Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.98 KB, 8 trang )

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang
Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp khơng đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn
hóa kinh doanh mà nó phẩm chất riêng biệt của một tổ chức, là cách để làm cho
nhân viên trở nên ưu tú hơn. Một doanh nghiệp muốn thành cơng chắc chắn phải
gìn giữ và phát huy văn hóa doanh nghiệp trở thành một truyền thống mà tập thể
nhân viên đều làm theo. Tại một địa phương với nhiều doanh nghiệp non trẻ như
Tuyên Quang thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp càng trở nên cần thiết. Bài
viết tập trung tìm hiểu một số kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đánh
giá chung về văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ đó đưa ra
một số gợi ý cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
Từ khóa: doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp.
1. Mở đầu
Một doanh nghiệp giống như một cộng đồng thu nhỏ. Mỗi quốc gia có một nền
văn hóa dân tộc khác nhau, mỗi doanh nghiệp cũng có một nền văn hóa cùng tạo
nên văn hóa doanh nghiệp của một địa phương, một quốc gia giống như cộng đồng
các dân tộc anh em của đất nước. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
chính là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, hiệp hội các doanh nghiệp,
cho đất nước tương tự như việc chúng ta đang bảo tồn văn hóa các dân tộc, phát
huy tinh hoa văn hóa dân tộc để giữ cái “gốc” của dân tộc Việt Nam.
Cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” được nhắc đến rất nhiều tại Việt Nam kể từ
ngày 26/9/2016, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số
1846/QĐ-TTg về việc lấy ngày 10/11 hằng năm là “Ngày văn hóa doanh nghiệp
Việt Nam”, điều này đã khẳng định được tầm quan trọng của văn hóa doanh
nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang hội nhập, từ đó thúc đẩy việc xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, góp phần tạo ra
mơi trường kinh doanh với tinh thần pháp luật là thượng tôn, đề cao đạo đức trong
kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, với đất nước và tạo ra sự
cạnh tranh lành mạnh, từ đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước và
sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là việc xây
dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại của doanh nghiệp Việt Nam trên sân


chơi tồn cầu hóa.


Cùng với xu thế của nhiều địa phương trên cả nước thì Tuyên Quang cũng đang
trong gia đoạn hội nhập trên mọi lĩnh vực, trong đó, vai trị của doanh nghiệp được
đề cao hàng đầu. Việc làm thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững luôn là câu
hỏi làm “đau đầu” những người làm quản lý. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, để
doanh nghiệp phát triển thì bản thân doanh nghiệp cần phải là một khối gắn kết, bởi
doanh nghiệp là tập hợp từ rất nhiều con người có sự khác nhau về nhận thức, vùng
miền, quan hệ xã hội, trình độ chun mơn, tư tưởng,… nên để gắn kết doanh
nghiệp lại với nhau trong một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp như vậy,
doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc trưng. Chỉ khi đó,
doanh nghiệp mới phát huy được tiềm năng vốn có của các cá nhân, từ đó góp phần
vào việc thực hiện mục tiêu chung. Thực tế, sự phát triển của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh vẫn chưa tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ do hầu hết các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn tỉnh chưa thực sự chú trọng tới vấn đề gắn kết, phát triển con
người, đây chính là yếu tố cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.
2. Nội dung
2.1. Quan niệm về văn hóa doanh nghiệp
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn
đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử
và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Văn hóa
doanh nghiệp là các hành vi ứng xử của doanh nghiệp, của các cá nhân trong doanh
nghiệp với khách hàng, với cộng đồng, cách mà mỗi cá nhân giao tiếp với các đối
tác và với xã hội. Văn hóa doanh nghiệp có các giá trị cốt lõi khơng thể tách rời
khỏi tầm nhìn cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp, do đó, việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp chính là việc xây dựng cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh và
lợi thế thương mại cùng với đó là bản sắc riêng trên sân chơi hội nhập quốc tế khu
vực và thế giới.
3.2. Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp của một số quốc gia nước ngồi
a. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
- Xây dựng triết lý kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp tại Nhật Bản đều có triết lý kinh doanh. Triết lý kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp Nhật Bản tuy khác nhau nhưng đều hướng tới mục


tiêu chung là vì sự phát triển của đất nước, mang đến lợi ích chung cho xã hội và vì
hạnh phúc của người dân. Có thể khẳng định, triết lý kinh doanh được các doanh
nghiệp Nhật Bản coi là sứ mệnh của mình.
Các doanh nghiệp Nhật Bản ln mong muốn những sản phẩm mà mình làm ra
phải đạt chất lượng hoàn mỹ, đem lại những trải nghiệm tuyệt vời đến với cộng
đồng và xã hội. Vì vậy, họ nỗ lực trong sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu, khám phá
những nền tảng công nghệ tiên tiến… để sản xuất và cung cấp các dịch vụ tiêu
chuẩn chất lượng cao, đem lại sự hài lịng cho cộng đồng.
Có thể kể đến các triết lý kinh doanh tiêu biểu như: Inamori Kazuo, nhà sáng
lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, nhà cố vấn cao nhất của Hãng cung cấp dịch vụ
mạng viễn thông KDDI và cũng là người "tái sinh" ra hãng hàng khơng Nhật Bản
(Japan Airlines) có triết lý kinh doanh nổi tiếng: "Vì một tương lai hạnh phúc cả về
vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên"; hay như Cơng ty Điện khí
Matsushita có triết lý là: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và "kinh doanh là
đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng" hoặc Cơng ty Sony là: "Sáng tạo là
lí do tồn tại của chúng ta"…
- Đề cao sự tử tế
Từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, không chỉ tại Việt Nam mà ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, những sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản luôn là sự lựa
chọn yêu thích nhất của người tiêu dùng. Trước khi thực sự được tiếp xúc với dịch
vụ Nhật Bản, người ta thích hàng Nhật bởi chất lượng vượt trội. Sau khi các dịch
vụ Nhật thâm nhập vào Việt Nam hay các thị trường quốc tế, khách hàng còn bất
ngờ hơn nữa bởi sự uy tín, cẩn trọng, ân cần trong việc kinh doanh và đối đãi với

khách.Không chỉ thông tin đúng sự thật về sản phẩm dịch vụ mà người Nhật sẽ
ln đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đó khơng chỉ là một câu khẩu hiệu, mà
là nhận thức từ trong mỗi người làm dịch vụ, kinh doanh, sản xuất ở xứ sở hoa anh
đào này. Từ nhận thức được, họ sẽ hành động theo mà không cần phải dương cao
khẩu hiệu, học thuộc bài học mà ông chủ yêu cầu hay miễn cưỡng làm cho xong.Và
đó là lý do vì sao chúng ta ln dễ dàng bắt gặp hình ảnh các nhân viên cười thật
tươi, cúi gập người chào khách khi bước vào một cửa hàng Nhật, hay thậm chí là
hình ảnh người lãnh đạo và nhân viên cúi gập người xin lỗi khách hàng hoặc người
dân dù lỗi đó khơng hồn tồn do chính họ gây ra…
b. Văn hóa doanh nghiệp Mỹ


Mặc dù người Mỹ hầu hết là dân di cư nhưng ở vùng đất mới, họ tự xây dựng
cho mình bản sắc văn hóa mới, trong đó có văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp của Zappos - Hãng phân phối giày online nổi tiếng nhất
của Mỹ được thể hiện ngay từ trong những cuộc tuyển dụng nhân viên. Ngoài việc
tuyển chọn những người có năng lực, họ cịn rất chú trọng tới việc xem xét ứng cử
viên có phù hợp với văn hóa của cơng ty hay khơng. 10 giá trị cốt lõi của Zappos
luôn được thấm nhuần trong mỗi nhân viên. Sự thăng tiến mà họ có được là kết quả
từ việc họ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng, chứng minh năng lực làm việc
cũng như sự tiến bộ vượt bậc của mình trong quá trình làm việc.
Với Twitter - Mạng xã hội toàn cầu tại Mỹ, người ta lại cảm nhận được sự thân
thiện và môi trường làm việc luôn đầy sức sống, mỗi cá nhân làm việc tại đây đều
được truyền cảm hứng từ mục tiêu cũng như tầm nhìn của cơng ty. Nhân viên của
Twitter ln cho rằng họ đang được đóng góp cho một cơng ty có thể tạo nên
những thay đổi trên tồn thế giới. Do đó, khơng có nhân viên nào của Twitter rời bỏ
cơng ty khi họ chưa hồn thành xong các công việc và nhiệm vụ tại đây.
3.2.2. Văn hóa doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam
Những người khai sáng ra FPT luôn định hướng phát triển tập đồn là “Khoa
học cơng nghệ phải thay đổi được quốc gia và đem đến sự hưng thịnh cho đất

nước”. Theo đó, “nền văn hóa FPT” với phong cách làm việc phù hợp với xu
hướng toàn cầu hóa, tiền đề cho một tập đồn tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu
phần mềm tại Việt Nam. Văn hóa FPT được gói gọn trong 3 chữ “Tơng Đổi Đồng”
nghĩa là: Tôn trọng cá nhân - Tinh thần đổi mới - Tinh thần đồng đội. Ở FPT, cấp
dưới có thể nói thẳng với cấp trên, khơng phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ.
Ở FPT, nhân viên luôn không ngừng học hỏi từ khách hàng, đối tác và từ chính
những đồng nghiệp. Ở FPT, mọi thành viên đều được quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia và
cùng đồng tâm hướng đến một mục tiêu chung.
Vinamilk cũng là một trong những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại Việt Nam hiệu quả. Các nơi làm việc của Vinamilk đều được sơn hai
màu xanh và trắng thể hiện sự đồng nhất trong logo, nhãn hiệu và khẩu hiệu của
Vinamilk. Tạo nhận thức về tác phong làm việc nghiêm túc với các quy định,
phong cách, đồng phục làm việc gọn gàng và sạch sẽ. Thái độ làm việc của nhân
viên ln phải thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Trước khi các nhân viên được
tham gia làm việc chính thức, Vinamilk sẽ đào tạo trình độ chun mơn cơ bản, quy


định và các tác phong làm việc. Vinamilk còn tập trung đào tạo về lịch sử hình
thành, các câu chuyện về sữa và dinh dưỡng. Các bài học lịch sử về truyền thống
tốt đẹp trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk đều được lan truyền.
3.3. Đánh giá việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tuyên Quang
Các doanh nghiệp tại Tuyên Quang hiện nay đã xây dựng được nền tảng cho
văn hóa doanh nghiệp, đó là:
- Doanh nghiệp đã xây dựng được trụ sở riêng, các phòng ban được bố trí hợp
lý, tạo mơi trường làm việc thuận lợi.
- Doanh nghiệp đã xây dựng được một số nội quy, quy tắc nội bộ, có nhiều
doanh nghiệp cịn có đồng phục cho nhân viên, điều này đã thể hiện sự chuyên
nghiệp trong kinh doanh.
- Doanh nghiệp đã tổ chức được các lễ hội, hội nghị cho nhân viên trong các
dịp quan trọng, đây là dịp để nhân viên được giao lưu và gắn kết.

- Một số doanh nghiệp đã xây dựng được slogan giúp định hướng phát triển
trong các hoạt động.
- Doanh nghiệp đã xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn và xác định được định
hướng phát triển
- Doanh nghiệp có chế độ phúc lợi cho nhân viên và duy trì hằng năm.
- Hoạt động phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng với việc cử đi đào
tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước.
Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
- Sự nhận thức về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tập thể cán bộ
nhân viên chưa cao. Lãnh đạo doanh nghiệp dù triển khai xây dựng văn hóa doanh
nghiệp nhưng chưa nắm rõ được vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng của nó trong
việc phát triển doanh nghiệp.
- Các hoạt động tạo dựng văn hóa doanh nghiệp được thực hiện một cách riêng
rẽ, khơng có tính hệ thống, khơng có trình tự cụ thể, các hoạt động chưa thu hút
được sự tham gia của toàn thể nhân viên mà mới chỉ dừng ở việc tham gia của các
cán bộ quản lý.


- Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa có sự phối hợp giữa các bộ
phận và cá nhân, chưa có sự phản hồi và điều chỉnh hành vi nhân viên. Xây dựng
văn hóa doanh nghiệp thiếu sự đồng bộ và diễn ra không thường xuyên.
- Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được slogan, logo, website hay đồng phục
và thẻ nhân viên để tạo phong cách riêng, văn hóa riêng.
- Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp chưa lan rộng đến toàn thể nhân viên,
chỉ dừng lại ở ban lãnh đạo doanh nghiệp.
3.4. Một số gợi ý trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp tỉnh Tuyên Quang
Trong thời kỳ hội nhập, để các doanh nghiệp tỉnh nhà ngày một vững mạnh thì
điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm đó là xây dựng và phát huy văn

hóa doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, cá nhân
với lãnh đạo, cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp nội tỉnh với nội tỉnh, nội tỉnh
với ngoại tỉnh, nội tỉnh và nước ngồi… trên nền tảng lợi ích và mục tiêu, quyền lợi
và trách nhiệm…
Để làm được điều này doanh nghiệp cần tiến hành phổ biến về văn hóa doanh
nghiệp trên các kênh khác nhau: nhóm facebook, nhóm zalo hoặc trong các buổi
họp, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm… Việc ban hành các văn bản về văn hóa doanh
nghiệp, quy tắc ứng xử. Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp cần truyền bá kiến thức về sứ
mệnh và giá trị cốt lõi của mình tới tồn thể nhân viên. Các doanh nghiệp nên đưa
nội dung về văn hóa doanh nghiệp trở thành nội dung bắt buộc khi tuyển dụng,
thăng chức hoặc tăng lương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên có sự
đánh giá về văn hóa doanh nghiệp của mình ở mức độ nào để từ đó có kế hoạch
điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Đối với các doanh nghiệp chưa có logo, slogan hoặc website cần thực hiện ngay
việc thiết kế bởi đây là những sản phẩm đặc trưng thể hiện hình tượng cũng như
định hướng mà doanh nghiệp sẽ hướng tới trong tương lai. Điều này cũng rất có lợi
trong việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng dân
cư và đối tác, khách hàng. Trang phục của doanh nghiệp cũng là điều mà chúng ta
cần chú ý. Một doanh nghiệp có trang phục riêng sẽ tạo được hình ảnh chun
nghiệp và phong thái tự tin cũng như bản sắc riêng có, điều này được làm rất tốt ở
các ngân hàng cổ phần thương mại cũng như các nhà truyền thông, nhà mạng.


Để hình thành văn hóa đặc trưng thì một điều khơng thể thiếu đó là doanh
nghiệp cần xây dựng được chuẩn mực văn hóa của mình. Thơng qua chuẩn mực
này, doanh nghiệp cũng sẽ điều chỉnh được hành vi của mọi thành viên theo định
hướng hoạt động. Chuẩn mực này có thể bao gồm những nội dung sau:
- Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp: cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp
trên, giữa các đồng nghiệp, văn hóa trong giờ làm việc…
- Văn hóa ứng xử ngồi doanh nghiệp: giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa

doanh nghiệp với đối tác, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp…
- Văn hóa ăn mặc, giờ làm việc, an toàn lao động…
Một điều khơng thể khơng nhắc đến đó là doanh nghiệp cần xây dựng giá trị
văn hóa doanh nghiệp, cụ thể:
- Xây dựng niềm tin của nhân viên vào tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
- Tăng cường nhận thức của nhân viên về việc đặt lợi ích của tập thể, của doanh
nghiệp lên hàng đầu.
- Xây dựng tinh thần đồng đội, tình đồn kết, sự quan tâm, chia sẻ giữa nhân
viên trong doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp coi trọng sự phát triển của con người, lấy con người
làm gốc.
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp khơng nên dừng lại ở việc chỉ có tập thể nhân
viên doanh nghiệp biết đến mà cần được truyền bá ra bên ngoài đến các khách
hàng, đối tác… Việc truyền bá văn hóa doanh nghiệp ra đối tượng bên ngồi chính
là một hình thức nâng cao hình ảnh, thu thút sự quan tâm và lơi kéo sự hợp tác.
Đồng thời, việc truyền bá ra bên ngồi cũng giống như có thêm một kênh phản hồi
để cộng đồng xã hội và đối tác, khách hàng xem xét doanh nghiệp đã thực hiện
đúng như văn hóa doanh nghiệp, là cách để doanh nghiệp tự hoàn thiện văn hóa của
mình để nâng tầm hội nhập, đây cũng là điều mà các đối tác nước ngồi quan tâm
khi có ý định hợp tác với bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thị Phi Hoài (2011), Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Tài Chính,
Hà Nội;
[2] />

[3] />[4] />[5] />


×