Tải bản đầy đủ (.docx) (210 trang)

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 210 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành : Luật kinh tế
Mã số : 938.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY



HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng nội dung được trình bày trong luận án “Bảo vệ quyền
lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam
hiện nay” là cơng trình nghiên cứu độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học và luận điểm các tác giả khác trong luận án này đều được giữ
nguyên ý tưởng hoặc trích dẫn phù hợp theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Phƣơng Thảo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ở bất kỳ một TTCK nào, vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT luôn được xác
định là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà cơ quan quản lý
nhà nước hướng đến nhằm phát triển TTCK ổn định, cơng bằng và bền vững. Sẽ
khơng có một TTCK ―mạnh khỏe‖ nếu như quyền lợi hợp pháp của NĐT - những
người kiến tạo nên thị trường không được đảm bảo. Nhận thức được vấn đề này,
ngay từ khi TTCK Việt Nam ra đời, các cơ quan quản lý nhà nước đã thiết lập cơ
chế bảo vệ quyền lợi NĐT trong các văn bản pháp luật về chứng khoán nói riêng và
pháp luật về hoạt động kinh doanh nói chung. Ngay từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP
về chứng khoán và TTCK Việt Nam các nhà làm luật đã xác định việc xây dựng các
quy định pháp luật là:“Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh
doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong

nước và nước ngoài, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai,
cơng bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư…’’.Điều này càng
được khẳng định thông qua nội dung của LCK 2006, LCK 2019, LDN 2014, LDN
2020…và các văn bản pháp luật có liên quan.
Mặc dù hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
Việt Nam đã bước đầu được xây dựng, củng cố nhưng do nằm rải rác trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LCK, LDN, LĐT…, các văn bản dưới
luật như nghị định của Chính phủ, thơng tư của Bộ tài chính, các quyết định của
UBCKNN…nên vẫn cịn hiện tượng chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ đặc
biệt là vẫn tồn tại một số vướng mắc giữa LCK và các văn bản luật trong lĩnh vực
kinh doanh, thương mại khác như LDN, LĐT, Luật xử lý vi phạm hành chính….[9].
Ngồi ra, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán hiện
nay khá nhẹ, tính răn đe khơng cao, khơng tương thích với những hậu quả mà hành
vi vi phạm gây ra cho xã hội mà đặc biệt là cho các NĐT, chính điều này đã dẫn đến

việc các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng gia tăng cả về số
lượng và mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó, hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng cịn thiếu sự tương thích với các

1


thông lệ, chuẩn mực của thế giới. Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi NĐT chủ yếu
được thực hiện gián tiếp thông qua các quy định pháp luật về duy trì, đảm bảo trật
tự của thị trường; qua hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước
mà thiếu đi các biện pháp hiệu quả để NĐT tự bảo vệ quyền lợi hay các biện pháp
hướng tới việc bồi hồn, khơi phục các lợi ích cho NĐT khi bị xâm phạm. Ở các
quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp….hay một số quốc gia trong khu vực như
Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…bên cạnh hệ thống các quy định pháp luật được

ban hành để duy trì trật tự và an tồn của thị trường (cơng cụ bảo vệ gián tiếp) thì
các cơ chế bảo vệ trực tiếp quyền lợi của NĐT chứng khoán như thiết lập quỹ bảo
vệ NĐT, thành lập tổ chức bảo vệ NĐT, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay
cơ chế để NĐT tự bảo vệ quyền lợi khi bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm (khởi kiện
dân sự) rất được quan tâm và quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp luật.
Như ở Mỹ ngay từ năm 1970 đã có Luật Bảo vệ NĐT (Securities Investor
Protection Act of 1970) là cơ sở cho sự hình thành và hoạt động của Công ty bảo vệ
quyền lợi NĐT chứng khốn (Securities Investor Protection Corporation – SIPC), ở
Đài Loan có Luật Bảo vệ NĐT năm 2002 (Securities Investors and Futures Traders
Protection Act) là cơ sở cho sự hình thành Trung tâm bảo vệ NĐT chứng khoán và
các sản phẩm tương lai (Securities and Futures Investor Protection Center – SFIPC),
ở Canađa Quỹ bảo vệ NĐT Canada (The Canadian Investor Protection FundCIPF)
cũng được thành lập từ năm 1969, Ở Trung Quốc, Tòa án Nhân dân Tối cao (SPC)
đã ban hành nhiều thông tư quan trọng về khởi kiện dân sự đối với chứng khốn vào
năm 2001,2002, 2003…Trong khi đó ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay vẫn
chưa có văn bản pháp luật riêng quy định về vấn đề bảo vệ NĐT cũng như thiếu đi
sự tồn tại của các thiết chế độc lập bảo vệ NĐT hay cơ chế đặc thù để NĐT tự bảo
vệ quyền lợi của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng khung pháp lý bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
nói chung và TTCK tập trung nói riêng ở Việt Nam đã bước đầu được thiết lập tuy
nhiên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Do đó, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ
luật học của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung và pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu và học
hỏi kinh nghiệm pháp luật các quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị những giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK
tập trung ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên

TTCK tập trung và pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam;
Thứ ba, đề xuất một số nhóm giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các học thuyết, các vấn đề lý luận liên
quan đến bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK và TTCK tập trung, các quy định
pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung, thực tiễn thực thi các quy
định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những khía cạnh sau:
- Về lý luận, luận án nghiên cứu các quan điểm về bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK, các biện pháp bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK ở một số nước trên thế
giới có TTCK phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….
- Về thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo vệ
quyền lợi NĐT trên TTCK ở Việt Nam thông qua các quy định của pháp luật doanh
nghiệp và pháp luật chứng khốn trong đó tập trung phân tích các quy định pháp

luật hướng tới bảo vệ quyền lợi của các NĐT sở hữu cổ phiếu được

3


niêm yết trên các SGDCK. Bên cạnh đó, luận án có phân tích, bình luận một số quy
định pháp luật của các quốc gia trên thế giới trong đó tập trung vào các quốc gia có
pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán tiến bộ như Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc…và các khuyến nghị của IOSCO (Tổ chức Ủy ban chứng khoán quốc tế) để
rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật ở Việt Nam.
- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung từ năm 2006 – thời điểm ban hành LCK và vấn đề bảo vệ NĐT trên
TTCK bắt đầu được quan tâm và ghi nhận trong LCK.
4. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Cơ sở phương pháp luận
của Luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung
của luận án.
Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng ở chương 3 để phân
tích, đánh giá các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam trên cơ sở so sánh,
đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế, các quy định pháp luật của một số quốc gia về
bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung.
Phương pháp luật học so sánh được sử dụng xuyên suốt đề tài, đặc biệt là
trong chương 3 nhằm đối chiếu các quy định của pháp luật các nước với Việt Nam;

các thông lệ, quy tắc quốc tế với pháp luật trong nước để tìm ra những điểm hợp lý
cũng như bất cập trong các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trung, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội
nhân văn như lịch sử, kinh tế, luật học được sử dụng ở chương 2 để làm rõ bản chất
kinh tế, xã hội, pháp lý đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập

4


trung; sử dụng ở chương 3 để đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp của các
nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung, nhất là tính
khả thi của các quy định này trên thực tế.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Là cơng trình khoa học nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung, tác giả luận án mong muốn có thể đóng góp một số những vấn đề
mới cho khoa học pháp lý cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận án chứa đựng một số kết quả nghiên cứu mang tính học thuật
và quan điểm của nghiên cứu sinh liên quan đến vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi
NĐT trên TTCK tập trung. Luận án đã xây dựng được khái niệm quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung và bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung; xác định được
thời điểm xuất hiện và chấm dứt quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung, chỉ ra các
biện pháp được sử dụng để bảo vệ quyền lợi NĐT (trong đó làm rõ các chủ thể sử
dụng, trường hợp sử dụng, ưu nhược điểm của từng biện pháp bảo vệ).
Thứ hai, luận án đã xây dựng được định nghĩa về pháp luật bảo vệ quyền lợi
NĐT trên TTCK tập trung, đồng thời chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của nhóm
các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT đặt trong mối tương quan với hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh nói chung. Luận án
cũng đã phân tách được các nội dung pháp luật cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền

lợi NĐT trong đó bao gồm các nhóm vấn đề như: các quyền lợi của NĐT trên
TTCK, các biện pháp được sử dụng để bảo vệ quyền lợi NĐT. Cách phân tách này
vừa đảm bảo tính logic trong việc tập hợp các vấn đề có nội dung liên quan, vừa
đảm bảo bao quát tất cả các nội dung của pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung.
Thứ ba, luận án đã phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng
pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích quy
định về các quyền lợi quan trọng nhất của NĐT trên TTCK tập trung (quyền tham
gia, giao dịch trên thị trường, quyền được tiếp cận và cung cấp thông tin, quyền
tham gia quản trị điều hành, quyền hưởng lợi tức….) và các biện pháp bảo vệ quyền
lợi NĐT (biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp
kinh tế….); chỉ ra được những điểm phù hợp và hạn chế trong các quy định pháp

5


luật và cơ chế thực thi các quy định đó. Trong q trình phân tích, đánh giá, luận án
có so sánh quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngồi và các thơng lệ
quốc tế để đưa ra nhận định khách quan và khoa học.
Thứ tư, luận án đã nghiên cứu và làm rõ được thực trạng thực thi các quy
định về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung trên cơ sở phân tích, đánh giá
các báo cáo, số liệu về hoạt động bảo vệ NĐT nói chung và NĐT trên TTCK tập
trung nói riêng. Từ đó, luận án chỉ ra một số những bất cập, vướng mắc cịn tồn tại
trong q trình thi hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
tập trung tại Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, với việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến pháp luật
bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung (bao gồm: quan điểm xây dựng và phát
triển TTCK của Nhà nước, yếu tố kinh tế xã hội của quốc gia, trình độ phát triển của
TTCK, xu hướng hội nhập của pháp luật chứng khốn.….) và phân tích các quy
tắc, thông lệ chung trên thế giới (thông lệ của IOSCO, Bộ nguyên tắc quản trị công

ty của OECD…), luận án đã làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn trong việc thiết lập chính
sách đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT. Đây là tiền đề quan trọng để xây
dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT nói chung
và NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam nói riêng.
Thứ sáu, luận án đã đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học để hoàn thiện
pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung ở Việt Nam thông qua việc xác định rõ các yêu cầu đặt ra trong
việc hoàn thiện pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể trên cơ sở giải quyết
được những bất cập được phát hiện tại phần nghiên cứu thực trạng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Cho đến thời điểm hiện tại, luận án ―Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay‖ là một trong số ít các cơng trình
nghiên cứu với cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu cả vấn đề lý luận và thực
tiễn của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung. Dựa vào nội dung và
kết quả nghiên cứu, luận án đã có những kết luận và kiến nghị những giải pháp mang
tính khoa học và có giá trị thực tiễn. Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc hoạch định các chính sách xây dựng, phát triển pháp luật bảo vệ quyền

6


lợi NĐT trên TTCK tập trung, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung,
bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh,
thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia và làm tiền đề cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học trong
quá trình học tập; là tài liệu hỗ trợ những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, nhà
quản lý trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và ban hành pháp luật
trong lĩnh vực tài chính, chứng khốn nói chung và bảo vệ quyền lợi NĐT chứng
khốn nói riêng.

7. Cơ cấu của luận án

Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
có 4 chương:
Chương 1- Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 - Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và pháp luật bảo
vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Chương 3- Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về bảo vệ nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Chương 4 - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khốn tập trung
Ở các nước có TTCK phát triển, vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT được quan

tâm nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên đa phần các công trình chỉ nghiên cứu vấn đề bảo
vệ quyền lợi của NĐT nói chung (đặc biệt tập trung vào việc bảo vệ NĐT trong mối
quan hệ với các tổ chức phát hành chứng khoán hay với vấn đề quản trị doanh
nghiệp) mà ít có các cơng trình nghiên cứu tổng qt về vấn đề bảo vệ quyền lợi
NĐT trên TTCK tập trung. Hơn thế, đa phần các cơng trình nghiên cứu thường tiếp
cận dưới góc độ kinh tế mà chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc
độ pháp luật.
 Các cơng trình nghiên cứu lý luận về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư


trên thị trường chứng khốn tập trung dưới góc độ kinh tế
Nghiên cứu chung về bảo vệ quyền lợi NĐT có để đến cơng trình của nhóm
tác giả Rafael LaPorta, Florencio Lopez-deSilanes, Andrei Shleifer, Robert W.
Vishny đến từ Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ) – Nationl Bureau of
Economic Research (NBER). Năm 1999, nhóm tác giả đã xuất bản một cơng trình
nghiên cứu tổng quát về bảo vệ NĐT với nhiều bài viết như: Investor protection and
corporate governance (Bảo vệ nhà đầu tư và quản trị công ty); Investor protection
and corporate valuation (Bảo vệ nhà đầu tư và định giá doanh nghiệp)…[144,145].
Điểm nổi bật của cơng trình nghiên cứu là chỉ ra được những khác biệt cơ bản trong
chính sách tập trung, thâu tóm quyền sở hữu cơng ty, chia cổ tức và trong việc tiếp
cận nguồn vốn bên ngồi của các cơng ty đại chúng ở một số quốc gia phát triển
(công trình sử dụng thơng tin của 371 doanh nghiệp lớn đến từ 27 nền kinh tế phát
triển). Qua đó chỉ ra nguyên nhân cơ bản cho những khác biệt này là mức độ pháp
luật bảo vệ NĐT, các cổ đông và chủ nợ trước những hành vi của nhà quản lý và các
cổ đơng nắm quyền kiểm sốt cơng ty. Đồng thời cơng trình cũng chỉ ra ảnh hưởng
của việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số và quyền chi phối dịng tiền
(cash flow) của cổ đơng có quyền kiểm sốt đối với việc định giá doanh nghiệp.
Cơng trình đã đưa ra bằng chứng cho thấy có việc định giá cao hơn

8


đối với các cơng ty có sự bảo vệ tốt cho cổ đông thiểu số và sự định giá thấp hơn
khi các cổ đơng lớn có quyền chi phối dịng tiền cao.
Cũng nghiên cứu về vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NĐT tuy nhiên tập
trung phân tích vào mối quan hệ giữa bảo vệ quyền lợi NĐT và sự phát triển của
nền kinh tế có thể kể đến cơng trình nghiên cứu Investor Protection, Optimal
Incentives, and Economic Growth (Bảo vệ nhà đầu tư, sự thúc đẩy tối ưu và tăng
trưởng kinh tế) [150] của nhóm tác giả Rui Castro, Gian Luca Clementi, và Glenn

MacDonald. Cơng trình nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa vấn đề bảo
vệ NĐT và sự phát triển của nền kinh tế. Bằng các phương pháp nghiên cứu kinh tế
học, nhóm tác giả đã chứng minh được những tác động tích cực của các chính sách
bảo vệ NĐT đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (được chứng minh bằng
thực tiễn của Ấn Độ và Hàn Quốc). Cùng hướng nghiên cứu này, tuy nhiên bài viết
―Shareholder protection and stock market development, and politics” ( Bảo vệ các

cổ đông, phát triển thị trường chứng khốn và chính trị) của hai tác giả Marco
Pagano & Paolo Volpin tập trung vào mối quan hệ giữa bảo vệ quyền lợi NĐT và sự
phát triển của TTCK [141], Bài báo đã trình bày một mơ hình kinh tế - chính trị, nơi có
sự tác động lẫn nhau giữa vấn đề bảo vệ NĐT và phát triển TTCK, kết quả nghiên cứu
khẳng định bảo vệ NĐT tốt hơn khiến cho các công ty phát hành cổ phiếu nhiều hơn,
dễ dàng hơn và do đó dẫn đến một TTCK phát triển lớn hơn. Các dự đoán của mơ hình
được kiểm tra trên bảng số liệu của 47 quốc gia trong giai đoạn 1993-2002.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và bảo vệ NĐT có thể kể
đến cuốn sách Investor protection and corporate governance ” (Bảo vệ nhà đầu tư
và quản trị doanh nghiệp) của 2 tác giả Alberto Chong và Florencio López de
Silanes[127]. Cuốn sách phân tích ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đối với
hoạt động của công ty và vấn đề bảo vệ NĐT ở các quốc gia Mỹ - Latinh. Cuốn
sách đề cập tới các đặc trưng của quản trị doanh nghiệp, cấu trúc quyền sở hữu,
chính sách chia cổ tức và các biện pháp thực hiện việc bảo vệ NĐT. Từ đó đưa ra
kết luận những doanh nghiệp có biện pháp quản trị tốt hơn sẽ được đánh giá cao
hơn và do đó giảm chi phí huy động vốn. Nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến
vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ NĐT (với
vai trị cổ đơng của cơng ty) như một yếu tố đảm bảo cho việc hoạt động hiệu quả,
an tồn của doanh nghiệp, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: cuốn sách
9



Essentials of Corporate Governance (Bản chất của quản trị doanh nghiệp) của tác
giả Sanjay Anand [151] , H. Kent Baker & Ronald Anderson với tác phẩm Quản trị
doanh nghiệp – Lý thuyết, nghiên cứu và thực hành [47]; tác giả Bob Tricker với tác
phẩm Corporate Governance: Principles, policities and practices (Kiểm soát quản
trị) [7], …..
Nghiên cứu tổng quát về vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT tại một TTCK có thể
kể đến nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu Bolsas y Mercados Españoles – (gọi tắt là
BME) (Tây Ban Nha). Năm 2009, BME đã công bố bài viết Close to the investors.
A report on the investor protection in Spain by BME research department (Một báo
cáo về bảo vệ nhà đầu tư ở Tây Ban Nha của bộ phận nghiên cứu BME) [129]. Bài
viết là một báo cáo nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NĐT trên TTCK Tây Ban Nha
trong đó tập trung phân tích nguồn gốc việc bảo vệ các quyền của NĐT, các nguyên
tắc trong việc bảo vệ quyền của NĐT, vai trò của pháp luật với bảo vệ NĐT, cơ chế
bảo vệ NĐT trên TTCK Tây Ban Nha. Điểm nổi bật của bài viết là việc phân tích
khá kỹ cách thức thiết lập các bộ phận để bảo vệ NĐT ở Tây Ban Nha và cơ chế vận
hành của các bộ phận này. Các bộ phận bảo vệ NĐT ở Tây Ban Nha bao gồm 3 bộ
phận chính: the stock market’s Investor Ombudsman (thanh tra NĐT của TTCK)
– do Sở giao dịch chứng khoán thành lập, the CNMV’s Customer Service – bộ phận
dịch vụ khách hàng của Ủy ban TTCK Quốc gia, the Bank of Spain's Complaints
service – bộ phận dịch vụ khiếu nại của Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha. Các
bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thơng tin chính xác và tiếp nhận, giải
quyết khiếu nại của NĐT trên thị trường.
Một số tài liệu khác cũng gián tiếp đề cập tới tầm quan trọng của vấn đề bảo
vệ quyền lợi NĐT trên TTCK đó là các báo cáo, nghiên cứu, khuyến nghị của Tổ
chức Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) mà đặc biệt là bộ Mục tiêu và Nguyên
tắc của Quy chế Chứng khoán năm 2003, 2010, 2017 (IOSCO objectives and
principles of securities regulation 2003, 2010, 2017) [139,tr3]. Theo đó các nghiên
cứu và khuyến nghị này đều xác định bảo vệ NĐT là một trong 3 mục tiêu chính mà
các TTCK phải hướng tới khi vận hành (bao gồm: bảo vệ NĐT; đảm bảo thị trường
công bằng, hiệu quả và minh bạch; giảm rủi ro hệ thống).

Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT cũng đã bắt đầu được quan

tâm nghiên cứu. Năm 2004, Tiến sĩ Phạm Trọng Bình đã thực hiện đề tài Bảo vệ
quyền lợi của các NĐT trên thị trường cổ phiếu – Thực trạng và giải pháp [6]. Đây

10


là một trong những cơng trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề bảo
vệ quyền lợi NĐT trên TTCK nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng. Đề tài tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NĐT như: các nguồn
xâm hại quyền lợi cổ đông trên TTCK; nội dung, phương pháp bảo vệ NĐT, các yếu
tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ NĐT trên thị trường cổ phiếu…công trình cũng nêu
ra thực trạng vấn đề bảo vệ NĐT trong giai đoạn khi TTCK Việt Nam mới ra đời
cho đến năm 2004. Cơng trình đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để điều
tra mức độ nhận thức của NĐT về vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình. Từ những vấn
đề lý luận và thực tiễn bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị trường cổ phiếu, nhóm tác giả
đã đưa ra một số những biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK như: Hồn thiện mơi trường chính sách đầu tư vĩ mơ; hồn thiện khung pháp
lý; nâng cao năng lực điều hành và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước; phát
triển các tổ chức tự quản; tăng cường quản trị công ty của các công ty niêm yết;
tuyên truyền, giáo dục thơng tin cho các NĐT…Có thể nói đây là cơng trình có giá
trị quan trọng, đặt nền móng cho q trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK ở Việt Nam.
Cũng đề cập đến bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán ở Việt Nam tuy nhiên
chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ NĐT cá nhân có thể kể đến bài viết ―Bảo vệ quyền
lợi của NĐT chứng khoán cá nhân trên TTCK‖ tác giả Lê Thị Thảo
[84]. Bài viết đã chỉ ra một số những quyền lợi của NĐT cá nhân trên TTCK bao

gồm: quyền về đặt lệnh mua bán chứng khoán, quyền về tiếp nhận thơng tin, quyền

được thanh tốn…và đưa ra một số giải pháp bảo vệ quyền lợi cho NĐT chứng
khoán cá nhân như: nâng cao khả năng nhận thức thị trường và năng lực, kỹ thuật
đầu tư của NĐT; hoàn thiện pháp luật ghi nhận quyền lợi của NĐT, thành lập quỹ và
công ty bảo vệ NĐT, nâng cao chất lượng quản lý và giám sát thị trường…Cùng
hướng nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của một nhóm
NĐT trên TTCK có thể đề cập đến bài viết ―Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường
chứng khoán Việt Nam‖ của tác giả Lê Hoàng Nga [61]. Bài viết đưa ra đánh giá của
các tổ chức quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT từ ở Việt Nam,
đưa ra các nguyên nhân pháp lý dẫn đến việc bảo vệ quyền lợi NĐT nhỏ trên TTCK
Việt Nam chưa hiện quả, từ đó nêu lên một số giải pháp mà các chủ thể trên thị
trường (bao gồm UBCKNN, các cơng ty đại chúng, các tổ chức nghề nghiệp) có thể
thực hiện để cải thiện việc bảo vệ quyền lợi NĐT nhỏ lẻ.

11


Nghiên cứu về các công cụ bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khốn nói chung,
tác giả Vũ Chí Dũng đã cơng bố cơng trình ―Nghiên cứu về quỹ bảo vệ NĐT trên
thế giới và đề xuất mơ hình cho TTCK Việt Nam”[18]. Đề tài nghiên cứu những vấn
đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT như: vai trò của NĐT trên TTCK, quyền lợi
của NĐT bị xâm hại, các biện pháp bảo vệ NĐT, mối quan hệ giữa bảo vệ NĐT và
phát triển TTCK, các mơ hình quỹ bảo vệ NĐT trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. Điểm đáng ghi nhận của cơng trình là đã đưa ra các mơ hình quỹ bảo
vệ NĐT ở một số quốc gia có TTCK phát triển như: Mỹ, Châu Âu, Canada, Úc,
Hồng Kong, Nhật… và mơ hình ở một số quốc gia có TTCK tương đồng với Việt
Nam như: Thái Lan, Trung Quốc…, đánh giá được thực trạng bảo vệ NĐT trên
TTCK Việt Nam từ đó đưa ra đề xuất mơ hình quỹ bảo vệ NĐT phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
Ngồi ra cịn có một số bài viết, tài liệu nghiên cứu những vấn đề có liên quan
đến bảo vệ quyền lợi NĐT có thể kể đến như: Nguyễn Minh Phong với bài viết “Nhận

diện những rủi ro trong đầu tư chứng khoán‖ [66]; Trịnh Thị Phan Lan với bài viết
“Rủi ro trên TTCK Việt Nam: góc nhìn từ phía NĐT cá nhân”[52]; Hồng Phú Cường
với cơng trình nghiên cứu “Xây dựng cơ chế xử lý đổ vỡ của cơng ty chứng khốn tại
Việt Nam”[15]; Luận án của Hà Thị Đoan Trang với đề tài ―Bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK Việt Nam”[95], Hà Thị Thúy Vân với bài viết ―Thủ thuật gian lận
trong lập báo cáo tài chính của các CTNY‖ [116, Tr.49-51]…

Như vậy dưới góc độ kinh tế, đã có một số lượng lớn các cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước liên quan đến vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT
trên TTCK. Các cơng trình này đã cung cấp một nguồn tri thức, hiểu biết phong phú
về bảo vệ quyền lợi của NĐT, đồng thời tạo ra cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp
theo về vấn đề này. Đối với các cơng trình nghiên cứu nước ngoài, do nền tảng
nghiên cứu chủ yếu dựa vào hoạt động của các TTCK lâu đời, phát triển hoặc các
thị trường mới nổi trên thế giới nên có nhiều nội dung về lý luận chưa tương thích
với hoạt động của TTCK Việt Nam, một thị trường còn non trẻ. Đối với các nghiên
cứu trong nước, các học giả cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo vệ NĐT trên
TTCK Việt Nam dưới góc độ lý luận tuy nhiên số lượng các cơng trình nghiên vấn
đề này một cách đầy đủ, tồn diện là khơng nhiều. Chưa có những cơng trình nghiên
cứu riêng về TTCK tập trung và việc bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị trường này. Hầu
hết các cơng trình nghiên cứu chưa đi sâu phân tích đặc trưng cơ bản của

12


TTCK tập trung ở Việt Nam, của NĐT trên TTCK Việt Nam, chưa nhìn nhận được
đầy đủ những yếu tố tác động đến việc bảo vệ NĐT trên thị trường này.
 Các cơng trình nghiên cứu lý luận bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán tập trung dưới góc độ pháp luật
Dưới góc độ pháp luật, vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK

tập trung khơng phải là một vấn đề hồn tồn mới tuy nhiên các cơng trình khoa học
chỉ nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh. Các cơng trình thường tập trung vào
việc phân tích sự cần thiết của pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị
trường, xác định nội dung pháp luật của lĩnh vực này cũng như các yếu tố tác động
đến pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT. Đặc biệt các công trình chủ yếu đề cập và
phân tích các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK nói chung mà
chưa có các nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung.
Các nghiên cứu nước ngồi đề cập đến vấn đề này có thể kể đến một số cơng
trình tiêu biểu như: Các bài viết của nhóm tác giả Rafael La Porta, Florencio LopezdeSilanes, Andrei Shleifer, Robert W. Vishny đến từ Viện nghiên cứu kinh tế quốc
gia (Mỹ) – Nationl Bureau of Economic Research (NBER) bao gồm: ―Investor
protection: Origins, Consequences and Reform” (Bảo vệ nhà đầu tư: Nguồn gốc,
Hậu quả và Cải cách), “Law and Finace” (Pháp luật và tài chính) [146,147]; Bài
viết “Shareholder protectionaround the world (Leximetric II)” (Bảo vệ cổ đơng trên
tồn thế giới (Leximetric II)) của tác giả Mathias Siems [142]; bài viết ―Minority
shareholder protection rules in Germany, France and in the United Kingdom. A
comparative overview” (Các quy tắc bảo vệ cổ đông thiểu số ở Đức, Pháp và
Vương quốc Anh. Tổng quan so sánh) của tác giả Daniel Szentkuti [132];
―Investor protection by securities regulators in the primary share markets in
Australia and Bangladesh: A comparison and contrast” (Bảo vệ nhà đầu tư bởi các
cơ quan quản lý chứng khoán trên các thị trường cổ phiếu chính ở Úc và
Bangladesh: So sánh và đối chiếu ) của tác giả S.M. Solaiman [157], bài viết
―Private Enforcement of Securities Law in China: A Ten-Year Retrospective and
Empirical Assessment‖ (Thi hành luật chứng khoán ở Trung Quốc: Mười năm đánh
giá thực nghiệm và hồi cứu) của tác giả Robin Hui Huang [149].…..Như vậy có thể
thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT ở nước
ngoài đều dưới dạng các nghiên cứu so sánh, đối chiếu pháp luật: thường là so sánh
các quy định pháp luật của các quốc gia có TTCK có trình độ phát triển tương tự

13



nhau hoặc giữa các thị trường phát triển với thị trường đang phát triển, thị trường
mới nổi. Việc so sánh, đối chiếu này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ về các
quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT đồng thời giúp cho các quốc gia có
TTCK đang phát triển như Việt Nam có những bài học kinh nghiệm hữu ích trong
việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật.
Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp luật, vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của

NĐT trên TTCK tập trung được đề cập thơng qua một số những tài liệu, trong đó
phải kể đến Luận án tiến sĩ ―Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Quỳnh
Chi [13]. Luận án đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung như: đặc điểm của TTCK tập trung, NĐT trên TTCK tập
trung, một số các quyền lợi của NĐT như: quyền tham gia thị trường và thực hiện
các giao dịch chứng khoán; quyền được cung cấp thông tin; quyền được bảo vệ tài
sản đầu tư. Tuy nhiên luận án chưa làm rõ các vấn đề về bảo vệ quyền lợi NĐT như
khái niệm bảo vệ NĐT, cơ chế bảo vệ, các biện pháp bảo vệ NĐT; trong các các
nhóm quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung thì chưa đề cập đến các quyền lợi
của NĐT với tư cách là cổ đông của công ty niêm yết. Đây là những nội dung mà
luận án của nghiên cứu sinh có thể tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở các quy định của
pháp luật hiện hành.
Ngoài ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn
đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung dưới góc độ pháp luật
có thể kể đến như: ―Bàn về bảo vệ nhà đầu tư theo Luật chứng khoán và vấn đề
đảm bảo thực hiện‖ của tác giả Phạm Thị Giang Thu [86]; ―Cần làm rõ cơ chế bảo
đảm quyền của NĐT chứng khoán” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương [36]; Luận
văn thạc sỹ ―Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị
trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Huyền
Ngọc [63]…Các nghiên cứu đã bám sát hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam
trong từng thời kỳ để đưa ra những đánh giá, luận bàn có giá trị về vấn đề bảo vệ

quyền lợi của NĐT trên TTCK. Hầu hết các cơng trình đều thống nhất với nhau về
một số nội dung pháp luật cơ bản liên quan đến bảo vệ NĐT trên TTCK như: pháp
luật về các nhóm quyền của NĐT trên thị trường (quyền tham gia và giao dịch trên
thị trường, quyền được bảo vệ về tài sản, quyền tiếp cận thông tin, quyền đối với tổ
chức phát hành chứng khoán, quyền được áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi

14


ro….), pháp luật quy định về các biện pháp bảo vệ NĐT (biện pháp hành chính,
biện pháp hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp tài chính…).
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật luật bảo vệ NĐT trên TTCK
tập trung ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu quy định pháp luật về các quyền lợi của nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Một là các cơng trình nghiên cứu về quyền tham gia và thực hiện giao
dịch trên thị trường chứng khoán tập trung
Đề tài nghiên cứu khoa học ―Khung pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của NĐT trong giao dịch trên TTCK tập trung” của Lê Vũ Nam năm 2002
[58]. Đây là một trong những cơng trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý tương đối
đầy đủ về vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trong các giao dịch trên TTCK tập
trung. Đề tài nghiên cứu đã làm rõ những quyền lợi của NĐT trong giao dịch chứng
khoán, chỉ ra phương thức bảo vệ NĐT và khung pháp lý về bảo vệ lợi ích của NĐT
trong giao dịch chứng khốn ở một số quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc. Đề tài cũng đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền lợi của NĐT trong giao dịch chứng khoán, từ đó đưa ra những giải pháp
để hồn thiện pháp luật.
Bài viết của tác giả Phan Phương Nam trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp

―Hồn chỉnh cơ chế pháp lý bảo vệ NĐT chứng khoán trong giai đoạn giao dịch
chứng khốn” năm 2011 [57]. Bài viết phân tích cơ chế bảo vệ NĐT trong mối quan
hệ với CTCK trong giai đoạn giao dịch chứng khốn với 3 nội dung chính: pháp
luật bảo vệ NĐT trong quan hệ mở tài khoản giữa khách hàng và CTCK; pháp luật
bảo vệ NĐT trong quan hệ giữa khách hàng và CTCK trong quá trình đặt lệnh; pháp
luật bảo vệ NĐT trong quan hệ giữa khách hàng và CTCK trong quá trình khách
hàng quản lý tài khoản. Theo quan điểm của tác giả giao dịch chứng khoán là một
giai đoạn rất quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khốn. Chính hoạt động giao
dịch chứng khốn là nơi cụ thể hóa các khoản lợi nhuận, các hành vi mua, bán
chứng khoán của NĐT, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra vi phạm pháp luật,
xâm phạm đến quyền lợi của NĐT vì vậy cần xây dựng cơ chế bảo vệ hiệu quả.

15


Hai là các cơng trình nghiên cứu về quyền tiếp cận và được cung cấp
thơng tin
Hiện nay ít có các cơng trình nghiên cứu riêng về quyền tiếp cận và được
cung cấp thông tin của NĐT trên TTCK. Trực tiếp đề cập đến quyền tiếp cận và
được cung cấp thông tin của NĐT có bài viết ―Quyền tiếp cận thơng tin của NĐT
chứng khoán‖ của tác giả Nguyễn Văn Vân [117]. Bài viết đã chỉ ra cơ sở lý luận
của việc thiết lập quyền tiếp cận thông tin đối với NĐT chứng khoán, nhận diện
được bản chất pháp lý của quyền này cũng như thực tiễn pháp luật Việt Nam quy
định về quyền tiếp cận thông tin; một số vấn đề phát sinh khi các chủ thể thực hiện
nghĩa vụ cơng bố thơng tin trên thị trường.
Ngồi ra, nội dung quyền tiếp cận và được cung cấp thông tin của NĐT cịn
được đề cập gián tiếp trong các cơng trình nghiên cứu về hoạt động công bố thông
tin của các chủ thể trên TTCK, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: Bài
viết ―Chế độ cơng bố thông tin theo LCK năm 2006‖ của tác giả Nguyễn Thị Ánh
Vân [115]; bài viết ―Hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng và vấn đề

bảo vệ NĐT chứng khoán‖ của tác giả Đỗ Thị Thu Hà [22]; bài viết“Nâng cao tính
minh bạch trong cơng bố thơng tin – Bước tiến mới trong quản lý TTCK Việt Nam”
của tác giả Bùi Thanh [79]; bài viết ―Tiếp tục hồn thiện các quy định về cơng bố
thơng tin của công ty niêm yết trên TTCK để đáp ứng nhu cầu hội nhập‖ của tác giả
Lê Vũ Nam [60]; Luận án ―Minh bạch thơng tin tài chính của các cơng ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam‖ của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh [27], Luận văn ―Hoàn thiện
pháp luật về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam‖ của Vũ Lan Phương [67];…
Hầu hết các cơng trình đều khẳng định được tầm quan trọng của công bố thông tin
đối sự phát triển của TTCK nói chung và vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT nói
riêng. Chỉ khi NĐT được tiếp cận và cung cấp thơng tin chính xác và đầy đủ thì các
giao dịch trên thị trường mới đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đây là trách nhiệm của các
CTCK, các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán, các cơ quan nhà nước và của các
chủ thể tham gia trên thị trường.
Ba là các cơng trình nghiên cứu về quyền tham gia vào hoạt động quản trị điều
hành; quyền hưởng lợi tức; quyền khởi kiện doanh nghiệp niêm yết chứng khoán

Khi đề cập đến quyền tham gia vào hoạt động quản trị điều hành, quyền
hưởng lợi tức; quyền khởi kiện của của NĐT đối với doanh nghiệp niêm yết, đa
phần các cơng trình nghiên cứu đều nghiên cứu chung trong nội dung quyền cổ
đông của công ty cổ phần mà ít có các nghiên cứu với từng nội dung riêng biệt.

16


Về vấn đề quyền của cổ đông với công ty cổ phần có thể kể đến một số cơng
trình tiêu biểu như: Luận văn “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty
cổ phần - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Phạm Thị Tâm [75]; Luận văn
―Pháp luật về phân chia quyền lực giữa cổ đông và người quản lý công ty trong công
ty‖ của Nguyễn Thị Mỹ Trang [97]; bài viết ―Đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty
cổ phần theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD” của tác giả Nguyễn Thị

Dung và Nguyễn Như Chính [17]; Trương Vĩnh Xuân với bài viết ―Hoàn thiện pháp
về xử lý vi phạm quyền cổ đông phổ thông công ty cổ phần” [122]…; Các nghiên cứu
này đều đã chỉ ra được những tồn tại trong quy định pháp luật cũng như trong quá trình
thực thi pháp luật liên quan đến quyền của cổ đơng, từ đó đưa ra giải pháp để hồn
thiện pháp luật về cổ đông và quyền cổ đông ở Việt Nam.

Riêng đối với quyền khởi kiện của cổ đông (mà đặc biệt là cổ đông thiểu số)
đối với công ty, đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm với một số cơng
trình có thể kể đến như: ―Thực trạng về nhóm quyền khởi kiện bảo vệ cổ đông
thiểu số trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam so sánh với Thái Lan,
Malaysia, Singapore và Philipines‖ của tác giả Huỳnh Thị Trúc Linh [53]. Bài viết
chỉ ra các quy định về quyền khởi kiện nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần ở Việt Nam trên cơ sở so sánh với một số quốc gia trong khu vực, cụ thể là
Thái Lan, Singapore và Philipines. Bài viết chỉ ra 2 trường hợp cổ đông tiến hành
khởi kiện bao gồm: khởi kiện yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ và khởi kiện
người quản lý công ty. Về cơ bản quyền khởi kiện của cổ đông, đặc biệt là cổ đông
thiểu số ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với pháp luật một số nước trong khu
vực tuy nhiên vấn đề thực thi quyền này trên thực tế cịn gặp nhiều khó khăn xuất
phát từ tâm lý ngại kiện tụng; thủ tục tố tụng phức tạp; ý thức và hiểu biết hạn chế
của NĐT. Cũng đề cập đến quyền khởi kiện của cổ đông, tuy nhiên bài viết
―Quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông công ty cổ phần theo pháp luật Anh và
bài học đối với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Trang chủ yếu đề cập
đến quyền khởi kiện của cổ đông (nhân danh công ty) đối với người quản lý, điều
hành công ty [98, tr36 -42]. Bài viết chỉ ra các nguyên tắc để cổ đông khởi kiện
người quản lý, điều hành của công ty theo pháp luật của Anh và xác định đây là một
cơ chế dự phịng (fail – safe mechanism) hơn là một vũ khí được lựa chọn đầu tiên.

17



Bốn là các cơng trình nghiên cứu về quyền bảo vệ tài sản đầu tư
Đề cập đến quyền bảo vệ tài sản đầu tư có thể kể đến một số cơng trình như:
Bài viết ―Những vấn đề cơ bản về quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu‖ của tác
giả Lê Thị Thu Thủy [89]. Bài viết trình bày một số nội dung cơ bản liên quan đến
quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu bao gồm: đặc trưng của cổ phiếu, trái phiếu, các nội
dung của quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu, các biện pháp đảm bảo quyền sở hữu cổ
phiếu, trái phiếu. Bài viết khẳng định quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu là quyền rất
quan trọng của công dân, là yêu cầu khách quan của cuộc sống, nếu thiếu nó sự phát
triển kinh tế sẽ bị ngưng trệ do đó Nhà nước cần có những biện pháp bảo vệ tốt hơn
nữa để thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản chính đáng của người dân.

Bài viết ―Xác lập và bảo đảm thực hiện quyền sở hữu chứng khoán niêm
yết” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương [37]. Bài viết phân tích những khía cạnh
pháp lý của việc xác lập và thực hiện các hợp đồng mua bán chứng khoán niêm yết
– một loại hợp đồng đặc thù gắn với hệ thống giao dịch điện tử. Trong đó tác giả đã
chỉ những hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành về quy trình giao dịch mua bán
chứng khoán cũng như việc xác lập quyền sở hữu chứng khốn, từ đó đưa ra các
biện pháp bảo đảm quyền sở hữu chứng khoán niêm yết cho NĐT.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về quy định pháp luật về các biện pháp bảo vệ
quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn tập trung
Bài viết ―Hồn thiện các biện pháp bảo vệ NĐT chứng khốn” của tác giả
Hồng Thị Quỳnh Chi [12]. Trong bài viết của mình tác giả khẳng định bảo vệ NĐT là
vấn đề có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của TTCK còn rất non trẻ như
ở Việt Nam. Để bảo vệ NĐT, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về chứng khốn và

TTCK, cần đặc biệt coi trọng việc hồn thiện các biện pháp pháp luật bảo vệ NĐT
một cách đồng bộ, bao gồm cả các biện pháp như hành chính, dân sự, hình sự…
Bài viết ―Các biện pháp pháp lý bảo vệ NĐT trên TTCK” của tác giả Nguyễn
Văn Vân [118]. Bài viết đề cập đến 3 nhóm biện pháp pháp lý đề bảo vệ NĐT
chứng khoán bao gồm: Biện pháp tự bảo vệ; Biện pháp bảo vệ NĐT chứng khoán

do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện; Biện pháp bảo vệ NĐT chứng khoán
bằng con đường tồ án. Ngồi ra, bài viết cịn đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả pháp luật bảo vệ NĐT chứng khoán.
Bài viết ―Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đáp ứng thông lệ và chuẩn mực
quốc tế về quản trị cơng ty” của tác giả Phan Hồng Ngọc [62]. Bài viết khẳng định
18


cơ chế và phương thức bảo vệ lợi ích của NĐT ở Việt Nam theo tinh thần LDN
2014 đã có nhiều điểm thay đổi đáng ghi nhận, bước đầu có sự tương thích với
thơng lệ quốc tế và ngun tắc về quản trị cơng ty của OECD; có sự bổ sung các
quy định nhằm định hình cơ chế bảo vệ các quyền của cổ đơng, trong đó có cổ đơng
thiểu số. LDN 2014 cũng đã đổi mới phương thức tăng cường tạo thuận lợi cho cổ
đông thực hiện quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty khi cần thiết; trình tự,
thủ tục khởi kiện đã rút gọn đơn giản hơn, khắc phục bất cập về chi phí cho các cổ
đơng cơng ty.
Tựu trung lại, các cơng trình nghiên cứu nói trên đều tập trung vào việc
phân tích, bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo
vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu lên
một số vấn đề còn tồn tại trong thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT
trên TTCK tập trung cũng như phương hướng khắc phục đối với vấn đề này.
1.1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu và phân tích các cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề bảo
vệ quyền lợi của NĐT ở trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đưa ra một số đánh
giá bước đầu như sau:
Một là những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển

Thứ nhất, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã làm rõ được một số vấn
đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung: khái niệm, đặc điểm
NĐT trên TTCK tập trung; quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung, chỉ ra được những

thách thức mà bảo vệ quyền lợi NĐT nói chung và quyền lợi của các NĐT trên
TTCK tập trung nói riêng phải đối mặt; các biện pháp bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung. Đây là những cơ sở lý luận cơ bản để xây dựng phương hướng
hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam hiện
nay.
Thứ hai, các cơng trình ở trong và ngồi nước dưới giác độ Luật học đã xây
dựng được một số nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trung bao gồm: pháp luật về các quyền của NĐT chứng khoán (quyền
tham gia và giao dịch trên thị trường, quyền được cung cấp thông tin, quyền tham
gia quản trị và điều hành doanh nghiệp niêm yết, quyền được hưởng lợi nhuận,
quyền sở hữu tài sản….), pháp luật về các biện pháp bảo vệ NĐT (biện pháp hành
chính, biện pháp dân sự, biện pháp kinh tế….)

19


Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu trong nước, dưới giác độ luật học, đã phần
nào chỉ ra được những bất cập trong thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục những bất
cập đó. Đây là một trong những kết quả quan trọng mà Luận án có thể kế thừa để đề
ra những giải pháp cụ thể trong Luận án.
Thứ tư, nhiều nghiên cứu về bảo vệ NĐT trên TTCK tập trung là nghiên cứu
dưới góc độ kinh tế nên các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ trong bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK đều được phân tích, đánh giá khá cụ thể và kỹ lưỡng. Bên cạnh công
cụ bảo vệ là pháp luật thì các cơng cụ mang tính chất kinh tế cũng đã được trình bày,
điều này sẽ giúp cho Luận án có thêm cơ sở để đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung ở Việt nam hiện nay.
Hai là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá các công trình nghiên cứu cả trong
và ngồi nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung đã được

thực hiện, nghiên cứu sinh nhận thấy còn một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp
tục nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, về phương diện lý luận, thông qua Luận án, nghiên cứu sinh sẽ làm
nổi bật những điểm đặc trưng của vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập
trung ở Việt Nam hiện nay (định nghĩa, đặc điểm của của bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung); cơ chế bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung (cơ chế tự
bảo vệ, cơ chế bảo vệ thông qua hoạt động của các chủ thể khác trên thị trường).
Đây là những nội dung chưa được làm rõ ở các cơng trình nghiên cứu trước đây.
Thứ hai, về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu trước đây chủ yếu
đưa ra một số vấn đề trong thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK nói chung, có một số cơng trình đề cập đến thực trạng pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung thì phần lớn được thực hiện trước năm
2010, do đó việc nghiên cứu, phân tích dựa trên các văn bản pháp luật khơng cịn
hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại. Đặc biệt phần lớn các cơng trình nghiên cứu
dưới góc độ luật học vấn đề này chưa có sự so sánh, đối chiếu với các quy định
pháp luật về bảo vệ NĐT ở một số quốc gia có TTCK tương tự với Việt Nam mà chỉ
dừng lại ở việc trình bày các quy định pháp luật về bảo vệ NĐT ở các quốc gia có
TTCK phát triển; ngồi ra nhiều cơng trình nghiên cứu cũng chưa có sự liên hệ,

20


dẫn chiếu đến các quy tắc, thông lệ quốc tế trong vấn đề bảo vệ NĐT trên TTCK.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện và cập nhật về pháp luật
về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung là rất cần thiết. Trong nội dung
của Luận án, nghiên cứu sinh sẽ tập trung phân tích, bình luận, đánh giá các quy
định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung dựa trên các quy
định pháp luật của LDN 2014, LDN 2020, LCK 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010,
LCK 2019 và các văn bản pháp luật khác đồng thời có sự so sánh, liên hệ với các

quy định của pháp luật nước ngồi, các ngun tắc, thơng lệ quốc tế về vấn đề bảo
vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung.
Thứ ba, về thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
trường chứng khốn tập trung ở Việt Nam, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu
đánh giá một cách đầy đủ về thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đa phần các cơng trình chỉ
xem xét thực trạng thi hành pháp luật trong việc bảo vệ quyền cổ đông hoặc đề cập
đến thực trạng xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn nói chung. Do đó Luận án
cần tiến hành phân tích, đánh giá đồng bộ thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh
hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT, đặc biệt làm rõ thực trạng thi hành pháp luật đối
với từng nhóm quyền lợi của NĐT, thực trạng thi hành pháp luật đối với từng biện
pháp bảo vệ nhà đầu tư. Đây là cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Thứ tư, về các giải pháp hoàn thiện, Luận án sẽ phân tích những yếu tố chi
phối, ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trung (quan điểm xây dựng thị trường của nhà nước; tâm lý NĐT; sự
nhận thức và tuân thủ pháp luật của các chủ thể trên thị trường….); đồng thời đưa ra
những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trung ở Việt Nam phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn và thông lệ
chung của thế giới, chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
1.2.1. Lý thuyết hợp đồng
Lý thuyết hợp đồng được sử dụng để nghiên cứu về cách thức các cá nhân, tổ
chức xây dựng và phát triển các thỏa thuận pháp lý. Lý thuyết hợp đồng lý giải cách
mà các bên có liên quan thỏa thuận và dàn xếp các điều khoản hợp đồng nhằm ràng

21



buộc quyền lợi và trách nhiệm của nhau trong điều kiện xảy ra bất cân xứng thông
tin giữa các bên [174]. Trong những năm 1960, Kenneth Arrow đã thực hiện nghiên
cứu chính thức đầu tiên về chủ đề này trong lĩnh vực kinh tế. Năm 2016, các nhà
kinh tế Oliver Hart và Bengt Holmström đã giành giải thưởng tưởng niệm Nobel về
khoa học kinh tế vì những đóng góp của họ cho lĩnh vực lý thuyết hợp đồng. ―Quy
tắc tin tức‖ của Holmstrom cho rằng nên quyết định tiền lương dựa vào những yếu
tố bên ngoài, như liên hệ tiền lương của người quản lý với giá cổ phiếu của công ty
so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó Hart tập trung nghiên cứu sự phân chia
quyền lực trong các mối quan hệ kinh tế, trong đó có các hợp đồng. Trong những
năm 1980, ông đạt được một bước tiến lớn trong việc phân tích phạm vi của
―những hợp đồng chưa hồn thiện‖. Ơng cho rằng vì tương lai là khơng thể đốn
trước, một hợp đồng cơ bản phải chỉ ra được ai có quyền quyết định phải làm gì khi
các bên khơng thể đi đến đồng thuận. [100]
Lý thuyết hợp đồng có vai trị quan trọng trong việc lý giải cách thức các hợp
đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa NĐT với các cơng ty chứng khốn hoặc giữa các
NĐT với vai trị cổ đơng của cơng ty và những người quản lý công ty. Do bản chất
của những mối quan hệ này bao hàm các mâu thuẫn lợi ích do đó lý thuyết hợp
đồng giúp cho người nghiên cứu hiểu được cách thiết kế được những thỏa thuận
hợp lý để đảm bảo có lợi cho đơi bên, ngăn ngừa những sự xâm phạm quyền lợi
(đặc biệt là về phía các NĐT) trong tương lai.
1.2.2. Lý thuyết người đại diện
Lý thuyết người đại diện có nguồn gốc từ các lý thuyết kinh tế, được phát triển
bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen Meckling phát triển thêm vào
năm 1976. Theo lý thuyết này các cổ đông là người chủ sở hữu hoặc người đứng đầu
của công ty thuê những người khác thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp. Các cổ đông, người đứng đầu thường kỳ vọng các đại diện hành động và
ra quyết định vì lợi ích của cổ đơng, người đứng đầu. Tuy nhiên không phải lúc nào
người đại diện cũng ra các quyết định vì lợi ích của cổ đơng. Vấn đề xung đột lợi ích
này đã từng được Adam Smith nhấn mạnh ngay từ thế kỷ XVIII: “Không thể kỳ vọng
các thành viên hội đồng quản trị của công ty, người quản lý tiền bạc của người khác,

cũng cẩn trọng y như khi họ quản lý tiền bạc của mình” [125]

Lý thuyết người đại diện tập trung vào những câu hỏi sau: (i) Làm thế nào
xây dựng một hệ thống động viên và theo dõi, ngăn cản người đại diện có một hành
vi làm tổn hại lợi ích của chủ sở hữu, hay để chính xác hơn, một hệ thống khiến
22


×