Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC RỬA TAY KHÔ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.84 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU MARKETING
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
RỬA TAY KHƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Nhóm số: B2
Lớp: Marketing CLC 60B
Các Thành Viên
1. Bùi Thị Phương Anh
2. Bùi Minh Châu
3. Đỗ Thị Mỹ Duyên
4. Vũ Thu Huyền
5. Nguyễn Phương Mai
6. Nguyễn Thị Thu Thảo
7. Lưu Thị Mỹ Bình
8. Nguyễn Hồ Hoàng Long
9. Trần Hà My
10. Nguyễn Tuyết Nhi
11. Nguyễn Phương Thảo

Mã Sinh Viên
11180072
11180698
11181172
11182377
11183227
11184601


11170580
11172879
11173194
11173552
11154037

Giảng viên: PGS.TS. Phạm Thị Huyền
Hà nội, tháng 5 năm 2020
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN
1


Nhóm số: B2
Stt

Họ và tên

Mã sinh viên

Nội dung được
giao

Mức độ
hồn
thành (%)

Mức độ
tham gia
chung


100%

97%

100%

96%

100%

96%

100%

96%

100%

97%

1

Bùi Thị Phương Anh

11180072

Coding SPSS,
chạy SPSS, viết
báo cáo, thuyết
trình


2

Bùi Minh Châu

11180698

Viết báo cáo,
thuyết trình
Coding SPSS,
chạy SPSS, viết
báo cáo
Viết báo cáo,
thuyết trình,
chỉnh sửa định
dạng
Viết báo cáo,
làm slide, chỉnh
sửa định dạng,
làm link bảng
hỏi

3

Đỗ Thị Mỹ Duyên

11181172

4


Vũ Thu Huyền

11182377

5

Nguyễn Phương Mai

11183227

6

Nguyễn Thị Thu Thảo

11184601
(Nhóm
trưởng)

Coding SPSS,
chạy SPSS, viết
báo cáo, thuyết
trình, tổng hợp

100%

97%

7

Lưu Thị Mỹ Bình


11170580

Viết báo cáo

70%

60%

8

Nguyễn Hồ Hồng Long

11172879

Viết báo cáo

70%

60%

9

Trần Hà My

11173194

Viết báo cáo, trả
lời câu hỏi


70%

65%

10

Nguyễn Tuyết Nhi

11173552

Viết báo cáo, trả
lời câu hỏi

70%

65%

11

Nguyễn Phương Thảo

11154037

Viết báo cáo, trả
lời câu hỏi

80%

70%


MỤC LỤC

2


I. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN
GIẢI QUYẾT.................................................................................................................................................4
1.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG...................................................................................................................................... 4
1.2. CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN GIẢI QUYẾT...............................................................................5
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................6
2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT...........................................................................................................................................6
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ.......................................................................................................................................................6
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................................................7
3.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................................7
3.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................7
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................................................. 7
IV. PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU................................................................7
4.1.THIẾT KẾ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN..........................................................................................7
4.2. CÁCH THU NHẬP...........................................................................................................................................................8
V. KẾT QUẢ BÁO CÁO...........................................................................................................................10
5.1. ĐÁNH GIÁ NHỮNG NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU SỬ
DỤNG NƯỚC RỬA TAY KHÔ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG...........................................................................10
5.2. KHẢO SÁT, ĐO LƯỜNG THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VÀ MỨC ĐỘ QUAN TÂM, HÀI
LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM.........................................................................................................18

5.2.1. Thực trạng tiêu dùng của nhóm người đang sử dụng sản phẩm “nước rửa
tay khơ”............................................................................................................................................................................... 18
5.2.2. Thực trạng tiêu dùng của nhóm người khơng sử dụng sản phẩm “nước
rửa tay khô”................................................................................................................................................................... 20
5.2.3 Đánh giá chung.......................................................................................................................................................... 22

5.3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐỂ TÌM RA LỢI THẾ VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA
SẢN PHẨM DR. SAFE VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG...........................................27
5.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh...................................................................................................................... 28
5.3.2. Lợi thế và nhược điểm của sản phẩm Dr. Safe........................................................................29
5.4 DỰ ĐOÁN NHỮNG NHU CẦU TRONG TƯƠNG LAI VỀ NHU CẦU DỤNG SẢN PHẨM
................................................................................................................................................................................................................ 30

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................32
6.1. NHỮNG KHÓ KHĂN NHÓM GẶP PHẢI:...................................................................................................32
6.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO ĐỀ TÀI..................................................................................................................32
6.3. ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP.....................................................................................................................33
6.4. KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................... 34
VII. PHỤ LỤC..................................................................................................................................................34
7.1. BẢNG HỎI......................................................................................................................................................................... 34
7.2. KẾT QUẢ SPSS............................................................................................................................................................44

Danh mục bảng biểu
3


Bảng 1: Phân tích hồi quy giữa các yếu tố nhân khẩu học và việc có sử dụng nước
rửa tay khô của người tiêu dùng
Biểu đồ 2: Tỉ lệ giới tính
Biểu đồ 3: Thống kê khu vực sinh sống
Biểu đồ 4: Tỉ lê ̣ độ tuổi
Biểu đồ 5: Biểu đồ thống kê mô tả tình trạng hôn nhân
Biểu đồ 6: Thu nhập cá nhân của người tiêu dùng (đv: VND)
Biểu đồ 7: Mối quan hê ̣ giữa thu nhập nhập cá nhân với tình trạng hôn nhân
Biểu đồ 8: Mối quan hê ̣ giữa độ tuổi với thu nhập cá nhân
Biểu đồ 9: Mối quan hê ̣ giữa khu vực sinh sống với thu nhập cá nhân

Biểu đồ 10: Mức độ sử dụng các sản phẩm sát khuẩn của người tiêu dùng
Biểu đồ 11: Tần suất sử dụng nước rửa tay khô trước và trong dịch Covid- 19
Biểu đồ 12: Ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua của khách hàng
Biểu đồ 13: Các vấn đề khách hàng gặp phải khi sử dụng nước rửa tay khô
Biểu đồ 14: Các nguyên nhân khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm
Biểu đồ 15: Địa điểm mua sắm “nước rửa tay khô” của người tiêu dùng
Biểu đồ 16: Thống kê sản phẩm thay thế người tiêu dùng lựa chọn
Biểu đồ 17: Tần suất mua sắm mặt hàng FMCG của người tiêu dùng
Biểu đồ 18: Lựa chọn của khách hàng về thiết kế nắp chai
Biểu đồ 19: Thống kê lựa chọn của khách hàng về mùi hương
Biểu đồ 20: Thống kê lựa chọn của khách hàng về kích cỡ sản phẩm
Biểu đồ 21: Mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm nước rửa tay khơ
dung tích 100ml
Biểu đồ 22: Mức độ quan tâm của khách hàng đến một số yếu tố khi lựa chọn sản
phẩm “nước rửa tay khô”
Biểu đồ 23: Mức độ quan tâm của khách hàng tới các chương trình ưu đãi
(Nhóm đang sử dụng”Nước rửa tay khô”)
Biểu đồ 24: Mức độ quan tâm của khách hàng tới các chương trình ưu đãi (Nhóm
khơng dùng “Nước rửa tay khô”)
Biểu đồ 25: Các thương hiệu “nước rửa tay khô” người tiêu dùng đang sử dụng
Bảng 26: So sánh yếu tố cạnh tranh giữa các thương hiệu “nước rửa tay khô”
Biểu đồ 27: Nhu cầu sử dụng “nước rửa tay khô” của người tiêu dùng khi hết dịch

I. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP CẦN
GIẢI QUYẾT
4


1.1.


Bối cảnh thị trường
Hiện nay, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi tại Châu Á đang tăng trưởng
gấp 3 lần so với các nước phát triển, trong đó Việt Nam đã trở thành một môi
trường kinh doanh hấp dẫn nhờ vào tình hình chính trị ổn định cùng với sự bùng
nổ của tầng lớp trung lưu. Có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển
không ngừng, ngày càng có nhiều cơng nghệ mới được ứng dụng nên những thay
đổi ở người tiêu dùng ngày một nhanh hơn, mang đến cả những thách thức cũng
như cơ hội mới và có thể dễ dàng thấy được điều này qua thị trường ngành hàng
tiêu dùng nhanh (FMCG).
Theo báo cáo của WorldPanel Division về tình hình thị trường
FMCG (10/2019). Số liệu được thu thập tại 4 thành phố chính (Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và vùng nơng thơn tại Việt Nam đã cho thấy
nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực thơng qua các chỉ số: Chỉ
số giá tiêu dùng CPI đã giảm so với thời điểm cùng kỳ năm trước từ 3,52% xuống
2,57% đồng thời GDP tăng lên 6.71% đánh dấu sự tăng trưởng trong nền kinh
tế Việt Nam nói chung. Đặc biệt hơn, tại riêng ngành hàng tiêu dùng thì doanh
thu bán lẻ đã tăng lên 11,5% đánh dấu sự gia tăng trong nhu cầu chi tiêu của
người tiêu dùng trong năm 2019, đây là một dấu hiệu tích cực đối với các doanh
nghiệp.
Cũng theo báo cáo của WorldPanel Division đã cho thấy sự tăng trưởng khá
tốt của ngành hàng chăm sóc cá nhân khi số liệu ghi nhận ở Thành thị và Nông
thôn lần lượt là 16,9% và 14,7% (Mức tăng trưởng giá trị). Ở ngành hàng chăm
sóc cá nhân, doanh nghiệp đa quốc gia có lợi thế hơn nhưng xét về tốc độ tăng
trưởng thì các doanh nghiệp nội địa lại có mức tăng tốt hơn. Điều đó cho thấy,
ngành hàng FMCG có khả năng phát triển và tăng trưởng mạnh ở Việt Nam trong
tương lai. Bên cạnh đó, theo NCIF, GDP bình qn đầu người của Việt Nam cho
đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có
thu nhập trung bình cao cùng với sự bùng phát của dịch bệnh COVID - 19, ý thức
chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng tăng cao. Đặc biệt, mặt
hàng “nước rửa tay khô” được dự đốn là một trong những mặt hàng có sức tiêu

thụ tốt và khả năng cạnh tranh cao trong tương lai. 
“Rửa tay” là một phần quan trọng trong vệ sinh cá nhân, mối liên hệ giữa rửa
tay và sức khỏe lần đầu tiên được phát hiện vào thế kỉ 19. Tuy nhiên, các thực
hành liên quan đến vệ sinh tay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Theo báo cáo điều
tra vệ sinh môi trường nông thôn năm 2006 do bộ y tế phối hợp với UNICEF thực
hiện cho thấy chỉ có: 12% người dân RTVXP (Rửa tay với xà phòng) trước khi
ăn, 12,2% người dân RTVXP sau khi tiểu tiện, 15.6% người dân RTVXP sau khi
đại tiện. Tỉ lệ RTVXP ở nhóm các bà mẹ và người chăm sóc trẻ chỉ đạt 5% và có
tới 60% các bà mẹ cho rằng không cần thiết phải RTVXP, 4,6% học sinh RTVXP
sau khi đi tiểu và 11,5% học sinh RTVXP sau khi đi đại tiện. Con số người dân
RTVXP trước ăn và sau khi đi vệ sinh lần lượt tăng đến 54% và 63,8% sau một
q trình nỗ lực truyền thơng rửa tay với xà phòng ở Việt Nam. 
Ngày 31/1/2020, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế tồn cầu với dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona gây ra. “Rửa tay” được xem là một
5


trong những cách thức quan trọng nhất để làm gián đoạn đường lây lan của
COVID-19 hoặc các mầm bệnh độc hại khác. Nó tạo ra một tác động lớn đối với
việc kìm hãm ổ dịch. Theo khuyến nghị từ WHO, chúng ta có thể sử dụng dung
dịch rửa tay khơ trong những trường hợp gấp rút hay thiếu nước sạch và xà phịng
diệt khuẩn để vệ sinh tay. Vì nhu cầu an toàn và bảo vệ sức khỏe, “nước rửa tay
khô” trở thành mặt hàng được nhiều người quan tâm, tìm mua về sử dụng. Đầu
tháng 2/2020, cung (sản phẩm nước rửa tay khơ) ít hơn cầu (sản phẩm nước rửa
tay khơ), khối lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường không đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng khiến giá cả tăng cao, kích thích nhiều nhãn hàng, nhà
cung cấp đẩy mạnh sản xuất “nước rửa tay khô”.
Hiểu được điều đó, Cơng ty Cổ phần Dược Phẩm và Thiết Bị Y Tế Đông
Nam Á (ASEAN PHARMA) đã cho ra đời sản phẩm nước rửa tay khơ dạng gel
có tên Dr. Safe và đã được triển khai hơn 1 tháng trên các kênh nhà thuốc. Tuy

nhiên, bên cạnh những mặt có lợi về bối cảnh thị trường, doanh nghiệp vẫn vấp
phải nhiều vấn đề để sản phẩm có thể ra mắt sản phẩm thành cơng. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu B2 quyết định nghiên cứu về Nhu cầu sử dụng nước/gel rửa tay khô
của người tiêu dùng Việt Nam từ đó đề xuất Kế hoạch marketing cho sản phẩm
Gel rửa tay khô Dr. Safe cho Công ty giúp Công ty có thể phát triển tốt mặt hàng
này.
1.2. Các vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết
1.2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Dược Phẩm và Thiết Bị Y Tế Đông Nam Á (Asean
Pharma) được thành lập từ năm 2008. Hiện tại Asean Pharma đã hoạt động được
12 năm và đang là đối tác của các nhà máy có uy tín bậc nhất tại Việt Nam như:
Dược Phẩm TW I, Dược Phẩm TW II, Dược Phẩm TW Mediplantex, Viện
Pasteur Đà Lạt…
Công ty phân phối trực tiếp các sản phẩm của mình tới các nhà thuốc trên
tồn quốc mà khơng thơng qua đại lý nào. Các sản phẩm của công ty được đặt sản
xuất độc quyền tại các nhà máy dược phẩm và hóa dược lớn hàng đầu Việt Nam.
Vì vậy cơng ty sở hữu tất cả thương hiệu đang có và tự lập về giá, kênh phân phối
và các hoạt động Marketing mà không bị ảnh hưởng bởi các nhà máy sản xuất.
Đây là một trong những bước tiến nổi bật nhất của doanh nghiệp khi hiểu được
đặc thù ngành là muốn sản phẩm tốt thì phải chọn nhà máy sản xuất uy tín.
Hiện doanh nghiệp đang có 20.000 khách hàng là các nhà thuốc trên toàn
quốc đã và đang giao dịch thường xuyên các sản phẩm về dược phẩm: Kháng
sinh, thuốc tránh thai, men vi sinh… Gel rửa tay Dr Safe cũng đã được triển khai
hơn 1 tháng trên thị trường tại các nhà thuốc.
Định hướng chiến lược của công ty trong 5 năm tới là phát triển thương hiệu
Dr Safe với các sản phẩm như : Nước rửa tay khô, nước súc miệng, xịt thơm
miệng, chỉ nha khoa, xịt khử mùi... Và tất cả các sản phẩm mang thương hiệu Dr
Safe sẽ được triển khai trên các sàn thương mại điện tử cũng như hệ thống siêu thị
trên khắp cả nước. 


6


1.2.2. Các vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết
Thứ nhất, hiện tại thương hiệu nước rửa tay khô Dr. Safe là sản phẩm mới có
mặt trên thị trường, gặp bất lợi trong việc tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng và
độ nhận diện với công chúng.
Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều nhãn hàng đã cho ra các sản phẩm
nước rửa tay khô khiến thị trường nước rửa tay khô và nước rửa tay trở nên rất đa
dạng. Công ty sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn đã có tên tuổi, uy tín
trong thị trường cũng như có được lịng tin của người tiêu dùng.
Thứ ba, Do bối cảnh hiện nay làm cho doanh nghiệp đẩy nhanh kế hoạch ra
mắt sản phẩm. Từ đó, các hoạt động Marketing cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Thứ tư, hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nước rửa tay khô, đa
dạng về mẫu mã, mùi hương, cơng dụng. Vì vậy Cơng ty cần phải tìm ra USP cho
sản phẩm Dr. Safe để tạo ra được lợi thế cạnh tranh cũng như gây được ấn tượng
cho người tiêu dùng.
Thứ năm, Gel rửa tay khô Dr.Safe với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ
Pháp. Trong tình hình dịch Covid-19 khi nước Pháp cũng như Châu Âu đang trở
thành vùng tâm dịch, các quốc gia phải đóng cửa biên giới, hạn chế nhập cảnh.
Quy định kiểm soát dịch bệnh này có thể chưa tác động trực diện tới q trình
nhập khẩu hàng hóa giữa EU và Việt Nam tuy nhiên, xét trên một số khía cạnh
kinh tế, các biện pháp phịng kiểm sốt dịch sẽ ảnh hưởng tốc độ ln chuyển
hàng hóa. Vì vậy sẽ gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ tới hoạt động sản xuất, kinh
doanh khi doanh nghiệp cần đáp ứng một lượng cầu lớn về sản phẩm.
Thứ sáu, hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cịn hạn chế. Cơng
ty mới chỉ dừng lại ở cách phân phối sản phẩm đến các nhà thuốc bán lẻ, siêu thị
(B2B) như các dược phẩm trước đó mà chưa triển khai các hoạt động trao đổi trực
tiếp với khách hàng cá nhân (B2C).
Thứ bảy, doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề liên quan đến kênh phân phối

trên sàn thương mại điện tử do sự xuất hiện của một số tài khoản cá nhân bán phá
giá sản phẩm, gây ảnh hưởng đến hoạt kinh doanh của công ty và hình ảnh sản
phẩm Dr. Safe trong mắt người tiêu dùng.
Cuối cùng, có thể nói dịch COVID-19 chính là một cú huých tạo cơ hội cho
thị trường nước rửa tay khô phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức cho
doanh nghiệp sau khi hết dịch bởi nhu cầu của người tiêu dùng giảm và khơng cịn
bức thiết cịn thị trường nước rửa tay lại vơ cùng đa dạng và phong phú.
Vì vậy, nhóm B2 lựa chọn “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước rửa tay khô
Dr. Safe của người tiêu dùng” để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cũng
nhưphát triển sản phẩm phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng từ đó giúp
doanh nghiệp đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường. 
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhằm phát triển sản phẩm phù hợp
với mong muốn của người tiêu dùng để giúp doanh nghiệp đạt được vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Từ đó cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường
nước rửa tay hiện nay, làm cơ sở đưa ra kế hoạch marketing phù hợp cho sản
phẩm Gel rửa tay khô Dr. Safe.

7


2.2.
-

Mục tiêu cụ thể
Đánh giá những nguyên nhân, yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng nước
rửa tay của người tiêu dùng.
- Khảo sát, đo lường thực trạng tiêu dùng và mức độ quan tâm, hài lòng của
khách hàng về sản phẩm.

- Phân tích những đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế và nhược điểm của sản
phẩm Dr. Safe và định vị sản phẩm trên thị trường.
- Dự đoán những thay đổi trong tương lai về nhu cầu sử dụng sản phẩm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước rửa tay khô của người tiêu dùng Việt Nam
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhóm chọn nhóm người tiêu dùng Việt Nam có độ tuổi trên 18
- Lý do lựa chọn độ tuổi mẫu nghiên cứu: 
+ Nhóm đối tượng 1: Lứa tuổi thanh niên (18 - 24 tuổi): đây là độ tuổi có
năng lực độc lập mua hàng tiêu dùng sản phẩm. Họ tiếp cận thơng tin và
tìm tịi những mẫu sản phẩm hot nhưng phải phù hợp với môi trường làm
việc học tập của họ. Trong tiêu dùng nhóm đối tượng này dễ dàng xúc
động, dễ thay đổi khi đưa ra quyết định mua sắm của mình.
+ Nhóm đối tượng 2: Lứa tuổi trung niên (25 - 55 tuổi): độ tuổi này phần lớn
họ đã lập gia đình, phần lớn chi tiêu của họ dành cho gia đình. Đối tượng
này hướng đến những sản phẩm phù hợp với kinh tế gia đình và đảm bảo
sức khỏe. Họ thường suy nghĩ cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra những quyết
định mua sắm.
+ Nhóm đối tượng 3: Người cao tuổi (trên 55 tuổi): Độ tuổi này mối quan
tâm chủ yếu của họ là sức khỏe. Họ chi trả mạnh tay vào những sản phẩm
bảo vệ sức khỏe. 
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước rửa tay của người tiêu dùng Việt Nam
+ Phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước rửa tay
+ Khảo sát cảm nhận của người tiêu dùng khi sử dụng nước rửa tay
+ Xu hướng chọn mua nước rửa tay của người tiêu dùng
- Phạm vi không gian: Khảo sát online trên các MXH
- Phạm vi thời gian: 24/3 - 31/5

4. PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
4.1. Thiết kế công cụ thu thập thông tin
Thiết kế bảng hỏi
Nhóm đã thực hiện nghiên cứu với bảng hỏi (phiếu điều tra chuyên sâu), mẫu
ngẫu nhiên có dung lượng N = 400 với nội dung phiếu cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Tóm lược về cuộc nghiên cứu, nêu ý nghĩa và mục đích và
những cam kết an tồn thơng tin cá nhân.
Phần 1: Phần nội dung: Các câu hỏi theo mức thang đo về nhu cầu sử dụng
nước rửa tay của người dân và các câu hỏi về nhân khẩu học.
8


Phần 2: Lời kết: Lời cảm ơn và nhận xét từ đáp viên.
(Bảng hỏi được đính kèm ở PHỤ LỤC 1)
Để có một bảng hỏi hồn chỉnh, nhóm đã thực hiện các bước:
Xác định các thông tin cần thu thập và ý nghĩa sử dụng.
Soạn thảo mẫu các câu hỏi và đánh giá các câu hỏi.
Lên sườn cấu trúc cho bảng hỏi.
Lên ý tưởng và thiết kế hình thức cho bảng hỏi.
Thử nghiệm bảng hỏi và hoàn thiện lần cuối.
A. Định dạng bảng hỏi
Định lượng: Phiếu điều tra (Google Form)
B. Cấu trúc:

Phần
Phần
mở đầu

Nội Dung


Số câu hỏi

1. Giới thiệu về đề tài của nhóm nghiên cứu.
2. Lời tự giới thiệu về nhóm nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và mong muốn đạt
được.

Phần
1. Câu hỏi về nhân khẩu học
nội-dung 2. Câu hỏi dành cho những người sử dụng nước/gel rửa
tay khô
2.1. Khảo sát Hành vi sử dụng của người tiêu dùng
2.2. Khảo sát Hành vi mua của người tiêu dùng
2.3. Quan niệm/ Mối quan tâm của Khách hàng tới
các yếu tố Marketing-mix
3. Câu hỏi dành cho những người không sử dụng sản
phẩm nước/gel rửa tay khô
4. Khảo sát mức độ nhận diện của thương hiệu nước
rửa tay khô Dr. Safe

8
6
2
9
10
4

Lời cảm Lời cảm ơn và cam kết bảo mật những thông tin cá nhân
ơn
của đối tượng được phỏng vấn. Đồng thời cam kết

những thơng tin đó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
cứu.
Tổng

4.2.

39

Cách thu nhập

Mơ tả đối tượng của khảo sát:
9


 Đối tượng là người tiêu dùng Việt Nam, hiện đang sử dụng, có nhu cầu sử
dụng sản phẩm nước rửa tay Dr. Safe
 Đặc điểm nhân khẩu học:
 Nơi sống: Các tỉnh, thành phố của Việt Nam
 Thu nhập cá nhân bình quân 1 tháng: Trên 1.500.000 VN đồng
 Tuổi: Trên 18 tuổi.
 Để có thể có được các câu trả lời khách quan nhất, nhóm tiến hành khảo sát
ngẫu nhiên các cá thể. Hình thức khảo sát của nhóm là online và khơng
giới hạn phạm vi phỏng vấn
Mẫu nghiên cứu 
 Quy mơ: Tổng thể mục tiêu là tồn bộ người tiêu dùng Việt Nam đáp ứng
những đặc điểm nhân khẩu học theo mô tả mẫu nghiên cứu.
 Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên.
 Kích thước mẫu được xác định là 400 phần tử.
Cách thức xử lý và phân tích thơng tin:
Để xử lý số liệu thu thập được qua khảo sát, nhóm lựa chọn phần mềm SPSS

để xử lý dữ liệu, phân tích các biến cùng với phần mềm EXCEL để vẽ thêm biểu
đồ.

10


Nhóm đã xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS, cụ thể là chạy thống kê mô tả với
dữ liệu nhân khẩu học cũng dữ liệu đánh giá, chạy dữ liệu tương quan và hồi quy
giữa các biến.
Số liệu được tính tốn và thể hiện dưới biểu đồ và các bảng để thuận tiện cho
việc quan sát và nhận xét.
Phân tích theo phương pháp thống kê mơ-tả
Đối với phương pháp thống kê mơ tả, nhóm lập bảng số liệu thống kê và sắp
xếp dữ liệu theo thứ tự hợp lý. Dựa theo số liệu đó, tiến hành tính tốn các chỉ tiêu
thống kê và biểu thị qua các biểu đồ tương ứng và đưa ra ý nghĩa của các phân
tích. Phân tích dữ liệu chia thành 2 nhóm: đối với dữ liệu định tính và dữ liệu định
lượng.
Các dữ liệu về định tính sau tổng hợp và sàng lọc, đánh giá tốt nhất. Từ đó,
nhóm tiến hành quy đổi dữ liệu định tính sang thang đo theo thước đo Likert từ
mức 1 đến 5 có thể đo đếm được. Cuối cùng, sau khi chắt lọc được các dữ liệu
đáp ứng với yêu cầu về mẫu nghiên cứu nhóm đề ra, nhóm có thể rút ra được các
đánh giá về dữ liệu đó.
Với dữ liệu định lượng, tiến hành đo đếm số lượng của các mục nghiên cứu,
sắp xếp theo các mức thang đo đã đề ra. Tính tốn các tham số ý nghĩa như trung
bình, tần số,... rồi dựa vào đó đánh giá số liệu, thống kê các kết quả nghiên cứu.
Phân tích theo phương pháp thống kê tần số
Đối với phương pháp thống kê tần số, nhóm thực hiện phân tích với các câu
hỏi thuộc các nhóm nhân khẩu học, lựa chọn một nhân tố hay nhiều nhân tố
Phân tích theo phương pháp hồi quy nhị phân
Đối với phương pháp hồi quy nhị phân, nhóm thực hiện phân tích mức độ ảnh

hưởng, tác động của các nhân tố nhân khẩu học tới tình trạng sử dụng nước rửa
tay khơ của người tiêu dùng.
IV.KẾT QUẢ BÁO CÁO
5.1.

Đánh giá những nguyên nhân, yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng nước
rửa tay khô của người tiêu dùng
5.1.1. Đánh giá chung
Trong q trình thiết kế bảng hỏi, nhóm có đưa ra các biến sau:
Biến độc lập

Biến phụ thuộc

Giới tính

Q vị có đang sử dụng sản phẩm nước
rửa tay khô không?

Khu vực sinh sống
Độ tuổi
Tình trạng hơn nhân

11


Bảng 1: Phân tích hồi quy giữa các yếu tố nhân khẩu học và việc có sử dụng
nước rửa tay khơ của người tiêu dùng
B

S.E.


Wald

d
f

Sig.

Exp(B
)

Giới tính

-.600

.
304

3.888

1

.049

.549

Khu vực sinh
sống

.833


.
294

8.045

1

.005

2.300

Độ tuổi

-.764

.
433

3.113

1

.078

.466

Tình trạng hôn
nhân


-.072

.
340

.045

1

.833

.931

Constant

-.877

.
824

1.135

1

.287

.416

12



Dựa vào bảng kết quả phân tích hồi qui, ta thấy “Khu vực sinh sống” và “Giới
tính” có ảnh hưởng đến việc sử dụng nước rửa tay khô của người tiêu dùng trong
khi “Độ tuổi” và “Tình trạng hơn nhân” khơng có ảnh hưởng. Do thơng sớ Sig của
“ Khu vực sinh sống” và “Đô ̣ tuổi” <0,005.
Thông số Sig của biến “giới tính” <0 nên “ giới tính” có tác động nghịch lên
biến phụ thuộc “Có đang sử dụng nước rửa tay khô hay không”, trái lại biến độc
lập “Khu vực sinh sống” có thơng sớ Sig > 0 nên nó tác động thuận chiều lên biến
độc lập. Từ thống kê cũng cho thấy, giới tính nam ít sử dụng nước rửa tay khô
hơn và khu vực thành thị có xu hướng sử dụng nước rửa tay khơ nhiều hơn khu
vực nông thôn.
5.1.2. Nguyên nhân, yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng nước rửa tay
khô của người tiêu dùng
Để tìm hiểu sâu hơn nữa về nhu
cầu sử dụng nước rửa tay khô của
người tiêu dùng, nhóm đã có những
đánh giá về các nguyên nhân, yếu tố
tác đô ̣ng đến nhu cầu thông qua bản
khảo sát với 410 mẫu khảo sát người
tiêu dùng. Dưới đây là báo cáo và mô ̣t
số nhâ ̣n định của nhóm như sau:
Các yếu tố về nhân khẩu học
Kết quả thống kê cho thấy số nữ
và những người sống tại thành thị
chiếm phần lớn người trả lời khảo sát.
Tỉ lệ nhóm nữ chiếm 72% và mặc dù
nhóm khơng phân biệt giới tính trong
việc xác định nhu cầu sử dụng sản phẩm nước rửa tay khô, nhưng con số này cũng
cho thấy nữ giới thường là người thực hiện hành vi mua sắm nước rửa tay khơ.
Ngồi ra 74.28 % người thực hiện khảo sát đang sinh sống tại khu vực thành thị

Biểu đồ 2: Tỉ lệ giới tính
Biểu đồ 3: Thống kê khu vực sinh
sống
Về giới tính, sau khi tính toán, có
295 đáp viên nữ trả lời tương ứng với tỉ
lệ 72% tổng giới tính, 114 đáp viên nam
và tỉ lệ là 27,8%, tỉ lệ người trả lời là “
khác” có tỉ lệ 0,2% khơng có ảnh hưởng
gì lớn đến kết quả khảo sát.
Về khu vực sinh sống, nhóm nhâ ̣n
thấy rằng người trả lời chủ yếu sống ở
thành thị với 293 người trả lời đạt mức
71,5%. Số người còn lại sống tại nông
thôn gồm 117 người chiếm 28,5%.

13


Biểu đồ 4: Tỉ lê ̣ độ tuổi

Do những thành viên trong nhóm vẫn còn trong lứa tuổi sinh viên nên những
mẫu trả lời khảo sát chủ yếu trong đô ̣ tuổi từ 18 – dưới 24 tuổi chiếm tỷ lê ̣ cao
nhất tức 77,4% nhóm ít nhất là nhóm từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm 4,9%.
Biểu đồ 5: Biểu đồ thống kê mô tả tình trạng hôn nhân

Về tình trạng hơn nhân: Nhóm “độc thân” chiếm tỉ lệ cao nhất (79%) , tiếp
theo là nhóm “đã kết hơn” (17%) và nhóm “khác” chiếm tỉ lệ thấp nhất (4%)
Biểu đồ 6: Thu nhập cá nhân của người tiêu dùng (đv: VND)

14



Về thu nhâ ̣p, người tiêu dùng có thu nhâ ̣p dưới 3 triê ̣u chiếm phần trăm cao
nhất 47,3% trong dữ liê ̣u nghiên cứu. Trong đó nhóm người có thu nhâ ̣p trên 20
triê ̣u có tỷ lê ̣ thấp nhất (2,9%).
Nhóm cũng đã thực hiê ̣n chạy lê ̣nh Crosstab để xem mức đô ̣ tương quan giữa
các nhân tố nhân khẩu học khác nhau để rồi từ đó có thể tìm hiểu thêm về tâ ̣p
khách hàng mà nhóm đang hướng tới. Dưới đây là mô ̣t số bảng nhóm chạy lê ̣nh
bằng lê ̣nh Crosstab
Biểu đồ 7: Mối quan hê ̣ giữa thu nhập nhập cá nhân với tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 8: Mối quan hê ̣ giữa độ tuổi với thu nhập cá nhân

15


Như số liệu được thu thập trong nghiên cứu, ta có thể thấy đối tượng thường
xuyên thực hiện hành vi mua sắm là nữ, độc thân, độ tuổi từ 18-24 với mức thu
nhập trung bình dưới 3 triệu. Ngồi ra, ta có thể thấy được sự chênh lệch giữa tỉ lệ
giới tính giữa nam và nữ, trong đó số lượng nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới
và cùng dữ liê ̣u chạy hồi quy nhị phân, nhóm đã thấy phụ nữ là người có hành vi
mua cao hơn, đồng thời có nhu cầu lớn hơn đối với những sản phẩm chăm sóc sức
khỏe.
Biểu đờ 9: Mới quan hê ̣ giữa khu vực sinh sống với thu nhập cá nhân

16


Ngoài các yếu tố về nhân khẩu học, nhóm còn nhâ ̣n thấy yếu tố về các sản
phẩm thay thế cũng tác đô ̣ng đến nhu cầu sử dụng nước rửa tay. Điều này được

thể hiê ̣n qua biểu đồ sau:
Từ các biểu đồ trên, nhóm đã rút ra được những nhâ ̣n xét như sau:
Thứ nhất, về tình trạng hôn nhân, Những người đô ̣c thân chiếm tỷ lê ̣ cao nhất
ở nhóm người có mức thu nhâ ̣p dưới 3 triê ̣u. Còn đối với những người đã kết hôn,
thu nhâ ̣p của họ ở trong khoảng 10 triê ̣u đến 20 triê ̣u. Trong nhóm người lựa chọn
khác có mức thu nhâ ̣p tâ ̣p trung ở khaonrg 7 triê ̣u đến 10 triê ̣u. Điều này đã giúp
nhóm nhâ ̣n ra được nhóm có mức thu nhâ ̣p cao nhất đối với từng loại tình trạng
hôn nhân.
Thứ hai, về đô ̣ tuổi, Những người có đô ̣ tuổi từ 18 - đến dưới 24 thường là
những người có thu nhâ ̣p dưới 3 triê ̣u. Còn đối với nhóm tuổi từ 24 - dưới 55 tuổi
có mức thu nhâ ̣p khá cao từ 10 triê ̣u đến 20 triê ̣u đồng. Với những người trên 55
tuổi, thường có mức thu nhâ ̣p từ những khoản khác như lương hưu, chính sách từ
nhà nước,... Từ đấy ta có thể thấy được chân dung về tê ̣p khách hàng hướng tới từ
đô ̣ tuổi cũng như thu nhâ ̣p cá nhân.
Thứ ba, về khu vực sinh sống, những người sống tại nông thôn thường có thu
nhâ ̣p chủ yếu từ dưới 3 triê ̣u đến 10 triê ̣u. Đây là mức thu nhâ ̣p khá phổ biến đối
với những người sống ở nông thôn. Họ cũng có những khoản thu nhâ ̣p khác như
đã kể bên trên. Còn đối với những người dân sống tại thành thị, có mức thu nhâ ̣p
cao hơn như nhọm người có tiền lương từu 10 triê ̣u đến 20 triê ̣u chiếm 96,4% còn
cao thứ nhì là nhóm người có thu nhâ ̣p trên 20 triê ̣u đồng. Nếu như nhóm người
mau thuô ̣c những người có thu nhâ ̣p trên, doanh nghiê ̣p cần chú ý các hoạt đô ̣ng
quản trị quan hê ̣ khách hàng để có thể níu kéo cũng như kiếm tìm những khách
hàng mới.
Như số liệu được thu thập trong nghiên cứu, ta có thể thấy đối tượng thường
xuyên thực hiện hành vi mua sắm là nữ, độc thân, độ tuổi từ 18-24 với mức thu
nhập trung bình dưới 3 triệu. Ngồi ra, ta có thể thấy được sự chênh lệch giữa tỉ lệ
giới tính giữa nam và nữ, trong đó số lượng nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới
và cùng dữ liê ̣u chạy hồi quy nhị phân, nhóm đã thấy phụ nữ là người có hành vi
mua cao hơn, đồng thời có nhu cầu lớn hơn đối với những sản phẩm chăm sóc sức
khỏe. 

Các yếu tố về sản phẩm thay thế
Biểu đồ 10: Mức độ sử dụng các sản phẩm sát khuẩn của người tiêu dùng

17


Từ biểu đồ trên, nhóm đã nhâ ̣n thấy được ngoài sản phẩm nước rửa tay khô,
người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn xà phòng ( chiếm 76%) làm sản phẩm vê ̣
sinh mỗi khi ra ngoài hoă ̣c sau ăn uống, đi về sinh. Sau đó là sản phẩm nước rửa
tay thông thường chiếm đến 59,7% lựa chọn trong tổng số 410 phân tử. Mức lựa
chọn thấp nhất là sản phẩm khăn ướt sát khuẩn và sản phẩm khác. Thông qua đây,
có thể thấy được xà phòng được coi là sản phẩm thay thế số mô ̣t cho nước rửa tay
khô. Công ty cần có sự chú ý đối với sản phẩm này
Yếu tố bối cảnh dịch bệnh
Ngoài sản phẩm thay thế, yếu tố dịch bê ̣nh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng
đến nhu cầu sử dụng sản phẩm nước rửa tay khô của người dân Viê ̣t Nam. Dưới
đây là mô ̣t số dữ liê ̣u nhóm thu thâ ̣p được trong 350/410 người dùng nước rửa tay
khô.
Biểu đồ 11: Tần suất sử dụng nước rửa tay khô trước và trong dịch Covid- 19

Với kết quả từ biểu đồ phân tích ở trên, tỷ lê ̣ sử dụng nước rửa tay khô trước
khi dịch Covid 19 không cao cụ thể có 45,2% số người trả lời hiếm khi sử dụng và
38,3% số người trả lời là thi thoảng sử dụng nước rửa tay khơ. Có thể đánh giá
rằng trước mùa dịch, Người dân Việt Nam ít quan tâm đến dịng sản phẩm nước
rửa tay khơ và chưa được nhiều người biết đến. Chỉ có 16,5% ( 58/350 người) trả
lời thường xuyên sử dụng nước rửa tay khô. Sau khi dịch bệnh bùng phát, số liệu
thống kê cho thấy có tới 57,4% số người trả lời thường xuyên sử dụng nước rửa
tay khô và tăng 40,9% so với trước dịch bệnh. Có 4,3% số người hiếm khi sử
dụng con số này đã giảm 40,8% điều này cho thấy rằng mức độ quan tâm sử dụng
nước rửa tay khô sau khi dịch bệnh bùng phát rất lớn và được mọi người chú ý

đến sản phẩm nước rửa tay khô nhiều hơn.
Số liệu cho thấy rằng hành vi của người tiêu dùng thay đổi từ ít sử dụng đến
thường xuyên sử dụng nước rửa tay kể từ khi dịch bệnh bùng phát là nhờ vào
thông tin lan truyền tác dụng của sản phẩm trong cộng đồng và những khuyến cao
do bô ̣ y tế đưa ra về viê ̣c sử dụng các sản phẩm sát khuẩn.
18


Sau khi nhâ ̣n được các câu trả lời của người tiêu dùng, nhóm đã nhâ ̣n thấy
còn nhiều yếu tố khác cũng có mức đô ̣ ảnh hướng lớn đến quyết định mua nước
rửa tay và cụ thể được biểu hiê ̣n ở bảng dưới đây.
Biểu đồ 12: Ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua của khách hàng
Nhìn vào các yếu tố khiến người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm sản phẩm
nước rửa tay khô, “bối cảnh xã hội” cũng như vấn đề “sản phẩm có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng, phải được kiểm định bởi giấy tờ” là 2 yếu tố ảnh hưởng nhất đến
hành vi mua hàng của họ với trung bình 3,81 là mức đồng ý với nhận định. Với
yếu tố về “địa điểm”, số đông người thực hiện khảo sát quan tâm đến nơi mua
hàng phải thuận tiện nơi sinh sống mới trung bình 3,59. Bên cạnh đó, người tiêu
dùng cũng đồng ý với nhận định “kinh nghiệm của bản thân” ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng của họ với trung bình là 3,43. Với trung bình 3,35; 3,09 và
2,99 người tiêu dùng ở mức độ trung lập, không đồng ý cũng không phủ nhận “lời
giới thiệu của bạn bè, người thân - những người gần gũi, tin cậy”; “sản phẩm của
thương hiệu được quảng cáo rộng rãi” và “theo xu hướng” ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của họ.Cuối cùng, 2 yếu tố người tiêu dùng không đồng ý ảnh
hưởng tới họ là “lời tư vấn của người bán, chuyên gia” và “lời giới thiệu của
người nổi tiếng” với trung bình lần lượt giảm dần là 2,50 và 2,34.
Từ các số liê ̣u thu nhâ ̣p được về các nguyên nhân yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng ta có thể xác định sơ qua về khách hàng mục

tiêu hiê ̣n tại là nữ giới, có đô ̣ tuổi từ 18 – 24 tuổi, có thu nhâ ̣p hàng tháng trung

bình dưới 3 triê ̣u đồng, có nhu cầu mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Họ quan
tâm đến các sản phẩm có nguồn gốc chứng nhâ ̣n, kiểm định rõ ràng với bối cảnh
dịch bê ̣nh của xã hô ̣i hiê ̣n nay. Người tiêu dùng là những người có thể sẽ lựa chọn
xà phòng làm sản phẩm sát khuẩn thay thế cho nước rửa tay khô.
5.2. Khảo sát, đo lường thực trạng tiêu dùng và mức độ quan tâm, hài
lòng của khách hàng về sản phẩm
Trong 410 quan sát nhóm thu về được từ dữ liệu trả lời bảng hỏi online, có
350 người đang sử dụng sản phẩm “Nước rửa tay khô” và 60 người không sử
dụng sản phẩm “Nước rửa tay khơ”. Đối với nhóm người đang sử dụng sản phẩm,
nhóm tiến hành nghiên cứu hành vi sử dụng và thói quen mua sắm “nước rửa tay
19


khơ”. Đối với nhóm người khơng sử dụng sản phẩm, nhóm tập trung khai thác lí
do vì sao khơng sử dụng cũng như hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ đối với các
mặt hàng thuộc ngành hàng FMCG.
5.2.1. Thực trạng tiêu dùng của nhóm người đang sử dụng sản phẩm “nước
rửa tay khô”
 Vấn đề khách hàng gặp phải khi sử dụng nước rửa tay khô
Biểu đồ 13: Các vấn đề khách hàng gặp phải khi sử dụng nước rửa tay khô

Khô ng gặp vấn đề
Vấn đề khác
Thiết kế chưa hợ p lý
Có cảm giác khơ , nứ t nẻ tay
Thành phần gây dị ứ ng
Giá thành cao
0

10


20

30

40

50

60

Theo báo cáo, có 102 người tham gia khảo sát chọn thành phần gây dị ứng là
vấn đề họ gặp phải khi sử dụng nước rửa tay khô. Con số này chiếm tỉ lệ lớn nhất
29.1% trong 4 vấn đề được liệt kê. Ngược lại, khách hàng không gặp nhiều vấn
đề về thiết kế khi sử dụng sản phẩm, số người chọn “thiết kế” là vấn đề khi sử
dụng nước rửa tay khô chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là 6.3% . Điều này cho thấy các thiết
kế của nước rửa tay khô hiện tại thỏa mãn được phần lớn người tiêu dùng. Một số
vấn đề khác khách hàng gặp phải ngoài 4 vấn đề chính được nêu có thể kể đến là
mùi hương và độ nhớt.
Số người tham gia khảo sát không gặp vấn đề gì khi sử dụng nước rửa tay khô
là 174, chiếm 49.7% trên tổng thể. Con số này ít hơn so với câu trả lời các vấn đề
khách hàng gặp. Từ đó, ta thấy để thành cơng, doanh nghiệp cần xem xét, đánh
giá và cải tiến sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều người hơn.


Lý do khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm
Biết được lý do khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm gợi ý cho doanh
nghiệp những điều cần chú ý để nâng cao chất lượng, dịch vụ sản phẩm cũng như
tỉ lệ khách hàng quay lại.
Biểu đồ 14: Các nguyên nhân khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm

20


100
90

87.1

80
70
60
50
41.1
40
30

23.7

20
10
0

6
Chấ t lượ ng sả n phẩ m

Thương hiệ u

Giá cả

Khá c


Có 305 người tham gia khảo sát trả lời chất lượng sản phẩm là điều ảnh
hưởng tới họ khi sử dụng và tiếp tục quay lại sử dụng sản phẩm. Con số này
chiếm 87.1% trên tổng thể 350 quan sát những người đang sử dụng nước rửa tay
khô, điều này cho thấy chất lượng sản phẩm được khách hàng quan tâm đến nhiều
nhất khi sử dụng. Sau chất lượng sản phẩm là giá cả, có 144 người trả lời giá cả
khiến họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, chiếm 41.1%. Yếu tố thương hiệu và một số
yếu tố khác chiếm tỉ lệ ảnh hưởng nhỏ hơn.
Từ đó ta thấy, muốn tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng, doanh nghiệp cần tập
trung vào hai vấn đề chính là chất lượng sản phẩm và giá cả, trong đó yếu tố chất
lượng nên được chú trọng nhiều hơn.
 Địa điểm khách hàng mua sắm “nước rửa tay khô”

Biểu đồ 15: Địa điểm mua sắm “nước rửa tay khô” của người tiêu dùng

21


chọn ứng với 65.7%. Điều này chỉ ra, với nhóm người đang sử dụng sản phẩm
“nước rửa tay khô”, siêu thị và nhà thuốc là hai địa điểm mua quen thuộc. Các
kênh mua sắm khác như mạng xã hội, kênh thương mại điện tử chiếm tỉ lệ phần
trăm không cao với 21.7% và 22.9%
5.2.2. Thực trạng tiêu dùng của nhóm người không sử dụng sản phẩm “nước
rửa tay khô”
 Lý do khách hàng lựa chọn không sử dụng sản phẩm nước rửa tay khơ
Qua khảo sát, nhóm thu về được kết quả cho thấy có 60 người tham gia khảo
sát không sử dụng nước rửa tay khô (chiếm 14.6%), theo mơ tả từ dữ liệu trả lời
online nhóm thu nhập, các lí do chính khiến khách hàng khơng sử dụng sản phẩm
nước rửa tay khơ có thể kể đến như: do ở nhà nhiều khơng có nhu cầu sử dụng, do
tình trạng da kích ứng và khơng cảm thấy thoải mái khi sử dụng nước rửa tay khơ.

Trong đó, lí do khách hàng ở nhà nhiều, khơng đi ra ngồi chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Các sản phẩm khách hàng sử dụng thay thế “nước rửa tay khô”
Biểu đồ 16: Thống kê sản phẩm thay thế người tiêu dùng lựa chọn

Theo thống kê, những người không sử dụng nước rửa tay khơ họ thường có
xu hướng lựa chọn nước rửa tay thường và xà phịng để thay thế. Bên cạnh đó
nhóm người khảo sát trung lập với độ tin tưởng về khả năng sát khuẩn của nước
rửa tay khô (Điểm trung bình 3.31). Qua đó có thể kết luận rằng nước rửa tay khô
chưa trở thành lựa chọn tiêu dùng phần lớn đến từ việc họ tin tưởng và ưu tiên sử
dụng sản phẩm thay thế (nước rửa tay thông thường, xà phịng) đồng thời nước
rửa tay khơ cũng chưa đem lại cho họ sự tin tưởng về khả năng sát khuẩn cũng
như trải nghiệm sử dụng tốt nhất (mùi khó chịu, bị nhớt, giá thành chưa hợp lý)
 Địa điểm mua sắm mặt hàng FMCG
Biểu đồ 17: Tần suất mua sắm mặt hàng FMCG của người tiêu dùng

22


3.5
3
2.5
2

2.23

2.3

Kê nh thương mạ i
điệ n tử


Nhà thuốc

3

3.02

Siê u thị

Cử a hà ng tạ p hóa

1.75

1.5
1
0.5
0

MXH

Theo thống kê trung bình, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua các mặt
hàng FMCG nhiều nhất ở các cửa hàng tạp hóa với trung bình (3.02), tiếp theo là
đến siêu thị có trung bình là 3. Các kênh mua sắm khác như mạng xã hội, kênh
thương mại điện tử, nhà thuốc ít được khách hàng lựa chọn hơn với trung bình
nhỏ hơn 3.
5.2.3 Đánh giá chung
5.2.3.1 Đánh giá chung tình trạng sử dụng
Trong 410 quan sát nhóm thu về, tỉ lệ người tiêu dùng đang sử dụng sản phẩm
“nước rửa tay khô” là 350/410 tương ứng với 85.4%, số người không sử dụng
“nước rửa tay khô” chiếm tỉ lệ nhỏ hơn với 14.6%. Có thể rút ra, trên thị trường
hầu hết mọi người đều biết đến “nước rửa tay khơ” và có sử dụng sản phẩm.

Những người không sử dụng nước rửa tay khô, chủ yếu do nguyên nhân ở nhà,
không đi ra ngồi nhiều. Sản phẩm nước rửa tay khơ trong thời gian dịch phù hợp
với nhóm người đi làm, đi học và hay phải di chuyển đến các nơi công cộng. Từ
đó, có thể rút ra đối tượng khách hàng mục tiêu mà cơng ty hướng đến nên là
nhóm khách hàng hay phải di chuyển đến những nơi công cộng.
5.2.3.2. Đánh giá chung mức độ quan tâm, hài lòng của người tiêu dùng “nước
rửa tay khô”
 Quan tâm của khách hàng về sản phẩm
Biểu đồ 18: Lựa chọn của khách hàng về thiết kế nắp chai

23


Khảo sát được thực hiện với 410 đối tượng đang sử dụng sản phẩm nước rửa
tay khơ. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra bốn loại thiết kế nắp vặn thông dụng nhất để
cho khách hàng lựa chọn lần lượt là: Thiết kế phun sương, thiết kế nắp vặn và
thiết kế nắp bật và thiết kế vịi nhấn. Trong đó, thiết kế phun sương và vòi nhấn là
hai thiết kế được lựa chọn nhiều nhất do tính tiện dụng và sạch sẽ trong quá trình
sử dụng với số người lựa chọn nhiều nhất và gần như ngang bằng nhau lần lượt là
195 và 197 đối tượng. Tiếp theo, thiết kế nắp bật cũng được ưa chuộng với số
người lựa chọn lên tới 147 đối tượng trên tổng 410 người, đây cũng là thiết kế
đang được doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm Gel rửa tay khô Dr.Safe, tuy
nhiên thiết kế này cũng có một số hạn chế trong q trình sử dụng như lượng gel
mong muốn sử dụng không như mong muốn từ đó có thể dẫn đến việc hoang phí,
khơng tiết kiệm. Cuối cùng, nắp vặn là thiết kế được ít người lựa chọn nhất với số
lượng chỉ có 28 đối tượng lựa chọn, do thiết kế kém tiện dụng nhất trong tất cả 4
loại.
Xu hướng lựa chọn thường dựa theo sở thích tiêu dùng và độ tiện dụng của
thiết kế. Từ khảo sát ta có thể thấy thiết kế phun sương và vòi nhấn là xu hướng
lựa chọn được u thích nhất. Bởi vậy ngồi việc sản xuất theo thiết kế dạng mở

nắp, nhà sản xuất nên tham khảo thêm nhưng thiết kế được nhiều người tiêu dùng
ưa thích và lựa chọn để đa dạng hóa thêm về giao diện sản phẩm, tạo cho người
tiêu dùng được nhiều sự lựa chọn hơn.

Biểu đồ 19: Thống kê lựa chọn của khách hàng về mùi hương

24


Khác

3.9

Hương hoa

24.1

Hương trái cây

34.9

Hương thảo mộc

37.1
0

5

10


15

20

25

30

35

40

Mùi hương là yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn sản phẩm. Theo như
bảng dữ liệu cho thấy, trong tổng số 410 người được khảo sát, người dùng có
niềm u thích với mùi hương 2 (trái cây) và mùi hương 3 (thảo mộc). Bởi vậy
doanh nghiệp có thể cân nhắc việc bổ sung thêm các loại hương liệu khác nhau
giúp đa dạng hóa sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
Biểu đồ 20: Thống kê lựa chọn của khách hàng về kích cỡ sản phẩm

Lớ n

6.1

Trung bình

26.3

Nhỏ gọn

83.9


0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Khi được khảo sát về kích cỡ dung tích nước rửa tay, có tới 344 người, tương
đương 83.9% đối tượng tham gia khảo sát ưa chuộng kích cỡ nhỏ gọn. Tuy nhiên
Dr.Safe hiện nay chỉ phát triển kích cỡ trung bình (100ml). Doanh nghiệp có thể
cân nhắc về việc ra mắt mẫu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng bởi phần
lớn người dùng hiện nay là học sinh, sinh viên, người đi làm công sở, họ có xu
hướng lựa chọn những sản phẩm gọn nhẹ để tiện lợi hơn trong việc di chuyển.
Biểu đồ 21: Mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm nước rửa tay
khơ dung tích 100ml
25



×