Lỗi thường gặp khi đắp mặt nạ cho da
1. Mỗi ngày đều đắp mặt nạ
Mặt nạ là “dinh dưỡng” bảo vệ da, mặc dù hiệu quả rất tốt nhưng không
nên dùng hàng ngày trừ khi cần thiết.
Một số mặt nạ ghi rất rõ thời hạn và chu kỳ sử dụng. Ví dụ 5 ngày một liệu
trình hoặc 10 ngày dùng 3 miếng. Nếu muốn đạt được hiệu quả tốt nhất nên
nghiêm túc tuân thủ theo nguyên tắc qui định. Nếu trong một thời gian dài
dùng liên tục thì mỗi tuần 2 - 3 lần là đủ, nếu không da mặt dễ bị “bội thực”
dinh dưỡng.
Mặt nạ đắp trực tiếp lên mặt nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra dị ứng cho
da, từ đó dễ gây ra mụn, mọng đỏ, làm cho lớp biểu bì non mất đi khả năng
đề kháng. Mặt nạ bổ sung nước bình thường không phải dùng, chỉ khi nào
thời tiết khô hanh, da khô mới nên dùng. Mặt nạ trắng da khi đi du lịch
hoặc đi công tác ở ngoài thì nên dùng hàng ngày.
2. Vừa tắm vừa đắp mặt nạ
Vừa tắm vừa đắp mặt nạ thực ra là một cách thông minh để tiết kiệm thời
gian nhưng không phải loại nào cũng thích hợp. Chỉ loại mặt nạ hoa quả là
hiệu quả nhất còn mặt nạ đắp trực tiếp lên mặt không nên dùng, bởi vì hơi
nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu
quả của mặt nạ.
Ngoài ra, khi tắm bạn có thể vừa tắm vùa bôi kem mát - xa mặt, vì hơi nước
sẽ giúp làm mềm các tế bào chết của da, giúp tẩy sạch da chết dễ dàng hơn.
3. Da dầu không nên đắp mặt nạ
Mặt nạ rất cần cho da dầu. Những người có làn da này có thể chọn 3 loại
sau: mặt nạ khống chế dầu, mặt nạ làm sạch tận sâu trong da và mặt nạ giữ
ẩm do đặc trưng của làn da này là thường xuyên thiếu nước, bề mặt da
thường vừa khô vừa dầu.
Đối với loại da dầu thì thứ tự dùng mặt nạ phải có quy tắc, trong một tuần
dùng mặt nạ khống chế dầu và mặt nạ giữ ẩm, cách tuần sau lại dùng mặt
nạ làm sạch và mặt nạ giữ ẩm.
4. Mặt nạ tự nhiên luôn tốt nhất
Rất nhiều chị em sau khi xem ti vi, tạp chí “bày” cách tự làm mặt nạ đã
nhanh chóng áp dụng. Đây là một cách vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhưng
thực chất hiệu quả của chúng chỉ rất có hạn. Khi vừa làm xong, bạn cảm
thấy ngay hiệu quả, da trơn mượt nhưng đến ngày hôm sau thì da lại trở về
trạng thái cũ.
Nguyên nhân là do thành phần loại mặt nạ tự chế này hoàn toàn tự nhiên,
chưa được xử lý nên các phân tử vi chất trong nó rất lớn, da không thể hấp
thụ. Vì vậy, mặc dù dơn giản, tiết kiệm nhưng lại không có hiệu quả.
5. Thường xuyên sử dụng mặt nạ dạng dính
Mặt nạ dạng dính là lợi dụng sự dễ dàng kết dính và tiếp xúc của mặt nạ với
làn da, khi đắp xong, lúc bóc mặt nạ cũng là lúc mụn đầu đen, da chết và
dầu mỡ đều lần lượt “bong” theo.
Mặt nạ dạng dính có tác dụng làm sạch rất mạnh nhưng gây tổn thương cho
da cũng rất lớn. Nếu dùng không đúng có thể làm hỏng da, to lỗ chân lông
và dễ dị ứng da. Vì vậy, bạn nên thỉnh thoảng dùng mặt nạ dạng dính, có
thể dùng mặt nạ bổ sung protein dạng đắp để thay thế.
6. Không sử dụng mặt nạ cho mắt
Độ dày da mắt chỉ bằng ¼ da thường, vì vậy da mắt càng cần phải được bảo
vệ. Rất nhiều mặt nạ, đặc biệt là loại làm sạch làm trơn da, thành phần
trong đó sẽ gây kích ứng cho làn da yếu đuối ở vùng mắt, vì vậy nên tránh
sử dụng.
Nhưng nếu muốn tăng cường bảo vệ da vùng mắt, sử dụng mặt nạ mắt là
cần thiết. Đặc biệt là trong trường hợp các vùng da quanh mắt thiếu nước,
thiếu dinh dưỡng, gây ra nếp nhăn thì cần phải tập trung “bảo dưỡng”.
Mặt nạ mắt mỗi tuần đắp 1 - 2 lần là được và nên kết hợp dùng với kem
mắt mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Tuyệt đối không được lãng phí “tinh chất” trong mặt nạ
Bạn có ý thức tiết kiệm là rất tốt nhưng phải dùng đúng lúc đúng chỗ. Nếu
thời gian đắp mặt nạ quá lâu sẽ dẫn đến da mất nước, mất dinh dưỡng. Vì
vậy ngoài tuân thủ chỉ dẫn ra, bạn có thể dựa vào các loại mặt nạ khác nhau
để áp dụng cho từng thời gian khác nhau.
Những loại mặt nạ dạng bột, dạng đắp thì thường 15 - 20 phút sau là phải
rửa đi để tránh mặt nạ khô, hấp thụ trở lại dinh dưỡng trong da. Nếu bạn
thực sự “tiếc” những “chất tinh hoa” có trong mặt nạ thì bạn cũng có thể
đắp nó lên các bộ phận khác của cơ thể.
8. Mặt nạ không nên quá dày
Mặt nạ cần phải dày một chút có đúng không? Đúng thế. Mặt nạ dày đắp
lên mặt, nhiệt độ da tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn máu, làm cho thành phần
dinh dưỡng trong tế bào thẩm thấu và khuếch tán càng tốt hơn. Những chất
protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biều bì da, được giữ lại, làm
cho da trơn mịn, căng bóng. Nhiệt độ da tăng lên còn làm mềm các tế bào
chết, lỗ chân lông nở to, làm cho những chất cặn bẩn tích luỹ ở bên bị
“đẩy” ra.
Cho dù bạn dùng bất cứ loại mặt nạ nào thì cũng phải đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng, không nên phạm vào các lỗi trên. Mặt nạ đắp mặt nên kết hợp dùng
với mặt nạ mắt mới phát huy hết được tác dụng của nó. Dùng mặt nạ bổ
sung protein và mặt nạ mắt chống nhăn là thích hợp nhất.
Những sai lầm khi điều trị mụn trứng cá
Theo thống kê, có tới hơn 80% thanh thiếu niên Việt Nam bị mụn trứng cá.
Thực trạng trên không chỉ là mối quan tâm, bức xúc của thanh thiếu niên mà còn
của các bậc phụ huynh. Theo khảo sát cho thấy, đa số người bị mụn ở độ tuổi
thanh thiếu niên thường có những nhận thức sai lầm trong quá trình điều trị, chăm
sóc da khi bị mụn trứng cá. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, đồng thời giúp việc điều trị
mụn trứng cá hiệu quả hơn, nhóm bác sỹ chuyên khoa Da liễu nêu lên một số sai
lầm cần tránh trong quá trình điều trị mụn trứng cá:
- Tự nặn mụn cho nhanh khỏi:
Đây là một thói quen thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân bị mụn trứng cá.
Khi tự ý nặn mụn, nhất là trong giai đoạn các tổn thương đang viêm nhiễm sẽ làm
tăng nguy cơ lan rộng các ổ viêm sang vùng da lành, đồng thời để lại các vết sẹo
thâm trên mặt.
- Sử dụng các loại kem trộn không rõ nguồn gốc trên thị trường, hoặc
các loại kem trộn chứa thành phần corticoid:
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ thường sử dụng các loại kem trộn theo truyền
miệng mà không rõ nguồn gốc, hoặc tự trộn một số thành phần trong đó có cả
corticoid để điều trị mụn trứng cá. Mặc dù trong 1, 2 ngày đầu mụn có vẻ giảm,
nhưng sau đó gây nên nhiều phản ứng phụ như: teo da, rạn da, nổi mụn trứng cá
đỏ rất nhiều… gây khó khăn trong việc điều trị.
- Dùng xà phòng, chất sát khuẩn mạnh trà sát, rửa mặt nhiều lần trong
ngày:
Làn da bị mụn cần được vệ sinh tốt để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn. Điều
này không có nghĩa là bạn nên rửa mặt 5-6 lần trong ngày bằng xà phòng diệt
khuẩn hay chất tẩy rửa mạnh. Sự trà sát quá mức sẽ khiến làn da vốn mẫn cảm lại
càng dễ bị kích ứng, nổi mụn hơn. Các BS Da liễu khuyến cáo nên sử dụng sản
phẩm sữa rửa mặt có pH trung tính, làm sạch nhẹ nhàng, thích hợp với từng loại
da. Khi rửa chỉ nên xoa nhẹ nhàng để không kích ứng hoặc làm trầy, xước các
mụn đang bị viêm, nên rửa sạch mặt ngay khi ra đường về, thường thì nên rửa 2-3
lần/ ngày.
- Tâm lý nóng vội trong điều trị mụn trứng cá:
Nhiều bạn trẻ thường muốn mụn trứng cá khỏi nhanh nên sử dụng các chế
phẩm điều trị mụn trứng cá quá liều: rửa mặt nhiều lần trong ngày, bôi liên tục các
chế phẩm chống viêm Một số người thì thay đổi thuốc liên tục trong 1,2 ngày
đầu nếu không thấy khỏi. Các nguyên nhân trên dẫn đến mụn bị kích ứng nhiều
hơn, thậm chí nổi thêm mụn trứng cá do vùng da lành bị dị ứng, rát.
- Quan niệm mụn trứng cá đơn giản chỉ do “gan nóng”:
Như chúng ta đều biết, mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm
nang lông tuyến bã - là các tuyến nằm dưới da, cạnh lỗ chân lông, bài tiết chất
nhờn giúp da mềm mại và có độ ẩm nhất định. Khi các tuyến này tiết nhiều, miệng
tuyến bã bị bịt kín do sừng hóa, bụi bẩn… các chất nhờn sẽ tích tụ tạo thành nhân
mụn. Trường hợp có sự tác động của vi khuẩn P.acnes có sẵn trong nang lông
tuyến bã tăng sinh, của các tụ cầu, P. ovale… bội nhiễm từ ngoài gây nên mụn mủ,
mụn bọc.
Nếu không bị nhiễm trùng thì sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi
mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của
nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen. Ngoài ra, có nhiều
nguyên nhân làm mụn trứng cá nặng thêm, hoặc tái phát liên tục như: Nhiệt độc
tích tụ (cơ thể nóng trong, rối loạn quá trình thanh thải nhiệt độc… ); thay đổi nội
tiết; căng thẳng thần kinh (lo âu, mất ngủ); rối loạn tiêu hóa (táo bón, ăn nhiều đồ
cay nóng, đường mỡ… ); lạm dụng các mỹ phẩm không hợp với da, các chế phẩm
có chứa Corticoid…
Theo quan điểm YHCT, mụn trứng cá (hay còn gọi là Thanh Xuân đậu) do
phong nhiệt tích tụ ở kinh phế, hoặc do huyết nhiệt, hoặc do ăn nhiều chất cay
nóng, dầu mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hoá kém làm giảm
quá trình thanh thải nhiệt độc trong cơ thể,… ảnh hưởng tới cân bằng sinh lý da
gây nên mụn trứng cá.
Để hạn chế các sai lầm, các BS chuyên khoa da liễu đưa ra phác đồ khuyến
cáo chung trong điều trị mụn trứng cá:
- Rửa sạch mặt trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về: Có thể dùng nước
sạch hoặc sữa rửa mặt hợp với da, thoa rửa nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Khi ra
đường, nên dùng khẩu trang sạch, giảm bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông.
- Không tự ý cạy, nặn mụn.
- Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn
(trường hợp dùng kháng sinh đường uống phải theo chỉ dẫn của bác sỹ), hoặc một
số chế phẩm giúp giảm sừng hóa và nhanh tan nhân mụn.
- Kết hợp uống các thảo dược có tác dụng từ từ giúp tái lập cân bằng sinh lý
da, tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá của các thuốc tác dụng tại chỗ. Từ đó tạo
tác dụng hiệp đồng giúp mụn trứng cá nhanh khỏi hơn đồng thời giảm nguy cơ
mụn mọc thêm và tái phát.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế stress.
Trường hợp viêm da nặng, người bệnh nên đến viện, phòng khám chuyên
khoa da liễu để khám và điều trị.