Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.52 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía
Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa
xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ
thế kỷ thứ XX. Tuy nhiên vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, chưa
được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy việc
phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên
một đơn vị diện tích là vấn đề thiết thực và đúng đắn. Để đạt được điều đó
cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ làm đất, chọn giống, trồng, bón
phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Thời vụ: thời vụ trồng mía thường vào đầu và cuối mùa mưa. Vụ đầu
mùa mưa trồng trong tháng 4-5 để sau khi mía nảy mầm sẽ có đủ nước cho
mía sinh trưởng, phát triển. Cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy
theo vùng kết thúc sớm hay muộn. Vụ trồng này giúp mía kết thúc nảy mầm
bắt đầu đẻ nhánh khi sang mùa khô và chịu đựng được khô hạn để đầu mùa
mưa sẽ phát triển nhanh.

- Đất: mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám
đến đất sét nặng. Riêng đối với một số loại đất như: đất nhiều cát, ít chất mùn, ít
giữ nước – phân, dẽ chặt; Đất chua, nhiều phèn (sắt và nhôm); Đất mất chất
hữu cơ, đất bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch, ta phải tiến hành cải
tạo bằng cách bón phân chuồng (trâu, bò),các loại tro dừa, tro rơm, tro trấu;
Bón vôi, Đôlômít để hạ phèn hay bón các loại phân lân có tính kiềm như lân
nung chảy, lân cải tạo đất. Có thể luân canh hoặc trồng xen canh cây họ đậu
để làm đất tốt hơn.
- Làm đất: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu
bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ
rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng
cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40 – 50 cm, bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác.
Bón 1 – 1,5 tấn vôi bột/ha trước khi bừa lần cuối.
Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy
khoảng cách 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng


0,8 – 1 m. Đào hộc: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân
nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.
- Chuẩn bị hom mía: Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh
mía. Phẩm chất hom giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất mía.
Nếu hom giống chất lượng kém thì các biện pháp kỹ thuật khác cũng tác
động không đáng kể đến năng suất. Để có năng suất đường cao cần chọn
những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC
16, MEX…
Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát,
không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom
mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy
mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng,
không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất.

Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy
theo loại giống và chất lượng giống.

- Đặt hom: giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một
hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối
với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ
ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp
đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

- Xen canh cải tạo đất mía: Bốn tháng đầu khi mới trồng hoặc chặt mía,
giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen đậu vừa tăng thu nhập vừa nâng cao
năng suất mía.

- Chăm sóc: sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (dài
hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ bên cạnh đó nên
làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh

sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.

+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng
3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.
* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng.
* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.
* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.
* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.
Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh
không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa
nên xới phá váng.
- Phòng trừ sâu bệnh: bà con nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha
vào rãnh mía trước khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và
tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới
khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan,
Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị
nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh.
Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và
hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối
đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng

- Thu hoạch: tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn
chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô
nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng
dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh
đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai

ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

×