Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài giảng viêm màng bồ đào môn nhãn khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 25 trang )

1

VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO
1.
1.1.

ĐẠI CƯƠNG
Giới thiệu
Màng bồ đào gồm: mống mắt, thể mi, hắc mạc. Cấu tạo đặc biệt rất giàu sắc
tố và huyết quản – là nguồn cung cấp máu chủ yếu của nhãn cầu.
Viêm màng bồ đào có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn
thương, khối u và tự miễn.

1.2.
-

Triệu chứng cơ năng
Đỏ mắt: thường gặp nhưng khơng có ghèn.
Đau: thường do viêm khởi phát cấp diễn ở khu vực mống mắt. Đau do co thắt
thể mi trong viêm mống mắt có thể là đau lan truyền trên một diện rộng do thần

-

kinh V chi phối.
Sợ ánh sáng.
Chảy nước mắt.
Rối loạn thị giác: có thể do rối loạn khúc xạ (mắt chuyển sang cận thị hoặc viễn
thị do những yếu tố như phù hoàng điểm, nhãn áp thấp hay thay đổi vị trí của thể
thủy tinh) hoặc vẫn đục trên trục thị giác do những tế bào viêm, fibrin, protein ở

1.3.


-

tiền phòng, tủa sau giác mạc hay đục thể thủy tinh thứ phát.
Triệu chứng thực thể
Mi mắt: thay đổi sắc tố của da (bạch biến) hay các nốt.
Kết mạc: cương tụ rìa hay tỏa lan, có thể xuất hiện các nốt.
Tủa giác mạc: tỏa lan hay khu trú. Khi mới hình thành tủa thường trắng, trịn
nhẵn, nhưng sau chúng trở nên sần sùi, có sắc tố hoặc bóng nếu đã lâu ngày.
Những tủa lớn màu hơi vàng gọi là u. Fibrin có thể lắng đọng trên lớp nội mơ

+
+
+
+
+
-

giác mạc, đơi khi có sắc tố nhưng khơng đặc hiệu.
Tiền phịng và hậu phịng:
Tế bào viêm
Tyndall thủy dịch
Sắc tố
Máu tiền phòng
Mủ tiền phòng
Mống mắt: các nốt trên bề mặt mống mắt, bờ đồng từ. Có thể có dính mống mắt
vào thủy tinh thể. Đơi khi có teo mống hay mống mắt dị sắc.


2
-


Góc tiền phịng: có thể bị dính góc hay bè bị bít tắc do các mảnh vụn của viêm.

-

Thỉnh thoảng có thể quan sát thấy các nốt hay tân mạch ở góc tiền phịng.
Nhãn áp: thường hạ nhưng đơi khi gây ra glocom thứ phát.
Dịch kính: tế bào viêm riêng rẽ hay tụ tập trong dịch kính. Đơi khi có các dải co

-

kéo, nang ký sinh trùng.
Pars plana: có tổn thương dạng đám tuyết.
Võng mạc: có thể thấy các tế bào viêm, viêm quanh mạch máu. Phù võng mạc
hay phù hồng điểm dạng nang. Tổn thương biểu mơ sắc tố võng mạc dạng phì

-

đại, co cụm hay teo. Có thể có màng trước võng mạc.
Hắc mạc: có thể có thâm nhiễm viêm, teo hắc mạc hay có tân mạch.
Thị thần kinh: phù gai là dấu hiệu không đặc hiệu. Tân mạch gai thị là triệu
chứng trầm trọng.

Hình 1.1. Tủa sau giác mạc kèm dính mống mắt vào mặt trước thể thủy tinh.


3

Hình 1.2. Tủa dạng “mỡ cừu” ở bệnh nhân Sarcoit.


Hình 1.3. Viêm màng bồ đào trước cấp với fibrin trong tiền phòng với mủ tiền
phòng.


4

Hình 1.4. Phù hồng điểm dạng nang.
Phân loại viêm màng bồ đào

1.4.

Hội nghiên cứu viêm màng bồ đào quốc tế đề ra phân loại viêm màng bồ đào
theo giải phẫu gồm 4 loại chính: viêm màng bồ đào trước, trung gian, sau và
viêm toàn màng bồ đào.
Đánh giá toàn trạng và những yếu tố phối hợp

1.5.

Yếu tố phối hợp gợi ý bệnh tồn thân:

-

Tình trạng hệ thống miễn dịch
Các thuốc dùng toàn thân
Tiền sử chấn thương
Tiền sử du lịch
Tiền sử xã hội
Thói quen ăn uống
Các thú ni trong nhà
Nghề nghiệp

Hoạt động tình dục
Dùng ma túy
Khởi phát: đột ngột hoặc từ từ, âm ỉ.
Thời gian bệnh: <3 tháng được xem là cấp tính.
Độ nặng: 1 hay 2 mắt hoặc luân phiên 2 mắt.
Phân bố và vị trí tổn thương mắt.
Tuổi, giới, hoạt động sinh dục và chủng tộc của bệnh nhân.
Xét nghiệm chẩn đoán và khám nội khoa
X quang ngực để loại trừ lao cho mọi bệnh nhân trước khi điều trị bằng

-

corticoids tồn thân.
Xét nghiệm chẩn đốn giang mai và bệnh sarcoid có thể chỉ định trong hầu hết

-

các viêm màng bồ đào có căn ngun khơng rõ ràng.
Chụp mạch huỳnh quang có ích lợi trong chẩn đốn viêm màng bồ đào sau và

-

viêm toàn màng bồ đào.
Sinh thiết dịch kính có thể cần thiết cho chẩn đốn các trường hợp u lympho tế

-

bào hay viêm nội nhãn do vi khuẩn hoặc nấm.
Cần để ý các bệnh tăng sinh có thể giả dạng bệnh viêm (u lympho tế bào lớn,


-

ung thư võng mạc, bệnh bạch cầu và u sắc tố)
Cần chẩn đoán phân biệt với: bệnh u hạt vàng thiếu niên, hội chứng phân tán sắc

+
+
+
+
+
1.6.

tố, bong võng mạc, viêm võng mạc sắc tố, thiếu máu cục bộ. Các nốt mống mắt


5

có thể thấy trong nhiều bệnh mắt và bệnh tồn thân cũng phải bao gồm trong
1.7.
1.7.1.
-

chẩn đoán phân biệt của các nốt viêm.
Điều trị viêm màng bồ đào
Thuốc liệt thể mi
Cyclopentolate 1-2%, 3 lần/ngày.
Scopolamine 0,5%, 2 lần/ngày đối với mức độ viêm nhẹ đến vừa.
Scopolamine 0,25%, 3 lần/ngày đối với mức độ viêm vừa.
Atropin 1%, 3 lần/ngày đối với mức độ viêm nặng hay có mủ tiền phịng.
Trường hợp chống dính trước: nên dùng tropicamide và phenylephrine vì tác

dụng dãn đồng tử ngắn, sau đó đồng tử sẽ co lại, do đó giảm khả năng mống

1.7.2.
-

dính ra trước khi đồng tử dãn.
Corticosteroit
Thuốc nhỏ mắt: Prednisolone 1%, 1-6 giờ/lần tùy theo độ trầm trọng. Nên thận
trọng dùng liều cao tại chỗ trong vịng 6 tuần để chắc rằng bệnh nhân khơng
phải là người bị tăng nhãn áp khi dùng corticoid. Sau đó nếu bệnh khơng thun

-

giảm thì chuyển sang dạng chích cạnh nhãn cầu.
Chích cạnh nhãn cầu: trong viêm màng bồ đào trước trầm trọng, viêm màng bồ
đào trung gian, viêm màng bồ đào sau khơng phải do nhiễm, phù hồng điểm
dạng nang.
Liều lượng:

-

20mg Triamcinolone/ trẻ em.
40mg Triamcinolone/ người lớn hay
40-80 mg Methylprednisolone/ người lớn.
Dạng toàn thân: nếu triệu chứng vẫn khơng cải thiện.
Thường dùng Prednisolone 1-1,5mg/kg/ngày. Ví dụ: 80mg/ngày x 1 tuần cho
đến khi có đáp ứng rồi giảm liều cịn 60mg/ngày x 1 tuần, sau đó 50mg/ngày x 1
tuần, tiếp theo 40mg/ngày x 1-2 tuần, rồi nếu viêm tiếp tục đáp ứng với điều trị
hay mắt yên thì bắt đầu giảm 5mg mỗi tuần cho đến khi đạt 10mg/ngày. Nếu vẫn


1.7.3.
+

tiếp tục yên 10mg/mỗi 2 ngày x 2 tuần.
Prednisolone có thể ngưng khi cịn dùng liều <5mg mỗi 2 ngày.
Trường hợp trầm trọng dùng Solumedrol 1g/ngày x 3-4 ngày.
Thuốc ức chế miễn dịch
Các nhóm thuốc ức chế miễn dịch
Cyclophosphamide và Chlorambucil: thuộc nhóm gây độc tế bào, tác dụng bằng
cách giết những dòng lympho bào phân chia nhanh là nguyên nhân của viêm.


6
+
+
+
+
+
+
+
-

Azathioprin và Methotrexat: thuộc nhóm chống chuyển hóa.
Cyclosporine: thuốc ức chế tế bào
Chỉ định tuyệt đối:
Hội chứng Behcet
Viêm màng bồ đào củng mạc do thấp khớp
Nhãn viêm giao cảm
Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada
Bệnh hắc mạc vòng vèo.

Chỉ định tương đối: sau khi điều trị bằng Corticoid nhưng không kiềm chế được

+
+
+

viêm.
Viêm màng bồ đào trung gian
Viêm mạch võng mạc
Viêm thể mi mạn tính.
Trước khi điều trị bất kỳ thuốc gây độc tế bào nào, các bác sĩ cần xem xét kỹ
xem có nhiễm trùng hay khơng và khơng có những chống chỉ định về huyết học.
cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa, nội khoa, khoa ung thư và
đánh giá quá trình bệnh một cách khách quan. Và cũng cần có cam kết đồng ý
của bệnh nhân.

1.8.
1.8.1.
-

-

Biến chứng
Đục thủy tinh thể
Có thể do viêm hay do dùng corticoide.
Nếu do dính mống mắt vào bao thể thủy tinh sẽ khiến hoại tử biểu mô thể thủy
tinh gay đục dưới bao trước.
Nếu viêm hậu phòng sẽ gay di thực của biểu mơ xích đạo thể thủy tinh gây tăng

1.8.2.

1.8.3.
-

sinh và thối hóa, thường gây đục bao sau.
Glocom thứ phát
Do nghẽn bè bởi tế bào viêm hay viêm vùng bè.
Do dính mống mắt ra trước hoặc ra sau.
Do tân mạch mống mắt.
Do dùng corticoid.
Phù hoàng điểm dạng nang
Thường gặp trong viêm màng bồ đào trung gian.
Điều trị: 40mg Triamcinolone acetate chích dưới bao tenon/ 2 tuần. Sau 4 lần

1.8.4.
-

chích khơng hiệu quả chuyển sang dùng đường toàn thân.
Bong võng mạc
Là biến chứng của viêm củng mạc sau, nhãn viêm giao cảm, hội chứng Harada –
Vogt - Koyanagi.


7
-

Bong võng mạc nội khoa: khi viêm hắc mạc trầm trọng gây xuất tiết vào khoang
dưới võng mạc. Đáp ứng với điều trị nội khoa: chích corticoide dưới bao tenon

-


sâu, corticoid toàn thân.
Bong võng mạc do co kéo: khi viêm hắc võng mạc do Toxoplasma hay viêm
pars plana gây tổ chức hóa dịch kính, tạo thành những dải co kéo lên võng mạc

1.8.5.

gây bong.
Tân mạch dưới võng mạc
Viêm hắc võng mạc mạn tính gây hủy hoại biểu mơ sắc tố và màng Bruch
kèm theo những yếu tố sinh mạch trong quá trình viêm tạo nên những màng xơ

1.8.6.
-

mạch. Thường gặp trong Histoplasmosis, hội chứng Harada – Vogt – Koyanagi.
Thối hóa giác mạc hình dải
Thường gặp trong viêm màng bồ đào mạn tính, viêm mống mắt thể mi do viêm

-

khớp dạng thấp ở người trẻ.
Do lắng đọng canxi trên màng Bowmann ở vùng giác mạc khe mi.
Điều trị bằng dung dịch EDTA 1-2%.
Nhãn áp thấp, teo nhãn
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC
Viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi không u hạt cấp tính
Triệu chứng:
Tam chứng cổ điển của viêm màng bồ đào trước: đau, đỏ, sợ ánh sáng.
Tủa nhỏ sau giác mạc và fibrin rải rác trên nội mô giác mạc.
Giác mạc có thể bị phù cấp tính do loạn năng nội mơ.

Tiền phịng có đáp ứng dữ dội, Tyndall nhiều mức độ. Trường hợp nặng có thể

-

có fibrin đóng cục trong thủy dịch và thỉnh thoảng có mủ tiền phịng.
Mống cà chua: đơi khi fibrin tạo thành một màng nằm ngang đồng tử hay bít kín

-

đồng tử khiến cho mống mắt bị đẩy phịng lên.
Mạch máu mống mắt có thể bị dãn, đôi khi gây ra xuất huyết tiền phịng tự phát.
Có thể xuất hiện những tế bào ở dịch kính trước, những tơn thương đáy mắt

1.8.7.
2.
2.1.

khơng đặc hiệu, có thể có phù hồng điểm dạng nang và viêm hắc mạc khu trú ở
ngoại vi.
Đợt viêm có thể kéo cài vài ngày đến 6 tuần. Theo kinh điển, đợt viêm thường
cấp tính và ở một mắt, kèm theo tiền sử luận phiên hai mắt. Thường tái phát trên
tái phát hiếm khi ở hai mắt.
Corticoide là cột trụ của điều trị để giảm viêm, ngăn ngừa sẹo hóa và giảm
thiểu tổn hại mạch máu của màng bồ đào. Đầu tiên dùng dạng nhỏ giọt, sau đó


8

là steroide tiêm cạnh nhãn cầu hoặc uống dùng cho những đợt viêm nặng.
Những đợt đầu có thể phối hợp cả 3 đường điều trị đói với trường hợp nặng ở

bệnh nhân trẻ.
Các mạch máu bị tổn hại nặng có thể bị rị liên tục, làm cho q trình viêm
cấp tính và giãn cách chuyển thành mạn tính và dai dẳng do đó cần chẩn đốn
sớm và điều trị bước đầu tích cực và cần sự tuân thủ của bệnh nhân.
Những trường hợp nặng có thể cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch gây độc tế

2.1.1.

bào.
Làm liệt thể mi để giảm đau và phịng chống dính mống mắt.
Các bệnh liên kết với HLA-B27
50-60% bệnh nhân viêm mống mắt cấp có thể có HLD-B27(+). Cần làm thử
nghiệm B27 cho những bệnh nhân viêm màng bồ đào không u hạt tái phát,
nhưng thử nghiệm khơng cho chẩn đốn tuyệt đối. Nhiều bệnh tự miễn, các bệnh
thấp khớp sống huyết thanh âm tính liên kết chặt chẽ với viêm màng bồ đào
trước cấp và HLA-B27(+). Những bệnh này khơng có yếu tố dạng thấp dương

-

tính.
Các bệnh thấp khớp sống huyết thanh âm tính gồm:
Viêm cứng khớp sống
Hội chứng Reiter
Bệnh ruột viêm
Bệnh viêm khớp vảy nến
Bệnh viêm khớp sau nhiễm trùng hoặc do phản ứng. Tất cả các tổn thương này
có thể kèm theo viêm đốt sống hay viêm khớp cùng chậu, và đôi khi không thể

2.1.1.1.
-


phân biệt các thực thể này về mặt lâm sàng.
Viêm cứng đốt sống
Đau lưng phần dưới và cứng đờ sau khi không hoạt động.
X quang khớp cùng chậu: xơ cứng và hẹp khe khớp, thường có dấu hiệu cốt hóa
dây chằng. Bệnh lý tương tự cũng thấy ở khớp mu: mất chất khoáng, xơ cứng

-

khu trú làm mòn xương dưới sụn.
HLA-B27(+) ở 88% bệnh nhân.
Triệu chứng hay tiền sử gia định có bệnh ở lưng kèm theo HLA-B27(+) gợi ý
chẩn đoán. Cần chụp X quang khớp cùng chậu ở bệnh nhân có bệnh mắt phù

2.1.1.2.

hợp với hội chứng HLA-B27.
Hội chứng Reiter


9

Tam chứng cổ điển
-

Viêm niệu đạo không đặc hiệu
Viêm đa khớp
Viêm kết mạc kèm với viêm mống mắt
HLA-B27 được thấy ở 85-95% bệnh nhân.
Thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi. Viêm khớp bắt đầu trong vòng 30 ngày sau

nhiễm trùng ở 80% bệnh nhân. Viêm khớp cùng chậu có ở 70% bệnh nhân.
Ngồi tam chứng cổ điển, cịn 2 triệu chứng chính được coi là tiêu chuẩn chẩn
đốn chính:

-

Dày sừng lậu (Keratoderma blenorrhagicum): ban đỏ, có vẩy, kích thích ở gan

-

bàn tay, bàn chân.
Viêm quy đầu hình vịng: ban đỏ hình vịng, có vẩy dai dẳng của đầu dương vật.
Những tiêu chuẩn phụ (theo Hội khớp Mỹ-ARa): viêm cân bàn chân, viêm
gân Achilles, viêm khớp cùng chậu, vết lõm ở móng, vết lt ở vịm miệng và
lt lưỡi.
Viêm kết mạc là tổn thương mắt thường gặp nhất. Thường có nhầy mủ và nhú
gai. Cũng có thể có viêm giác mạc dưới biểu mô và viêm giác mạc chấm.
Viêm mống mắt không u hạt thường xảy ra. Trong một số trường hợp viêm

2.1.1.3.

mống mắt ở hai mắt và mạn tính do tổn hại vĩnh viễn hàng rào máu – thủy dịch.
Viêm loét kết tràng và bệnh Crohn
Còn gọi là viêm hồi kết tràng u hạt.
Từ 5-12% bệnh nhân viêm loét kết tràng và 2,4% bệnh nhân bệnh Crohn xuất
hiện viêm màng bồ đào trước cấp tính. Đơi khi, bệnh ruột viêm khơng có triệu
chứng và xảy ra sau viêm mống mắt. 20% bệnh nhân bị ruột viêm có thể có
viêm khớp cùng chậu; 60% bệnh nhân có viêm khớp cùng chậu này có HLA-

2.1.1.4.


2.1.2.

B27(+).
Viêm khớp vảy nến
Chẩn đốn dựa vào tổn thương điển hình ở da, viêm khớp đốt nhất ngón tay
và tổn thương móng.
Hội chứng Behcet
Là một viêm tắc mạch toàn thể chưa rõ nguyên nhân.
Tam chứng cổ điển: viêm mống mắt mủ tiền phòng, viêm miệng áp-tơ và loét
sinh dục.


10

Bệnh phổ biến ở Cận Đông và Nhật Bản. Thường gặp nhất ở nam giới trẻ
tuổi.
Điểm đặc hiệu của hội chứng Behcet là viêm mống mắt tái phát hay viêm mống
mắt thể mi mạn tính thường ở hai mắt kèm theo mủ tiền phòng nhất thời.
Tổn thương phần sau thường gặp hơn phần trước ở nam giới, gồm: viêm
mạch máu võng mạc (viêm tắc động mạch và viêm quanh tĩnh mạch), xuất huyết
võng mạc phù hoàng điểm, những vùng hoại tử võng mạc khu trú, thiếu máu cục
bộ thị thần kinh, viêm dịch kính.
Tổn thương đặc hiệu ở niêm mạc là những ổ loét miệng sinh dục, xuất huyết
có thể xảy ra ở dạ dày ruột và có thể giống như bệnh ruột viêm.
Tổn thương da thường gặp nhất là ban đỏ nốt ở cẳng chân, cổ chân và nơi
khác. Đau khớp, viêm khớp khơng hủy hoại có thể xảy ra ở cổ tay và cổ chân ở
60% bệnh nhân.
Những triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như: đột quỵ, liệt và lú lẫn có
thể xuất hiện ở 25% bệnh nhân.

Thường có viêm tĩnh mạch huyết khối nơng.
Chẩn đốn dựa vào một số hay toàn bộ 4 triệu chứng chính:
-

Tổn thương áp-tơ ở miệng
Tổn thương da
Tổn thương mắt
Tổn thương sinh dục
Điều trị: corticoid uống, Chlorambucil hay các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Hội chứng Behcet có xu hướng tái phát trong thời kỳ 2-4 năm và có thể dẫn
đến mù nếu không điều trị tốt bệnh thị thần kinh và bệnh võng mạc do thiếu máu

2.1.3.

cục bộ.
Bệnh virus Herpes
Thường viêm màng bồ đào do Herpes zoster và Herpes simplex là một viêm
giác mạc – mống mắt sau bệnh viêm giác mạc. Đôi khi viêm mống mắt xảy ra
mà không có viêm giác mạc rõ ràng. Cần nghĩ đến Herpes zoster trong chẩn
đoán phân biệt của viêm mống mắt thể mi một bên mạn tính, ngay cả khi triệu
chứng da đã có trong q khứ hay thậm chí nếu có thì rất ít.
Những mụn nước ở da cạnh đầu mũi (dấu Hutchinson), chứng tổn thương
thần kinh mũi mi và có nhiều khả năng là mắt sẽ bị tổn thương. Bệnh thủy đậu


11

(varicella) do cùng loại virus gây tái hoạt virus varicella – zoster thứ phát,
thường kèm theo viêm mống mắt hay viêm mống mắt thể mi hai mắt cấp tính,
khơng u hạt, nhẹ, tự giới hạn. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, nhưng

tới 40% bệnh nhân bị sơ nhiễm virus herpes zoster có thể xuất hiện viêm mống
mắt khi được khám tiền cứu.
Những bệnh nhân nhiễm trùng nội nhãn do virus, đặc biệt là virus Herpes và
CMV, đôi khi có tủa giác mạc hình sao. Hình thái tủa này cũng gặp trong viêm
mống mắt thể mi dị sắc Fuchs và bệnh Toxoplasma. Tủa giác mạc hình sao
thường phân bố tỏa lan, trái ngược với phân bố thông thường ở phần ba dưới
giác mạc (tam giác ARLT). Việc nhận biết tủa giác mạc tỏa lan hoặc hình sao có
ích lợi trong chẩn đoán phân biệt của viêm bán phần trước (khơng có tác dụng
chẩn đốn căn ngun). Ở bệnh nhân có bệnh Herpes và bệnh giác mạc đồng
thời, dù nhẹ đến đâu, viêm bán phần trước cũng có thể kèm theo giảm cảm giác
giác mạc tỏa lan hoặc khu trú và viêm giác mạc do dinh dưỡng thần kinh.
Glocom là một biến chứng thường gặp của viêm màng bồ đào do virus
Herpes. Hầu hết các hội chứng viêm thường kèm theo hạ nhãn áp do giảm tiết
thể mi. Tuy nhiên sự tái hoạt virus Herpes có thể trực tiếp gây viêm vùng bè gây
tăng nhãn áp. Ngoài ra, các tế bào viêm có thể góp phần làm tắc nghẽn và cương
tụ vùng bè. Xuất huyết tiền phịng có thể xây ra trong viêm màng bồ dào do
Herpes.
Teo mống mắt cũng đặc hiệu cho virus Herpes (đặc biệt là virus H. zoster).
Herpes simplex gây teo mống ở gần cơ vòng đồng từ hơn, còn với H. zoster teo
ở gần chân mống mắt và teo mống mắt khu vực (do viêm tắc mạch máu nhu mô
mống mắt).
Viêm võng mạc do virus cũng có thể gặp trong những bệnh lý nảy, đặc biệt là
ở những túc chủ suy giảm miễn dịch. Viêm mống mắt thường xảy ra trong bệnh
zona mắt và có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ phần trước, tắc động mạch võng
mạc và viêm củng mạc. Viêm mạch trong hốc mắt có thể dẫn đến liệt cơ.
Điều trị:
-

Cịn nhiều ý kiến trái ngược nhưng thường dùng thuốc liệt thể mi.



12
-

Hiệu quả của các thuốc kháng virus tra mắt trong điều trị viêm màng bồ đào rất

-

kém.
Acyclovir dùng toàn thân chỉ có tác dụng trong những viêm màng bồ đào nặng ở

-

những túc chủ suy giảm miễn dịch.
Trong bệnh Zona, dùng Acyclovir uống bắt đầu trong vài ngày sau khi bệnh

-

khởi phát.
Việc dùng corticoid còn đang được bàn cãi, mặc dù corticoid tại chỗ có thể được
dùng trong những trường hợp chọn lọc. Corticoid tại chỗ ít gây tổn thương giác
mạc trong viêm màng bồ đào do H. zoster hơn là do H. simplex. Tuy nhiên, khi
một bệnh nhân viêm màng bồ đào do H. zoster bắt đầu được dùng corticoid
thường khó ngưng thuốc điều trị vì nguy cơ tái viêm trầm trọng. Thực tế, một số
bệnh nhân H. zoster cần được dùng corticoid tại chỗ lâu dài, liều rất thấp để duy
trì mắt n. Đơi khi cần dùng corticoid tồn thân.
Viêm mống mắt thể mi mạn tính
Khi viêm bán phần trước kéo dài trên 6 tuần và cịn có thể tồn tại nhiều năm.
Thường khởi phát âm ỉ, với đỏ mắt, đau và sợ ánh sáng ở những mức độ khác


2.2.

nhau. Một số bệnh nhân khơng có triệu chứng. Bệnh có thể ở một hay hai mắt và
2.2.1.

mức độ viêm khác nhau. Phù hoàng điểm dạng nang là dấu hiệu thường gặp.
Viêm mống mắt thể mi dị sắc Fuchs
Bệnh thường ở một mắt và triệu chứng thường nhìn hơi mờ và đau mắt nhẹ.
Những dấu hiệu:

-

Teo nhu mô mống tỏa lan và teo lớp biểu mố sắc tố.
Tủa nhỏ hình sao màu trắng rải rác trên khắp nội mơ giác mạc.
Ít tế bào thủy dịch và tyndall nhẹ.
Nhiều tế bào và vẩn đục dịch kính trước.
Hầu như khơng bao giờ có dính mống mắt. Thường có glocom và đục thể thủy

-

tinh.
Hiếm có sẹo ở đáy mắt và viêm quanh tĩnh mạch võng mạc. Ít khi có phù hồng

-

điểm.
Chẩn đốn dựa vào phân bố tủa giác mạc, mống mắt khác màu. Thông thường,
mống mắt sáng màu hơn chỉ ra mắt bị bệnh. Tuy nhiên những người mắt xanh,
mắt bị bệnh có thể sẫm màu hơn do teo nhu mơ và để lộ ra biểu mô sắc tố mống
mắt màu sẫm.



13

Hầu hết các trường hợp có tiên lượng tốt mặc dù viêm tồn tại rất lâu.
Hầu hết các trường hợp viêm mống mắt thể mi dị sắc Fuchs không cần điều
trị. Corticoid tại chỗ làm giảm viêm nhưng không làm hết viêm. Thuốc liệt thể
2.2.2.

mi ít cần đến.
Viêm màng bồ đào trước mạn tính do giang mai
Khi bị giang mai mắc phải, viêm mống mắt thể mi là biến chứng mắt thường
gặp nhất và xuất hiện trong giai đoạn 2 của bệnh.
Triệu chứng thường gặp: dãn mao mạch trong nhu mô mống, trông giống như
nhú mạch trên bề mặt mống mắt.
Kế đến là viêm nhu mô giác mạc với những mạch máu rỗng ở giai đoạn cuối
của bệnh, mặc dù triệu chứng này thường gặp ở giang mai bẩm sinh hơn.
Tổn thương bán phần sau thường kết hợp là: viêm dịch kính, viêm hắc võng
mạc, viêm mạch máu, viêm thị thần kinh, viêm gai thị võng mạc.
Cận lâm sàng:

2.2.3.

Xác định nhiễm trùng mới, đang hoạt động: VDRL, RPR
Xác định đã nhiễm trùng: FTA – ABS, MHA tiền phòng.
Khi đã xác định giang mai phải làm thêm xét nghiêm AIDS trên những bệnh
nhân này.
Viêm màng bồ đào trước do lao
Lâm sàng: viêm kết giác mạc có bọng, viêm nhu mơ giác mạc, viêm mống mắt
thẻ mi có hạt mạn tính, viêm dịch kính, viêm quanh tĩnh mạch võng mạc, củ lao

ở hắc mạc hay thâm nhiễm lao toàn hắc mạc.
Cũng như giang mai, viêm màng bồ đào do lao cũng có thể do vi khuẩn lao
nhưng cũng có thể do quá mẫn với kháng nguyên lao.
Cận lâm sàng:

2.2.4.

Test da PPR
X quang phổi.
Hội chứng Posner – Schlossman
Còn gọi là cơn glocom thể mi, thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên đến
trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tăng áp lực nội nhãn đến 40-60 mmHg, có phù
nhẹ biểu mơ giác mạc, đồng tử dãn trung bình ở một mắt. Kèm theo viêm màng
bồ đào trước: lắng đọng sau giác mạc mịn và phản ứng tế bào trong tiền phòng,


14

dịch kính trước. Soi góc: góc mở giữa hai đợt kịch phát. Những đợt này có thể
kéo dài vài giờ đến vài tuần.
Bệnh này có thể tự ổn định, khơng ảnh hưởng đến thị trường, do đó khơng
cần điều trị phẫu thuật.
Điều trị trong cơn:
-

Thuốc chẹn beta dạng nhỏ mắt
Thuốc nhỏ corticoid 2-4 lần/ngày
Thuốc co đồng tử trung bình 0,5-2%. Thuốc co đồng tử mạnh và thuốc dãn đồng

3.


tử có thể làm triệu chứng trầm trọng thêm.
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRUNG GIAN
Bao gồm bệnh sarcoid, viêm dịch kính mạn tính, viêm tĩnh mạch do xơ cứng
rải rác, bệnh Lyme hoặc bệnh Toxocara ngoại vi. Tuy nhiên viêm pars plana
không rõ căn nguyên là hình thái thường gặp nhất của viêm màng bồ đào trung
gian.
Viêm pars plana
Là một viêm màng bồ đào trung gian mạn tính với những tổn thương dạng
nấm tuyết (snowballs – tế bào kết tụ trong dịch kính) và dạng đám tuyết
(snowbanks – xuất tiết xơ mạch ở phần dưới pars plana).
Thường gặp ở bệnh nhân <40 tuổi. Triệu chứng đến khám là ruồi bay.
Phù hoàng điểm dạng nang là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực. những
nguyên nhân khác là đục thể thủy tinh dưới bao sau, màng tân mạch trước và
dưới võng mạc và xuất huyết dịch kính.
Có thể có những dấu hiệu của phản ứng tế bào mức độ nhẹ ở tiền phòng,
mống mắt dính sau ít, bệnh giác mạc hình dải và viêm tĩnh mạch võng mạc.
Căn ngun khơng rõ ràng.
Bệnh có thể duy trì hoạt động trong nhiều năm. Khoảng 80% bệnh nhân có
bệnh cả 2 mắt.
Chụp mạch huỳnh quang có thể cho thấy rò tĩnh mạch ngoại vi tỏa lan.
Điều trị khác nhau tùy theo tổn hại thị lực:

-

Nếu có phù hoàng điểm: điều trị bằng corticoid dưới bao tenon sâu phía sau.
Nếu thị lực khơng tăng sau nhiều lần tiêm, tổn hại thị lực có thể trở thành vĩnh


15


viễn. Mục đích của điều trị bằng corticoid là làm giảm phù hồng điểm chứ
-

khơng phải làm giảm tế bào viêm trong dịch kính.
Cắt dịch kính có thể cần thiết để điều trị những trường hợp giảm thị lực trầm

-

trọng do các màng dịch kính dày đặc, xuất huyết dịch kính hoặc co kéo.
Điều trị ức chế miễn dịch tồn thân có thể cần thiết để phịng ngừa mù lịa.

4.

Hình 3.1. Viêm pars plana với hình ảnh “nấm tuyết”.
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO SAU
Khởi phát điển hình đều từ từ, với giảm thị lực, ruồi bay, ám điểm.
Lâm sàng là những tế bào trong dịch kính hay nhiều ổ tổn thương hắc mạc và
võng mạc.
Chẩn đoán viêm màng bồ đào sau phải bao gồm một bệnh sử chính xác và
tồn diện.
Cận lâm sàng: VDRL, FTA-ABS, hiệu giá Toxoplasma, enzyme chuyển hóa
angiotensin và lysozyme huyết thanh, thử nghiệm Lyme, thử nghiêm da PPR.


16

Có thể chỉ định chọc hút dịch não tủy để phân tích tế bào, tế bào học và làm
phản ứng huyết thanh giang mai. Bằng chứng tế bào học của sarcom tế bào lưới
(u lympho tế bào lớn) ở dịch não tủy có thể có giá trị chẩn đốn.

Cắt dịch kính có thể cung cấp thơng tin làm rõ bệnh căn bằng hiệu giá kháng
thể, nuôi cấy và tế bào học.
Có thể chia thành hai nhóm dựa vào đặc điểm giải phẫu chung: viêm hắc mạc
và viêm võng mạc. Trong hai nhóm này bệnh có thể có những tổn thương khu
trú, nhiều ổ hay tỏa lan. Viêm lân cận có thể có viêm võng hắc mạc hay viêm
4.1.

hắc võng mạc. Thường có viêm dịch kính kèm theo.
Bệnh Toxoplasma
Toxoplasma gondii là một ký sinh trùng đường ruột ở mèo. Các noãn bào
được thải ra ở phân mèo và các loại gặm nhấm hoặc chim ăn phân mèo có thể
trở thành ổ chứa hoặc túc chủ trung gian của ký sinh trùng. Từ đó có thể truyền
Toxoplasma từ phân mèo tới các nguồn thực phẩm của người, bao gồm cây cối
và các động vật ăn cỏ. Người có thể bị nhiễm nhiều nhất là do ăn thịt sống và
thịt tái chứa các nang. Có thể phịng ngừa là tránh ăn thịt sống và các thức ăn
tương tự. Phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma trong thời ký có thai có thể truyền cho
bào thai gây biến chứng trầm trọng ở mắt, thần kinh trung ương và tồn thân.
Tùy vị trí tổn thương, bệnh nhân có thể thấy những chấm lơ lửng trước mắt
hoặc giảm thị lực. Nói chung, khi bệnh khởi phát, phần trước thường khơng
viêm. Tuy nhiên, đơi khi có thể xảy ra một viêm u hạt kèm theo tăng nhãn áp,
đặc biệt ở bệnh tái phát.
Khi khám: vẩn đục dịch kính, có một tôn thương mờ nhạt màu vàng trắng, hơi
nhô lên ở đáy mắt, thường nằm cạnh một sẹo hắc võng mạc. Những tổn thương
này thường nằm ở cực sau và đôi khi ngay sát đầu thị thần kinh.
Các mạch máu võng mạc ở gần tổn thương hoạt tính có thể viêm quanh mạch.
Tĩnh mạch bọc trắng tỏa lan, động mạch bọc trắng từng đoạn.
Chẩn đoán: dựa vào tổn thương đặc hiệu ở đáy mắt, viêm võng hắc mạc hoại
tử thành ổ.
Sự hiện diện của kháng thể Toxoplasma trong huyết thanh của bệnh nhân và
loại trừ các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây tổn thương hoại tử đáy mắt (giang

mai, CMV, nấm).


17

Hình 4.1. Bệnh Toxoplasma
Điều trị:
-

Tổn thương võng mạc ngoại vi khơng kèm giảm thị lực dáng kể hoặc viêm dịch
kính có thể khơng cần điều trị. Những tổn thương này thường trong vòng 3 tuần

-

đến 6 tháng.
Viêm màng bồ đào trước có thể điều trị bằng các corticoid và liệt thể mi tại chỗ.
Điều trị tiêu chuẩn gồm:
Pyrimethamin: liều khởi đầu 150mg tiếp theo là 25mg/ngày trong 6 tuần.
Sulfonamide: 1g x 4 lần/ngày trong 6 tuần.
Axit folic: 3mg tiêm bắp 3 lần/tuần. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu

-

hàng tuần.
Clindamycin: 300mg x 4 lần/ngày tỏ ra hiệu quả trong điều trị tổn thương cấp
tính khi dùng phối hợp với các thuốc khác.


18


Corticoid cần dùng hết sức thận trọng, và chỉ dùng sau khi dùng các kháng
sinh ít nhất một ngày. Liều 60-100mg prednisone/ngày để khống chế những tổn
thương viêm cấp tính đe dọa hủy hoại hoàng điểm hoặc thị thần kinh. Cần tránh
tiêm prednisone tại chỗ dẫn đến sự tăng sinh khơng kiểm sốt được của tác nhân
và những kết quả lâm sàng tai hại.
Quang đơng và lạnh đơng có kết quả hạn chế. Quang đơng những tổn thương
tân mạch có thể ngăn ngừa mất thị lực xuất huyết dịch kính.
Cắt dịch kính có thể có ích khi các màng viêm hoặc các thể lơ lửng gây ra
4.2.

những triệu chứng đáng kể và làm cho quá trình viêm kéo dài.
Bệnh nấm Candida
Bệnh do nấm Candida tăng lên rõ rệt do việc sử dụng rộng rãi liệu pháp ức
chế miễn dịch, bồi bổ quá mức và ma túy tiêm tĩnh mạch. Đôi khi còn gặp trong
bệnh AIDS do dùng ma túy tiêm tĩnh mạch.
Triệu chứng: giảm thị lực hoặc nhìn thấy thể lơ lửng.
Những tổn thương cực sau có màu trắng với bờ nham nhở kích thước thay đổi từ
vết dạng bơng nhỏ tới nhiều đường kính gai thị, những tổn thương bắt đầu từ
võng mạc và gây xuất tiết vào dịch kính. Tổn thương ngoại vi có thể giống như
viêm pars plana.
Chẩn đốn dựa vào cấy máu dương tính trong giai đoạn nhiễm Candida máu.
Cần nghĩ đến khả năng này ở những bệnh nhân được đặt ống truyền nội tĩnh
mạch, bồi bổ quá mức, điều trị toàn thân bằng các kháng sinh, corticosteroid,
thuốc chống chuyển hóa.
Điều trị: Amphotericin B, Ketoconazole dùng đường tĩnh mạch, cạnh nhãn
cầu, nội nhãn.
Điều trị nhanh chóng những tổn thương ngoại vi mang lại tiên lượng tốt,
nhưng những tổn thương trung tâm hiếm khi cứu vãn thị lực do tổn thương các

4.3.

4.3.1.
4.3.1.1.

tế bào cảm thụ trung tâm.
Bệnh do virus
Các bệnh Herpes
Hội chứng hoại tử võng mạc cấp tính
Hiếm gặp, xảy ra ở bệnh nhân khỏe mạnh, tuổi thanh niên hoặc trung niên
khoẻ mạnh đến khám vì mờ mắt.


19

Viêm phần trước nhiều mức độ.
Trong dịch kính xuất tiết tế bào dày đặc.
Hoại tử võng mạc biểu hiện bằng những vùng võng mạc dày lên, màu trắng,
đục, kèm xuất huyết rải rác. Võng mạc ngoại vi thường có tổn hại vòng quanh
với ranh giới rõ ràng giữa lành và bệnh. Bong võng mạc xảy ra ở 70% trường
hợp.
Chẩn đoán dựa vào hình ảnh lâm sàng.

Hình 4.2. Hoại tử võng mạc cấp tính
Điều trị:
-

4.3.1.2.

Acyclovir tiêm tĩnh mạch 1500mg/m2/ngày chia làm 3 liều x 7-10 ngày.
Heparin – Warfarin trong 2-3 tuần để chống hiện tượng nghẽn mạch.
Corticosteroid cạnh cầu hoặc toàn thân khi viêm võng mạc bắt đầu kết thúc hoặc

viêm trong dịch kính giảm đi.
Quang đơng có thể ngăn chặn bong võng mạc sớm.
Cắt dịch kính và đai củng mạc có thể làm cho võng mạc hết bong.
Bệnh do CMV
Triệu chứng của bệnh bẩm sinh: sốt, giảm tiêu cầu, thiếu máu, viêm phổi, gan
lách to. Kèm theo đục thể thủy tinh, nhiều tổn thương võng mạc ngoại vi và hủy
hoại mơ nhẹ. Cũng có thể xảy ra teo thị thần kinh.


20

Triệu chứng của bệnh mắc phải: những vùng hoại tử võng mạc màu trắng
vàng, xuất huyết, mạch máu bọc trắng và thu hẹp. Cũng thấy những vi phình
mạch.
Tủa được thấy ở mặt sau dịch kính bong.
Có thể có viêm phần trước nhãn cầu mức độ nhẹ đến vừa phải. Có thể có
bong võng mạc do rách với những lỗ rách ở các vùng hoại tử.
Có thể tăng sinh trước võng mạc ồ ạt và xuất hiện muộn các lỗ rách mới.
Diễn tiến của bệnh võng mạc do CMV thường gây hủy hoại võng mạc nhiều
và bong võng mạc do rách.

Hình 4.3. Viêm võng mạc do CMV
5.
5.1.
5.1.1.

VIÊM TOÀN MÀNG BỒ ĐÀO
Bệnh u hạt
Bệnh Sarcoit
Viêm màng bồ đào là viêm mắt thường gặp nhất trong bệnh Sarcoit. Thường

gặp ở người Mỹ da đen, gấp 10 lần người Mỹ da trắng. Thường gặp ở tuổi 2050.
Là bệnh đa hệ thống, chủ yếu gây tổn hại chức năng phổi, cũng có thể ảnh
hưởng đến chức năng gan và gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương.
Thường có những u hạt ở hốc mắt, mi mắt, kết mạc nhãn cầu, thâm nhiễm

-

tuyến lệ gây viêm giác mạc khô.
Viêm mống mát thể mi u hạt mạn tính là biểu hiện đặc trưng của bệnh Sarcoit:
Tủa giác mạc dạng mỡ cừu, thâm nhiễm dạng đồng tiền, đục nội mơ giác mạc

-

phía dưới.
Hạt Koeppe và Busacca trên mống mắt hay những u hạt lớn trên mống mắt.


21
-

Dính mống mắt gây glocom thứ phát.
Các cụm tế bào màu trắng (đám tuyết) trong dịch kính và nằm phía dưới.
Tổn thương phần sau ít phổ biến: u hạt dạng nốt kích thước khoảng ¼ đường
kính gai thị ở vong mạc và hắc mạc. U hạt dọc theo các tiêu tĩnh mạch. Viêm
quanh tĩnh mạch dạng thẳng hoặc mảng. Phù hồng điểm dạng nang thường gặp.
Có thể gặp tân mạch võng mạc, phù gai, u hạt thị thần kinh.
Xét nghiệm:

-


Thử nghiệm men chuyển Angiotensin huyết thanh.
Chụp X quang ngực.
Lysozyme huyết thanh.
Chụp cắt lớp đầu cổ bằng gallium giới hạn.
Sinh thiết da, kết mạc, những tổn thương nghi ngờ phát hiện ra tổn thương cơ
bản: u hạt dạng tế bào biểu mơ khơng bã đậu hóa.

Hình 5.1. Dính mống mắt sau và các nốt mống mắt ở bệnh nhân Sarcoit
A- Nốt Koepper, B- Nốt Busacca, C- Nốt Berlin
5.1.2.

Bệnh lao
Thường gặp lao hắc mạc (do vi khuẩn lao hiếu khí) là những nốt trắng vàng,
kích thước từ 1/6-1/2 đường kính gai thị, bờ khơng rõ ràng. Có thể xuất hiện
những khối lớn đơn độc hơn, kích thước bằng vài đường kính gai thị, viêm mạch


22

võng mạc, viêm quanh tĩnh mạch, tắc mạch, viêm dịch kính dày đặc, viêm gai
thị.
Điển hình bệnh nhân lao mắt mạn tính có viêm mống mắt thể mi mạn tính, có
thể kèm viêm bán phần sau do tổn hại hàng rào máu thủy dịch, đục dịch kính
tăng dần và phù hồng điểm dạng nang.
Chẩn đốn phức tạp vì hầu hết bệnh nhân lao phổi khơng có bệnh mắt và
nhiều bệnh nhân lao mắt khơng có bệnh phổi hoạt tính hay X quang phổi bình
thường. Cần hợp tác với chuyên khoa lao trong chẩn đoán và áp dụng phác đồ
5.1.3.

điều trị tồn thân tích cực.

Nhãn viêm giao cảm
Là một viêm tồn màng bồ đào u hạt hai mắt xảy ra sau chấn thương một mắt,
sau đó là giai đoạn tiềm tàng và sự xuất hiện viêm màng bồ đào ở mắt khơng bị
chấn thương.
Thời gian xuất hiện có thể xảy ra sau chấn thương 10 ngày hoặc sau 50 năm
(thường sau 8 tuần).
Bệnh căn của nhãn viêm giao cảm còn chưa rõ. Những giả thuyết gồm: quá
mẫn với sắc tố, tác nhân nhiễm trùng, mẫn cảm với kháng nguyên S của võng
mạc hay các protein của võng mạc hay màng bồ đào.
Việc đóng tốt các vết thương hay bỏ nhãn cầu những mắt bị tổn thương trầm
trọng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhãn viêm giao cảm.
Điều trị:

5.1.4.

Corticoid tại chỗ, tồn thân, cạnh cầu.
Thuốc dãn đồng tử
Thuốc chống chuyển hóa khi corticoid khơng có tác dụng giảm viêm.
Hội chứng Harada – Vogt – Koyanagi
Hiếm gặp, nhóm bệnh nhân tăng sắc tố được coi là nhóm nhiều nguy cơ.
Dấu hiệu ở mắt:

-

Giảm thị lực, đỏ mắt, đau dữ dội, sợ ánh sáng.
Bạch biến quanh rìa.
Viêm bán phần trước: tủa giác mạc có kích thước thay đổi từ rất nhỏ đến rất lớn,

-


bít đồng tử, dính mống mắt, nhãn áp thấp.
Viêm bán phần sau: viêm hắc mạc phù xuất tiết, đục dịch kính, phù gai thị, bong
võng mạc do xuất tiết sau đó tự áp trở lại.


23
-

Trong quá trình hồi phục, hắc mạc bị mất sắc tố làm cho đáy mắt có màu đỏ da
cam (đáy mắt mặt trời lặn), có thể tổn hại biểu mơ sắc tố võng mạc với những
vùng teo và tăng sắc tố khu trú.

Hình 5.2. Bong võng mạc thanh dịch
Dấu hiệu ở thần kinh trung ương:
-

Sốt, cứng gáy, hôn mê, động kinh, liệt chi, liệt nửa người và những dấu thần

-

kinh khu trú.
Bệnh lý thị thần kinh.
Điếc tạm thời hay ù tai xảy ra sớm (30% bệnh nhân).
Xét nghiệm dịch não tủy: tăng số lượng lympho bào nhưng có tính chất nhất
thời.
Dấu hiệu ở da và tóc:

-

Rụng tóc, rụng lơng, bạch biến.

Bệnh căn còn chưa biết rõ. Hiện cho rằng cơ chế miễn dịch đối với protein liên
kết với melanin của màng bồ đào, những hắc tố bào, biểu mô sắc tố.
Chẩn đoán

-

Chủ yếu dựa vào lâm sàng, cần phân biệt với nhãn viêm giao cảm.
Chụp mạch huỳnh quang quá ích cho thấy những vùng rò thuốc khu trú dưới

-

võng mạc ở thì sớm.
Siêu âm: dày hắc mạc lan tỏa.
Điều trị tương tự như những viêm màng bồ đào toàn thể khác. Bệnh có thể tái
phát.


24

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.
a.
b.
c.
d.
e.
2.
a.
b.
c.

d.
e.
3.
a.
b.
c.
d.
e.
4.

Chẩn đoán nhãn viêm đồng cảm được dựa vào:
Viêm mống mắt thể mi tồn tại ở mắt sang chấn.
Hiện diện tế bào trong tiền phòng ở mắt còn lại.
Giảm nhãn áp ở mắt sang chấn.
Giảm nhãn áp ở mắt cịn lại.
Khơng có câu nào ở trên.
Bệnh nào sau đây khơng là viêm MBĐ có nguồn gốc miễn dịch:
Hội chứng Reiter
Fuchs
Nhãn viêm giao cảm
Bệnh Behcet
Viêm mủ nội nhãn
Nguyên tắc điều trị corticoid trong VMBĐ là:
Khơng có liều chung cho tất cả bệnh
Có giảm liều
Liều lượng tuỳ theo mức độ trầm trọng của bệnh
Cần theo dõi tác dụng phụ
Tất cả các câu trên
Trong số những dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không phải là triệu chứng của viêm


1.

mống mắt thể mi
Đau vùng DTK số V
Dãn đồng tử
Cương tụ rìa
Tủa sau giác mạc
Tyndall tiền phòng
Trong VMBĐ trước cấp, biểu hiện chủ yếu của mắt là:
Viêm giác mạc chấm nông
Tủa sau giác mạc
Đồng tử dãn vừa và mất phản xạ
Nhãn áp cao
Đục dịch kính
Đáp án: 1b, 2e, 3e, 4b, 5b
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Thị Hoàng Lan, Viêm màng bồ đào, Nhãn Khoa Lâm Sàng, Nhà xuất bản y

2.

học, 155-177.
Sunir J. Gard, Uveitis, Color Atlas & Synopsis of Clinical Opthalmology,

3.

Wolters Kluwer.
Intraocular Inflammation and Uveitis, Basic and Clinical Science Course.

a.
b.

c.
d.
e.
5.
a.
b.
c.
d.
e.


25


×