Tải bản đầy đủ (.doc) (262 trang)

Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 262 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
–––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ ÚT SÁU

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU THỤ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Út Sáu

2


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; Khoa Tâm lý học - Học viện Khoa
học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Tâm lý học - Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các nhà khoa học đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý
- Giáo dục, Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo
dục, Phịng Cơng tác học sinh - sinh viên, các giảng viên và các em sinh viên
Trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Ngun đã động viên, tạo điều kiện để tơi
hồn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục,
Phịng Cơng tác học sinh - sinh viên; giảng viên và sinh viên Trƣờng Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên; Trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi tổ chức nghiên cứu
thực tiễn của luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, các bạn
đồng nghiệp, những ngƣời ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để
tơi có thể hồn thành cơng việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Út Sáu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH....................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................3
5. Khách thể nghiên cứu............................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học...............................................................................................4
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................4
9. Đóng góp mới của luận án.....................................................................................4
10. Cấu trúc của luận án............................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG VỚI
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ....................6
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập..............6
1.1.1. Nghiên cứu về thích ứng của con ngƣời nói chung......................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập................................................... 9
1.2. Lý luận về thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của
sinh viên.......................................................................................................... 19
1.2.1. Thích ứng....................................................................................................... 19
1.2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ.......................................................... 23
1.3. Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín
chỉ của sinh viên..............................................................................................38
1.3.1. Các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
của sinh viên............................................................................................. 38
1.3.2. Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của
sinh viên................................................................................................... 47



1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới thích ứng với hoạt động học tập theo học chế

tín chỉ của sinh viên........................................................................................50
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..........................................................................................53
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................55
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu......................................................55
2.2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..........................................................................................72
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN....................................73
3.1. Thực trạng thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập
theo học chế tín chỉ..............................................................................................75
3.1.1. Thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập

theo học chế tín chỉ thể hiện qua nhận thức.............................................. 73
3.1.2. Thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
đƣợc biểu hiện trên mặt thái độ................................................................ 89
3.1.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại
học Thái Nguyên đƣợc biểu hiện trên mặt hành động..............................99
3.1.4. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học
tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên...................116
3.1.5. Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
của sinh viên Đại học Thái Nguyên........................................................ 114
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên
với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ....................................................120
3.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên Đại học Thái
Nguyên qua phân tích một số trƣờng hợp điển hình.....................................123
3.4. Đề xuất biện pháp Tâm lý - Giáo dục nâng cao khả năng thích ứng với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ĐH Thái Nguyên........128

3.5. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................131
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................................140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................141
1. Kết luận.............................................................................................................141
2. Kiến nghị...........................................................................................................142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................144


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Xin đọc là

ĐHTN

Đại học Thái Nguyên

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

ĐHCNTT&TT

Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

ĐH


Đại học

HĐHT

Hoạt động học tập

HCTC

Học chế tín chỉ

SV

Sinh viên

GV

Giảng viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại mẫu nghiên cứu.......................................................................58
Bảng 3.1: Nhận thức về bản chất phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ của sinh viên.....73
Bảng 3.2: Nhận thức của sinh viên về đặc trƣng của phƣơng thức đào tạo
theo tín chỉ..................................................................................................75
Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng và yêu cầu của các
hành động học tập theo học chế tín chỉ.......................................................77
Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về tác dụng của phƣơng thức đào tạo theo
tín chỉ đối với ngƣời học............................................................................82
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về các nhiệm vụ khi học tập học chế tín chỉ.......84

Bảng 3.6: Mức độ chủ động của sinh viên thực hiện các hành động học
tập theo tín chỉ...........................................................................................89
Bảng 3.7: Cảm xúc của sinh viên thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ..........92
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của sinh viên khi tham gia học tập theo học chế tín chỉ...93
Bảng 3.9: Mức độ tích cực của sinh viên góp phần chuyển đổi sang học chế tín chỉ....95
Bảng 3.10: Kết quả hành động xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên................99
Bảng 3.11: Kết quả hành động thực hiện giờ học lý thuyết của sinh viên..............102
Bảng 3.12: Kết quả hành động thực hiện giờ thảo luận nhóm của sinh viên..........104
Bảng 3.13: Kết quả hành động thực hiện giờ Xêmina của sinh viên......................105
Bảng 3.14: Kết quả hành động thực hiện giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm
của sinh viên.............................................................................................107
Bảng 3.15: Kết quả hành động thực hiện giờ tự học, tự nghiên cứu của SV..........110
Bảng 3.16: Kết quả hành động thực hiện giờ kiểm tra, đánh giá theo tín chỉ
của sinh viên.............................................................................................111
Bảng 3.17. Đánh giá chung thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN......116
Bảng 3.18. Mối tƣơng quan giữa thích ứng với kết quả học tập của sinh viên......119
Bảng 3.19. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tới thích ứng của sinh viên với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ......................................................120
Bảng 3.20. Thích ứng của sinh viên với hành động xây dựng kế hoạch học
tập trong phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ trƣớc và sau thực nghiệm.....131


Bảng 3.21. Kiểm định T -Test kết quả thích ứng với hành động xây dựng kế
hoạch học tập trƣớc và sau thực nghiệm..................................................132
Bảng 3.22. Thay đổi nhận thức của sinh viên về hành động xây dựng kế
hoạch học tập............................................................................................132
Bảng 3.23. Kiểm định T - Test nhận thức của SV với hành động xây dựng kế
hoạch học tập trƣớc và sau thực nghiệm..................................................132
Bảng 3.24. Thay đổi thái độ của sinh viên khi xây dựng kế hoạch học tập............133
Bảng 3.25. Kiểm định T - Test kết quả thái độ của sinh viên khi xây dựng kế

hoạch học tập trƣớc và sau thực nghiệm..................................................133
Bảng 3.26. Thay đổi kết quả thực hiện hành động xây dựng kế hoạch học tập
của sinh viên.............................................................................................134
Bảng 3.27. Kiểm định T - Test kết quả thực hiện hành động xây dựng kế
hoạch học tập của SV trƣớc và sau thực nghiệm......................................134
Bảng 3.28. Thay đổi về thích ứng của sinh viên với hành động Xêmina trong
phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ trƣớc và sau thực nghiệm....................135
Bảng 3.29. Kiểm định T - Test kết quả thích ứng của sinh viên với hành động
Xêmina trƣớc và sau thực nghiệm............................................................135
Bảng 3.30. Nhận thức của sinh viên về hành động Xêmina trƣớc và sau thực
nghiệm......................................................................................................136
Bảng 3.31. Kiểm định T - Test kết quả nhận thức của sinh viên với hành
động Xêmina trƣớc và sau thực nghiệm...................................................136
Bảng 3.32. Thái độ của sinh viên khi thực hiện hành động Xêmina trƣớc và
sau thực nghiệm........................................................................................137
Bảng 3.33. Kiểm định T- Test kết quả thái độ của sinh viên khi thực hiện
hành động Xêmina trƣớc và sau thực nghiệm..........................................137
Bảng 3.34. Kết quả thực hiện hành động Xêmina trƣớc và sau thực nghiệm........138
Bảng 3.35. Kiểm định T - Test kết quả hành động Xêmina của sinh viên
trƣớc và sau thực nghiệm.........................................................................138
Bảng 3.36. Kiểm định kết quả thực nghiệm...........................................................139


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung nhận thức về phƣơng thức đào tạo theo HCTC
của sinh viên Đại học Thái Nguyên........................................................86
Biểu đồ 3.2: So sánh nhận thức về phƣơng thức đào tạo theo HCTC của sinh
viên các trƣờng Đại học.........................................................................87
Biểu đồ 3.3: So sánh nhận thức về phƣơng thức đào tạo theo HCTC của sinh
viên các khóa học...................................................................................88

Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung thái độ khi tham gia HĐHT theo HCTC của sinh
viên Đại học Thái Nguyên......................................................................97
Biểu đồ 3.5: So sánh thái độ khi thực hiện HĐHT theo HCTC của sinh viên
các trƣờng Đại học.................................................................................98
Biểu đồ 3.6: So sánh thái độ thực hiện HĐHT theo HCTC của sinh viên các
khóa học.................................................................................................99
Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung kết quả thực hiện các hành động học tập theo
HCTC của sinh viên Đại học Thái Nguyên..........................................112
Biểu đồ 3.8: So sánh kết quả thực hiện các hành động học tập theo HCTC của
sinh viên các trƣờng Đại học................................................................113
Biểu đồ 3.9: So sánh kết quả thực hiện các hành động học tập theo HCTC của
sinh viên các khóa học..........................................................................114
Biểu đồ 3.10: Đánh giá chung thích ứng với HĐHT theo HCTC của sinh viên
Đại học Thái Nguyên............................................................................116
Biểu đồ 3.11: So sánh thích ứng với HĐHT theo HCTC của sinh viên các
trƣờng Đại học.....................................................................................118
Biểu đồ 3.12: So sánh thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV các khóa học.....119
Hình 3.1. Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên.........115


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ đòi hỏi các trƣờng đại học (ĐH) phải nhanh chóng thích nghi
và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên
(SV) phát huy đƣợc năng lực học tập một cách chủ động và hiệu quả nhất, vào năm
1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chƣơng trình đào tạo
theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chƣơng trình mềm dẻo cấu thành bởi các
mơđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách linh hoạt. HCTC có triết lý giáo dục là:

tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học; ngƣời học là trung tâm của mọi
hoạt động trong nhà trƣờng; chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế mềm dẻo, linh hoạt
để giáo dục Đại học dễ dàng đáp ứng những nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị
trƣờng. Có thể thấy rằng, triết lý giáo dục của HCTC hoàn toàn phù hợp với các
định hƣớng phát triển của giáo dục đại học trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, giáo dục Việt Nam truyền thống đã đóng góp hết sức quan
trọng cho việc phát triển đội ngũ tri thức, các nhà khoa học và nguồn nhân lực nƣớc
nhà. Tuy nhiên mơ hình đào tạo theo niên chế đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau:
chƣa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học, tự nghiên cứu của
ngƣời học; chƣa thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, liên thơng và hội nhập quốc tế
trong giáo dục và đào tạo…Vì vậy, trƣớc yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã
hội và hƣớng tới quá trình hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới, triển khai
đào tạo theo HCTC là một xu thế phát triển tất yếu của giáo dục ĐH ở Việt Nam.
Tổ chức đào tạo theo HCTC trong giáo dục đại học là chủ trƣơng của ngành
Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Chương trình giáo dục được
tổ chức thực hiện theo năm học hoặc theo hình thức tích lũy tín chỉ đối với giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học” (Điều 6 mục 4).
Hay nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã nêu rõ:
“Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên
thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”.

10


Chuyển đổi sang HCTC không chỉ là giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào
tạo mà còn tăng cơ hội việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp. HCTC là sự thể hiện
triết lý giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm, tăng tính chủ động của ngƣời học,
lấy đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập làm gốc…cho nên nó là một giải

pháp tổng thể để nâng cao chất lƣợng đào tạo và đáp ứng thị trƣờng lao động chất
lƣợng cao. Mục đích của việc tổ chức quá trình đào tạo theo HCTC nhằm kích thích
tính tích cực, chủ động của SV thông qua việc tự xây dựng mục tiêu, kế hoạch học
tập, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng thức học tập, đòi hỏi sinh viên phải tự học cao;
giảng viên (GV) từ ngƣời truyền thụ tri thức sang vai trò thiết kế, tổ chức, hƣớng
dẫn, cố vấn trong học tập. Nhƣ vậy, để HĐHT diễn ra đạt kết quả tốt, SV cần làm
quen và thích ứng với hoạt động học tập theo hình thức mới này.
Nhƣng trên thực tế, khi áp dụng hình thức đào tạo mới, có rất nhiều SV còn
lúng túng khi thực hiện HĐHT theo hình thức đào tạo này, thể hiện: SV chƣa nhận
thức đầy đủ sự ƣu việt của HĐHT theo HCTC nên SV còn băn khoăn, lo lắng,
chƣa tự tin và chƣa chủ động trong quá trình học tập. Nhiều SV chƣa biết đăng ký
môn học theo điều kiện và năng lực của bản thân do đó khơng hồn thành đƣợc kế
hoạch học tập đã xây dựng; chƣa biết tự học và thiếu năng động, sáng tạo trong
quá trình học tập nên khơng hồn thành đƣợc bài tập hoặc dự án học tập mà giảng
viên đã giao…Chính điều đó đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập theo HCTC của
SV. Do vậy, việc nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập (HĐHT) theo HCTC;
chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng của SV để từ đó chỉ ra những biện
pháp giúp SV thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC là một việc làm cần thiết.
Nhƣng qua nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng rất ít các cơng trình nghiên cứu vấn đề
trên và đặc biệt chƣa có cơng trình nào nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo
HHCTC của SV ĐHTN.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thích ứng
với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận thích ứng; thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh
hƣởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp Tâm lý - Giáo dục nhằm giúp SV ĐHTN thích ứng tốt hơn với
HĐHT theo HCTC.



3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có những nhiệm vụ sau:
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và thích ứng với HĐHT theo

HCTC của SV.
3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng

với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN.
3.3. Đề xuất biện pháp Tâm lý - Giáo dục và thực nghiệm một số biện pháp nhằm

giúp SV ĐHTN thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC.
4. Đối tƣợng nghiên cứu

Thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV biểu hiện qua nhận thức, thái độ
và hành động.
5. Khách thể nghiên cứu

SV ĐHTN: 936 SV thuộc các Trƣờng: Trƣờng Đại học Sƣ phạm (ĐHSP) ĐHTN; Trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐHCNTT&TT) ĐHTN; Trƣờng Đại học Nông Lâm (ĐHNL) - ĐHTN.
GV và cán bộ quản lý thuộc ĐHTN: 70 GV và 10 cán bộ quản lý của 03
trƣờng mà chúng tôi tiến hành điều tra.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

ĐHTN bao gồm 07 trƣờng ĐH, 01 trƣờng cao đẳng, 02 khoa trực thuộc
nhƣng do điều kiện về mặt thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu SV của 3 Trƣờng thuộc
ĐHTN: Trƣờng ĐHSP, Trƣờng ĐHNL, Trƣờng ĐHCNTT&TT.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN sẽ có rất nhiều
nội dung: bản chất thích ứng, đặc điểm thích ứng, quá trình thích ứng, biểu hiện và
mức độ thích ứng…Nhƣng trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi nghiên cứu biểu
hiện và mức độ thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN.
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về thích ứng; biểu hiện và mức độ
thích ứng qua nhận thức, thái độ, hành động của SV trong HĐHT theo HCTC
qua 07 hành động cơ bản sau: xây dựng kế hoạch học tập; học lý thuyết trên
lớp; thảo luận; xêmina; thực hành, thực tế, thí nghiệm; tự học, tự nghiên cứu;
tự kiểm tra, đánh giá.


7. Giả thuyết khoa học

Phần lớn SV ĐHTN thích ứng với HĐHT theo HCTC ở mức độ khá. Mức độ
thích ứng biểu hiện không đồng đều thể hiện ở các mặt nhận thức, thái độ, hành
động và ở các nhóm SV khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới thích ứng với
HĐHT theo HCTC của SV, gồm các yếu tố chủ quan nhƣ: hứng thú, ý chí, thói
quen học tập… và các yếu tố khách quan nhƣ: yêu cầu của HĐHT, điều kiện học
tập, hoạt động giảng dạy của GV... Có thể nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT
theo HCTC cho SV ĐHTN bằng cách tác động nâng cao nhận thức, hƣớng dẫn thực
hành các hành động học tập theo HCTC cho SV.
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
8.3. Phƣơng pháp quan sát.
8.4. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
8.6. Phƣơng pháp chuyên gia

8.7. Phƣơng pháp phân tích chân dung tâm lý một số SV điển hình.
8.8. Phƣơng pháp thực nghiệm tác động
8.9. Phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng phần mềm thống kê tốn học.
9. Đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp cho lĩnh vực khoa học chuyên
ngành một số điểm sau:
9.1. Về mặt lý luận

Ở nƣớc ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về thích ứng với HĐHT của
học sinh và SV, song nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC thì cịn rất ít
cơng trình nghiên cứu. Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ
bản nhƣ: thích ứng, HĐHT theo HCTC. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản của HĐHT theo HCTC với HĐHT theo niên chế làm căn cứ đƣa ra các yêu
cầu đặc trƣng, nổi bật trong HĐHT theo HCTC của SV ĐH. Trên cơ sở đó, luận án
đã xây dựng khái niệm thích ứng với HĐHT theo HCTC; chỉ ra biểu hiện thích ứng
với HĐHT theo HCTC của SV: nhận thức, thái độ và hành động. Luận án là tài liệu
mới góp phần làm phong phú thêm tri thức tâm lý học chuyên ngành.


9.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ SV ĐHTN thích ứng ở mức khá
với HĐHT theo HCTC, thể hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ và hành động. SV
có nhận thức ở mức phần lớn là đúng đắn và đầy đủ; có thái độ ở mức trung bình;
kết quả thực hiện các hành động học tập ở mức khá. Tuy nhiên có hai hành động thể
hiện đặc trƣng của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là “Xây dựng kế hoạch học
tập” và “Xêmina” thì SV thích ứng ở mức thấp nhất. Điều này thể hiện sự hạn chế
trong thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.
Thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ở các Trƣờng, các khóa khác nhau

là khác nhau, trong đó SV Trƣờng ĐHSP - ĐHTN có mức độ thích ứng cao hơn SV
Trƣờng CNTT&TT - ĐHTN và Trƣờng ĐHNL - ĐHTN; SV năm thứ tƣ có mức độ
thích ứng cao hơn SV năm thứ hai. Đồng thời luận án đã chỉ rõ có nhiều yếu tố ảnh
hƣởng song yếu tố phƣơng pháp có ảnh hƣởng mạnh nhất tới thích ứng với HĐHT
theo HCTC của SV ĐHTN.
Luận án đã khẳng định có thể nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo
HCTC cho SV ĐHTN bằng cách sử dụng các biện pháp Tâm lý - Giáo dục: tác
động nâng cao nhận thức của SV; hƣớng dẫn SV những hành động học tập theo tín
chỉ; phát triển khả năng tự học cho SV. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định biện
pháp mà luận án đƣa ra có tính khả thi. Đây chính là đóng góp có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn đối với ĐHTN và các trƣờng ĐH đang áp dụng mơ hình đào tạo theo HCTC
nhằm nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo HCTC cho SV, từ đó nâng cao
chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng ĐH.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho SV, học viên cao học chuyên
ngành Tâm lý học, Giáo dục học, GV và các nhà quản lý giáo dục trong các Trƣờng
ĐH.
10. Cấu trúc của luận án

Đề tài gồm: Mở đầu; Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thích ứng, thích ứng với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên; Chƣơng 2: Tổ chức và
phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn; Kết luận; Kiến
nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập

Thích ứng và thích ứng với HĐHT là một trong những vấn đề hết sức quan

trọng trong Tâm lý học vì thế đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà Tâm lý học
trong và ngồi nƣớc. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu thích ứng, thích ứng với
HĐHT nhƣng khái quát lại có các hƣớng:
1.1.1. Nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung

Có rất nhiều quan điểm của các nhà Tâm lý học nghiên cứu thích ứng: quan
điểm của các nhà tâm lý học chức năng, quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi,
quan điểm của các nhà phân tâm học, quan điểm của các nhà tâm lý học quan hệ,
quan điểm của các nhà tâm lý học nhân văn, quan điểm của các nhà tâm lý học nhận
thức, quan điểm của các nhà tâm lý học duy vật biện chứng. Mỗi quan điểm có cách
tiếp cận riêng. Tuy nhiên có thể nói có hai hƣớng tiếp cận cơ bản khi nghiên cứu
thích ứng:
1.1.1.1. Quan điểm tiếp cận sự thích ứng của con người dưới góc độ sinh học
- H.Spencer (1820-1903) nhà triết học, xã hội học và Tâm lý học ngƣời

Anh đã khởi xƣớng nghiên cứu vấn đề thích ứng trong Tâm lý học. Ơng dựa vào
quan điểm tiến hoá luận của Ch.Dawin và J.Lamak cho rằng: “Cuộc sống là sự
thích nghi liên tục trong các mối quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài” [89].
Việc xem xét vấn đề thích ứng phải dựa vào mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau giữa con ngƣời và môi trƣờng sống; đối tƣợng nghiên cứu của TLH là mối
quan hệ giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của con ngƣời, chọn lọc tự
nhiên là qui luật cơ bản của thích ứng tâm lý; sự thích ứng ở con ngƣời có những
nét chung với thích nghi sinh học, tuân theo những qui luật của thích nghi sinh
học: qui luật biến dị, qui luật di truyền…; tâm lý, ý thức là cơng cụ thích ứng
giữa con ngƣời và môi trƣờng sống.
- W.James (1842 - 1910) đã xây dựng thuyết chức năng. Điểm mấu chốt của

thuyết này là: cá nhân phải sử dụng chức năng tâm lý để thích nghi với những biến
đổi của mơi trƣờng sống [ 82 ].



Nhƣ vậy, H.Spencer và W.James đã xây dựng cơ sở Tâm lý học của hành vi
thích ứng với tƣ tƣởng chủ đạo là tâm lý, ý thức có chức năng thích ứng và là cơng
cụ giúp con ngƣời thích ứng. Đây là những đóng góp quan trọng cho việc thích
ứng, nhƣng hạn chế của hai ông là xem xét các hiện tƣợng tâm lý dƣới góc độ sinh
học, khơng thấy đƣợc bản chất xã hội của thích ứng ở con ngƣời.
- S.Freud (1856-1939) đã cho rằng: để tồn tại, con ngƣời phải đạt đƣợc sự

cân bằng, sự hài hòa giữa cái ấy và cái siêu tơi - đó là sự thích ứng. Về thực chất,
S.Freud chỉ coi trọng con ngƣời bản năng. Ngƣời có hành vi thích ứng có khả năng
chế ngự đƣợc “các xung lực bản năng” tròi lên địi thỏa mãn, có cái Tơi đủ sức
mạnh để giải quyết đƣợc xung khắc giữa cái Ấy và cái Siêu tôi một cách thông
minh, hợp lý. Trong việc nghiên cứu hành vi thích ứng của con ngƣời, ơng đã có
cơng phát hiện ra mặt vơ thức và vai trị của nó trong điều chỉnh hành vi; vai trị và
cơ chế điều chỉnh của cái Tơi, sự có mặt của cái Siêu tôi [dẫn theo 14]. Hạn chế của
S.Freud là xem thích ứng của con ngƣời là thích nghi mang tính sinh vật, không
thấy đƣợc bản chất xã hội - lịch sử của nó.
1.1.1.2. Quan điểm coi thích ứng của con người là sự thích nghi

Năm 1913, J.Watson đại biểu của trƣờng phái TLH hành vi cho rằng: Mọi
hành vi ứng xử của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình học tập và tập
nhiễm; trong q trình đó, cá nhân chiếm lĩnh đƣợc các hành vi mới cho phép họ
giải quyết những yêu cầu của cuộc sống. Thực chất, sự thích ứng kém hay chƣa
thích ứng là khơng học đƣợc hoặc hành vi học đƣợc không đáp ứng đƣợc yêu cầu
của mơi trƣờng sống. Ơng quan niệm: con ngƣời “khơng phải là chủ thể chủ động
trong hoạt động trong môi trƣờng xã hội, tác động và làm biến đổi môi trƣờng đó,
mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối lập với áp lực của môi trƣờng” và nhƣ vậy
con ngƣời chỉ là một cơ thể sống và thích nghi thụ động để tồn tại trong mơi trƣờng
có nhiều kích thích vật lý [dẫn theo 46].
Đóng góp của J.Watson nói riêng và các nhà hành vi chủ nghĩa nói chung là

chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con ngƣời là phản ứng trực tiếp đối với các
kích thích của mơi trƣờng và chỉ ra cơ chế hình thành hành vi thích ứng. Song họ
có quan điểm chƣa đúng về bản chất con ngƣời, mối quan hệ của con ngƣời với
mơi trƣờng, đồng nhất thích ứng tâm lý ở ngƣời với thích nghi của động vật.


- E.A Ermôlaeva, A.I. Serbacôv và A.V.Mudric, A.V.Pêtrôvxki là những nhà

Tâm lý học Xơ Viết đã coi nội hàm thích ứng và thích nghi khơng có gì khác nhau.
Đóng góp của các cơng trình trên là đƣa ra đƣợc khái niệm thích ứng và các chỉ số
đo cụ thể. Ví dụ: Trong nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề
nghiệp của ngƣời SV tốt nghiệp trƣờng sƣ phạm”, E.A Ermôlaeva đã đƣa ra bốn
chỉ số khách quan là: chất lƣợng lao động, trình độ tay nghề, sự tuân thủ kỷ luật lao
động và uy tín cá nhân với tập thể; ba chỉ số chủ quan là: mức độ hài lịng cơng
việc, điều kiện làm việc và mối quan hệ với ngƣời khác trong công việc để đánh giá
sự thích ứng nghề nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của các quan điểm trên là xem xét
thích ứng chính là q trình thích nghi của con ngƣời trƣớc sự biến đổi của môi
trƣờng và các dạng hoạt động [ dẫn theo 91].
Nhƣ vậy, có rất nhiều quan điểm của các nhà Tâm lý học đồng nhất thích
ứng và thích nghi. Các quan điểm trên đã có đóng góp rất lớn khi xây dựng cơ sở
Tâm lý học của hành vi thích ứng, chỉ ra đƣợc mức độ thích ứng đầu tiên của con
ngƣời; đƣa ra khái niệm thích ứng và các chỉ số đo mức độ thích ứng…Tuy nhiên,
hạn chế lớn nhất của các cơng trình trên là khơng thấy đƣợc bản chất xã hội lịch sử
của thích ứng ở con ngƣời.
1.1.1.3. Quan điểm tiếp cận nhấn mạnh vai trị của chủ thể cá nhân trong q trình

thích ứng
- L.X.Vƣgơtxki cho rằng: thích ứng diễn ra theo ngun tắc tín hiệu (phản xạ

có điều kiện) có chung ở ngƣời và động vật nhƣng không phải là phƣơng thức chủ

đạo của con ngƣời. Phƣơng thức thích ứng chủ đạo ở ngƣời là thích ứng theo
nguyên tắc dấu hiệu và nguyên tắc này khơng có ở động vật. Q trình tín hiệu hóa
phản ánh mối quan hệ tự nhiên đảm bảo cho cơ thể đáp lại các kích thích của mơi
trƣờng. Cịn q trình dấu hiệu hóa cho phép con ngƣời có khả năng tạo ra một loại
cân bằng với mơi trƣờng để biến đổi môi trƣờng và biến đổi hành vi của chính
mình bằng hoạt động tích cực của chủ thể. Hành vi đó chính là hành động thực tiễn
của con ngƣời [dẫn theo 34, tr23]. Bằng việc phát hiện ra cơ chế hình thành và điều
khiển hành vi của cá nhân, ông đã chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa thích ứng tâm lý ở
ngƣời với thích nghi sinh học ở động vật.


- A.N. Lêônchiev đã khẳng định: “Sự khác biệt cơ bản giữa các q trình

thích nghi theo đúng nghĩa của nó với các q trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ thích
nghi là q trình thích nghi sinh vật, là q trình thay đổi các thuộc tính của lồi,
năng lực của cơ thể và hành vi của cá thể. Cịn q trình tiếp thu, lĩnh hội thì khác:
đó là quá trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại năng lực và chức năng ngƣời đã
hình thành trong q trình lịch sử” [dẫn theo 97, tr95]. A.N.Lêơnchiev làm rõ sự
khác nhau giữa thích ứng sinh học và thích ứng tâm lý ngƣời đã đặt nền móng cho
việc nghiên cứu hiện tƣợng này cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
- Theo E.A. Anđrêeva nhấn mạnh sự khác nhau giữa thích ứng và xã hội hóa.

Thích ứng phản ánh q trình thích nghi đặc biệt của con ngƣời với điều kiện hoạt
động mới, là sự thâm nhập của con ngƣời vào những điều kiện đó một cách khơng
gƣợng ép. Xã hội hóa là sự tác động qua lại của xã hội và cá nhân. Nhƣ vậy, thích
ứng nhấn mạnh vai trò chủ thể của cá nhân với môi trƣờng [dẫn theo 34, tr24].
Những nghiên cứu trên đây của các nhà Tâm lý học Xơ Viết đã có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Các tác giả đã chỉ ra khái niệm thích ứng, trong đó nhấn
mạnh vai trị chủ thể của cá nhân để đáp ứng những thay đổi của hoạt động, của môi
trƣờng xung quanh. Đây cũng chính là hƣớng tiếp cận của các tác giả khi nghiên

cứu thích ứng với HĐHT và là hƣớng nghiên cứu của luận án.
1.1.2. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập
1.1.2.1. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập ở nước ngồi

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về thích ứng với hoạt động của học sinh, SV.
Nhƣng theo chúng tơi có thể chia ra thành các hƣớng sau:
a. Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT của người học về mặt lý luận

Năm 1954, Harold W.Bernard trong tác phẩm “Psychology of learning and
teaching” (Tâm lý học về học tập và giảng dạy) đã đúc kết kinh nghiệm dạy học của
bản thân và đồng nghiệp qua một số trƣờng hợp cụ thể, kết luận rằng: Để ngƣời
học thích ứng với việc học ở trƣờng thì cả ngƣời học và ngƣời dạy đều cần nỗ lực
và phối hợp chặt chẽ với nhau. Đối với những ngƣời học gặp khó khăn về thích ứng
học tập, chậm tiến, giáo viên cần:1. Thƣờng xuyên khen; 2. Cụ thể hoá bài học; 3.
Thƣờng xuyên luyện tập và lặp lại thông tin; 4. Nhấn mạnh vào những điểm: đúng
giờ giấc, sạch sẽ, sức khoẻ để ngƣời học ứng dụng vào thực tiễn; 5. Kiên nhẫn; 6.
Ra những chỉ thị và mệnh lệnh rõ ràng; 7. Học đọc và học toán phải nhấn mạnh vài


tình huống hằng ngày. Thí dụ phải giản dị và rõ ràng; 8. Cố gắng tận dụng khả năng
của ngƣời học ở các lĩnh vực khác nhau; 9. Xếp loại học tập cần căn cứ vào sự phát
triển cá nhân hơn là thành tích học tập; 10. Ứng dụng việc học vào công việc đơn
giản trong cuộc sống thực. [80]
+ Năm 1968, ABE Arkoff trong tác phẩm Adjustment and mental health
(Thích ứng và sức khỏe tinh thần) cơng bố cơng trình nghiên cứu của mình về sự
thích ứng tâm lý, bao gồm cả thích ứng với HĐHT của học sinh và SV. Theo ABE
Arkoff sự thích ứng nói chung bao gồm các chỉ số sau: Hạnh phúc, sự hài lòng, lòng
tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự trƣởng thành cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả
năng tiếp xúc với môi trƣờng, sự độc lập với môi trƣờng [78].
Tuy nhiên,

các cơng trình nghiên cứu trên chƣa có con số thống kê cụ thể. Trên thực tế,
nghiên cứu và thống kê ln có và phải có một mối liên hệ chặt chẽ. Nếu những kết
quả nghiên cứu với sự kiểm định của thống kê sẽ có giá trị khoa học và có ý nghĩa
trong lý luận và thực tiễn hơn.
b. Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT của người học trên cơ sở nghiên cứu

hành động học tập.
+ Những năm 1970, ở Trƣờng Đại học Tomsk (Liên Xô) các nhà TLH đã
tiến hành nghiên cứu thực trạng kĩ năng học tập của SV, nhằm tìm ra các biện pháp
tác động phù hợp giúp họ nhanh chóng thích ứng với q trình học tập và đạt kết
quả học tập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kỹ năng học tập của SV còn nhiều
mặt yếu. Các tác giả đã tiến hành giảng dạy sáu chuyên đề (2tiết/chuyên đề) cho SV
biết: cách nghe và nghe bài giảng trên lớp, cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham
khảo, cách chuẩn bị một đề cƣơng xêmina… Việc tổ chức dạy học cho SV theo các
chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo luận tập thể và tham gia rèn luyện kỹ năng thực
hành có hƣớng dẫn của GV đã đem lại kết quả tốt, trong một thời gian ngắn SV đã
thay đổi phƣơng pháp học và đạt kết quả cao hơn [95, tr324].
+ Một cơng trình khác của trƣờng ĐHSP BaCu (Adecbaidan - Liên Xô)
nghiên cứu thực trạng kĩ năng làm việc ở thƣ viện của SV năm thứ hai. Kết quả
nghiên cứu chỉ rõ: đa số SV chƣa thích nghi với kỹ năng làm việc ở thƣ viện (có
82% SV khơng biết về các tài liệu giới thiệu sách báo chuyên môn, 46% SV khơng
có thói quen học tập ở thƣ viện thƣờng kỳ, 64% SV không biết cấu trúc các loại
thƣ


mục của thƣ viện và 100% SV không hiểu các ký hiệu của tài liệu ghi trên phích tra
cứu thƣ mục…). Để giúp SV thích ứng đƣợc với kỹ năng làm việc ở thƣ viện, các
nhà nghiên cứu đã hƣớng dẫn cho họ nắm vững cấu trúc thƣ mục, cách lựa chọn
sách để đọc và cách tìm sách tại thƣ viện [47, tr324- 325].
+ Các nhà TLH ở Leningrat đã lựa chọn nghiên cứu hai kỹ năng học tập là

đọc sách chuyên môn, chuẩn bị đề cƣơng xêmina và biện pháp hình thành chúng.
Đây là những kỹ năng mà nhiều SV nhận thấy có khó khăn trong q trình học tập.
Họ tiến hành bằng cách: cho SV tự nghiên cứu các tài liệu chun mơn chính và
tóm tắt dƣới dạng đề cƣơng trƣớc khi họ nghe giảng bài; đồng thời SV đƣợc
hƣớng dẫn phƣơng pháp chuẩn bị nội dung, tiến hành xêmina và nghe GV kết luận;
sau đó SV tự thực hành dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Kết quả thực nghiệm cho thấy:
SV đã có sự phát triển về hai loại kỹ năng học tập này. Còn ở trƣờng Đại học
Khaccốp, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cấu trúc thời gian học tập, tập trung so sánh
tỷ lệ thời gian học tập với các loại thời gian còn lại, trên cơ sở đó giúp SV điều
chỉnh lại vấn đề sử dụng thời gian cho hợp lý để học tập đạt kết quả cao [ 26, tr24].
+ Năm 1971, V.IaLaudic và A.I.Meseracov ở trƣờng Đại học tổng hợp
Lômônôxôv đã nghiên cứu thích ứng với HĐH của SV và cho rằng: Điều kiện
quyết định q trình thích ứng với HĐH của SV là tổ chức HĐH. Công việc này
phải thực hiện theo các nhóm kỹ năng: kỹ năng sử dụng quỹ thời gian; kỹ năng ghi
bài trên lớp, đọc sách và khai thác tài liệu; kỹ năng làm việc với GV. Từ đó, các tác
giả kết luận: muốn hình thành các kỹ năng nói trên cho SV địi hỏi phải giải quyết
vấn đề “thích nghi” đối với học tập ở thời kỳ đầu nhập học. Đến năm 1986, A.V.
Pêtrôvxki và các đồng nghiệp cũng ở trƣờng Đại học này lại tiếp tục nghiên cứu
sâu, trình bày một cách hệ thống và tồn diện vấn đề thích ứng với HĐH của SV
Đại học [dẫn theo 34, tr10].
+ Năm 1990, B.P.Allen ở ĐH Tổng hợp California (Mỹ) cho rằng: SV muốn
thích ứng với việc học tập ở trƣờng Đại học phải hình thành các kỹ năng nhƣ: kỹ
năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; kỹ năng học tập (ghi bài, đọc sách, chuẩn bị và
tiến hành thi…); kỹ năng chế ngự cảm xúc tiêu cực để vƣợt qua khó khăn trong học
tập, thi cử; kỹ năng chủ động lựa chọn các hình thức học tập và kỹ năng hình thành
các thói quen hành vi nghề nghiệp [92].


+ L.J. Nason (Mỹ) đã nghiên cứu hai kỹ năng quan trọng đối với HĐH của
SV là chuẩn bị nghe giảng và làm việc độc lập với sách. Theo ông, cần phân chia kỹ

năng thành nhiều giai đoạn khác nhau tƣơng ứng với các nhiệm vụ cụ thể giúp SV
có thêm tri thức hoàn thiện cách học và nâng cao chất lƣợng học tập [dẫn theo 57].
+ Nghiên cứu của Ming-Kung YANG và Wei-Chen HSIAO (Đại học Quốc
gia Đài Loan) về sự thích ứng với việc học kỹ năng của học sinh các trƣờng Trung
học nghề của Trung Quốc năm 2000 cho thấy: Học sinh trung học nghề có thái độ
tích cực đối với việc thích ứng về học tập kỹ năng; khơng có sự khác biệt cá nhân
đáng kể về sự thích ứng học kỹ năng ở góc độ hiệu quả tự học và các yếu tố của môi
trƣờng dạy học; qua mối quan hệ xã hội, tiện nghi xƣởng thực hành, sự quan tâm
của nhà trƣờng về việc học kỹ năng có thể dự đốn đƣợc mức độ nỗ lực của học
sinh trong việc thích ứng học tập kỹ năng [94].
Nhƣ vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu thích ứng trên cơ sở nghiên cứu
hành động học tập, cụ thể các kỹ năng học tập. Có tác giả tập trung nghiên cứu
những kỹ năng mà SV gặp nhiều khó khăn nhất từ đó có biện pháp nâng cao hiệu
quả khi rèn luyện các kỹ năng đó; có tác giả lại tập trung nghiên cứu theo các nhóm
kỹ năng hoặc nghiên cứu tổ hợp các kỹ năng. Việc xác định nội dung nghiên cứu
trên là có cơ sở vì kỹ năng là kiến thức đƣợc thể hiện trong hành động. Kỹ năng là
khả năng của con ngƣời thực hiện cơng việc một cách có hiệu quả trong khoảng
thời gian thích hợp, trong các điều kiện nhất định và dựa vào tri thức đã có. Trong
q trình học tập, kết quả rèn luyện các kỹ năng học tập chứng tỏ khả năng thích
ứng với HĐHT của các em. Tuy nhiên sự thích ứng với HĐHT khơng chỉ thể hiện
trên mặt kỹ năng mà còn thể hiện ở mặt nhận thức, thái độ…Cho nên chỉ nghiên cứu
một, hai kỹ năng để đánh giá khả năng thích ứng học tập của SV là cịn thiếu tính
tồn diện.
c. Hướng nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo một quá trình từ khi mới nhập học

đến khi ra trường.
+ Từ 1962 - 1964, B. Barisova và M. Baxrusev nghiên cứu q trình thích
ứng học tập của SV ĐHSP Svelovsk. Các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa
động cơ, thái độ của SV trƣớc khi vào học đại học với thích ứng học tập và nhận
thấy chúng có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau [98, tr171 - 188].



+ Năm 1973, N.I. Ivanov, A.V. Cleremov nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp
của SV Đại học Kim loại - Mỏ mang tên G.I. Nơsơva khẳng định: “thích ứng là một
q trình phức tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập ở
trƣờng Đại học có ảnh hƣởng lớn đến kết quả học tập”. Từ đó, khi bàn về thích ứng
học tập các tác giả đã đƣa ra hai loại thích ứng học tập: thích ứng ban đầu trong
thời gian mới nhập học và thích ứng khoa học nói chung [98, tr171 - 188]
Đây là cách tiếp cận rất tồn diện khi nghiên cứu thích ứng với HĐHT. Tuy
nhiên đây là cơng trình nghiên cứu mang tính khái qt về thích ứng học tập mà
chƣa có những chỉ số đo cụ thể, rõ ràng.
d. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng học tập

Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với HĐHT có các
hƣớng nghiên cứu sau:
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của văn hóa tới thích ứng học tập
Christabel Zhang nghiên cứu sự thích ứng học tập của SV Trung Quốc tại
Australia chỉ ra rằng, những yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự thích ứng học tập của
SV là ngôn ngữ, phƣơng pháp dạy học, bản chất mối quan hệ tƣơng tác ngƣời dạy
- ngƣời học, phƣơng pháp học tập, bản chất mối quan hệ tƣơng tác giữa ngƣời học
với ngƣời học. Tác giả khẳng định: cần chú ý sự khác biệt văn hóa của ngƣời học
khi xây dựng nền tảng cho bậc học cao hơn [dẫn theo 40, tr9].
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của gia đình tới thích ứng học tập
Các nhà TLH ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và nhiều nƣớc Châu
Á đã nghiên cứu mối quan hệ giữa phong cách ứng xử của cha mẹ với sự phát triển
nhân cách, tính tự tin, khả năng học tập, giao tiếp xã hội, lịng tự trọng, khả năng
thích ứng học đƣờng của trẻ em. Có thể nghiên cứu một số cơng trình cơ bản theo
hƣớng này nhƣ sau:
Nghiên cứu của Wendy S Grolnick - Trƣờng Đại học New York và Richard
M. Ryan - Trƣờng Đại học Rocherter năm 1989 trên 64 bà mẹ và 50 ông bố của học

sinh từ lớp 3 đến lớp 6 cho thấy: Bố mẹ có phong cách hỗ trợ sự tự chủ của con cái
có ảnh hƣởng tích cực đến tính độc lập, tự chủ, năng lực và một số khía cạnh của
hành vi thích ứng của học sinh. Sự dồn hết tâm trí của mẹ liên quan đến thành tựu,
năng lực và một số khía cạnh của hành vi thích ứng của học sinh, không thấy tƣơng


quan có ý nghĩa về phía các ơng bố về vấn đề này. Bố mẹ có phong cách tiếp viện
có liên quan chặt chẽ với sự kiểm soát của trẻ em trong lĩnh vực học thuật [91]
Nghiên cứu của Thomas J. McMahon - Đại học Washington năm 1996 cho
thấy: Việc giám sát phù hợp của bố mẹ là cần thiết, nhƣng chƣa phải là điều kiện
đủ cho việc làm cha mẹ và thúc đẩy sự thích ứng của trẻ em. Những trẻ em có cả bố
và mẹ kiểm sốt đạt điểm cao hơn so với những em chỉ có bố hoặc mẹ kiểm soát
[dẫn theo 40, tr7].
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của mối quan hệ bạn bè tới thích ứng
học tập:
P.Zettergren ở Khoa Tâm lý học, Trƣờng Đại học Stockholm, Thụy Điển
nghiên cứu trẻ vị thành niên 10-11 tuổi (2003), thấy rằng: Thành tích học tập và
mức độ trí thông minh của những trẻ em bị bạn bè hắt hủi là kém hơn so với những
nhóm khác. Điểm số của những em đƣợc bạn bè yêu quý thích ứng đạt điểm cao so
với nhóm trẻ khác. Có dấu hiệu rằng những học sinh nữ bị bạn bè ghét bỏ có thái độ
tiêu cực với trƣờng học và các nhiệm vụ của trƣờng. Tỷ lệ bỏ học giữa chừng ở học
sinh nam bị ghét bỏ cao hơn nhiều các nhóm học sinh nam khác. Những trẻ bị bạn
bè hắt hủi là những em có thể gây rắc rối ở trƣờng và khi lớn lên, vì vậy, cần quan
tâm đặc biệt tới những em này [38].
Năm 2003, Mowei Liu và Xinyiu Chen, Khoa Tâm lý học Trƣờng Đại học
Tây Ontario nghiên cứu trên 296 học sinh Trung học cơ sở lớp 8 ở Shanghai, Trung
Quốc thấy rằng: Những em có nhiều nhóm bạn khác về các chỉ số thích ứng xã hội,
thích ứng tình cảm và thích ứng xã hội so với những em chỉ có một hoặc hai ngƣời
bạn và những em hồn tồn cơ đơn. So sánh những bộ đơi có mối quan hệ bạn bè
hai chiều, các thành viên của các nhóm đạt điểm cao ở năng lực xã hội và năng lực

học tập. Những em đạt điểm thấp, cơ đơn, tác giả dự đốn rằng, các hội bạn bè có
thể là hiện tƣợng khác biệt so với quan hệ cặp đơi. Cuối cùng, những học sinh có
vấn đề về hành vi và học tập gặp khó khăn không chỉ liên quan đến hội bạn bè mà
cả trong việc thiết lập các quan hệ bạn bè hai chiều trong lớp [93].
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của tình cảm tới thích ứng học tập
Năm 2000, Xinyin Chen, Trƣờng Đại học Tây Ontario Canada và Bohuli,
Trƣờng ĐHSP Shanghai, Trung Quốc công bố nghiên cứu hai năm trên trẻ 12 tuổi


vè ảnh hƣởng tâm trạng thất vọng tới sự thích ứng trƣờng học của trẻ em Trung
Quốc nhƣ sau: Tâm trạng thất vọng của học sinh đƣợc nghiên cứu qua tự thuật,
đánh giá của bạn bè, giáo viên và hồ sơ tại trƣờng. Tâm trạng thất vọng của các em
ổn định qua hai năm học. Hơn nữa sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quả học
tập và tác động dƣơng tính tới việc tăng các khó khăn thích ứng. Các kết quả này
gợi ý rằng tâm trạng thất vọng là một tín hiệu có ý nghĩa trong sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ em Trung Quốc và vì vậy, nó đáng đƣợc các bậc cha mẹ, thầy cô giáo
và các nhà giáo dục quan tâm [93].
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của giáo viên tới thích ứng học tập
Nghiên cứu của Yao-Ming WU (Đại học Quốc gia Đài Loan) năm 2000 trên
học sinh tiểu học khu vực Pingtung về ảnh hƣởng của việc quản lý lớp học tới sự
thích ứng học tập của ngƣời học cho kết quả: Có mối quan hệ tích cực giữa việc
quản lý lớp học của giáo viên với sự thích ứng học tập của học sinh; có sự trái
ngƣợc về cách quản lý lớp học của giáo viên dạy nhóm học sinh điểm kém và nhóm
học sinh điểm cao[93].
+ Hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của phong cách học tới sự thích ứng học
tập của SV.
Đại diện cho hƣớng nghiên cứu này là Matthew J.Cook, tác giả nghiên cứu
phong cách học của SV năm thứ nhất và kết quả học kỳ I để đánh giá ảnh hƣởng
của phong cách học tập tới việc thích ứng học tập của SV. Tác giả kết luận, SV nữ
thích ứng tốt hơn SV nam. SV có phong cách học trầm ngâm gặp khó khăn hơn SV
ƣa hoạt động, tích cực trong học tập và có thể căn cứ vào phong cách học tập để dự

báo việc thích ứng với HĐHT tại trƣờng của SV [83].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu trên đã cung cấp cho ngƣời đọc thấy đƣợc có rất
nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thích ứng với HĐHT của SV. Mỗi nghiên cứu đều tập
trung nêu một đến hai yếu tố ảnh hƣởng cùng với sự phân tích sâu sắc những ảnh
hƣởng của các yếu tố đó trên những trƣờng hợp cụ thể. Đây chính là những đóng
góp rất lớn để các nhà giáo dục và bản thân ngƣời học tự rút ra những bài học nhằm
nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tuy nhiên, mỗi tác giả chỉ đề cập một đến hai yếu
tố, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu tổ hợp các yếu tố để chỉ ra thứ bậc ảnh
hƣởng để từ đó có biện pháp tác động đúng đắn.


1.1.2.2. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập trong nước

Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu thích ứng với HĐHT ở trong nƣớc.
Chúng tôi chia theo các hƣớng sau đây:
a. Các cơng trình nghiên cứu về thích ứng học tập của học sinh Tiểu học

+ Năm 1994 - 1995 Vũ Thị Nho đã nghiên cứu 1 số đặc điểm thích nghi
với học tập của học sinh bậc đầu tiểu học và rút ra nhận xét: ở những năm đầu
bậc tiểu học khoảng 70 - 80% học sinh thích nghi với HĐH nhƣng ở mức độ
chƣa cao. Sự thích nghi với HĐH ở học sinh chịu tác động bởi các yếu tố: gia
đình, trƣờng mẫu giáo và đặc điểm tâm lý của trẻ. Nói cách khác, sự thích nghi
học tập của học sinh chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ: sự giáo dục ở trƣờng
mẫu giáo và gia đình; đặc biệt là mơi trƣờng giáo dục gia đình, trƣờng tiểu học
và phƣơng pháp dạy học… [44].
+ Nguyễn Thị Kim Quý đã vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu của nhà tâm
lý học B. Zazzo vào xem xét khách thể là học sinh lớp 1 ở Việt Nam để làm rõ q
trình thích ứng với HĐH của trẻ qua những ứng xử trong giờ học. Tác giả nhận xét:
khi trẻ học lớp 1, q trình thích ứng với HĐH diễn ra mạnh mẽ, phức tạp và có
nhiều biến động; tuy nhiên đến cuối năm học lớp 1 vẫn còn 10% - 15% số học sinh

chƣa thích ứng với hoạt động học [50].
+ Phan Quốc Lâm nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học của học sinh
lớp 1 cho rằng: đa số học sinh lớp 1 thích ứng với HĐH ở mức trung bình, khá và
một bộ phận học sinh đến hết lớp 1 vẫn chƣa thích ứng với HĐH. Sự thích ứng với
HĐH của học sinh lớp 1 chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố chủ quan và yếu tố khách
quan, trong đó sự phát triển trí tuệ, hồn cảnh gia đình, đặc điểm giới tính, tác động
tâm lý - sƣ phạm của giáo viên trong quá trình dạy học giữ vai trị quan trọng. Có
thể nâng cao mức độ thích ứng với HĐHT của học sinh lớp 1 bằng việc tác động
đến nhận thức và tác động tâm lý - sƣ phạm của giáo viên trong quá trình dạy học.
Trƣớc hết cần nâng cao hiểu biết của giáo viên lớp 1 về ý nghĩa của vấn đề, đặc
điểm và vai trò của bƣớc chuyển lớn xảy ra ở trẻ lần đầu tiên đến trƣờng, những
biện pháp giúp trẻ thích ứng tốt với mơi trƣờng nhà trƣờng và đặc điểm của HĐHT.
Ngồi ra, cần chú ý hình thành ở trẻ mới đến trƣờng những hành vi, ứng xử phù
hợp với HĐHT [35]


×