có hạn
đang trở thành bài tốn nan giải với các cơ sở khám chữa bệnh. Các cơ sở y tế
công lập mà đặc biệt là các bệnh viện công đang đứng trước cơ chế tự chủ về
tài chính với vơ vàn khó khăn, thách thức, việc lựa chọn sử dụng thuốc hợp lý,

an tồn, hiệu quả, kinh tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng; khơng chỉ góp phần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, củng cố uy tín, lịng tin của nhân dân mà
cịn giảm bớt chi phí cho bệnh viện[35].
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện, Bộ y
tế đã ban hành một số văn bản hướng dẫn phân tích, giám sát sử dụng thuốc.
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ y tế Quy định về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện đã hướng dẫn áp
dụng một số phương pháp để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị. Từ kết

1


quả phân tích đó, bệnh viện có thể điều chỉnh để tăng cường hiệu quả sử dụng
thuốc nói riêng, và nâng cao chất lượng điều trị nói chung.
Trung tâm y tế quận Kiến An được thành lập theo Quyết định số 358/QĐUBND ngày 05/6/1989 của Ủy ban nhân dân thị xã Kiến An (nay là Ủy ban
nhân dân quận Kiến An). Hiện nay, trung tâm hoạt động theo mơ hình Trung
tâm y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chun mơn, kỹ thuật về y tế dự
phịng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác
theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y
tế[17]. Trung tâm y tế là cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến huyện tương đương
với Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh[18]. Trong
những năm gần đây, Trung tâm y tế quận Kiến An đã từng bước triển khai, thực
hiện các biện pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị và
đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên công tác cung ứng và giám sát,
quản lý sử dụng thuốc vẫn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cung ứng và quản lý sử dụng thuốc, chúng
tôi thực hiện đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế
quận Kiến An thành phố Hải Phòng năm 2019” với các mục tiêu sau:
- Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Kiến An
thành phố Hải Phịng năm 2019.

- Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Kiến An thành
phố Hải Phòng năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC/ VEN.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) là danh sách các thuốc đã được lựa
chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện (BV).
Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) căn cứ chủ yếu vào Thông
tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ y tế ban hành danh mục và tỷ
lệ, điều kiện thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và
chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và
Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ y tế ban hành danh mục
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi
thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện và
thanh toán với cơ quan BHXH.
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
Báo cáo “Hệ thống dược phẩm được tổ chức như thế nào tại Châu Á - Thái
Bình Dương” của WHO(2018) chỉ ra rằng: Một đặc điểm của các nước thu
nhập trung bình thấp và trung bình cao là việc dược phẩm chiếm tỷ trọng cao
trong chi tiêu y tế. Thuốc men chiếm tỷ lệ lớn trong mức ngân sách y tế ở các
nước có nguồn lực hạn chế[41]. Đối với hàng triệu người ở các quốc gia Châu
Á Thái Bình Dương, vấn đề tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu vẫn cịn tồn
tại. Thuốc thường khơng có sẵn hoặc giá cả khơng phải chăng, hay chất lượng
thuốc kém, hoặc có thể được sử dụng không đúng cách trong thực hành. Chi
phí tự chi trả của các hộ gia đình đối với thuốc chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng
chi phí chăm sóc sức khỏe và đối với nhiều người có thu nhập thấp hơn, các chi
phí tự trả này đẩy họ xuống dưới mức nghèo khổ và tăng thêm khó khăn tài

chính[39]. Sử dụng thuốc chưa hợp lý làm lãng phí các nguồn lực và giảm đáng
kể chất lượng chăm sóc người bệnh. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC) có thể
giúp cải thiện đáng kể vấn đề sử dụng thuốc và giảm chi phí cho bệnh viện và
các cơ sở khám chữa bệnh thông qua các hoạt động[2]. Một trong số đó là phân
tích sử dụng thuốc để xác định vấn đề có liên quan, từ đó lựa chọn các giải pháp
can thiệp phù hợp.
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa
3


lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện[14]. Thực tế, khoảng
2/3 ngân sách được phân bổ cho khoảng 10 - 20% tổng nhu cầu thuốc[2].
Ý nghĩa: Phân tích ABC có thể:
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thơng tin này được sử
dụng để:
 Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn
 Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế
 Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng
cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Phạm vi: Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho
chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho
một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Đặc điểm: Ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định xem phần

lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào; nhược điểm chính của phương
pháp này là khơng cung cấp được đủ thơng tin để so sánh những thuốc có hiệu
lực khác nhau[14].
1.2.2. Phương pháp phân tích VEN
Khái niệm: Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt
động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ
để mua tồn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các
thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau[14]:
a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.

4


b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh
tật của bệnh viện.
c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc.
Đặc điểm: Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều
trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm
điều trị chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị.
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
Thuốc, cùng với các công cụ y tế khác, là một trong những bộ phận cấu
thành hệ thống y tế. Khơng có thuốc thì không thể đạt được mục tiêu sức khỏe
mong muốn cho từng bệnh nhân và cho cả cộng đồng[41]. Vì vậy mà chi tiêu
về thuốc là một phần không thể thiếu và chiếm tỉ lệ đáng kể trong chi tiêu dành

cho y tế. Việt Nam hiện đang chi tiêu cho y tế ở mức lớn so với GDP - khoảng
6,0% (2013) - cao hơn hầu hết các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á. Chi
tiêu cao cho y tế là gánh nặng đối với cả ngân sách hộ gia đình và ngân sách
của khu vực cơng. Hiện nay, khoảng 50% tổng chi tiêu cho y tế được chi từ
tiền túi của người dân[24]. Chi phí thuốc trung bình trên đầu người là 9,85 USD
năm 2005, 22,25 USD năm 2010 và lên tới 44 USD năm 2015. Tốc độ tăng
trưởng trung bình đạt 17,7% mỗi năm từ năm 2005 đến 2010 và 14,6% từ năm
2010 đến 2015. Giả sử chi tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ít nhất 14% /năm tính
đến năm 2025, ước tính chi tiêu thuốc trên đầu người sẽ tăng gấp đôi lên 85
USD vào năm 2020 và tăng gấp bốn lần lên 163 USD vào năm 2025[40]. Sự
kết hợp của chính sách BHYT thành cơng - tỷ lệ tham gia BHYT 90% vào năm
2019[23], số lượng bệnh viện tư nhân tăng mạnh và nhận thức sức khỏe ngày
càng cao của người dân, dự báo chi tiêu thuốc trong bệnh viện sẽ chiếm tỷ trọng
ngày một cao trong chi tiêu thuốc nói chung. Do vậy kiểm sốt tốt chi tiêu cho
thuốc ở bệnh viện sẽ góp phần kiểm sốt chi tiêu thuốc nói chung.

5


1.3.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng
Tại Việt Nam, chi tiêu cho thuốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi tiêu y
tế. Số liệu do WHO công bố tại tài liệu “Health at a Glance: Asia/Pacific 2016:
Measuring Progress towards Universal Health Coverage” cho thấy: Chi tiêu
cho thuốc tại Việt Nam (2014) chiếm 33,2% tổng chi tiêu dành cho y tế, tỷ lệ
này thậm chí cịn lên tới 43,1% vào năm 2010[38].
New Zealand
Fiji
Australia
Papua New Guinea
Malaysia

Japan
Brunei Darussalam
Korea, Rep.
Mongolia
Pakistan
Lao PDR
Myanmar
Nepal
Asia-17
Viet Nam
Philippines
Indonesia
Thailand
India
China
Bangladesh
Cambodia

0,0
-0,7
-0,5
-2,4

9,7
13,2
15,7
17,8
19,1
20,5
20,8

23,1
26,0
26,4
27,8
28,8
29,1
30,7
33,2
33,3
34,7
35,0
37,5
39,4

2,2
0,1
-1,1
-1,2
-0,8
-0,2
-3,6
-12,6
2,0
-2,5
-9,9
4,4
1,0
-0,6
-1,9
-4,8

4,0

-19,0

-20

-10

0

43,6
44,0
10

Chênh lệch tỷ trọng dược phẩm, 2010-2014

20

30

40

50

Tỷ trọng dược phẩm 2014

Hình 1.1. Chi tiêu dược phẩm trong chi tiêu y tế tại các nước Châu Á Thái
Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014
Số liệu công bố của BHXH Việt Nam cho thấy: Tổng chi cho thuốc từ
Quỹ BHYT năm 2015 là 26.132 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%; năm 2016 là

31.541,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41%. Trong đó, chi phí thuốc của 5 bệnh viện
được xếp hạng loại đặc biệt (gồm các bệnh viện: Bạch Mai, Trung ương Huế,
Chợ Rẫy, 108, Việt Đức) chiếm 11% tổng chi phí thuốc BHYT của cả nước
trong năm 2015[42].

6


Nghiên cứu tại Bệnh viện Quận 4 TP.Hồ Chí Minh cho thấy tổng tiền
thuốc sử dụng năm 2017 là 44.145 triệu đồng, chiếm 45,8% kinh phí của bệnh
viện[36]. Tại TTYT huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn, tiền thuốc đã sử dụng năm
2018 là 4.590 triệu đồng, chiếm 33,28% tổng chi thường xuyên[30]. Kết quả
khảo sát tại TTYT huyện Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy tổng chi phí thuốc sử dụng
trong năm 2018 của trung tâm là 25.065 triệu đồng, chiếm 62,78% tổng chi
thường xuyên của trung tâm[29]. Chi tiêu về thuốc của bệnh viện tăng theo
từng năm, trong khi đó q trình quản lý thanh tốn chi phí thuốc BHYT vẫn
cịn gặp khó khăn do hạ tầng cơng nghệ thông tin hỗ trợ quản lý yếu; danh mục
thuốc lớn và phức tạp... Cơng tác quản lý, thanh tốn thuốc BHYT cũng đang
gặp nhiều áp lực hơn do số cơ sở khám, chữa bệnh, số người tham gia BHYT
ngày càng tăng, nảy sinh nhiều khó khăn mới trong khi các văn bản quy định
hướng dẫn chưa theo kịp thực tiễn[43].

2015

2016

26.132 tỷ
/48,3%

31.542 tỷ

/41,0%

0

20.000

40.000

60.000

80.000

Chi cho thuốc

Chi khác

Hình 1.2. Chi tiêu thuốc trong chi phí BHYT 2015 - 2016
Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện gần đây cho thấy: Giá trị tiền thuốc
sử dụng là khác nhau giữa các tuyến; các địa phương và các năm. Thống kê chi
tiêu cho thuốc trong 1 năm của một số bệnh viện tuyến huyện [27-36] được thể
hiện ở đồ thị sau:

7


BV Quận 9 - TP.HCM (2015)

16,5

BV Quận 4 - TP.HCM (2017)


44,1

BVĐK huyện Gò Quao - Kiên Giang (2015)

9,3

TTYT huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An (2015)

4,6

TTYT huyện Pác Nặm - Bắc Kạn (2018)

4,6

BV huyện Phù Yên - Sơn La (2018)

28,9

TTYT huyện Thanh Ba - Phú Thọ (2017)

17,2

BVĐK huyện Đan Phượng - Hà Nội (2018)

20,4

TTYT huyện Sóc Sơn - Hà Nội (2018)

25,1


BVĐK Vân Đình - Hà Nội (2018)

32,5
0

10

20

30

40

50

Hình 1.3. Giá trị tiền thuốc sử dụng của một số bệnh viện tuyến huyện
1.3.2. Về nhóm tác dụng của thuốc
Kết quả nghiên cứu của BHXH Việt Nam & Văn phòng Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) tại Việt Nam cho thấy: Chi phí thuốc BHYT phần lớn tập trung
vào 20 nhóm thuốc chính (chiếm 86% tổng chi phí thuốc BHYT chi trả năm
2016). Trong đó, chiếm chi phí cao nhất lần lượt là các nhóm thuốc: Kháng
sinh; ung thư; điều trị tăng huyết áp; vitamin và khoáng chất[42]. So sánh số
liệu sử dụng thuốc trong hai năm 2015 và 2016, BHXH Việt Nam công bố kết
quả: Năm 2016, chi phí nhóm thuốc điều trị ung thư tăng 62%, nhóm thuốc
insulin và thuốc hạ đường huyết tăng 38%, nhóm thuốc kháng acid và thuốc
chống loét tăng nhiều nhất là 183% so với năm 2015[42].
Số liệu của Bộ y tế thu thập các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại
bệnh viện cho thấy: Kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí cho thuốc và
hóa chất tại bệnh viện, bệnh viện tuyến trung ương chi khoảng 26% cho thuốc

kháng sinh trong tổng kinh phí cho thuốc nói chung, trong khi đó mức chi trung
bình cho kháng sinh ở BVĐK tuyến tỉnh/thành phố là cao nhất (43%)[25].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy sự chuyển hướng trong
giá trị sử dụng thuốc theo nhóm dược lý. Cụ thể, nghiên cứu danh mục thuốc
sử dụng tại Bệnh viện Quận 4 TP.Hồ Chí Minh năm 2017 cho kết quả nhóm
8


thuốc tim mạch chiếm tỷ trọng cao nhất (39,0%), giá trị sử dụng năm 2017 đạt
17.217,3 triệu đồng[36]. Nghiên cứu về danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK
Vân Đình TP.Hà Nội năm 2018 cho thấy nhóm thuốc tim mạch có số khoản
mục và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 14,5% và 29,2%[35].
Kết quả khảo sát tại trung tâm y tế huyện Sóc Sơn TP.Hà Nội năm 2018: Nhóm
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm thuốc tim mạch chiếm
tỷ trọng cao thứ nhất và thứ hai trong cơ cấu giá trị sử dụng thuốc theo tác dụng
dược lý, lần lượt là 23,82% và 21,34%[29].
1.3.3. Về nguồn gốc xuất xứ thuốc
Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước là quan điểm nhất quán và xuyên suốt
của Chính phủ trong định hướng và quản lý ngành Dược của Việt Nam. Một
trong 5 quan điểm phát triển ngành Dược Việt Nam tại Quyết định Số 68/QĐTTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia
phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 là: “Xây dựng nền cơng nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển
sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc
nhập khẩu; phát triển cơng nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của
Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu”[21].
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Ngành
y tế phát động đã thu được nhiều kết quả. Theo báo cáo Tổng kết đề án “Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam của Bộ y tế ngày 18/7/2019, năm 2018
tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến
tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53%.

Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước.
Số liệu báo cáo cho thấy, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50%
nhu cầu thuốc cho cơng tác phịng và chữa bệnh cho nhân dân; sản xuất được
12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện cả nước có
198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11
nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của
Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27
nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc

9


trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc
biệt dược gốc, thuốc phát minh[44].
100%
19,7%
34,1%

80%

35,5%
51,0%
63,1%

60%

33,3%
56,6%

57,4%


71,3%

79,9%

40%

80,3%
65,9%

64,5%
49,0%

20%

36,9%

66,7%
43,4%

42,6%
28,7%

20,1%
0%
BVĐK
TTYT
BVĐK
TTYT BV huyện TTYT
Vân Đình huyện Sóc huyện

huyện Phù n - huyện Pác
- Hà Nội Sơn - Hà
Đan Thanh Ba Sơn La
Nặm (2018)
Nội
Phượng - - Phú Thọ (2018) Bắc Kạn
(2018) Hà Nội (2017)
(2018)
(2018)

Thuốc sản xuất trong nước

TTYT
BVĐK BV Quận BV Quận
huyện huyện Gị
49Nghĩa
Quao - TP.HCM TP.HCM
Đàn Kiên
(2017)
(2015)
Nghệ An Giang
(2015)
(2015)

Thuốc nhập khẩu

Hình 1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu tại
một số bệnh viện tuyến huyện
Tổng hợp kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng tại 10 bệnh viện tuyến
huyện cho thấy giá trị thuốc nhập khẩu dao động từ 19,7% đến 79,9% tổng giá

trị thuốc sử dụng tại bệnh viện [27-36].
1.3.4. Về sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần
Theo khuyến cáo của WHO[2]: Nên lựa chọn thuốc bào chế ở dạng đơn
thành phần. Những thuốc ở dạng đa thành phần phải có đủ cơ sở chứng minh
liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng
cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc
ở dạng đơn thành phần. Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân với số lượng
thuốc phối hợp và tương tác thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng
trong các phản ứng có hại của thuốc được ghi nhận[1].
Thống kê cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - thuốc đa thành phần tại
một số bệnh viện tuyến huyện những năm gần đây cho thấy thuốc đơn thành
phần chiếm tỷ lệ từ 59,46% đến 88,18% về GTSD.

10


100%
11,8%

14,7%
37,6%

31,2%

33,8%

35,7%

25,0%


21,1%

18,7%
80%

40,5%

60%
88,2%

85,3%
62,4%

64,3%

66,2%

68,8%

75,0%

78,9%

81,3%

40%

59,5%
20%


0%
BVĐK
TTYT
BVĐK
TTYT BV huyện TTYT
TTYT
BVĐK BV Quận BV Quận
Vân Đình - huyện Sóc huyện Đan huyện Phù Yên - huyện Pác huyện huyện Gò
49Hà Nội Sơn - Hà Phượng - Thanh Ba - Sơn La Nặm - Bắc Nghĩa Đàn Quao - TP.HCM TP.HCM
(2018) Nội (2018) Hà Nội Phú Thọ
(2018)
Kạn
- Nghệ An Kiên
(2017)
(2015)
(2018)
(2017)
(2018)
(2015)
Giang
(2015)

Thuốc đơn thành phần

Thuốc đa thành phần

Hình 1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần tại một số
bệnh viện tuyến huyện
1.3.5. Về thuốc biệt dược gốc và generic
Luật Dược 2016 định nghĩa [20]:

- Biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có
đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an tồn, hiệu quả.
- Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với
biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc.
Danh mục thuốc biệt dược gốc được công bố thông qua các Quyết định
do Bộ y tế ban hành. Tính đến ngày 01/08/2020, đã có 20 đợt Danh mục biệt
dược gốc được Bộ y tế công bố, gần đây nhất là Quyết định số 1465/QĐ-BYT
ngày 30/3/2020.
Nhiều nước trên thế giới đã nhận ra rằng sự phát triển của thị trường thuốc
generic mang tính cạnh tranh là một cơ chế quan trọng để giảm chi tiêu mà
không ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh. Việc sử dụng một loại thuốc
tương đương rẻ tiền hơn thay cho thuốc biệt dược gốc có thể tiết kiệm đáng kể
chi phí. Hơn nữa, sự tham gia thị trường của thuốc generic cũng có thể tăng sự
tiếp cận của người bệnh, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp[45].
11


Kết quả phân tích, tổng hợp tình hình sử dụng BDG năm 2016 do BHXH
Việt Nam tiến hành cho thấy chi phí sử dụng thuốc BDG trong KCB BHYT
năm 2016 là 8.225,9 tỷ đồng bằng 26% tổng chi phí thuốc. Trong đó, tỷ lệ sử
dụng BDG tại bệnh viện tuyến trung ương bằng 47% số chi thuốc tại bệnh viện
tuyến trung ương, tại tuyến tỉnh bằng 24% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh
và tại tuyến huyện bằng 7% số chi thuốc tại bệnh viện tuyến huyện[3]. Tuy
nhiên cũng theo ý kiến của đại diện BHXH Việt Nam thì nội dung này cần làm
rất cẩn trọng vì biệt dược gốc là thuốc có chất lượng, phục vụ cơng tác điều trị,
không thể làm vội vàng. Đây chỉ là dự kiến tỷ lệ, cần có sự đồng thuận của cơ
quan quản lý nhà nước, Bộ Y tế. Hiện Bộ Y tế vẫn chưa có phản hồi ý kiến của
BHXH Việt Nam.
Kết quả khảo sát sử dụng thuốc tại một số BV những năm gần đây cho
thấy: Thuốc BDG chiếm tỷ lệ từ 2,05% đến 23,20% về SKM và 1,70% đến

39,40% về GTSD đối với BV tuyến huyện. Tỷ lệ thuốc BDG cao nhất là BV
Quận 4 - TP.HCM (2017): Thuốc BDG chiếm 23,20% về SKM và 39,40% về
GTSD[28-31, 33, 35, 36].
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng thuốc BDG - Generic
tại một số bệnh viện tuyến huyện

SKM
BDG
SKM
Generic
GTSD
BDG
GTSD
Generic

BVĐK
Vân
Đình Hà Nội
(2018)

TTYT
BVĐK
huyện
huyện
Sóc Sơn
Đan
- Hà
Phượng
Nội
- Hà

(2018)
Nội
(2018)

BV
huyện
Phù
Yên Sơn La
(2018)

TTYT
BV
BV
huyện Quận Quận
Pác
4 - TP. 9 - TP.
Nặm - HCM HCM
Bắc
(2017) (2015)
Kạn
(2018)

16,0%

6,4%

2,1%

2,7%


2,8%

23,2%

14,9%

84,0%

93,6%

97,9%

97,3%

97,2%

76,8%

85,1%

12,4%

9,4%

7,2%

1,7%

1,7%


39,4%

2,7%

87,6%

90,6%

92,8%

98,3%

98,3%

60,6%

97,3%

1.3.6. Về dạng đường dùng của thuốc
Thuốc tiêm là dạng thuốc có yêu cầu cao nhất về độ an tồn, bất cứ sai sót
nào về bào chế, sử dụng thuốc tiêm đều có thể để lại những hậu quả khó
12


lường[1]. Chính vì những u cầu cao về bào chế, sử dụng cũng như đòi hỏi
trang thiết bị, vật tư tiêu hao đi kèm (bơm kim tiêm, dây truyền, bơm tiêm điện,
máy truyền dịch…) mà chi phí sử dụng của thuốc đường tiêm thường cao hơn
so với các đường dùng khác.
Trong tài liệu hướng dẫn thực hành HĐT&ĐT, WHO đưa ra khuyến cáo:
“Thuốc kháng sinh và thuốc tiêm là những thuốc đắt tiền nhất trong số các loại

thuốc, thường chiếm phần lớn tổng số tiền thuốc của các bệnh viện. Sử dụng
các thuốc tiêm khơng an tồn có thể làm lan truyền các bệnh lây qua đường
máu như viêm gan B, C và HIV/AIDS”[2]. Do vậy, kiểm soát sử dụng thuốc
đường tiêm - truyền là một yêu cầu quan trọng trong kiểm soát sử dụng thuốc
tại bệnh viện. Bộ y tế đã đưa ra khuyến cáo về việc lựa chọn đường dùng thuốc
tại thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh[15]:
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc
để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Thống kê một số nghiên cứu về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
tuyến huyện những năm gần đây cho thấy: Thuốc đường uống chiếm tỷ lệ từ
46,90% đến 71,40% về SKM và từ 44,01% đến 87,05% về GTSD. Thuốc
tiêm/truyền chiếm tỉ lệ từ 13,60% đến 43,80% về SKM và từ 5,90% đến 54,86%
về GTSD. Những đường dùng còn lại chỉ chiếm từ 5,39% đến 15,00% về SKM
và từ 1,13% đến 7,50% về GTSD[27-32, 35, 36].

13


Hình 1.6. Tỷ lệ sử dụng các dạng dùng ở một số bệnh viện tuyến huyện
100%

3,5%

7,1%

1,1%


4,5%

3,3%

3,2%

5,9%
80%

2,3%
7,5%
18,3%

26,4%
40,3%

15,7%

38,5%

37,6%
54,9%

60%
87,1%

40%

79,4%
70,4%

58,2%

58,0%

56,2%

76,8%

44,0%

20%

0%
BVĐK Vân TTYT huyện BVĐK
BV huyện TTYT huyện TTYT huyện BVĐK BV Quận 4 Đình - Hà Sóc Sơn - Hà huyện Đan Phù Yên - Pác Nặm - Nghĩa Đàn - huyện Gò
TP.HCM
Nội (2018) Nội (2018) Phượng - Hà Sơn La
Bắc Kạn
Nghệ An Quao - Kiên
(2017)
Nội (2018)
(2018)
(2018)
(2015) Giang (2015)
Thuốc đường uống

Thuốc đường tiêm/truyền

Thuốc đường dùng khác


1.3.7. Phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện Việt Nam
Thơng qua phân tích sử dụng thuốc để xác định vấn đề có liên quan,
HĐT&ĐT có thể giúp cải thiện đáng kể vấn đề sử dụng thuốc và giảm chi phí
cho BV và các CSKCB[2]. Phân tích ABC/VEN thuộc nhóm các phương pháp
thu thập số liệu tổng hợp bao gồm các số liệu không liên quan đến từng bệnh
nhân cụ thể và có thể thu thập tương đối dễ dàng[2]. Phân tích ABC/VEN được
Bộ y tế đưa vào bước đầu tiên trong quy trình xây dựng danh mục thuốc tại
Thông tư 21/2013/TT-BYT. Tại Thông tư này, Bộ y tế cũng đã ban hành hướng
dẫn chi tiết các bước phân tích sử dụng thuốc theo ABC/VEN[14].
Những năm gần đây, phân tích ABC/VEN đã được áp dụng tương đối rộng
rãi ở các bệnh viện, không chỉ giới hạn ở BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh mà
nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã tiến hành phân tích ABC/VEN để đánh
giá tồn tại và điều chỉnh trong quản lý sử dụng thuốc tại đơn vị mình.
Kết quả phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Sóc Sơn TP.Hà Nội năm
2018 cho thấy nhóm AN chiếm giá trị cao nhưng không cần thiết trong q
trình điều trị gồm có 16 loại thuốc trị giá 4.654.685 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ
6,43% về SKM và 18,57% GTSD. 16 thuốc nhóm AN có 03 thuốc nhóm

14


vitamin và khoáng chất, 13 thuốc là thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, tác giả
đưa ra khuyến nghị cần loại bớt tránh lãng phí chi phí điều trị[29].
Tại Trung tâm y tế huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn, kết quả phân tích danh
mục thuốc sử dụng năm 2018 chỉ ra nhóm thuốc AN chiếm tỷ trọng 5,61% về
SKM nhưng lại chiếm tới 19,40% về GTSD. Nhóm AN gồm có 18 thuốc trị giá
890.233 nghìn đồng, trong đó có 15/18 thuốc nằm trong nhóm thuốc cổ truyền,
thuốc dược liệu, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhóm AN với 16,29% tổng giá trị
sử dụng thuốc. Tác giả Hoàng Thị Thu Hường đưa ra khuyến nghị cần xem xét
loại bỏ một số thuốc từ dược liệu đắt tiền mà điều trị các bệnh không đặc hiệu,

hoặc bệnh tự khỏi, không thực sự cần thiết để giảm chi phí cho người bệnh[30].
1.4. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN KIẾN AN THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm y tế quận Kiến An được thành lập theo Quyết định số 358/QĐUBND ngày 05/6/1989 của UBND thị xã Kiến An (nay là UBND quận Kiến
An). Hiện nay, trung tâm hoạt động theo mơ hình Trung tâm y tế huyện có chức
năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh,
chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định tại Thông
tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế[16]. Trung tâm y tế là cơ
sở KCB BHYT ban đầu tuyến huyện tương đương với Bệnh viện đa khoa quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh[14]. Thực hiện chức năng KCB, trung tâm
là cơ sở KCB ngoại trú và điều trị nội trú với 80 giường kế hoạch. Về cơng tác
dự phịng, trung tâm thực hiện chỉ đạo và quản lý chuyên môn đối với 10 trạm
y tế phường trên địa bàn quận Kiến An.
Với truyền thống 30 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm đã từng
bước khẳng định được uy tín, là một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân
dân trên địa bàn quận Kiến An và các vùng lân cận, làm tốt chức năng khám
chữa bệnh và dự phòng, đồng thời là một đơn vị có nhiều đóng góp cho ngành
y tế Hải Phịng.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất
Cơ cấu tổ chức, nhân lực

15


Trung tâm y tế Kiến An là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở y tế
Hải Phịng. Hiện nay trung tâm được tổ chức thành 04 phòng chức năng, 03
khoa cận lâm sàng, 05 khoa lâm sàng, đội y tế dự phòng và 10 trạm y tế trực
thuộc.
Các đồn thể

Các khoa
CLS

Ban giám
đốc

Các khoa
lâm sàng

Các hội đồng
chun mơn

Các phịng
chức năng

K.CĐHA &
XN

K.Khám
bệnh

P.KHTH

K.Dược

K.Ngoại TH

P.TC-KT

K.KSNK


K.Nội TH

P.TC-HC

K.Sản KHHGĐ

P.Điều
dưỡng

Đội YTDP & 10
TYT phường

K.YHCT

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức Trung tâm y tế quận Kiến An
Cơ sở vật chất
Trung tâm y tế Kiến An được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ,
trang thiết bị, máy móc y tế được quan tâm đúng mức đáp ứng nhu cầu về chẩn
đoán, điều trị cũng như định hướng phát triển lâu dài của đơn vị. Trong đó có
thể kể đến: Máy X-quang đã chuyển đổi số hóa, máy X-quang răng, máy phân
tích huyết học tự động, máy phân tích sinh hóa tự động, máy nội soi tai mũi
họng, hệ thống nội soi dạ dày, dao mổ điện cao tần và máy gây mê kèm thở,
máy siêu âm điều trị... Hệ thống kho được đầu tư đầy đủ trang thiết bị bảo quản,
đảm bảo chất lượng thuốc trước khi được cung cấp đến tay bệnh nhân.

16



×