Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Sơ cứu ngạt thở do vật lạ lọt vào họng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.58 KB, 3 trang )

Sơ cứu ngạt thở do vật lạ lọt vào họng

Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt
tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra. Nạn nhân có thể
không nói được, chỉ ú ớ trong họng và dùng tay cào vào cổ. Nguyên
nhân của tình trạng trên thường là do dị vật lọt vào họng. Nếu
không được sơ cấp cứu kịp thời, nạn nhân dễ bị tử vong.
Dị vật thường lọt vào họng trong những tai nạn như: thức ăn trào ngược
từ dạ dày lên họng khi nôn, răng giả tụt sâu vào họng, hóc phải hạt cây,
viên bi, trong lúc chơi đùa (ở trẻ em) Đối với mỗi đối tượng, trong
từng hoàn cảnh, các động tác sơ cứu phải được thực hiện khác nhau.
Cấp cứu người lớn
• Tự cấp cứu khi chỉ có một mình
Nếu bị nạn khi chỉ có một mình, bạn hãy tự đẩy ép bụng để tống vật lạ ra
ngoài bằng hai bàn tay của mình theo các bước sau:
- Đứng tựa lưng vào bờ tường phẳng. Dùng một bàn tay nắm chặt, tì sát
phần ngón cái và ngón trỏ vào vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức
(lòng bàn tay úp xuống).
- Sử dụng nắm tay còn lại đấm mạnh vào nắm tay trên bụng, theo chiều
từ trước ra sau và từ dưới lên.
- Nếu không kết quả thì dùng ghế dựa, hãy áp phần bụng phía trên rốn
lên bờ trên của tấm tựa lưng, sau đó dùng sức nặng của thân người gập
xuống thành ghế, tạo một sức ép đẩy không khí từ trong ra. Vật lạ sẽ bị
bắn ra ngoài.
• Khi có người cứu trợ
- Thủ thuật Heimlich:
+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân
sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.
+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài
nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát
vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.


+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và
từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát
và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
Đối với phụ nữ có thai hoặc người béo phệ, vị trí đặt tay trên ngực tốt
nhất là ngay giữa xương ức, cách mỏm ức 2-3 cm. Nên để nạn nhân ngồi
tựa vào ghế để thao tác dễ hơn.
- Thủ thuật vỗ lưng: Đặt nạn nhân ngồi gập người ra trước, đầu thấp
hơn ngực. Người cứu dùng một tay đặt ép giữa ngực ngay trên xương
ức, tay kia vỗ mạnh 4- 5 cái liên tục vào lưng, vùng giữa hai bả vai của
nạn nhân (có thể cho nạn nhân đứng khom người ra phía trước để vỗ
lưng).

- Đối với nạn nhân bất tỉnh:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Người cứu quỳ,
cưỡi ngang đùi nạn nhân, hai đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân.
+ Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay dưới lên vùng bụng trên,
ngay dưới xương ức. Dùng sức chồm thân người ấn đẩy từ trên xuống
dưới và từ bụng hướng lên ngực nạn nhân liên tục 4-5 cái.
Khi vật lạ ra khỏi họng và nằm tại miệng nạn nhân, cần lấy vật này ra
một cách thận trọng. Việc thao tác không đúng có thể đẩy vật lạ tụt vào
họng trở lại.
Cấp cứu trẻ dưới 1 tuổi
- Tư thế nằm sấp: Đặt tay và chân trẻ ở hai bên đùi người cứu, kê cằm
trên gối người cứu, tư thế đầu thấp hơn ngực (không để đầu chúc xuống
quá vì vật lạ khi lọt ra dễ chui vào mũi). Vỗ nhanh 1-5 cái lên vùng lưng,
giữa hai bả vai của trẻ, giúp tống vật lạ ra.
- Tư thế nằm ngửa: Cho trẻ nằm dọc theo một cẳng tay người cứu (bàn
tay này giữ đầu trẻ). Đặt hai ngón của bàn tay còn lại lên vùng ngực,
giữa hai núm vú của trẻ. Dùng sức đẩy của cánh tay người cứu ấn nhanh
và mạnh 4 cái liên tục. Nếu chưa có hiệu quả, có thể thực hiện tiếp tục 4-

5 lần. Mọi thao tác phải thực hiện nhanh, dứt khoát, không quá mạnh.

×