CHUYÊN ĐỀ:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS
……………***……………
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
- Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, máy vi tính ngày càng
thu nhỏ gọn nhưng mạnh hơn, các phần mềm ngày một có nhiều chức năng hơn và dễ sử
dụng hơn. Sự phát triển nhanh của ngành khoa học kĩ thuật và xu hướng cá thể hóa học tập
do có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, làm cho quan hệ giữa dạy – học, giữa thầy và
trò có nhiều thay đổi. Vai trị của người thầy chuyển dần sang người hướng dẫn học sinh tiếp
nhận tri thức, dạy học sinh cách tự học và học suốt đời.
- Bộ môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đặc trưng nhận thức của bộ mơn Sinh
học là thí nghiệm trực quan gắn liền với những khái niệm trừu tượng. Để học sinh nhận thức
tốt các kiến thức về sinh học, giáo viên cần phải dùng các phương tiện trực quan như: Mơ
hình, tranh ảnh, thí nghiệm… để cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng. Ngày nay với sự hỗ
trợ của máy vi tính, nhất là các phần mềm ứng dụng: Microsoft Office Powerpoint 2003,
Microsoft Office Front Page 2003, violet… giúp người giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh quan sát đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống của các sinh vật, mô tả được các quá trình
sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật, động vật và con người một cách sinh động dễ hiểu và
hấp dẫn. Người giáo viên có thể tự thiết kế các phần mềm theo ý tưởng riêng mình giúp học
sinh chủ động hiểu biết được kiến thức sinh học. Với mong muốn áp dụng phương tiện dạy
học hiện đại trong dạy học sinh học, giúp học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học
kĩ thuật, nhằm giảm bớt khối lượng lớn công việc của người giáo viên và nâng cao dần chất
lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Từ những lí do trên nên tơi quyết định chọn
chuyên đề: “Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở
trường THCS”
II. NỘI DUNG:
Việc sử dụng bài giảng điện tử rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy rằng trong trường trung học cơ sở đã thấy xuất hiện nhiều tiết dạy tốt của giáo viên
theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng chủ
yếu là trong các đợt thao giảng, thi dạy giỏi. Tình trạng khá phổ biến vẫn là dạy học theo
phương pháp dùng lời (giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa bằng tranh), hậu quả
là học sinh chưa biết tự học theo hướng tích cực chủ động.
- Những nguyên nhân thường được nêu ra là:
+ Học sinh vẫn quen lối học thụ động, gây khó khăn cho việc áp dụng lối dạy học hoạt
động tích cực.
+ Phương tiện thiết bị ở các trường cịn q nghèo, khơng thuận lợi cho việc áp dụng
phương pháp dạy học mới.
+ Nhiều giáo viên còn lúng túng khi thiết kế, diễn trình giáo án điện tử hoặc do chưa
cập nhật kịp thời những kiến thức cơ bản về tin học.
- Giáo án điện tử là sự phối hợp một cách chặt chẽ, hợp lí và khoa học giữa giáo án viết
tay với các thiết bị dạy học hiện đại (vi tính).
Bước chuẩn bị:
- Xác định loại bài dạy, mục tiêu của bài dạy.
- Chuẩn bị ý tưởng – vật liệu
- Các phần mềm cần phối hợp để soạn giáo án.
Bước soạn giáo án
- Khởi động chương trình powerpoint bằng lệnh: Start -> Programs -> Microsoft
Office -> Powerpoint 2003, hoặc nhắp đúp vào biểu tượng Powerpoint trên màn hình
Desktop.
- Tạo slide mới
1. Nhấp New Slide hoặc Crtl + N
2. Tạo màu nền cho slide: click chuột phải vào nền trong slide -> Background -> click
vào màu muốn chọn -> OK.
3. Tạo hiệu ứng cho trang slide trình bày – slide transition (Trong hộp thoại Slide
Transition, ta chọn các thông số hiệu ứng động phù hợp).
- Tạo nội dung trong slide trình bày.
Tạo văn bản cho slide trình bày
4. Bước 1: Mở tập tin soạn thảo: Khi mở một tập tin mới ta có màn hình dưới đây, màn
hình soạn thảo gồm có hai khung.
Khung 1: Click to add title: Dùng để soạn các tiêu đề.
Khung 2: Click to add subtitle: Dùng để thiết kế nội dung các bài giảng.
5. Bước 2: Nhấp chọn khung cần soạn.
6. Bước 3: Chọn font chữ: Thực hiện lệnh Format -> Font, chọn kiểu chữ VNI – Times
hoặc các kiểu VNI khác và Size (cỡ chữ) phù hợp.
Chèn hình ảnh.
7. Để chọn một hình ảnh minh họa vào slide ta thực hiện các bước sau:
8. Bước 1: Thực hiện lệnh: Insert -> picture -> From File
9. Bước 2: Chọn hình ảnh từ thư mục để Insert vào Slide.
Chèn đoạn phim, chèn âm thanh.
10.Bước 1: Chọn slide cần chèn hình ảnh động, vào MENU Insert -> Movies And Sound
-> Movie From File.
11.Bước 2: Trong thư mục phim video ta chọn đoạn phim cần chèn và nhấn OK. Sau đó sẽ
xuất hiện hộp thoại “How do you want the movie to start in the slide show” (Bạn
muốn đoạn phim sẽ bắt đầu lúc nào khi slide trình diễn ?), Chọn Automatically (tự động
bắt đầu khi trình diễn), When Clicked (bắt đầu khi nhấp chuột). Ta nên chọn When
Clicked để khi trình diễn được chủ động hơn.
Chèn âm thanh: Cách làm tương tự như khi chèn hình ảnh động, phim.
12.Bước 1: Thực hiện lệnh Insert -> Movies and Sounds -> Sound From File.
13.Bước 2: Trong hộp thoại Custom Animation, ta nhấp chọn Add Effect, có thể chọn 1
trong 4 dạng hiệu ứng: Entrance, Emphasis, Exit, Motion Paths, chọn một hiệu ứng
tuỳ thích và nhấn OK.
- Tạo nhiều slide liên tiếp cho đến khi hết nội dung bài.
- Liên kết đối tượng trong powerpoint 2003 (nếu có)
14.Khi trình diễn các slide, để có tính chun nghiệp một tí ta phải tạo các nút điều khiển để
liên kết các slide lại với nhau hoặc liên kết với các file giáo án điện tử. Để thực hiện được
các liên kết này ta thực hiện các bước sau:
15.Bước 1: Nhấn chọn Slide cần tạo liên kết, gọi lệnh Slide Show -> và chọn kiểu nút liên
kết hoặc đối tượng cần liên kết.
16.Bước 2: Nhấn nút, đối tượng cần liên kết bằng cách nhấp phải chuột, chọn Hyperlink.
17.Bước 3: Tạo liên kết. Hộp thoại Action Setting xuất hiện, chọn Hyperlink to (liên kết
đến), ta có thể chọn liên kết các slide tuỳ ý, ví dụ ta chọn Next Slide ( tạo liên kết đến
slide tiếp theo) và nhấn OK.
a. Chạy thử, canh thử thời gian.
b. Rút kinh nghiệm để hoàn thiện giáo án.
III. GIẢI PHÁP
Để soạn bài giảng điện tử đạt hiệu quả và nhanh chóng tơi xin đưa ra các giải pháp
sau:
- Hình ảnh: Nên sử dụng hình ảnh minh họa vừa đủ và liên quan đến bài học. Theo qui
luật hướng đích của trí nhớ muốn ghi nhớ tốt cần tập trung sự chú ý vào một mục tiêu rõ
ràng, cụ thể, tránh sử dụng q nhiều hình ảnh minh họa khơng phù hợp làm loãng nội dung
bài học.
- Nền: Nên tạo một màu nền hoặc hai màu nền trong suốt buổi trình diễn, người xem sẽ
nhìn vào đối tượng thường xuyên hơn là vào màu nền, tránh tạo quá nhiều màu nền, màu nền
màu sắc loè loẹt làm mất đi sự tập trung vào bài học.
- Hiệu ứng: Nên sử dụng hiệu ứng phù hợp với nội dung bài học, nếu tạo quá nhiều
hiệu ứng làm cho học sinh thiếu tập trung vào nội dung chính.
- Font chữ: Nên chọn hai font chữ khác nhau: font chữ cho tiêu đề và font chữ cho
phần nội dung bài học hoặc các kiểu chữ đơn giản, dễ đọc. Dùng font chữ tương tự nhau
trong suốt buổi trình diễn. Có thể sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoặc tô màu đỏ… nếu cần
nhấn mạnh ý nào đó. Nếu dùng nhiều font chữ, ánh mắt của học sinh sẽ chậm lại trên những
font chữ cầu kì.
+ Nội dung: Nên trình bày tinh giản hóa nội dung và biểu tượng hóa nội dung, chỉ nên
đưa ra một ý tưởng lớn cho một slide để học sinh dễ tập trung vào nội dung trong slide.
+ Trang slide: Nên tạo một slide hoàn chỉnh với tất cả hiệu ứng, các slide có thành
phần hay nội dung tương tự ta chỉ cần copy slide đó và thay đổi nội dung, làm như vậy sẽ
tốn ít thời gian khi thiết kế. Tránh thiết kế quá nhiều hiệu ứng nhiều màu sắc cho trang slide.
+ Vị trí: Giáo viên nên đứng ở phía trái của phịng học, nghĩa là bên trái điểm quan sát
của học sinh vì mắt sẽ bị phân tán nếu nhìn giáo viên từ phía trái, rồi liếc nhẹ sang phải để
đọc nội dung minh họa. Giáo viên không nên đứng phía bên phải của học sinh hoặc đứng ở
giữa vì lúc đó phải làm việc gấp đơi khi phải thường xuyên xê dịch, di chuyển. Hơn nữa khi
di chuyển như thế sẽ che tầm nhìn của học sinh ngồi ở những bàn đầu.
IV. KẾT LUẬN
Chuyên đề “Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học
ở trường THCS” mang lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy và học tập. Việc ứng dụng cơng
nghệ thong tin trong cơng tác giảng dạy sẽ kích thích được sự hung thú học tập của học sinh.
Bài giảng của giáo viên nhẹ nhàn hơn, giáo viên chủ động trong tiết dạy. Sử dụng phần mềm
powerpoint hay violet giáo viên có thể đưa hình ảnh vào bài giẩng một các dễ dàng, đồng
thời những phần mềm này còn cho giáo viên thiết ké các câu hỏi trắc nghiệm tương tác
nhiều lựa chọn, qua đó kích thích sư hứng thú học tập của học sinh.
V. KIẾN NGHỊ:
Ngày nay công nghệ thơng tin đang phát triển khơng ngừng đó địi hỏi Thầy giáo, Cô
giáo phải phấn đấu hơn nữa để cập nhật nắm bắt am hiểu nội dung kiến thức, kỹ năng cần
chuyển tải cho học sinh trong từng tiết dạy từ đó mới có thể thành cơng nội dung giáo dục
mong rằng chúng ta sẽ thực hiện thường xuyên và xun suốt trong khi giảng dạy chương
trình bộ mơn Sinh học ở trường THCS.
Trước những ưu điểm thiết thực đó cho nên nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các
bổi sinh hoạt chun mơn có ứng dụng cơng nghệ thơng tin đê giáo viên có điều kiện học tập
hơn. Bên cạnh đó nhà trường cần nên đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị như máy chiếu,
máy tính xách tay,…. để phục vụ cơng tác giảng dạy của giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản than tơi rút kết được trong q trình cơng
tác. Trong bài viết này chắc cịn nhiều điều thiếu sót mong q thầy cơ trong tổ nhiệt tình
đóng góp, bổ sung để chuyên đề được hoàn thiện hơn và khi áp dụng đạt hiệu quả hơn trong
quá trình dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
Chánh An, ngày 18 tháng 02 năm 2016
Người viết
Dương Văn Tuấn