Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật việt nam hiện nay TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.37 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 938.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu
Phản biện 2: TS. Đặng Vũ Huân
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi ..........giờ…………phút, ngày……tháng……….năm………



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư Viện Học viện Khoa học Xã hội


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Phương Thảo (2019), Khung pháp luật về bảo vệ quyền lợi
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam, Tạp chí
Nghề luật số 3/2019, Tr 3-7.
2. Nguyễn Phương Thảo (2020), Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán bằng biện pháp dân sự - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại
Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2020, Tr17 – 23, tr29.
3. Nguyễn Phương Thảo (2021), Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam,
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính
kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, năm 2021, Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.
4. Nguyễn Phương Thảo (2021), Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài
chính trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam – Thực tiễn và đề xuất
chính sách, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ người tiêu dung
tài chính – Thực tiễn và đề xuất chính sách đối với Việt Nam”, năm
2021, Trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp cùng
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nafosted - Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ Quốc gia và một số đơn vị đồng tổ chức.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở bất kỳ một TTCK nào, vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT luôn được xác
định là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ bản nhất mà cơ quan quản
lý nhà nước hướng đến nhằm phát triển TTCK ổn định, cơng bằng và bền
vững. Sẽ khơng có một TTCK “mạnh khỏe” nếu như quyền lợi hợp pháp của
NĐT - những người kiến tạo nên thị trường không được đảm bảo. Nhận thức
được vấn đề này, ngay từ khi TTCK Việt Nam ra đời, các cơ quan quản lý nhà
nước đã thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị trường trong các văn
bản pháp luật về chứng khốn nói riêng và pháp luật về hoạt động kinh doanh
nói chung. Ngay từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK Việt
Nam các nhà làm luật đã xác định việc xây dựng các quy định pháp luật là:
“Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khốn,
nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước và nước
ngoài, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, công
bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư”….Điều này càng
được khẳng định thông qua nội dung của LCK 2006, LCK 2019, LDN 2014,
LDN 2020…và các văn bản pháp luật có liên quan.
Mặc dù hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK Việt Nam đã bước đầu được xây dựng, củng cố nhưng do thường nằm
rải rác trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LCK,
LDN, LĐT…, các văn bản dưới luật như nghị định của Chính phủ, thơng tư
của Bộ tài chính, các quyết định của UBCKNN…nên các quy định về bảo vệ
quyền lợi NĐT đơi lúc cịn chồng chéo, thiếu sự thống nhất, đồng bộ đặc biệt
là vẫn còn tồn tại một số vướng mắc giữa LCK và các văn bản luật trong lĩnh
vực kinh doanh, thương mại khác như LDN, LĐT, Luật xử lý vi phạm hành
chính….. Ngồi ra, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
chứng khốn cịn khá nhẹ, tính răn đe khơng cao, khơng tương thích với
những hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra cho xã hội mà đặc biệt là cho các
NĐT, chính điều này đã dẫn đến việc các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
chứng khoán ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó, hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng cịn thiếu sự tương thích


2

với các thông lệ, chuẩn mực của thế giới. Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi
NĐT chủ yếu được thực hiện gián tiếp thông qua các quy định pháp luật về
duy trì, đảm bảo trật tự của thị trường; qua hoạt động phát hiện và xử lý vi
phạm trên thị trường của cơ quan nhà nước mà thiếu đi các biện pháp để NĐT
tự bảo vệ quyền lợi hay các biện pháp hướng tới việc bồi hồn, khơi phục các
lợi ích cho NĐT khi bị xâm phạm như ở các quốc gia có TTCK phát triển. Ở
các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp….hay như một số quốc gia
trong khu vực như Singapo, Đài Loan, Trung Quốc…bên cạnh hệ thống các
quy định pháp luật được ban hành để duy trì trật tự và an tồn của thị trường
(cơng cụ bảo vệ gián tiếp) thì các cơ chế bảo vệ trực tiếp quyền lợi của NĐT
chứng khoán như thiết lập quỹ bảo vệ NĐT, thành lập tổ chức bảo vệ NĐT,
mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay cơ chế để NĐT tự bảo vệ quyền
lợi khi bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm (khởi kiện dân sự) rất được quan tâm
và quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp luật. Ví dụ như ở Mỹ ngay
từ năm 1970 đã có Luật Bảo vệ NĐT (Securities Investor Protection Act of
1970) là cơ sở cho sự hình thành và hoạt động của Cơng ty bảo vệ quyền lợi
NĐT chứng khoán (Securities Investor Protection Corporation – SIPC), ở Đài
Loan có Luật Bảo vệ NĐT năm 2002 (Securities Investors and Futures
Traders Protection Act) là cơ sở cho sự hình thành Trung tâm bảo vệ NĐT
chứng khốn và các sản phẩm tương lai (Securities and Futures Investor
Protection Center – SFIPC), ở Canađa Quỹ bảo vệ NĐT Canada (The
Canadian Investor Protection FundCIPF) cũng được thành lập từ năm 1969, Ở
Trung Quốc, Tòa án Nhân dân Tối cao (SPC) đã ban hành nhiều thông tư quan
trọng về khởi kiện dân sự đối với chứng khoán vào năm 2001,2002,

2003…Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật riêng quy
định về vấn đề bảo vệ NĐT cũng như thiếu đi sự tồn tại của các thiết chế độc
lập bảo vệ NĐT hay cơ chế đặc thù để NĐT tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng khung pháp lý bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng ở Việt Nam đã bước đầu được
thiết lập tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Do đó,
nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm nội dung
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung và pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam trên cơ sở
nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm pháp luật các quốc gia trên thế giới, từ đó
kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận án tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trungvà pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng những quy định của pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở
Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và nhóm giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học thuyết, các vấn đề lý luận liên
quan đến bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK và TTCK tập trung, các quy
định pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung, thực tiễn thực thi
các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những khía cạnh sau:
- Về lý luận, luận án nghiên cứu các quan điểm về bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK, các biện pháp bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK ở một số nước trên
thế giới có TTCK phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….
- Về thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo vệ quyền
lợi NĐT trên TTCK ở Việt Nam thông qua các quy định của pháp luật doanh
nghiệp và pháp luật chứng khoán trong đó tập trung phân tích các quy định
pháp luật hướng tới bảo vệ quyền lợi của các NĐT sở hữu cổ phiếu được niêm
yết trên các SGDCK. Luận án có phân tích, bình luận một số quy định pháp


4

luật của các quốc gia trên thế giới trong đó tập trung vào các quốc gia có pháp
luật về bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán phát triển như Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc…và các khuyến nghị của IOSCO để rút ra các bài học kinh
nghiệm cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam.
- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung từ năm 2006 – thời điểm ban hành LCK và vấn đề bảo vệ
NĐT trên TTCK bắt đầu được quan tâm và ghi nhận trong LCK.
4. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Cơ sở
phương pháp luận của Luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
phân tích, logic, tổng hợp, phương pháp phân tích logic quy phạm, phương
pháp luật học so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành
khoa học xã hội nhân văn như lịch sử, kinh tế, luật học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là cơng trình khoa học nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung, tác giả luận án mong muốn có thể đóng góp một số
những vấn đề mới cho khoa học pháp lý cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận án chứa đựng một số kết quả nghiên cứu mang tính học
thuật và quan điểm của tác giả về vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
tập trung. Luận án đã xây dựng được khái niệm quyền lợi NĐT trên TTCK tập
trung và bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung; xác định được thời điểm
xuất hiện và chấm dứt quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung, chỉ ra các
biện pháp được sử dụng để bảo vệ quyền lợi NĐT
Thứ hai, luận án đã xây dựng được định nghĩa về pháp luật bảo vệ quyền
lợi NĐT trên TTCK tập trung, đồng thời chỉ ra được những đặc trưng cơ bản
của nhóm các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT đặt trong mối tương
quan với các hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh


5

doanh nói chung. Luận án cũng đã phân tách được các nội dung pháp luật cơ
bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi NĐT trong đó bao gồm các nhóm vấn đề
như: các quyền lợi của NĐT trên TTCK, các biện pháp được sử dụng để bảo

vệ quyền lợi NĐT.
Thứ ba, luận án đã phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng
pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích
quy định về các quyền lợi quan trọng nhất của NĐT trên TTCK tập và các
biện pháp bảo vệ quyền lợi NĐT; chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm
trong các quy định pháp luật và cơ chế thực thi các quy định đó. Trong q
trình phân tích, đánh giá, luận án có so sánh quy định pháp luật Việt Nam với
pháp luật nước ngồi và các thơng lệ quốc tế để đưa ra nhận định khách quan
và khoa học.
Thứ tư, với việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến pháp luật
bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung và phân tích các quy tắc, thông lệ
chung trên thế giới, luận án đã làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn trong việc thiết lập
chính sách đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT. Đây là tiền đề quan trọng
để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
NĐT nói chung và NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam nói riêng.
Thứ năm, luận án đã đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học để hồn
thiện pháp luật và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam thông qua việc xác định rõ các yêu cầu
đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể
trên cơ sở giải quyết được những bất cập được phát hiện tại phần nghiên cứu
thực trạng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Cho đến thời điểm hiện tại, luận án “Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là một trong số ít
các cơng trình nghiên cứu với cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu cả
vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
tập trung. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại
học trong quá trình học tập; là tài liệu hỗ trợ những nhà nghiên cứu khoa học
pháp lý, nhà quản lý trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và ban



6

hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, chứng khốn nói chung và bảo vệ
quyền lợi NĐT chứng khốn nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương:
Chương 1- Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 - Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và pháp luật
bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Chương 3 - Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định về bảo vệ
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Chương 4 - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thơng qua việc tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
tác giả đã tổng hợp các cơng trình nghiên cứu thành 3 nhóm: i) Các nghiên
cứu lý luận về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn
tập trung; ii) Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi
nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn tập trung ở Việt Nam. Từ đó, tác giả
rút ra một số kết luận như sau:
Một là những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục
phát triển
Thứ nhất, các cơng trình ở trong và ngoài nước dưới giác độ Luật học đã
xây dựng được một số nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung bao gồm: pháp luật về các quyền của NĐT chứng
khoán, pháp luật về các biện pháp bảo vệ NĐT

Thứ hai, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra được những thách
thức mà bảo vệ quyền lợi NĐT nói chung và quyền lợi của các NĐT trên
TTCK tập trung nói riêng phải đối mặt trong thời gian tới.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu trong nước, dưới giác độ luật học, đã
phần nào chỉ ra được những bất cập cần khắc phục trong thực trạng pháp luật


7

về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung cũng như đưa ra những
giải pháp để khắc phục những bất cập đó.
Thứ tư, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề này là những
nghiên cứu dưới góc độ kinh tế nên các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ trong bảo
vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK đều được phân tích, đánh giá khá cụ thể và
kỹ lưỡng. Bên cạnh công cụ bảo vệ là pháp luật thì các cơng cụ mang tính chất
kinh tế cũng đã được đề cập
Hai là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, về phương diện lý luận, Luận án tiếp tục làm rõ những điểm
đặc trưng của vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt
Nam hiện nay; phân tích những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ
quyền lợi của NĐT và pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập
trung; cơ chế bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung
Thứ hai, về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam, Luận án cần nghiên cứu một cách
trực tiếp, toàn diện và cập nhật về pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên
TTCK tập trung; tập trung phân tích, bình luận, đánh giá các quy định pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung dựa trên các quy định
pháp luật của LDN 2014, LDN 2020, LCK 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010,
LCK 2019 và các văn bản khác; có sự so sánh, liên hệ với các quy định của
pháp luật nước ngồi, các ngun tắc, thơng lệ quốc tế về vấn đề về bảo vệ

quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung.
Thứ ba, về thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam, Luận án cần tiến hành phân
tích, đánh giá đồng bộ thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo
vệ quyền lợi NĐT để là cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng
như giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
Thứ tư, về các giải pháp hoàn thiện, Luận án cần tiếp tục triển khai và
đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam phù hợp với những yêu cầu của thực
tiễn và thông lệ chung của thế giới, đồng thời chỉ ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung ở
Việt Nam


8

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài
1.2.1. Lý thuyết hợp đồng
Lý thuyết hợp đồng là lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu về cách các
cá nhân và tổ chức xây dựng và phát triển các thỏa thuận pháp lý. Lý thuyết
hợp đồng nghiên cứu cách thức mà ở đó các bên có liên quan trong hợp đồng
tìm cách thỏa thuận và dàn xếp các điều khoản hợp đồng nhằm ràng buộc các
quyền lợi và trách nhiệm của nhau trong điều kiện xảy ra bất cân xứng thông
tin giữa các bên. Lý thuyết hợp đồng có vai trị quan trọng trong việc lý giải
cách thức các hợp đồng điều chỉnh mối quan hệ giữa NĐT với các công ty
chứng khốn hoặc giữa các NĐT với vai trị cổ đông của công ty và những
người quản lý công ty. Do bản chất của những mối quan hệ này bao hàm các
mâu thuẫn lợi ích do đó lý thuyết hợp đồng giúp cho người nghiên cứu hiểu
được cách thiết kế được những thỏa thuận hợp lý để đảm bảo có lợi cho đôi
bên, ngăn ngừa những sự xâm phạm quyền lợi (đặc biệt là về phía các NĐT)

trong tương lai.
1.2.2. Lý thuyết người đại diện
Lý thuyết người đại diện có nguồn gốc từ các lý thuyết kinh tế, được phát triển
bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen Meckling phát triển
thêm vào năm 1976. Theo lý thuyết này các cổ đông là người chủ sở hữu hoặc
người đứng đầu của công ty thuê những người khác thực hiện công việc kinh
doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Các cổ đông, người đứng đầu thường kỳ
vọng các đại diện hành động và ra quyết định vì lợi ích của cổ đông, người
đứng đầu. Tuy nhiên không phải lúc nào người đại diện cũng ra các quyết định
vì lợi ích của cổ đơng. Lý thuyết người đại diện có vai trị rất quan trọng trong
việc xem xét vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT trong mối quan hệ với các
doanh nghiệp niêm yết.
1.2.3. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay
quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu
thuẫn. Lý thuyết này đóng vai trị quan trọng trong việc xem xét mối quan hệ
giữa NĐT và những người quản lý của doanh nghiệp niêm yết và trong mối
quan hệ giữa NĐT và cơng ty chứng khốn. Khi giữa NĐT và các chủ thể này
có những lợi ích khơng đồng nhất thì cần phải hướng đến những giải pháp đôi


9

bên cùng có lợi, từ đó giúp giảm thiểu các hành vi xâm hại đến quyền lợi của
NĐT có thể xảy ra.
1.2.4. Lý thuyết tâm lý học đám đông
Các nhà tâm lý xã hội nổi tiếng như Gustave Le Bon, Gabriel Tarde,
Sigmund Freud và Steve Reicher…đã phát triển một số lý thuyết để giải thích
cách mà tâm lý của đám đông thể hiện và tương tác với tâm lý của các cá nhân
bên trong nó gọi là lý thuyết tâm lý học đám đơng. Lý thuyết này lý giải q

trình suy nghĩ, quá trình thực hiện hành vi của các thành viên riêng lẻ và cả
đám đông như một thực thể hoàn chỉnh. Lý thuyết này giúp chúng ta giải thích
những hiện tượng xảy ra phổ biến trên TTCK Việt Nam: tình trạng đầu tư theo
phong trào của các NĐT trong nước- thiếu kiến thức cũng như khơng có kỳ
vọng riêng; tình trạng ồ ạt mua hay bán các chứng khốn mà khơng căn cứ
vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ xuất phát từ những tin đồn, từ
sự rủ rê, từ những tin tức vỉa hè; việc mua hay bán chứng khốn theo NĐT
nước ngồi mà khơng có những phân tích thị trường….Từ đó giúp chúng ta có
thể đưa ra những công cụ, biện pháp phù hợp để bảo vệ NĐT trên thị trường.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
2.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên thị trƣờng
chứng khoán tập trung
2.1.1. Những vấn đề lý luận về nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập
trung
2.1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
NĐT trên TTCK tập trung được hiểu là các cá nhân, tổ chức thực hiện
hoạt động mua, bán, nắm giữ chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch
chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. NĐT trên TTCK tập trung có một số
đặc trưng cơ bản như sau: Một là, NĐT trên TTCK tập trung mua, bán, nắm
giữ một loại hàng hóa đặc biệt là các chứng khốn được niêm yết trên TTCK
tập trung; Hai là, NĐT tham gia giao dịch trên TTCK tập trung có năng lực tài
chính và trình độ hiểu biết khơng đồng đều; Ba là, quyền lợi của NĐT được


10

điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật hơn so với NĐT trên thị trường phi

tập trung.
2.1.1.2. Phân loại nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Hiện nay có nhiều cách thức phân loại NĐT trên TTCK tập trung. Căn cứ
vào các tiêu chí khác nhau có thể sắp xếp NĐT thành từng nhóm với những
đặc trưng riêng biệt. Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc xem
xét, áp dụng các quy định pháp luật cũng như các biện pháp bảo vệ cho phù
hợp đối với từng nhóm NĐT: Căn cứ vào năng lực tài chính của nhà đầu tư có
thể chia thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên; Căn cứ
theo quốc tịch có nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi; Căn cứ
vào loại chứng khốn sở hữu có thể chia thành nhà đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư
trái phiếu, nhà đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư các loại chứng khoán khác;
Căn cứ vào mục đích đầu tư có thể chia thành nhà đầu tư hướng tới mục tiêu
chênh lệch giá chứng khoán, nhà đầu tư hướng tới mục tiêu hưởng lợi tức từ
chứng khoán.
2.1.2. Những vấn đề lý luận về quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
2.1.2.1. Khái niệm quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung là quyền được hưởng các lợi
ích có được từ hoạt động mua, bán, nắm giữ chứng khoán trên TTCK tập trung. Tuy
nhiên, quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung không đơn thuần chỉ là quyền được
hưởng các lợi ích vật chất từ việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán mà quan trọng
hơn là việc NĐT sẽ được hưởng đầy đủ các quyền năng có được do việc họ sở hữu
các chứng khoán. Quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung có các đặc trưng cơ bản
như sau: Quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung là quyền được hưởng các lợi ích
vật chất và phi vật chất có được từ việc sở hữu, đầu tư chứng khốn; Quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung dễ bị xâm phạm bởi các hành vi vi phạm pháp luật trên
thị trường; Quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được pháp luật bảo hộ đầy đủ và
chặt chẽ hơn so với TTCK phi tập trung
2.1.2.2. Những quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập
trung cần được bảo vệ

NĐT khi nắm giữ và sở hữu các chứng khoán trên TTCK nói chung và
TTCK tập trung nói riêng sẽ được hưởng những quyền năng cơ bản bao gồm:


11

Quyền tham gia và thực hiện giao dịch trên thị trường; quyền tiếp cận thông
tin; quyền tham gia quản trị và điều hành, quyền hưởng lợi tức; quyền khởi
kiện đối với doanh nghiệp niêm yết chứng khoán; quyền bảo vệ tài sản đầu tư.
2.1.3. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
2.1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán tập trung
Bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được hiểu là tổng hợp các
biện pháp được áp dụng bởi các chủ thể trên thị trường nhằm giúp cho các
quyền lợi của NĐT được thực thi trên thực tế đồng thời ngăn ngừa và xử lý
các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung. Hoạt
động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung có một số đặc trưng cơ bản
như sau: Một là, hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT hướng đến việc đảm bảo
cho các quyền lợi của NĐT được thực thi trên thực tế; Hai là, hoạt động bảo
vệ quyền lợi NĐT hướng tới việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đến quyền
lợi của NĐT; Ba là, hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT hướng tới việc xử lý các
hành vi xâm phạm đến quyền lợi của NĐT.
2.1.3.2. Cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được thực hiện
thông qua 2 cơ chế: một là cơ chế tự bảo vệ của NĐT, hai là cơ chế bảo vệ
thông qua hoạt động của các chủ thể khác trên thị trường.
2.1.3.3. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán tập trung
Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

tập trung bao gồm 4 nhóm biện pháp: Biện pháp hành chính (bao gồm biện
pháp quản lý, giám sát và biện pháp thanh tra và xử lý hành chính); Biện pháp
hình sự; Biện pháp dân sự; Biện pháp kinh tế ( bao gồm việc : Thành lập quỹ
bảo vệ NĐT; Thành lập các bộ phận chuyên trách hoặc các tổ chức bảo vệ
NĐT độc lập; Phát triển bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
2.1.3.4. Vai trò của hoạt động bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
Bảo vệ quyền lợi NĐT có vai trị đặc biệt quan trọng với sự phát triển
của TTCK nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Thực tế đã chứng minh có


12

mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NĐT với sự phát
triển thị trường tài chính, giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng
kinh tế. Tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
được thể hiện qua những khía cạnh sau: Một là bảo vệ tốt quyền lợi của NĐT
giúp thu hút nhà tư tham gia vào TTCK. Hai là bảo vệ NĐT giúp cho các
doanh nghiệp niêm yết hoạt động an tồn, hiệu quả, tăng uy tín, thương hiệu
của doanh nghiệp phát hành.
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng chứng khoán tập trung
2.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền
lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung là thực sự cần thiết xuất phát từ những lý do chính sau đây:
Thứ nhất, pháp luật là cơng cụ để tạo dựng hành lang pháp lý cho việc thực
hiện quyền lợi của NĐT ; Thứ hai là pháp luật là cơng cụ giúp ngăn chặn,
phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền lợi
hợp pháp của NĐT; Ba là pháp luật giúp cho TTCK phát triển bền vững.

2.2.2. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được hiểu là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo cho NĐT được hưởng
đầy đủ các quyền lợi đồng thời ngăn ngừa, xử lý các hành vi xâm hại đến
quyền lợi của NĐT trên TTCK tập trung. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung có hai đặc trưng cơ bản: Một là các quy định pháp luật về
bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị trường tập trung nằm rải rác trong nhiều văn
bản pháp luật thuộc cả lĩnh vực luật công và luật tư. Hai là, đa phần các quy
phạm bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK là các quy phạm trao nghĩa vụ.
2.2.3. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
Xuất phát từ cách tiếp cận về pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
tập trung như trên nên nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu
tự trên TTCK tập trung bao gồm 2 nội dung cơ bản:


13

Một là, quy định pháp luật ghi nhận các quyền lợi hợp pháp của nhà đầu
tư trong đó bao gồm các nội dung cơ bản: i) Quy định pháp luật về quyền
tham gia và thực hiện giao dịch trên thị trườn; ii) Quy định pháp luật về quyền
tiếp cận và được cung cấp thông tin; iii) Quy định về quyền tham gia quản trị
điều hành, nhận lợi tức, khởi kiện đối với các cơng ty niêm yết chứng khốn;
iv) Quy định về quyền bảo vệ các tài sản đầu tư.
Hai là, quy định pháp luật về các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư bao gồm:
i)Quy định về biện pháp hành chính; ii) Quy định về biện pháp hình sự; iii)
Quy định về biện pháp dân sự; iv) Quy định về biện pháp kinh tế.
Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
3.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam
3.1.1. Các quy định pháp luật về quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung
3.1.1.1. Quyền tham gia và thực hiện giao dịch trên thị trường
Quy định pháp luật về quyền tham gia và giao dịch trên thị trường bao
gồm 3 nội dung cơ bản: i) quy định về các hợp đồng sử dụng dịch vụ; ii) quy
định về quy trình nhận lệnh của khách hàng; iii) quy định về ngăn ngừa xung
đột lợi ích giữa NĐT với cơng ty chứng khốn, nhân viên mơi giới chứng
khoán. Về cơ bản, các quy định pháp luật chứng khoán Việt Nam hiện nay về
quyền tham gia và giao dịch trên thị trường được đặt ra khá là đầy đủ, tương
thích với các quy định của pháp luật quốc tế và phần nào ngăn ngừa được các
hành vi xâm hại đến NĐT trong giai đoạn này. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một
số các quy định cụ thể hướng đến việc ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa cơng
ty chứng khốn và NĐT, điều này có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả của
hoạt động bảo vệ quyền lợi của NĐT nói chung và NĐT trên TTCK tập trung
nói riêng.


14

3.1.1.2. Quy định về quyền tiếp cận và được cung cấp thông tin
Các quy định pháp luật về quyền tiếp cận và được cung cấp thông tin tập
trung vào một số nội dung quan trọng như: chủ thể công bố thông tin, nội
dung công bố thông tin, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của NĐT. Về cơ
bản, các quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin hiện nay được
xây dựng tương đối chặt chẽ và đầy đủ tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế liên

quan đến chất lượng thông tin được công bố, việc công bố thông tin của các cổ
đông lớn, quyền xem xét, tra cứu các thông tin trong danh sách cổ đông. tỷ lệ
cổ phần NĐT cần phải sở hữu để có quyền tiếp cận các thơng tin quan trọng
của doanh nghiệp.
3.1.1.3. Quy định về quyền tham gia quản trị và điều hành, quyền hưởng lợi
tức; quyền khởi kiện đối với tổ chức phát hành chứng khoán
Với tư cách là người chủ sở hữu của doanh nghiệp niêm yết, NĐT sẽ có
một số quyền lợi cơ bản, quan trọng phải kể đến: quyền tham gia quản trị và
điều hành công ty, quyền được hưởng lợi tức từ chứng khoán nắm giữ, quyền
khởi kiện để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình. Các quy định pháp luật về
nhóm quyền này hiện nay còn tồn tại một số hạn chế liên quan đến thời gian
chi trả lợi tức cho NĐT, tỷ lệ sở hữu cổ phần cần thiết để thực hiện quyền khởi
kiện của NĐT.
3.1.1.4. Quy định về quyền bảo vệ tài sản đầu tư
Quy định về quyền bảo vệ tài sản đầu tư bao gồm 2 nội dung cơ bản: i)
Quyền của NĐT đối với cơng ty chứng khốn trong việc bảo vệ tài sản đầu tư;
ii) quyền của NĐT đối với công ty niêm yết trong việc bảo vệ tài sản đầu tư.
3.1.2. Quy định pháp luật về các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư
3.1.2.1. Quy định pháp luật về biện pháp hành chính để bảo vệ nhà đầu tư
Biện pháp hành chính để bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được
thực hiện thông qua hoạt động quản lý, giám sát TTCK, thanh tra và xử vi
phạm trên TTCK. Các quy định pháp luật về biện pháp hành chính trong bảo
vệ quyền lợi NĐT về cơ bản là đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên vẫn tồn tại một
số hạn chế về quy định pháp luật liên quan đến mơ hình giám sát TTCK, thẩm
quyền của UBCKNN trong việc thanh tra, kiểm tra chứng khoán, việc đảm
bảo thực hiện các hình xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán


15


3.1.2.2. Quy định pháp luật về biện pháp kinh tế để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Biện pháp kinh tế để bảo vệ quyền lợi NĐT được thực hiện thông qua việc
thiết lập các quỹ bảo vệ NĐT và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong
lĩnh vực chứng khoán. Cả 2 biện pháp này đều được ghi nhận trong LCK
2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 tuy nhiên do những hạn chế trong cơ chế
thực thi nên đến LCK 2019 đã bị bãi bỏ. Đây là một bước lùi của pháp luật
chứng khoán Việt Nam khi đã bỏ đi công cụ bảo vệ quyền lợi NĐT hữu hiệu
được sử dụng tại nhiều TTCK phát triển.
3.1.2.2. Các quy định pháp luật về biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tư
Hiện nay nhà làm luật không xây dựng các quy định riêng biệt về biện
pháp bảo vệ NĐT thông qua công cụ dân sự trong các quy định của pháp luật
chứng khoán mà áp dụng theo các quy định chung của Bộ luật dân sự và các
văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính thống nhất, tránh sự chồng chéo trong các
quy định pháp luật. Tuy nhiên điều này làm nảy sinh một số vấn đề như sau:
Một là, chưa có đầy đủ căn cứ để áp dụng biện pháp dân sự nhằm bảo vệ
quyền lợi cho NĐT bị thiệt hại do hành vi thao túng giá chứng khoán, giao
dịch nội gián; Hai là, thiếu các căn cứ pháp luật cụ thể để tính tốn mức bồi
thường thiệt hại cho NĐT đối với trường hợp NĐT bị thiệt hai do các vi phạm
về công bố thông tin; Ba là, chưa có đủ các quy định pháp luật để NĐT tiến
hành khởi kiện tập thể; Bốn là thiếu tổ chức hỗ trợ nhà đầu tư khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên thị
trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam
3.2.1. Khái quát về tình hình bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua việc thực thi các quy định về bảo vệ NĐT trên
TTCK tập trung ở Việt Nam đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Số lượng
NĐT gia nhập thị trường trường ngày càng tăng nhanh, các hoạt động bảo vệ
NĐT ngày càng được quan tâm. Đánh giá của các tổ chức quốc tế về hoạt

động bảo vệ NĐT nói chung và NĐT trên TTCK tập trung nói riêng ở Việt
Nam đều có những sự cải thiện so với giai đoạn trước và nằm trong nhóm
trung bình của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, về cơ bản tính hình bảo vệ quyền


16

lợi NĐT ở Việt Nam dù đã có nhiều bước chuyển biến nhưng vẫn là chưa đủ
bởi lẽ trong khi các quốc gia trên thế giới đã có sự cải cách mạnh mẽ về chính
sách bảo vệ quyền lợi của NĐT trong khi Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi
nào đáng kể.
3.2.2. Các hạn chế, tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật về bảo vệ
quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
3.2.2.1. Hạn chế về việc thực thi các quy định về quyền lợi của nhà đầu tư
trong việc tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường
Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của NĐT trong việc
tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường là khá chặt chẽ và đi sát
với các yêu cầu thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực thi pháp luật bộc lộ
một số những hạn chế như sau:
Một là, còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật liên quan đến người hành nghề
chứng khoán không đủ điều kiện cung ứng dịch vụ cho nhà đầu tư
Hai là, còn tồn tại vi phạm liên quan đến việc cơng ty chứng khốn cung
ứng dịch vụ cho nhà đầu tư mà không ký kết các hợp đồng sử dụng dịch vụ.
Ba là, về xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và cơng ty chứng khốn
Bốn là, về lỗi giao dịch trực tuyến của công ty chứng khốn
Năm là, về tình trạng nghẽn lệnh trên hệ thống của các Sở giao dịch chứng
khoán
3.2.2.2. Về việc thực thi quyền tiếp cận thông tin
Công bố thông tin là nghĩa vụ bắt buộc và quan trọng với các chủ thể trên
TTCK nói chung và TTCK tập trung nói riêng. Bởi thông qua hoạt động này

giúp cho các NĐT trên thị trường đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả
và an toàn. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động công bố thông tin của các chủ thể
trên TTCK Việt Nam trong những năm qua đã mặc dù có nhiều cải thiện
nhưng vẫn còn tồn tại một số những chế cần khắc phục.
Một là, hạn chế về công bố thông tin liên quan đến thù lao, tiền lương,
thưởng của thành viên HĐQT, những người quản lý trong công ty.
Hai là, hạn chế về việc tuân thủ đầy đủ thời hạn công bố các loại BCTC.
Ba là, hạn chế cung cấp thông tin về cơ cấu cổ đông của công ty; về sở
hữu cổ phần trực tiếp của cổ đông lớn và thông tin lý lịch của từng thành viên
HĐQT.


17

Bốn là, hạn chế liên quan đến cung cấp thông tin của tổ chức kiểm toán
3.2.2.3. Về việc thực thi quy định pháp luật về quyền tham gia quản trị điều
hành, nhận lợi tức, khởi kiện đối với các công ty niêm yết chứng khoán
Liên quan đến các quy định quyền lợi của NĐT đối với các công ty niêm
yết chứng khoán, mặc dù đã được ghi nhận tương đối đầy đủ trong hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật nhưng trên thực tế các quyền lợi này vẫn thường
xuyên bị xâm phạm. Một số những hạn chế trong việc thực thi quy định pháp
luật về quyền tham gia quản trị điều hành, nhận lợi tức, khởi kiện đối với các
cơng ty niêm yết chứng khốn có thể kể đến như:
Một là, hạn chế về thực hiện quyền của NĐT tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Hai là, hạn chế về quyền nhận cổ tức
Ba là, hạn chế liên quan đến việc đối xử công bằng giữa các NĐT
Bốn là, hạn chế về quyền khởi kiện của NĐT
3.2.2.4. Các hạn chế trong việc thực thi các quy định về quyền bảo vệ tài sản
của nhà đầu tư
Việc thực thi các quy định pháp luật nhằm bảo về tài sản đầu tư của NĐT

trên TTCK tập trung hiện nay được các chủ thể trên thị trường thực hiện tương
đối nghiêm túc, đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn cịn có một số
vi phạm vi phạm lẻ tẻ liên quan đến việc thực thi các quy định bảo vệ tài sản
của NĐT bao gồm: i)Vi phạm quy định về quản lý tách bạch tài sản của nhà
đầu tư tại cơng ty chứng khốn; ii) Vi phạm liên quan đến việc lạm dụng tài
sản của NĐT
3.2.3. Hạn chế trong việc thực thi các quy định về các biện pháp bảo vệ nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung
3.2.3.1. Hạn chế trong việc thực thi các quy định về các biện pháp hành chính
Việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT thơng
qua biện pháp hành chính tồn tại một số hạn chế cơ bản: i) còn nhiều vi phạm
pháp luật liên quan đến việc thực thi các quy định về quản lý chào bán chứng
khoán; ii) việc thực thi các quy định về thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực chứng khốn cịn gặp nhiều khó khăn do thầm quyền hạn chế
UBCKNN trong hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm và hình thức
xử lý các vi phạm pháp LCK chưa đủ tính răn đe.


18

3.2.3.2. Việc thực thi các quy định về các biện pháp kinh tế
Có 2 biện pháp kinh tế để bảo vệ quyền lợi NĐT được đưa vào quy định
của LCK 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 đó là quỹ bảo vệ NĐT và bảo hiểm
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Đây hai biện pháp này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ NĐT tuy nhiên trên
thực tế việc thực thi các quy định pháp luật về hai biện pháp này ở Việt Nam
rất hạn chế.
3.2.3.3. Việc thực thi các quy định về các biện pháp dân sự
Khi các chủ thể trên TTCK có những hành vi vi phạm gây thiệt hại, NĐT
có quyền yêu cầu chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra

tòa. Đây là những biện pháp dân sự đặc biệt quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi
của NĐT, tuy nhiên trên thực tế việc thực thi các quy định này không hề dễ
dàng đặc biệt là việc khởi kiện của NĐT. NĐT gặp rất nhiều khó khăn khi tiến
hành khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Các khó khăn này
thường liên quan đến việc khó tiếp cận thơng tin, các tài liệu, giấy tờ chứng
minh cho yêu cầu khởi kiện và chi phí khởi kiện.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM
4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Trong thời gian qua, thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NĐT
trên TTCK tập trung của Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Một là,
khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung mặc dù đã có
nhiều cải thiện khi tiếp nhận các nguyên tắc và thơng lệ của thể giới nhưng
vẫn cịn bộc lộ nhiều bất cập; Hai là, tình hình tuân thủ các quy định pháp luật
về bảo vệ quyền lợi NĐT của các chủ thể trên TTCK chưa thực tốt, còn xuất
hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền lợi của NĐT.
Đứng trước thực trạng trên, việc xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ
nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung tại


19

Việt Nam nói riêng và cải thiện việc bảo vệ quyền lợi NĐT trên thị trường nói
chung là một yêu cầu bắt buộc.
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Một là, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường

chứng khoán tập trung phải phù hợp với quan điểm xây dựng và phát triển thị
trường chứng khoán của nhà nước
Hai là, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tập trung phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
Ba là, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán tập trung phải phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
trong lĩnh vực chứng khốn
Bốn là, hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường
chứng khốn tập trung phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật.
Năm là, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tập trung đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, cơng khai,
minh bạch, bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của nhà đầu tư chứng khốn
4.3. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ
trên thị trƣờng chứng khoán tập trung ở Việt Nam
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền lợi của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khốn tập trung
4.3.1.1. Hồn thiện các quy định về quyền tham gia và thực hiện giao dịch
trên thị trường chứng khoán tập trung
Một là, bổ sung các quy định ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa cơng ty
chứng khốn, người hành nghề chứng khốn và nhà đầu tư
Hai là, bổ sung quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong trường hợp
xảy ra lỗi giao dịch trực tuyến của các cơng ty chứng khốn
Ba là, tăng các chế tài xử phạt đối với các vi phạm lặp lại nhiều lần của
cơng ty chứng khốn khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Bốn là, bổ sung chế tài xử phạt đối với Sở giao dịch chứng khoán và quy
định về bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra
thường xuyên



20

4.3.1.2. Hoàn thiện các quy định về quyền tiếp cận thơng tin và được cung cấp
thơng tin
Một là, hồn thiện quy định về ngôn ngữ sử dụng trong các bản công bố
thông tin
Hai là, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính
Ba là bổ sung nội dung công bố thông tin của cổ đông lớn
Bốn là hoàn thiện quy định về quyền được xem xét, tra cứu các thông tin
trong danh sách cổ đông
Năm là điều chỉnh tỷ lệ cổ phần NĐT cần phải sở hữu để có quyền tiếp cận
các thơng tin quan trọng của doanh nghiệp để phù hợp với thông lệ quốc tế
4.3.1.3. Hoàn thiện các quy định về quyền tham gia quản trị điều hành, hưởng
lợi tức và khởi kiện công ty niêm yết
Một là, về quyền khởi kiện yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ, đình chỉ
Nghị quyết HĐQT
Hai là, về việc khởi kiện của NĐT đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ)
Ba là về thời gian chi trả cổ tức cho NĐT
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn tập trung
4.3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật về các biện pháp hành chính
- Hồn thiện các quy định pháp luật về hoạt động quản lý TTCK: i) một là,
cần bổ sung thời hạn cụ thể cho việc đưa các chứng khốn chào bán ra cơng
chúng niêm yết tại các Sở giao dịch hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao
dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán; ii) hai là, bổ sung các quy
định nhằm siết chặt việc chào bán trái phiếu riêng lẻ
- Hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát TTCK: i) một là, cần bổ sung
các quy định nhằm luật hóa hoạt động giám sát của Hiệp hội kinh doanh
chứng khốn;ii) hai là, cần cụ thể hóa quy định về nghĩa vụ giám sát giao dịch
của CTCK.

- Hoàn thiện các quy định về hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm chứng
khoán: i) một là, bổ sung thêm thẩm quyền cho UBCKNN liên quan đến việc
triệu tập, thẩm vấn, xét hỏi cá nhân, tổ chức nghi ngờ có hành vi vi phạm trên
thị trường; yêu cầu các cá nhân, tổ chức xuất trình tài liệu liên quan, khám xét,
tạm giữ tài sản...như theo thông lệ của thế giới; ii) hai là, bổ sung thêm các chế tài


21

áp dụng với các chủ thể không thực hiên việc cung cấp thông tin hay phối hợp với
UBCKNN trong việc điều tra và xử lý và vi phạm pháp luật trên TTCK
4.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp dân sự
Một là cần bổ sung các quy định pháp luật cụ thể làm căn cứ để NĐT có
thể áp dụng các biện pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm
hại bởi các hành vi thao túng giá chứng khoán, giao dịch nội gián.
Hai là cần bổ sung quy định làm căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt
hại cho NĐT đối với trường hợp NĐT bị thiệt hại do các vi phạm về công bố
thông tin.
Ba là cần bổ sung các quy định về khởi kiện tập thể đối với các vụ tranh
chấp trên TTCK
4.3.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp kinh tế
Trong tương lai, cần xây dựng lộ trình thích hợp cho việc thành lập quỹ
bảo vệ NĐT và áp dụng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực
chứng khốn ở Việt Nam, tránh tình trạng để quy định pháp luật chỉ tồn tại
trên giấy mà không thể thực thi trên thực tế như trong quy định của LCK
2006, sửa đổi bổ sung năm 2010.
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ
quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
4.4.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Một là, nâng cao năng lực giám sát và thanh tra, xử lý vi phạm của

UBCKNN đối với hoạt động của các chủ thể trên thị trường
Hai là, thành lập các bộ phận chuyên trách hay các tổ chức bảo vệ nhà đầu
tư độc lập
Ba là, tăng cường đào tạo kiến thức và các thông lệ, quy tắc hoạt động của
thị trường
4.4.2. Nhóm giải pháp đối với các cơng ty chứng khốn
Một là, thắt chặt quy trình kiểm sốt nội bộ trong cơng ty chứng khốn
nhắm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền lợi nhà
đầu tư
Hai là, nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của các nhân viên chứng
khoán trong quá trình cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư


22

Ba là, nâng cao nền tảng hạ tầng công nghệ thơng tin
4.4.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp niêm yết
Một là, tăng cường thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp niêm yết
Hai là, công khai, minh bạch các hoạt động của doanh nghiệp niêm yết
4.4.4. Nhóm giải pháp đối với các tổ chức tự quản và các tổ chức trung gian
có liên quan
Một là, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
giám sát thị trường và bảo vệ nhà đầu tư
Hai là, thiết lập các tổ chức bảo vệ nhà đầu tư dưới dạng tự quản
4.4.5. Nhóm giải pháp đối với nhà đầu tư
Một là, tự trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm đầu tư và các kiến
thức pháp luật cần thiết.
Hai là, NĐT cần tạo ra sự liên kết trong cộng đồng để tự bảo vệ quyền lợi
Ba là cần gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các QĐTCK – phương thức đầu tư
có tính an tồn, ổn định

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung được hiểu là tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo cho NĐT được hưởng đầy đủ các
quyền lợi đồng thời ngăn ngừa, xử lý các hành vi xâm hại đến quyền lợi của
NĐT trên TTCK tập trung. Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NĐT
trên TTCK tập trung ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cần thiết cho quá trình
phát triển và hội nhập của Việt Nam bởi lẽ bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK
tập trung có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của TTCK và của cả
nền kinh tế, bảo vệ tốt quyền lợi NĐT sẽ giúp thu hút NĐT tham gia vào
TTCK, giúp cho công ty niêm yết hoạt động ổn định, an tồn, hiệu quả, đặc
biệt góp phần vào sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam.
2. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK tập trung chịu tác động từ
nhiều các yếu tố như quan điểm xây dựng và phát triển TTCK của nhà nước,
các điều kiện kinh tế - xã hội, và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam
trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCK tập trung cần đảm bảo sự tương thích với các thông lệ và chuẩn mực


×