Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng khúc xạ lâm sàng môn nhãn khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 11 trang )

KHÚC XẠ
LÂM SÀNG
I.

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. CƠ QUAN THỊ GIÁC

- Mắt là một trong những giác quan quan trọng nhất của cơ thể, tiếp nhận
khoảng 80% lượng thông tin bên ngoài.
- Cơ quan thị giác bao gồm : Nhãn cầu - Bộ phận phụ - Đường dẫn truyền
thần kinh (dây thần kinh thị giác, não). Trong đó, nhãn cầu tương tự như
máy thu của một hệ thống quang học (ví dụ như là máy ảnh).


2. THỊ LỰC

- Thị lực là khả năng nhận thức rõ chi tiết hay nói cách khác là khả năng
mắt phân biệt hai điểm riêng biệt gần nhau.
- Thị lực của người bình thường là 10/10 (đọc được hàng chữ nhỏ nhất trên
bảng thị lực).
- Đo thị lực:

Hình 1: Bảng thị lực được treo cách bệnh nhân 5mét
- Bảng thị lực : Gồm 10 hàng chữ có độ lớn khác nhau, tương ứng với 10
mức thị lực từ 1/10 đến 10/10, được chiếu sáng với cường độ 100 Lux.
- Bệnh nhân đứng cách bảng thị lực 5 mét.
- Hàng chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân nhìn thấy được chính là thị lực.
3. MẮT BÌNH THƯỜNG ( MẮT CHÍNH THỊ )

- Người có mắt chính thị nhìn rõ các vật dù ở xa hay gần, hình ảnh các
vật này ln nét, rõ ràng. Ảnh của vật luôn rơi đúng trên võng mạc


của mắt.


4. TẬT KHÚC XẠ ( MẮT KHƠNG CHÍNH THỊ )

-

Mắt khơng chính thị là mắt có tật khúc xạ như : cận thị, viễn thị và
loạn thị.

II.

THẾ NÀO LÀ TẬT KHÚC XẠ ?
1. CẬN THỊ

Ở mắt cận thị, ảnh của vật rơi trước võng mạc.


- Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần rõ hơn, để nhìn một vật
ở xa thường phải nheo mắt hoặc muốn nhìn rõ phải đưa vật đó đến
gần.
- Trẻ em bị cận thị, khi đọc hoặc viết thường hay cúi sát vào tập vở.

2. VIỄN THỊ

Ở mắt viễn thị, ảnh của vật rơi sau võng mạc


- Người bị viễn thị nhìn kém cả xa lẫn gần.
- Người bị viễn thị lúc nào cũng phải điều tiết nên mắt mau bị mệt mỏi

và thường hay mỏi mắt vào buổi chiều hay sau khi làm việc.

3. LOẠN THỊ

- Thường là do độ cong của các kinh tuyến giác mạc khơng đều nhau,
giác mạc có hình bầu dục thay vì hình chỏm cầu.


- Người bị loạn thị, khi nhìn vào một chữ thập sẽ khơng nhìn rõ được
đường dọc hay đường ngang
- Tật loạn thị hay đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TẬT KHÚC XẠ :
Tất cả các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ đều dựa trên nguyên tắc đưa
hình ảnh của vật về đúng trên võng mạc.
1. ĐIỀU CHỈNH BẰNG KÍNH GỌNG

a.
Cận thị : Dùng thấu kính phân kỳ thích hợp để đưa ảnh từ trước võng
mạc về đúng trên võng mạc.
b.
Viễn thị : Dùng thấu kính hội tụ thích hợp để đưa ảnh từ sau võng
mạc về đúng trên võng mạc.


c.
Loạn thị : Dùng thấu kính trụ có tác dụng quang học ở một hướng
nhất định để chỉnh lại sự bất đồng về công suất giữa các kinh tuyến gây ra bởi sự
cong không đồng đều giữa các kinh tuyến trên giác mạc.
2. ĐIỀU CHỈNH BẰNG KÍNH TIẾP XÚC (Contact Lens)

3. PHẪU THUẬT BẰNG LASER

Là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng Excimer Laser để tạo
hình giác mạc.
Được thực hiện ở những người từ 18 tuổi và có độ khúc xạ ổn định từ 6
tháng trở lên.

IV. CHỈNH KÍNH
1. ĐO THỊ LỰC NHÌN XA

- Nếu thị lực giảm, cho bệnh nhân nhìn qua kính lỗ.
2. ĐO THỊ LỰC QUA KÍNH LỖ
3. ĐO KHÚC XẠ

- Đo bằng máy đo khúc xạ tự động.
- Đo bằng phương pháp Soi bóng đồng tử.
4. THỬ KÍNH


a. Nguyên tắc:
- Thử từng mắt một, che mắt kia.
- Cận thị chọn kính cầu trừ ( Kính cầu phân kỳ, kính cầu lõm ).
Viễn thị chọn kính cầu cộng ( Kính cầu hội tụ, kính cầu lồi ).
- Chọn số kính cộng lớn nhất hoặc số kính trừ nhỏ nhất ( Để ngăn
ngừa sự điều tiết ).
- Công suất kính 2 mắt khơng chênh lệch nhau q 2 Diop. ( Để tránh
hiện tượng bất đồng hình )
b. Cách làm:
- Đặt kính cầu và kính trụ ( Nếu có loạn thị ) đúng trục theo kết quả đo
khúc xạ.

- Tăng giảm cơng suất kính trụ ( Mỗi lần 0.25 Diop ) cho đến khi đạt
Thị lực tốt nhất.
- Kiểm tra lại cơng suất kính cầu bằng cách tăng giảm mỗi 0.25 Diop
cho đến khi đạt Thị lực tối đa.
- Kiểm tra Thị lực 2 mắt. Thường Thị lực 2 mắt sẽ tăng thêm 1/10 nữa.

5. VIẾT ĐƠN KÍNH ( DO BS PHỤ TRÁCH )

Viết đúng theo kết quả thử cụ thể trên mắt bệnh nhân.
Ví dụ:
MP: -5.00 ( -2.50 X 180 )
MT: -3.50 ( -1.25 X 90 )
Có nghĩa là:
MP: Cận -5.00 Diop.
Loạn -2.50 Diop, trục loạn là 180 độ.
MT: Cận -3.50 Diop.
Loạn -1.25 Diop.


Mắt bình thường


Cận thị

Chỉnh bằng kính


Viễn thị

Chỉnh bằng kính




×