Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài giảng viêm amidan – viêm v a môn tai mũi họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.6 KB, 17 trang )

1

VIÊM AMIDAN – VIÊM V.A
Mục tiêu: sinh viên cần nắm vững:
- Giải phẫu học của amidan khẩu cái, VA.
- Triệu chứng lâm sàng của viêm amidan khẩu cái, viêm VA.
- Hướng xử trí viêm amidan khẩu cái, viêm VA.
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngã tư đường ăn, đường thở có một hệ thống tổ chức lympho làm nhiệm vụ
bảo vệ bao gồm vòng Waldeyer và hệ thớng hạch cở.

Hình 1. Vịng bạch huyết Waldeyer
Vòng Waldeyer gồm có:


2
-

Amidan ở vùng vòm mũi họng còn gọi là V.A(Vegetation Adenoide)
Amidan vòi (Amidan Gerlach) ở quanh vòi nhĩ.
Amidan khẩu cái thường gọi tắt là amidan có hình hạt hạnh nhân ở 2 bên

thành họng, giữa trụ trước và trụ sau.
- Amidan lưỡi nằm ở đáy lưới sau V lưỡi.
II. VIÊM AMIDAN KHẨU CÁI
2.1. Giải phẫu học của amidan khẩu cái
Amidan khẩu cái thường gọi tắt là amidan, là 2 khối lympho lớn nhất trong
vòng Waldeyer ở hai bên họng miệng.
2.1.1. Phôi thai học

Amidan khẩu cái bắt đầu phát triển vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Nó được


hình thành từ phần bụng của túi họng thứ 2.Có 8 - 10 nụ của biểu mô vảy của
họng phát triển nên thành họng. Biểu mô ở trung tâm của những nụ này chết đi
và tạo nên các khe hốc ban đầu. Các tế bào lympho thâm nhập vào các khe hốc
và đến 3 tháng cuối của thai kỳ, các nang lympho trong amidan được hình thành.
Trụ trước và trụ sau có nguồn gốc từ cung mang thứ 2. Bề mặt các hốc được
niêm mạc che phủ, còn phía ngoài khới mơ amidanđược các sợi liên kết bọc lại
về sau hình thành bao amidan.
2.1.2. Vị trí và hình dạng

Amidan là mợt khới lympho có hình dạng bầu dục như hạnh nhân (nên
còngọi là hạnh nhân) nằm trong một hố của họng gọi là hố hạnh nhân, có hai
cực trên và dưới, hai bờ trước và sau, hai mặt trong và ngoài.


3

Hình 2. Vị trí và hình dạng amidan ở thiết đồ ngang qua hầu
2.1.3. Cấu trúc giải phẫu của amidan

- Khối mô amidan.
Về cấu tạo vi thể amidan bao gồm 3 phần:
+ Mô liên kết cấu tạo như cái bè hoặc giá đỡ tạo thành lưới nâng đỡ mô
cơ bản. Cấu trúc bè này cung cấp mạch máu, bạch mạch và thần kinh.
+ Nang lympho là những trung tâm ở đó có các loại tế bào lympho non
và trưởng thành tạo nên những trung tâm mầm.
+Vùng giữa các nang có nhiều tế bào lympho phát triển và hoạt hoá ở
các giai đoạn khác nhau.
- Bao
+ Amidan được mô tả nằm trong một vỏ bao bọc lấy 4/5 chu vi amidan
chỉ trừ mặt tự do là không có bao.

+ Có mô lỏng lẻo ngăn cách mơ amidan với lớp cơ phía ngoài và rất dễ
bóc tách ở phía trên amidan, nơi đó dễ phát sinh áp xe quanh amidan.
- Nếp tam giác
Nếp tam giác là cấu trúc bình thường có từ trong bào thai. Nếp này không
có mô cơ và phải lấy đi khi cắt amidan. Nếu để lại có thể tạo nên túi ứ đọng chất
bã, thức ăn gây kích thích và mơ lympho có thể phát triển làm cho dầy lên trở
thành nhiễm khuẩn hoặc quá phát sau này.
- Hốc amidan
Các hốc amidan như những hầm ngầm từ bề mặt đi sâu vào nhu mô
amidan đến tận bao. Có khoảng 8 - 10 hốc cho mỗi bên amidan. Các hớc làm
tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của amidan và cho phép biểu mô dễ tiếp cận
được với các nang lympho. Về mặt lâm sàng các hớc chính là nơi ứ đọng cặn
bã thức ăn, mảnh vỡ của tế bào, vi khuẩn cư trú và gây ra nhiều vấn đề cho
amidan.
- Hố amidan: hố amidan được hình thành từ 3 cơ chủ yếu: cơ khẩu cái
lưỡi, cơ khẩu cái hầu và cơ khít hầu trên.
2.1.4. Mạch máu, bạch huyết và thần kinh

- Động mạch.
+ Cực trên của amidan.


4

◦ Các nhánh amidan của động mạch hầu lên.
◦ Động mạch khẩu cái xuống thuộc động mạch hàm trong.
+ Cực dưới của amidan.
◦ Các nhánh của động mạch mặt: sau khi uốn vòng cung cách cực dưới
của amidan khoảng 10mm, sinh ra động mạch khẩu cái lên. Động mạch này cho
nhánh amidan và tưới máu cho thành bên họng.

◦ Động mạch lưỡi: cũng có khi cho một nhánh đi tới amidan.
Nhóm động mạch cực dưới của amidan quan trọng hơn so với ở cực trên
vì hay gây chảy máu trong và sau cắt amidan vì chúng đi sát cực dưới của
amidan, ngoài ra những vị trí này thường gây khó khăn cho phẫu thuật viên
trong vấn đề cầm máu.

Hình 3. Động mạch cung cấp máu cho amidan
- Tĩnh mạch
Sự dẫn lưu tĩnh mạch qua con đường của đám rốitĩnh mạch
quanhamidan(xung quanh vỏ bao amidan), đi vào các tĩnh mạch lưỡi và hầu
họng, cuối cùng đổ về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch cảnh trong
- Bạch mạch
Nhận bạch huyết ở amidan chủ yếu là các hạch bạch huyết cổ sâu và hạch
cảnh trên.


5

- Thần kinh.
Thần kinh chi phối cảm giác của amidan xuất phát từ nhánh của dây thần
kinh thiệt hầu (dây thần kinh số 9) và một vài nhánh của thần kinh khẩu cái xuất
phát từ hạch bướm khẩu cái.
2.1.5. Liên quan của amidan

Khoang quanh amidan là khoang trên móng được giới hạn bởi:
- Phía trong: lớp bao amidan khẩu cái.
- Phía ngoài: cơ siết họng trên.
- Phía trước - trên: trụ trước amidan.
- Phía sau - dưới: trụ sau amidan.
Khoang quanh amidan là một khoang ảo và ngăn cách với khoang thành bên

họng qua cơ siết họng lên.
2.2. VIÊM AMIDAN
2.2.1. Viêm Amiđan cấp tính

Hình 4. Viêm amidan cấp tính
Là viêm xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ
3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virút gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của
nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là "cửa vào" của một số vi
khuẩn hay virút như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não…
Nguyên nhân:
-

Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.
Virút: cúm, sởi, ho gà...

Triệu chứng lâm sàng:
Toàn thân


6

Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38°C-39°C. Người
mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và thẫm màu. Đại tiện thường táo.
Cơ năng
Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan,
mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt,
khi ho.
Thường kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có amiđan to thở khò
khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi. Viêm nhiễm có thể lan x́ng thanh quản, khí
quản gây nên ho từng cơn, đau và có đàm nhầy, giọng khàn nhẹ.

Thực thể
Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ. Amidan sung to và đỏ, có khi
gần sát nhau ở đường giữa. Đôi khi thấy hai amidan sưng đỏ và có những chấm
mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan,
khơng lan đến các trụ, khơng dính chắc vào amidan, dễ chùi sạch không chảy
máu để lộ niêm mạc amidan đỏ và nguyên vẹn.
-

Xét nghiệm: thể viêm do vi khuẩn có bạch cầu tăng cao trên 10000, nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính.

Chẩn đoán phân biệt viêm amidan cấp với bệnh bạch hầu.
2.2.2. Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại
nhiều lần. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan có thể
quá phát (thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi) hoặc amidan có thể nhỏ lại (thể
xơ teo).
Tỉ lệ viêm amidan ở nước ta : người lớn 8-10%, trẻ em 21%.
Yếu tố thuận lợi:
-

Thời tiết thay đổi đột ngột ( lạnh đột ngột, mưa, độ ẩm cao …)


7

Ơ nhiễm mơi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Sức đề kháng kém
- Có các ổ viêm nhiễm ở họng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm

-

xoang hoặc do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc,
ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn.
Triệu chứng lâm sàng:
Toàn thân
Triệu chứng nghèo nàn, có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt
tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính.Đơi khi
có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, sốt về chiều.
Cơ năng
Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có
dị vật trong họng, đau lan lên tai. Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng
miệng thường xuyên. Thỉnh thoảng co ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè,
ngủ ngáy to.
Thực thể
Trên bề mặt amidan có nhiều khe và hốc.Các khe và hốc này chứa đầy
chất bã đậu và thường có mủ màu trắn.Thể quá phát amidan to như hai hạt hạnh
nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp
ở trẻ em.
Xếp loại amidan quá phát
Đánh giá mức độ quá phát của amidan: dựa vào mức độ thu hẹp của eo
họng để xác định độ quá phát của amidan.
Phân độ theo Brodsky có 4 độ:
◦ Độ I: hẹp eo họng
◦ Độ II: hẹp eo họng
◦ Độ III: hẹp eo họng
◦ Độ IV: hẹp eo họng

≤ 25%.
> 25% - 50%.

> 50% - 75%.
> 75%.


8

Thể xơ teo thường gặp ở người lớn, amidan nhỏ, mặt gồ ghề, lổ chỗ hoặc
chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiềm nhiều lần.Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ,
trụ sau dày.Amidan mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào amidan có thể thấy
phòi mủ hôi ở các hốc.
Chẩn đốn
Viêm amidan mạn tính có thể là mợt ở viêm nhiễm gây nên những bệnh
toàn thân khác, nhiều khi khẳng định điều đó trong những trường hợp cụ thể lại
là vấn đề khó khăn và tế nhị. Người ta đã đề xuất khá nhiều test để chẩn đoán
xác định.
-

Test Vigo-Schmidt: thử công thức bạch cầu trước khi làm nghiệm pháp.
Dùng ngón tay xoa trên bề mặt amidan trong vòng 5 phút, thử lại công
thức bạch cầu. Nếu amidan viêm sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên. Bạch
cầu tăng dần trong vòng 30 phút, giảm dần trong vòng 2 giờ, sau trở lại

bình thường.
- Test Lemee: nếu amidan viêm đã gây các biến chứng, sau khi xoa trên bề
mặt amidan có khi thấy khớp đau hơn, xuất hiện phù nhẹ hoặc trong nước
tiểu có hồng cầu.
- Đo tỷ lệ Anti-streptolysin trong máu: bình thường 200 UI. Khi viêm do
liên cầu khuẩn sẽ tăng cao từ 500-1000 UI.
Biến chứng
-


Viêm tấy, áp xe quanh amidan
Viêm tai, mũi, xoang, thanh khí phế quản cấp tính
Viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng
Viêm nội tâm mạc
Thấp khớp cấp
Viêm cầu thận cấp
Nhiễm khuẩn huyết

Điều trị
*Viêm amidan cấp tính
- Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, ́ng nước nhiều


9

- Giảm đau, hạ sốt: paracetamol …
- Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn
- Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ
- Súc miệng bằng dung dịch kiềm ấm: bicarbonate Natri, borat Natri
- Nâng đỡ cơ thể: yếu tố vi lượng, sinh tớ, canxi …
*Viêm amidan mạn tính:
Phẫu thuật cắt amidan hiện nay là rất phổ biến.Tuy nhiên cần có chỉ định
chặt chẽ, chỉ cắt khi nào amidan thật sự trở thành một ổ viêm gây hại cho cơ thể.
III. VIÊM V.A (Végétations Adénoides)

Hình 5. Thiết đồ cắt dọc qua V.A
Tỷ lệ viêm V.A ở nước ta khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 – 5 tuổi
3.1. Viêm V.A cấp tính
Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan de Lushka nay từ

nhỏ, cũng có thể gặp trẻ lớn và người lớn ( nhưng rất hiếm).
3.1.1. Nguyên nhân


10

- Virus: adenovirus, Myxovirus, Rhinovirux …
- Vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, Haemophilus
Influenza …
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Toàn thân
Ở hài nhi, bắt đầu đột ngột, sốt cao 40 - 41°C, thường kèm theo những
hiện tượng phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật. Ở trẻ lớn hơn cũng
có thể bắt đầu đột ngột sốt cao, kèm theo thanh quản co thắt. đau tai và có khi có
phản ứng màng não nhưng diễn biến nhẹ hơn ở hài nhi.
Cơ năng
Trẻ ngạt mũi, hài nhi có thể ngạt mũi hoàn toàn phải thở miệng, thở
nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú. Trẻ lớn hơn không bị ngạt mũi hoàn toàn
nhưng thở ngáy, nhất là về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín. Ở người lớn nếu có
còn bị viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém.
Thực thể
Hốc mũi đầy mủ nhầy, không thể hoặc khó khám vòm họng qua mũi
trước.Ở trẻ lớn, sau khi hút sạch mũi nhầy trong hốc mũi, đặt thuốc làm co niêm
mạc mũi có thể nhìn thấy tổ chức V.A ở nóc vòm phủ bởi lớp mủ nhầy.
-

Khám họng thấy niêm mạc đỏ, một lớp nhầy trắng, vàng phù trên niêm

mạc thành sau họng từ trên vòm chảy xuống.
- Khám tai: màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lõm vào do tắc vòi

nhĩ, triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán V.A.
- Có thể sờ thấy hạch nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh, có khi cả ở sau cơ ức đòn
chũm, hơi đau, không có hiện tượng viêm quanh hạch.
- Soi cửa mũi sau gián tiếp bằng gương nhỏ ở trẻ lớn và người lớn sẽ thấy
được tổ chức V.A ở vòm mũi họng sung đỏ, to có mủ nhầy phủ lên trên.
Sờ vòm bằng ngón tay không nên thực hiện ở giai đoạn viêm cấp tính.


11

3.2. Viêm V.A mạn tính
Nói có V.A có nghĩa là V.A to hoặc viêm.Viêm V.A mạn tính là tình trạng
V.A quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.
Triệu chứng lâm sàng: xuất hiện từ 18 tháng đến 6 – 7 t̉i
Tồn thân
-

Thường hay sớt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh

nhẹn, ăn ́ng kém, người gầy, da xanh.
- Trẻ đãng trí kém tập trung tư tưởng thường do tai hơi nghễnh ngãng vào
não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính, thường học kém.
Cơ năng
-

Ngạt tắc mũi: lúc đầu ngạt ít sau ngạt nhiều tăng dần. Trẻ thường xuyên

-

há mồm để thở, nói giọng mũi kín.

Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước
Ho khan
Ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình
Tai nghe kém hay bị viêm

Thực thể
-

Soi mũi trước: hốc mũi đầu mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi
dưới phù nề. hút hết dịch mủ nhầy, làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy

khối sùi bóng, đỏ mấp mé ở cửa mũi sau.
- Soi mũi sau thực hiện ở trẻ lớn và người lớn thấy nóc vòm có khối sùi
chiếm vòm mũi họng, che lấp gần hết cửa mũi sau
- Sờ vòm bằng đầu ngón trỏ, chúng ta đánh giá được khối lượng, mật độ
của khối sùi.
- Khám họng: thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh
và mũi nhầy chảy từ vòm xuống họng.
- Khám tai: màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào, màu hồng do xung huyết toàn bộ ở
màng nhĩ hoặc góc sau trên.
- Em bé có bộ mặt V.A: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi
trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngơ.
Chẩn đốn


12
-

Căn cứ vào triệu chứng ngạt tắc mũi, thò lò mũi, ho và sốt vặt, ngáy to,


ngủ há mồm, nghe kém.
- Khám lâm sàng: soi mũi trước và mũi sau thấy có dịch mủ nhầy và có thể
phát hiện được khối sùi, nhất là khi tổ chức lympho này quá to và đã gây
viêm nhiễm thường xuyên ở tai, đường hơ hấp, đường tiêu hóa.
Biến chứng
-

Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột,

dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.
- Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustache vào hòm nhĩ.
- Viêm đường tiêu hóa: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước.
- Viêm hạch gây áp xe như hạch Gillette: đó là áp xe thành sau họng ở hài
-

nhi.
Thấp khớp cấp
Viêm cầu thận cấp.
Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị
dẹp và hẹp bề ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng, đít teo. Luôn mỏi mệt
lười biếng, buồn ngủ, kém thông minh, nguyên nhân do nghe kém và thở
kém nên cơ thể không bình thường.

Điều trị
*Viêm V.A cấp tính
- Điều trị như viêm mũi cấp tính thơng thường: hút mũi, nhỏ mũi để bệnh nhân
dễ thở
- Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh
- Kháng sinh toàn thân: dung cho những trường hợp nặng và có biến chứng

(viêm tai giữa …)
*Viêm V.A mạn tính
- Rữa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu
- Xịt corticoid tại chỗ


13

- Nạo V.A: tốt nhất là thực hiện dưới gây mê toàn thân, có nội soi đi kèm


14
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ – VIÊM AMIDAN, VA
Câu 1.Vòng Walderyer gồm những thành phần nào sau đây:

A.
B.
C.
D.

Amidan ở vùng vòm mũi họng còn gọi là V.A
Amidan vòi (Amidan Gerlach) ở quanh vòi nhĩ.
Amidan khẩu cái thường gọi tắt là amiđan
Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 2. Câu nào sau đây sai ?

A.
B.
C.

D.

Amidan là tổ chức lympho vùng mũi họng
Khám V.A bằng cách đè lưỡi của trẻ
Nhờ có nội soi chúng ta có thể phát hiện V.A quá phát dễ dàng
Trước đây, khi chưa có nội soi, bác sĩ tai mũi họng phải soi gián tiếp bằng gương để
phát hiện V.A quá phát.
Trả lời: B
Câu 3.Câu nào sau đây sai?

A.
B.
C.
D.

Amiđan khẩu cái là tổ chức nguy hiểm dễ gây biến chứng tim mạch cần phải cắt bỏ
Amidan khẩu cái quá phát gây cho trẻ ngủ ngáy
V.A là một tổ chức lympho ở vùng vòm mũi họng
Viêm V.A có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng

Trả lời: A
Câu 4. Câu nào sau đây là đúng đối với amiđan khẩu cái:

A. Amidan là một khối lympho có hình dạng bầu dục như hạnh nhân
B. Có mô lỏng lẻo ngăn cách mơ amidan với lớp cơ phía ngoài và rất dễ bóc tách ở
phía trên amidan, nơi đó dễ phát sinh áp xe quanh amidan.
C. Động mạch cung cấp máu cho amidan: hầu lên, hàm trong, động mạch lưỡi
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 5.Câu nào trên đây là đúng: Khoang quanh amidan là khoang trên móng được giới hạn

bởi:

A.
B.
C.
D.

Phía trong: lớp bao amidan khẩu cái.
Phía ngoài: cơ siết họng trên.
Phía trước - trên: trụ trước amidan.
Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 6. Câu nào sau đây là sai đới với viêm amidan cấp tính:
A. Viêm amidan cấp tính thường không gây sốt
B. Biến chứng thường gặp là áp xe quanh amidan
C. Vi khuẩn thường gây viêm amidan cấp tính: tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn yếm khí.
D. Xét nghiêm máu, bạch cầu thường tăng trên 10000
Trả lời: A
Câu 7. Đánh giá mức độ quá phát của amidan dựa vào phân độ theo Brodsky có 4 độ:
A. Độ I:
hẹp eo họng ≤ 25%.
B. Độ II:
hẹp eo họng > 25% - 50%.
C. Độ III:
hẹp eo họng > 50% - 75%.


15
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D

Câu 8.Câu nào sau đây sai đối với V.A:

A.
B.
C.
D.

V.A là tổ chức lympho ở xung quanh lỗ vòi nhĩ
Khi viêm V.A, trẻ có thể ngạt mũi, thở miệng, bỏ bú.
Để chẩn đoán chính xác viêm V.A cần phải nội soi mũi
Viêm V.A có thể gây biến chứng viêm tai giữa
Trả lời: A
Câu 9.Trẻ bị viêm V.A mạn tính:

A. Thường hay sớt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn
uống kém, người gầy, da xanh.
B. Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước
C. Bộ mặt V.A: da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên,
môi dưới dài thõng,..
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: D
Câu 10.Hiện nay phương pháp vô cảm nào là đúng nhất cho nạo VA
A
B
C
D

Bôi tê bề mặt
Châm tê
Gây mê

Cho tiền mê và an thần
Trả lời: C
Câu 11. Xét nghiệm tiền phẫu nào sau đây là không cần thiết cho cắt A gây mê:

A
B
C
D

Công thức máu
Máu chảy máu đông
U rê đường máu
Cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ dịch tiết từ Amidan
Trả lời: D
Câu 12. Chảy máu sau cắt A thường xẩy ra vào thời điểm nào nhất?

A.
B.
C.
D.

Ngày thứ nhất
Ngày thứ 3
Ngày thứ 7
Ngày thứ nhất và ngày thứ 7
Trả lời: D
Câu 13. Theo dõi nào sau gây tê gây mê cắt A là không cần thiết.

A
B

C
D

Nhiệt độ
Huyết áp
Màu da và niêm mạc
Hỏi về tình trạng đói và khát nước
Trả lời: D
Câu 14. Biện pháp để chẩn đoán chảy máu sau cắt A nào sau đây là chính xác nhất

A.
B.
C.
D.

Đếm mạch
Đè lưỡi nhìn hố A và thành sau họng
Đo huyết áp
Cặp nhiệt độ
Trả lời: B


16
Câu 15. Dung dịch nào sau đây thường được dùng để súc họng?
A
B
C
D

Thuốc đỏ

Muối kiềm
Nước chè xanh
Nước muối sinh lý
Trả lời: D
Câu 16. Thuốc nào sau đây thường được dùng trong cầm máu khi sinh thiết vùng họng –
thanh quản:

Adrenoxin
Adrenaline
Atropine
Nước ô xy già
Trả lời: B
Câu 17. Thuốc nào sau đây khơng dùng để khí dung vùng Họng – Thanh quản:
A Dung dịch kiềm Natri Borate
B Hydrocortisol
C Gentamycine
D Dung dịch Anpha Chymotrypsine
Trả lời: A
Câu 17. Áp xe nào không thuộc áp xe quanh họng:
A
B
C
D

A. Áp xe Amidan
B. Áp xe quanh Amidan
C. Áp xe quanh thực quản
D. Áp xe thành sau họng
Trả lời: C
Câu 19. Áp xe thành sau họng thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất:

A. 1-4 tuổi(tt Thế 1-3 tuổi)
B. 4-6 tuổi
C. 6-10 tuổi
D. 10-15 tuổi
Trả lời: A
Câu 20. Triệu chứng nào ít nghĩ tới áp xe quanh Amidan
A. Nuốt đau, có thể đau lan lên tai
B. Hơi thở hôi
C. Không sốt
D. Há miệng hạn chế
Trả lời: C


17



×