Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Để sinh con khỏe mạnh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 5 trang )

Để sinh con khỏe mạnh


Lắng nghe những thông tin từ bác sĩ sản khoa là không thừa khi hiện
nay thực phẩm đang bị lạm dụng quá nhiều thuốc tăng trưởng, trong khi
nhiều thai phụ lại chủ quan cho rằng “tôi khỏe mạnh sẽ sinh con mạnh
khỏe”.
Bạn là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bạn mới lập gia đình và đang có kế
hoạch sinh em bé. Cần phải chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này từ trước đó một năm
hoặc ít nhất là 3 tháng. Nếu bạn quá gầy, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai
nhi vì mẹ yếu hoặc biếng ăn sẽ sinh con y hệt, vì thế phải lên kế hoạch tăng cân
(bằng tập thể dục và ăn uống khoa học) trong vòng 1 năm trước khi mang thai.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà (trưởng phòng khám thai Bệnh viện Từ Dũ) khẳng
định: việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai rất quan trọng và bạn không nên
đợi đến khi xảy ra vấn đề mới phải can thiệp bằng điều trị. Phòng luôn tốt hơn
chữa.
Trước khi mang thai
- Cần điều trị ổn định các bệnh tiểu đường, cao huyết áp để tránh trẻ nhẹ
cân, sinh non.
Lưu ý khi mang thai
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo dõi cân nặng: Khi mang thai, bà mẹ có thể tăng trung bình 12 kg,
trong đó 7 kg sử dụng cho thai nhi phát triển, 5 kg dự trữ để tiết sữa. Các bà mẹ
đừng để cân nặng tăng quá nhiều, sẽ không có lợi cho cả mẹ và bé.
Khám thai định kỳ.
Giữ gìn vệ sinh trước và trong thời kỳ mang thai.
Hạn chế đi xe máy, xe đạp, nếu đi thì nên đi với tốc độ chậm.
Không uống rượu, cà-phê.
- Ăn uống đủ chất. Bổ sung vitamin và khoáng chất (đặc biệt là sắt và a-xít
folic). Khi mang thai nhu cầu sắt cao hơn bình thường nên người mẹ phải bổ sung
trước khi mang thai 3 tháng và đến cuối thai kỳ. Do khi có thai cơ thể phải tạo ra


nhiều máu để đem chất dinh dưỡng đến thai nên tim phải làm việc nhiều hơn,
khiến bạn mệt mỏi.
-Kiểm tra toàn diện sức khỏe xem có bệnh lý gì hay không, nghe tư vấn về
những nguy cơ nếu trước đó đã từng phá thai. Tiêm ngừa rubella hoặc một số bệnh
truyền nhiễm khác theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có thai

3 tháng đầu:
Khi nhận biết những dấu hiệu khác thường của cơ thể, bạn cần đến bệnh
viện để xác định mình có thai hay không và lên kế hoạch cho đứa con sắp chào
đời. Bác sĩ sẽ làm nhiệm vụ quan trọng là chẩn đoán tuổi thai và ngày dự sinh.
Tiếp theo, bạn sẽ được khám toàn diện bệnh nội khoa (thiếu máu, thiếu sắt,
viêm tiết niệu); khám tử cung, cổ tử cung, buồng trứng để xem có khối u bất
thường, có thai bình thường hay bất thường; xem thai bên trong hay ngoài tử cung
bằng siêu âm hoặc xét nghiệm máu.

3 tháng giữa:
Tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi; làm xét nghiệm sàng lọc trước
sinh (kiểm tra hội chứng down lần 2), làm siêu âm hình thái học và tiêm phòng
uốn ván.

3 tháng cuối:
Xác định ngôi thai. Theo bác sĩ sản khoa, ngôi đầu là thuận tiện nhất giúp
sản phụ dễ sinh, nếu thai nhi có ngôi mông hoặc ngôi ngang sẽ được bác sĩ xem
xét mổ.
Nếu thai kỳ có nguy cơ, bạn cần chọn nơi sinh đáng tin cậy (điều này rất
quan trọng cho những thai phụ ở ngoại thành, nông thôn). Những cơ sở y tế lớn sẽ
có bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp xử lý kịp thời những bất thường.

×