Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn công nghệ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 42 trang )

Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

PHẦN DANH MỤC & KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục chữ viết tắt

Kí hiệu viết tắt

1. Trung học cơ sở,

THCS

2. Trung học phổ thông

THPT

3. Học sinh

HS

4. Giáo viên

GV

5. Sách giáo khoa

SGK

6. Sách giáo viên

SGV



7. Công nghệ 9

CN 9

8. Dạy học tích cực

DHTC

9. Cơng nghệ thơng tin

CNTT

1


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề.
Bộ môn Công nghệ 9 mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà, được trang
bị các thiết bị đồ dùng phục vụ cho dạy và học thực hành cách đây hơn 10
năm. Trong các thiết bị, dụng cụ đó có rất nhiều dụng cụ khó sử dụng, dễ gây
mất an tồn cho cả học sinh, đơi khi với cả giáo viên ví dụ như: Kìm tuốt dây,
Khoan tay, Cơng tơ điện, Đồng hồ vạn năng MF 500,... Cả trong SGK, SGV
và sách Thiết kế bài giảng môn Công nghệ 9 khơng có hướng dẫn sử dụng cụ
thể, nếu có thì rất chung chung gây khó hiểu.
Xin chỉ ra một ví dụ: Với đồng hồ vạn năng MF 500 là đồng hồ đo điện
chuyên dùng cho những người làm ngành điện và điện tử. Đồng hồ đo điện

này đắt tiền, khó sử dụng nhưng trong sách giáo khoa bộ mơn CN 9 cũng
không hướng dẫn cụ thể cho GV và HS về việc sử dụng thiết bị này. Trang 20
SGK có viết: “ Trước khi sử dụng cần tìm hiểu cách sử dụng của từng núm
điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo (dòng điện, điện áp một chiều hay xoay
chiều, điện trở) với thang đo thích hợp”. Sách chỉ hướng dẫn như vậy nên rất
khó cho HS, ngay đến GV cũng thấy như vậy. Đến nay đã được trang bị đồng
hồ đo điện vạn năng đã nhiều năm, nhưng nhiều GV vẫn còn lúng túng trong
việc sử dụng. Ngay cả các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ đo điện, nhiều GV
hiểu cũng không rõ ràng.
Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ vừa nêu trên chủ yếu là do giáo viên
tự tìm hiểu và tự áp dụng trong giảng dạy thực hành cho học sinh.
2. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản , toàn
diện giáo dục và đào tạo xác định “ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
2


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Trên tinh thần đó mơn Cơng Nghệ là mơn học mang nhiều tính thực
tiễn, do vậy phương pháp giảng dạy có đặc thù riêng là phải dạy lí thuyết luôn
kết

hợp với dạy thực hành. Dạy thực hành học sinh thấy được, khẳng định


được lí thuyết đúng, củng cố khắc sâu lý thuyết mặt khác hình thành những kỹ
năng cần thiết, dần dần tự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào
thực tế vào cuộc sống.
Để tạo hứng thú và say mê học tập cho học sinh, giáo viên định hướng
và điều chỉnh học sinh có ý thức, thái độ học tập đúng đắn, học và rèn kĩ năng
lao động khoa học, từng bước theo quy trình cơng nghệ.
Học thực hành và rèn kĩ năng lao động trong mơn Cơng nghệ 9 địi hỏi
học sinh sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ, thiết bị như: Kìm, khoan
tay, khoan điện, bút thử điện, vơn kế, am pe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn
năng.... Đặc biệt trong quá trình thực hành sử dụng các thiết bị, dụng cụ phải
đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, dụng cụ.
Trong năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015 Sở Giáo dục và Đào
tạo Hưng Yên và các phòng giáo dục và đào tạo các huyện trong tỉnh, sôi nổi
triển khai “ Hội thi giáo viên sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành giỏi” và
“Thi nghiên cứu khoa học ứng dụng dành cho học sinh phổ thông” đây là điều
kiện thuận lợi, cho môn Công nghệ được thể hiện vai trị của mình trong việc
gắn kiến thức, kỹ năng lao động với thực tế cuộc sống.
Dưới đây tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng thiết bị,
dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh môn
Công nghệ 9 ”.
3. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài.
Sách giáo khoa Cơng nghệ 9 có 12 Bài dạy trong cả năm học với 35 tiết
theo phân phối chương trình có 8 tiết lý thuyết với 27 tiết thực hành.
3


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

Đối với học sinh lớp 9 các em có tâm lí thích khám phá, tìm tịi đó là
điều kiện thuận lợi cho tiết thực hành có sử dụng các thiết bị, dụng cụ để giải

quyết từng tình huống, nhiệm vụ cụ thể của từng bài học.
Từ đó đối với giáo viên cũng đặt ra yêu cầu, mục đích là phải sử dụng
thành thạo các thiết bị và dụng cụ kết hợp với phương pháp dạy học và trực
quan chính xác, đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh
trong dạy và học. Ngược lại nếu giáo viên không sử dụng thành thạo, thao tác
kĩ thuật trực quan khơng chính xác, truyền đạt dài, làm học sinh khó hiểu thì
khi thực hành học sinh rất dễ gây lên sai hỏng, thiếu chính xác thậm trí gây
nên tai nạn chạm chập, cháy nổ, mất an toàn cho người, phá hỏng thiết bị
dụng cụ.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài.
a. Đối tượng nghiên cứu.
- Các thiết bị, dụng cụ trong quá trình dạy và học thực hành môn Công
nghệ 9.
- Sử dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại, trực
quan sinh động để truyền đạt các kĩ năng và thao tác kĩ thuật.
- Học sinh khối lớp 9.
b. Phạm vi nghiên cứu.
- Các kiến thức, kĩ năng, thao tác kĩ thuật sử dụng các thiết bị, dụng cụ
dùng các bài học môn Công nghệ 9 môđun lắp đặt mạng điện trong nhà.
c. Thời gian nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm học 2012 - 2013 cho tới nay. Tại
trường THCS Chí Tân - Khối Châu - Hưng Yên.
II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở thực tiễn.
- Tại trường THCS Chí Tân Khối Châu số lượng học sinh khối 9 mấy
năm nay có khoảng trên dưới 50 em, được chia thành 2 lớp, mặc dù cơ sở vật
chất cịn khó khăn nhưng nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc vận dụng
4



Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin,
áp dụng các sáng kiến, cải tiến hình thức sinh hoạt tâp thể, chú trọng giáo dục
ý thức, kĩ năng sống cho học sinh. Trong mơi trường đó bản thân tơi đã rút ra
kinh nghiệm sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực
hành cho học sinh và áp dụng tại trường bước đầu thấy rằng có kết quả tốt.
2. Cơ sở lí luận.
- Trong những năm qua đổi phương pháp dạy học tích cực, hiện đại nói
chung và dạy học thực hành nói riêng được ln được đặt lên hàng đầu là lấy
học sinh làm trung tâm trong việc dạy và học.
- Trong việc đổi mới dạy thực hành nói thế nào đi nữa thì người giáo
viên vẫn phải sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ là đòi hỏi bắt buộc.
- Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học tích cực với sử dụng thiết bị,
dụng cụ thành thạo, nắm vững các thao tác kĩ thuật của giáo viên trong khi
truyền đạt sẽ tạo hứng thú, nâng cao kết quả trong việc hình thành và luyện
tập kỹ năng, thao tác kỹ thuật cho học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1. Lý thuyết.
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý, chức năng công dụng của các thiết bị và
dụng cụ.
- Tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị và dụng cụ.
- Tham khảo các nguồn thông tin, kiến thức trong các tài liệu tham
khảo, mạng Internet….
2. Thực nghiệm.
- Nghiên cứu các thao tác kĩ thuật khi sử dụng các thiết bị và dụng cụ
để có thể tách riêng, chia nhỏ theo từng bước cụ thể, trực quan rõ ràng.
- Thử nghiệm phương pháp dạy học thực hành có kết hợp các trực quan
mẫu thao tác kĩ thuật, khi sử dụng các thiết bị và dụng cụ, ở vài lớp có các đối
tượng học sinh khác nhau, để so sánh và đánh giá hiệu quả của đề tài.

- Trao đổi với đồng nghiệp lấy nhận xét góp ý và chỉnh sửa, rút kinh
nghiệm cho lần sau.
5


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

B. PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Trong quá trình dạy và học thì mục tiêu chung đối với các mơn học là
“Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học;
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh”.
Qua trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của các thợ lắp đặt
và sửa chữa điện từ đó tơi xác định được mục tiêu của đề tài này là:
- Nghiên cứu tìm hiểu sâu cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong các
tiết dạy học thực hành môn Công nghệ 9 mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Xây dựng các thao tác kĩ thuật, các quy trình kĩ thuật khi sử dụng các
thiết bị, dụng cụ để dễ hiểu, dễ truyền đạt, trực quan rõ ràng.
- Kết hợp sử dụng các thiết bị, dụng cụ với các phương pháp DHTC để
“Dạy _ học” các bài thực hành có hiệu quả cao. Từ đó nâng cao việc hình thành
kỹ năng và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong môn Cơng nghệ 9.
II. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ, DỤNG CỤ.
- Trong môn công nghệ 9 nội dung kiến thức, kỹ năng chỉ tập trung vào
tìm hiểu chức năng cơng dụng, sơ lược về cấu tạo bên ngồi, các kí hiệu, mà
khơng tìm hiểu ngun lý kiến thức hoạt động, vật liệu chế tạo... của các thiết
bị, dụng cụ. Vì vậy phần này tơi chỉ xin nói tới cấu tạo ngồi và các kí hiệu
của các thiết bị, dụng cụ. Riêng cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ tơi xin

trình bày ở phần sau hoặc được vận dụng đối với từng bài học cụ thể.
1. Kìm điện.
a. Cấu tạo:

6


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

b. Một số loại kìm điện thơng dụng.

2. Kìm tuốt dây dẫn điện.
a. Cấu tạo.

b. Một số loại kìm tuốt dây (bóc vỏ cách điện) thơng dụng.

3. Tua vít.
a. Cấu tạo.

7


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

b. Một số loại tua vít thơng dụng.

4. Khoan tay và Khoan điện.
a. Cấu tạo bên ngoài khoan tay.

b. Một số loại khoan tay, khoan điện thông dụng.


8


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

5. Bút thử điện.
a. Cấu tạo.

1. Đầu bút thử điện
2. Điện trở (khoảng 1M)
3. Đèn báo

4. Thân bút

7. Nắp bút

5. Lò xo
6. Kẹp kim loại

b. Một số loại bút thử điện hiện phổ thông.

6. Vôn kế _ Ampe kế
a. Cấu tạo ngồi.

Vơn kế xoay chiều

Ampe kế xoay chiều
9



Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

- Cấu tạo ngồi của Vơn kế và Ampe kế về cơ bản là giống nhau ở một
số bộ phận như: Cung chia giá trị; mặt gương; kim chỉ thị; vít điều chỉnh kim
về “0” và các cực đấu dây.
- Dưới đây là cấu tạo của Vôn kế.

b. Các kí hiệu và ý nghĩa.
Kí hiệu

Ý nghĩa
Vơn kế xoay chiều
Ampe kế xoay chiều
Cơ cấu đo từ điện.
- Đặt nghiêng đồng hồ khi đo
- Điện áp thử cách điện là 2KV
- Cấp chính xác là 2.5

10


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

7. Cơng tơ điện.
a. Cấu tạo ngồi.

Mặt đồng hồ

Cơng tơ điện

Hộp đấu dây
b. Các kí hiệu và ý nghĩa.
Kí hiệu

Ý nghĩa
- Chủng loại đồng hồ: CV 140
- Điện áp 220V
- Đĩa quay 900 vòng cơ cấu hiển thị số sẽ hiển
thị 1kWh
- Số sản xuất của đồng hồ.
- Dòng điện định mức là 5A nhưng có thể quá
tải đến 20A đồng hồ vẫn chính xác. Nhưng
qua 20A sẽ khơng chính xác và có thể hỏng
đồng hồ.
- Tần số của điện là 50Hz
- Nhiệt độ kiểm định của công tơ là 27º C đạt
11


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

cấp độ chính xác cấp 2.
- Cấp chính xác là cấp 2 (sai số của đồng hồ là
2%)
- Năm sản xuất của công tơ 2005

8. Đồng hồ vạn năng.
a. Cấu tạo bên ngồi.
Trên thực tế có nhiều loại đồng hồ vạn năng thông dụng khác nhau:
MF500; Sanwa YX360TRF... nhưng nhìn chung cấu tạo là gần giống nhau,

dưới đây là cấu tạo loại MF500 được cấp phát và dùng chủ yếu trong các
trường THCS và THPT hiện nay.

12


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

1. Vít điều chỉnh kim về “ 0 ”

5. Đầu đo điện áp (cắm que đỏ

2, 3. Núm điều chỉnh thang đo và giới khi đo với giới hạn đo 2500V)
hạn đo.

6. Đầu cắm que đỏ khi cường độ

4. Núm điều chỉnh Kim về “ 0 ” khi đo âm thanh.
điện trở.

7. Đầu đo dương (cắm que đỏ).
8. Đầu đo chung (cắm que đen).

b. Các kí hiệu và ý nghĩa.
Kí hiệu

Ý nghĩa
- Đồng hồ đo điện vạn năng đo các đại lượng
Cường độ dòng điện, Điện áp, Điện trở.
- Đo điện áo xoay chiều có tần số từ 45 ÷ 1000 Hz,

thích hợp nhất là tần số từ 45 ÷ 65 Hz
- Điện trở bên trong đồng hồ là 20000 Ω ứng với 1V
của thang đo
- Đo dòng xoay chiều và một chiều
- Đồng hồ từ điện có đi- ốt nắn để đo xoay chiều.
- Chống từ trường ngoài ở cấp 3
- Độ cách điện với vỏ là 6KV
- 0dB ứng với 1mW 600Ω
- Điện trở dòng một chiều là 2.5 Ω
- Điện trở dòng xoay chiều là 5.0 Ω
- Cấp chính xác của đồng hồ là 2.5
- Đặt nằm đồng hồ khi đo (mặt số nằm ngang)
- Hiệu điện thế định mức nguồn 1 chiều và nguồn
xoay chiều là 2.5 kV (điện trở đồng hồ là 4000 Ω/V)

13


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

b. Một số loại đồng hồ vạn năng thông dụng.
Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng điện tử

(Sanwa YX360TRF)

(EXCEL DT 9250A)

III. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ.

Công nghệ 9 môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà tất cả có 12 bài
nhiều bài thực hành, sử dụng tới nhiều thiết bị, dụng cụ trong SGK đã chỉ rõ
cụ thể như:
- Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
+ Đồng hồ đo điện: Ampe kế, Vôn kế, Công tơ điện, Đồng hồ vạn năng...
+ Dụng cụ cơ khí: Các loại kìm điện, Tua vít, Cưa kim loại, Khoan tay,
khoan điện...
- Bài 4: Thực hành _ Sử dụng đồng hồ đo điện.
+ Dụng cụ: Kìm điện, tua vít, bút thử điện.
+ Đồng hồ đo điện: Đồng hồ vạn năng, công tơ điện, Ampe kế, Vôn kế...
+ Bảng thực hành lắp sẵn mạch điện gồm 4 bóng đèn (220V-100W)
hoặc bảng thực hành đo điện trở (hình 4 - 4 SGK / 21).
- Bài 5: Thực hành _ Nối dây dẫn điện.
+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm trịn, tua vít...
- Bài 6: Thực hành _ Lắp mạch điện bảng điện
+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện,
khoan điện cầm tay, thước kẻ, bút chì.
14


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

- Bài 7: Thực hành _ Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan điện (hoặc
khoan tay), bút thử điện, thước kẻ, bút chì.
- Bài 8: Thực hành _ Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan điện (hoặc khoan tay), tua
vít, bút thử điện, dao nhỏ, thước kẻ, bút chì.
- Bài 9: Thực hành _ Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan điện (hoặc

khoan tay), bút thử điện.
- Bài 10: Thực hành _ Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển
hai đèn.
+ Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan điện (hoặc
khoan tay), bút thử điện.
Như vậy, có nhiều các thiết bị, dụng cụ được dùng liên tục ở các bài và
có các thiết bị dùng riêng cho một bài học. Sau đây tơi xin trình bày giải pháp
của mình khi hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị, dụng cụ để vừa đảm
bảo an toàn, vừa nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh.
1. Sử dụng Kìm điện.
a). Kìm thông thường.
- Dùng để kẹp giữ các chi tiết với lực kẹp nhỏ. Phía trong có lưỡi cắt,
dùng để cắt dây dẫn điện có đường kính nhỏ hoặc bóc vỏ cách điện.
Khi sử dụng kìm:
Thứ tự
các bước

Nội dung (mơ tả)

u cầu kĩ thuật

- Dùng ngón tay cái với lịng bàn tay để
Bước 1:

kẹp chặt một tay nắm của kìm. Các ngón
tay cịn lại duỗi thẳng khơng bóp vào

- Cầm kìm chắc chắn

tay nắm cịn lại để mỏ kìm mở rộng ra.

15


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

- Đưa vật vào đúng vị
Bước 2:

- Đưa vật cầm kẹp vào giữa hai mỏ kìm

trí để kẹp hoặc để cắt

tại vị trí các răng của của mỏ kìm. (nếu

tại mỏ kìm. (có thể đệm

cắt tại vị trí lưỡi cắt của mỏ kìm).

lót để tránh làm sước
bề mặt của vật).

- Các ngón tay co lại bóp chặt hai tay
nắm của kìm, để hai mỏ kìm tạo lực
kẹp chặt vật (hoặc tạo lực để cắt vật)
Bước 3:

- Kẹp chặt, đúng vị trí
hoặc cắt đúng vị trí.

b). Kìm cắt.

Dùng để cắt dây dẫn điện loại có đường kính nhỏ, bóc vỏ cách điện
hoặc do đầu lưỡi cắt trịn có thể dùng để chọn dây cần cắt trong bó bây điện.
Chú ý: Khơng dùng để cắt dây thép cứng vì có thể làm hỏng lưỡi cắt.

16


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

c). Kìm mỏ nhọn.
Mũi kìm nhỏ và dài phù hợp khi làm việc ở những nơi hẹp hay kẹp các
chi tiết nhỏ.
Chú ý: Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm vì có thể làm mũi kìm
bị biến dạng cong, hở.
1 Lưỡi cắt bị biến dạng.

2 Lưỡi cắt trước khi biến dạng.

2. Sử dụng Kìm tuốt dây dẫn điện.
- Sử dụng kìm tuốt dây để tự động tuốt lớp vỏ các điện bên ngoài dây
dẫn điện.
Thứ tự
các bước

Nội dung (mơ tả)

u cầu kỹ thuật

- Tay phải cầm kìm với ngón cái và lịng - Lịng bàn tay ngửa,
bàn tay kẹp chặt kìm.

Bước 1:

rãnh đặt dây ở mỏ
kìm quay đối diện
với mắt để quan sát.

- Tay trái cầm dây dẫn điện đặt vào rãnh - Chọn cữ mỏ cắt
của mỏ kìm, đầu dây dẫn điện nhơ ra phù hợp với đường
ngồi khỏi má bên lưỡi cắt của kìm kính dây.
17


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

Bước 2:

khoảng 1 cm.

- Tay phải bóp mạnh để mỏ kìm kẹp chặt, - Tách được vỏ cách
cắt đứt lớp vỏ và tự động tuốt ra khỏi đầu điện ra khỏi đầu dây
Bước 3:

dây dẫn điện.

dẫn.

Chú ý khi sử dụng:
- Khi đặt dây vào rãnh đầu dây nhô ra khỏi má bên lưỡi cắt quá lớn sẽ
không tuốt được lớp vỏ ra khỏi đầu dây.
- Chọn cữ mỏ cắt phù hợp với tiết diện dây hoặc đường kính dây, để

khơng làm ảnh hưởng tới lõi.

3. Sử dụng Tua vít.
Dùng để lắp, tháo thay thế vít. Tua vít thường có hình dấu cộng (+)
hoặc dấu (−), tùy theo hình dạng của đầu tua vít.
18


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

Khi sử dụng Tua vít.
- Bước 1. Chọn Tua vít phải có kích thước thích hợp vừa với rãnh của
vít. (khơng có khe hở).
- Bước 2. Giữ thân Tua vít thẳng với thân vít và xoay trong khi tác
dụng lực ấn.
Chú ý:
- Khơng sử dụng Tua vít nếu khơng vừa với rãnh của vít, hoặc sử dụng
kìm hay các dụng cụ khác để tác dụng mơmen lớn. Nó có thể làm chờn vít,
hỏng đầu của vít hoặc đầu của tua vít.
- Chọn Tua vít theo mục đích sử dụng: Ngồi các Tua vít thơng thường
cịn có các loại Tua vít sau cho các mục đích sử dụng khác nhau:
+ Hình A: Tua vít xun: Có thể sử dụng tác dụng một xung lực vào vít
cố định. ( 1 Thân tua vít xun hồn tồn vào cán tua vít).
+ Hình B: Tua vít ngắn: Có thể sử dụng thao tác tháo, lắp các vít ở vị
trí chật hẹp.
+ Hình C: Tua vít thân vng: Có thể sử dụng nhưng vít cần tới mơmen
lớn. ( 2 Tua vít thân vng).
+ Hình D: Tua vít nhỏ: Có thể sử dụng để tháo, lắp các vít ở các chi
tiết nhỏ.
19



Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

4. Sử dụng khoan tay_ khoan điện.
Trong công nghệ 9 mơđun lắp đặt mạng điện trong nhà có sử dụng tới
khoan tay để khoan lỗ bắt vít để lắp thiết bị điện trên bảng điện và khoan lỗ
luồn dây dẫn điện.
Bảng điện có thể là bảng gỗ hoặc bảng nhựa. Nay người ta thường
dùng bảng điện nhựa được chế tạo sẵn để lắp đặt thiết bị điện.
Thực hiện theo quy trình sau:
a) Cơng đoạn chuẩn bị khoan.
- Bước 1: Vạch dấu chính xác vị trí lỗ cần khoan. (Đánh dấu vị trị cần
khoan bằng bút chì hoặc bút lơng).
- Bước 2: Kẹp chặt vật cần khoan trên êtô hoặc giữ chặt, chắc chắn vật cần
khoan bằng vam chữ U.

20


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

- Bước 3: Chọn mũi khoan phù hợp với đường kính lỗ cần khoan.
(Lắp bảng điện thường sử dụng là mũi khoan Φ2mm và Φ5mm nhưng
với bảng điện nhựa thì có thể chỉ chọn mũi khoan Φ5mm)
- Bước 4: Lắp mũi khoan vào bầu khoan.
+ Tay trái giữ chặt đế của bầu khoan, tay phải vặn bầu khoan (vặn
ngược chiều kim đồng hồ) để các má kẹp mở rộng ra.

+ Cắm phần đuôi của mũi khoan vào bầu khoan (giữa các má kẹp)


+ Tay trái giữ chặt đế của bầu khoan, tay phải vặn bầu khoan (vặn theo
chiều kim đồng hồ) để các má kẹp, kẹp chặt phần đuôi của mũi khoan.

21


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

b) Công đoạn khoan.
Thứ tự các

Nội dung (mô tả)

bước

Yêu cầu kĩ thuật

- Đặt mũi khoan vào vị trí đã vạch - Đặt được mũi khoan
Bước 1:

dấu.

vào đúng vị trí vạch dấu.

- Tay trái giữ khoan thẳng đứng, - Tạo được vết khoan
Bước 2:

tay phải xoay bầu khoan làm mũi mồi. (đối với bảng điện
khoan quay 2-3 vòng để tạo vết nhựa có thể bỏ qua bước

khoan mồi.

này)

- Tay trái giữ khoan thẳng đứng - Lỗ khoan không bị
Bước 3:

đồng thời ấn nhẹ, tay phải quay nghiêng.
tay quay từ từ với tốc độ vừa phải - Lỗ khoan trịn, có
để khoan. (khi đã xuyên thủng đường kính lỗ đúng kích
quay tay quay theo chiều ngược thước cần khoan.
lại, đồng thời nâng nhẹ khoan để
rút mũi khoan ra khỏi lỗ)

Khi sử dụng khoan cần chú ý:
- Nếu vật cần khoan không kẹp được trên ê tơ thì phải kẹp, giữ chắc
chắn và có vật kê, lót (gỗ) ở dưới vật để tránh làm gãy mũi khoan khi khoan
xuyên thủng vật cần khoan.
- Mũi khoan phải được lắp cố định, chắc chắn.
- Trong khi khoan luôn giữ khoan thẳng đứng để mũi khoan vng góc
với bề mặt cần khoan.
- Nếu sử dụng khoan điện cần chú ý thêm một số điều như sau.
+ Người sử dụng phải kiểm tra bảo đảm máy đủ chất lượng, không
dùng máy khi thiếu các bộ phận, chi tiết an toàn.
+ Máy khoan phải được cấp điện từ 1 cầu dao riêng. Dây dẫn điện của
máy khoan phải là loại dây có 2 lớp vỏ cách điện.
22


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9


+ Tiến hành khoan, giữ tốc độ khoan trung bình, khoan từ từ và đều đặn.
5. Sử dụng bút thử điện.
Công dụng của bút thử điện là kiểm tra dò điện ở các đồ dùng điện,
kiểm tra chỗ hở cách điện của dây dẫn và xác định dây pha và dây trung hòa
của nguồn điện, mạch điện.
Trong các bài thực hành Công nghệ 9 bút thử điện được dùng thường
xuyên không thể thiếu. Trước khi cắm nguồn điện để thử mạch điện bảng
điện, phải hướng dẫn học sinh dùng bút thử điện để xác định dây pha của
nguồn điện. Tạo cho học sinh kĩ năng này để đảm bảo an toàn trong khi thực
hành và sử dụng sau này. Nếu không kiểm tra học sinh cấp nguồn cho mạch
điện bảng điện, nhưng dễ dàng nhầm lẫn dây pha với dây trung hịa và khi đó
cầu chì và cơng tắc lại không được lắp đặt ở dây pha. Như vậy khơng đảm
bảo an tồn trong q trình sử dụng, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện của
bảng điện.
Dùng bút thử điện tiến hành xác định dây pha của nguồn điện theo các
bước sau.
Thứ tự các
bước
Bước 1:

Nội dung (mô tả)

Yêu cầu kĩ thuật

- Cầm bút thử điện phải chạm vào - Kẹp kim loại phải
kẹp kim loại ở lắp bút.

chạm trực tiếp vào da tay.


- Chạm đầu bút thử điện vào một
trong hai dây của nguồn điện. (hoặc
một trong hai cực tiếp xúc của ổ - Xác định được dây
cắm điện) nếu bóng đèn của bút thử pha, dây trung hịa của
Bước 2:

điện sáng thì dây đó là dây pha.

nguồn điện.

23


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

Chú ý:
- Nguồn điện dùng để thử mạch phải lắp thêm Aptomat để phòng sự cố.
- Cần chạm đầu bút thử điện vào cả hai dây.
+ Nếu chạm vào dây thứ nhất, bóng đèn của bút thử sáng (dây đó là dây
pha) chạm vào dây cịn lại, bóng đèn của bút thử khơng sáng (dây đó là dây
trung hịa) thì nguồn có đủ dây pha và dây trung hịa.
+ Nếu chạm vào cả hai dây, mà bóng đèn của bút thử đều sáng, thì
nguồn điện đã bị cấp sai. (hai dây pha)
+ Nếu chạm vào cả hai dây, bóng đèn của bút thử đều khơng sáng, thì
nguồn điện đã bị cấp sai. (hai dây trung hòa hoặc đứt dây pha)
6. Sử dụng Vôn kế , Am pe kế.
Ở các lớp dưới và chương trình Vật lý 9 các em học sinh khối 9 đã
được tiếp xúc nhiều với Vôn kế một chiều, Ampe kế một chiều điện áp thấp
12V hoặc 36V là các mức điện áp an toàn, trong phịng thực hành và thí
nghiệm. Nhưng với mơn Cơng nghệ 9 các em được tiếp xúc với Vôn kế xoay

chiều, Ampe kế xoay chiều, điện áp cao là 220V rất dễ gây mất an toàn cho
người và thiết bị.
Tại mục 1 phần II bài 4 Thực hành _ Sử dụng đồng hồ đo điện HS được
thực hành tìm hiểu về đồng hồ Vôn kế xoay chiều, Ampe ke xoay chiều. Cũng
trong nội dung Đo điện điện năng của bài này thì sơ đồ đo điện năng tiêu thụ
Hình 4-2 có sử dụng Ampe kế xoay chiều để đo dòng điện xoay chiều của mạch
điện có phụ tải tiêu thụ điện năng “gồm 4 bóng đèn 220V - 100W” (SGK /18).
- Sử dụng Vôn kế xoay chiều để đo điện áp xoay chiều phải mắc đồng
hồ song song với mạch điện có phụ tải điện.

Chú ý: Khi mắc mắc Vơn kế cần hướng dẫn học sinh đấu dây như sau:
24


Sử dụng thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn, nâng cao kỹ năng thực hành cho HS môn Công nghệ 9

+ Dây pha của phụ tải nối với cực đấu dây màu đỏ của Vôn kế xoay chiều.
+ Dây trung hòa của phụ tải nối với cực màu đen của Vơn kế có kí
hiệu dấu “ * ”.
- Sử dụng Ampe kế xoay chiều để đo dòng điện xoay chiều phải mắc
đồng hồ nối tiếp với mạch điện có phụ tải điện cần đo.

Chú ý: Khi mắc mắc Ampe kế cần hướng dẫn học sinh đấu dây
như sau:
+ Dây pha của nguồn nối với cực đấu dây màu đỏ của Ampe kế xoay
chiều.(chọn cực có giới hạn đo là 5A để khơng sẽ hỏng đồng hồ đo vì dịng
của tải gồm 4 bóng đèn 220V - 100W có dịng lớn hơn 1A)
+ Dây pha của phụ tải nối với cực đấu dây màu đen của Ampe kế có kí
hiệu dấu “ * ”.
7. Sử dụng công tơ điện.

Bài 4 Thực hành _ Sử dụng đồng hồ đo điện, trong SGK có viết: “Tùy
theo điều kiện của từng nhà trường có thể thực hiện một trong hai phương
án sau:
Phương án 1- Sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
Phương án 2 - Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở”
Qua tham khảo đồng nghiệp tôi thấy rằng đa số các giáo viên các
trường chọn phương án 2 một số ít chọn phương án 1. Nhưng theo tôi khi
chọn phương án 1 để học sinh dễ hiểu, tránh cho đấu sai sơ đồ và đảm bảo an
toàn cần chú ý:
25


×