Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu ISO - độ nhạy sáng của máy ảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.12 KB, 7 trang )


ISO - độ nhạy sáng của máy ảnh





ISO là một trong những thông số quan trọng ta cần tham khảo trước
khi chọn mua máy ảnh. Thông số này nói lên điều gì và ảnh hưởng đến chất
lượng bức ảnh bạn chụp ra sao… Những thông tin sau có thể sẽ hữu ích cho
bạn.
ISO là gì ?
Đối với máy ảnh số, ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến
ảnh đối với ánh sáng.
Giá trị ISO thấp đồng nghĩa với độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối
với ánh sáng thấp và ngược lại.
Việc tăng độ nhạy sáng thường dẫn đến việc phát sinh một vấn đề
khác cho việc chụp ảnh, bất kể đó là chiếc máy ảnh bỏ túi hay chuyên
nghiệp. Nhiễu điện tử xuất hiện khi độ nhạy sáng của cảm biến tăng lên. Quá
trình này giống với hiện tượng méo tiếng khi bạn tăng âm lượng radio.
Thường nhiễu xuất hiện ở những vùng ảnh tối và những vùng mà các tông
màu gần như đồng nhất.
Như vậy, nói một cách đơn giản, với ISO thấp, ảnh chụp ít nhiễu sắc
nét nhưng lại thiếu sáng. Để tăng cường ánh sáng trong trường hợp này,
người cầm máy cần phải điều chỉnh độ mở lớn hơn và/hoặc tốc độ chụp lâu
hơn.
Với ISO cao, ảnh nhiễu nhiều hơn, không sắc nét nhưng cần ít ánh
sáng nên người chụp có thể chọn độ mở ống kính nhỏ hơn và/hoặc tốc độ
chụp nhanh hơn.
Việc chọn độ nhạy sáng của cảm biến thường dựa vào hai yếu tố: 1.
ánh sáng xung quanh và 2. tốc độ chụp. Đôi khi người chụp cần phải tham


khảo thêm yếu tố thứ 3: độ mở ống kính.
Lựa chọn ISO thích hợp
Theo lý thuyết, để có ảnh chất lượng tốt nhất, ta nên chọn ISO thấp
nhất. Ví dụ, để ghi lại được hình ảnh sắc nét của một đối tượng chuyển động
trong một ngày nhiều mây, tốc độ chụp cần thiết phải là trên 1/125 giây.
Nhưng với độ nhạy sáng 50 hoặc 100, không thể thực hiện được điều này
ngay cả ở góc mở rộng nhất của ống kính camera. Cho nên ta buộc phải tăng
độ nhạy sáng để máy ảnh có thể chọn tốc độ chụp nhanh hơn.

Trong môi trường ánh sáng yếu, nên ổn định máy và chọn ISO ở mức
có thể giảm thiểu tỷ lệ nhiễu.
Nên tăng độ nhạy sáng từng bước. Có thể chọn ISO tăng dần và thử
chụp để biết được ở ISO nào thì có thể đạt được tốc độ chụp mà bạn cần để
phục vụ cho mục đích của mình. Bằng cách đó nhiễu sẽ được giữ ở mức tối
thiểu và chất lượng ảnh mà bạn chụp được là cao nhất tùy vào tình huống.
Và nên lưu ý lượng ánh sáng chiếu vào một vùng ảnh càng nhiều thì tác
động của nhiễu càng nhỏ.
Mặc dù độ nhạy sáng ISO tỉ lệ thuận với hiện tượng nhiễu nhưng với
ISO cao, người cầm máy có thể ghi hình với tốc độ chụp cao, giúp chống
nhòe. Nếu được, ta nên chụp thử trước để tìm vùng ảnh dễ bị nhiễu và ngắm
chụp lại để lại trừ nhiễu ra khỏi càng nhiều vùng ảnh càng tốt.
Trong những điều kiện ánh sáng yếu, nhiễu luôn luôn xuất hiện rõ. Do
vậy, tăng độ nhạy sáng có thể làm giảm chất lượng ảnh rất nhiều. Có một
điều dường như là nghịch lý nhưng khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu,
tốt nhất ta nên ổn định máy và chọn ISO ở mức thích hợp nhất để giảm thiểu
tỷ lệ nhiễu.
Bảo quản ống kính và cảm biến
M.P
22/11/2008 10:51
Đối với dòng máy chụp ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp (DSLR)

chuyện hư hỏng lặt vặt thường rất ít xảy ra. Nhưng hai linh kiện ống kính và
sensor thường xảy ra hư hỏng đối với dòng máy này.
Sau đây là một số lưu ý nên biết để bảo quản cho hai linh kiện này có
tuổi thọ sử dụng bền hơn


Ống kính
Ống kính là một tổ hợp các lăng kính giúp lấy cự ly xa, gần, tạo sự
thuận lợi để người chụp có được những bức ảnh sắc nét. Và do là bộ phận có
thể tháo lắp nên ống kính không tránh khỏi tình trạng thường xuyên bị bám
bụi, ẩm mốc làm cho ảnh chụp bị nhòe hay nổi đốm màu.
Những dòng máy DSLR thế hệ mới với các công nghệ hiện đại có thể
tự động làm sạch bụi ống kính và sensor. Những máy không có công nghệ tự
làm sạch bụi thì phải làm vệ sinh ống kính thủ công bằng tay. Thông thường,
cứ khoảng 3 tháng, phải vệ sinh ống kính một lần. Bạn có thể đưa đến cửa
hàng hiệu để thợ có đủ dụng cụ chuyên nghiệp làm.
Trong quá trình dùng, nên thường xuyên bảo quản máy bằng cách lấy
khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ ống kính và thân máy trước khi cho máy
vào hộp hút ẩm hoặc tủ sấy.
Trường hợp mang máy ra biển thì hạn chế nước biển thấm vào bất kỳ
bộ phận nào trên máy. Chú ý, không để cát chui vào ống kính, làm kẹt vòng
xoay zoom. Nếu không để ý, xoay mạnh tay, ống kính bị dính cát sẽ làm gãy
các cần xoay bên trong. Khi chọn mua ống kính, bạn nên chọn loại có lớp
UV bảo vệ.
Sensor
Ảnh chụp không rõ nét, ngoài nguyên nhân ở ống kính thì bộ cảm
biến ảnh (sensor) cũng là tác nhân trực tiếp. Nằm sâu phía trong máy, tiếp
giáp với ống kính nên bộ phận này rất dễ bị bám bụi bẩn trong khi thay đổi
ống kính.
Bạn có thể kiểm tra sensor có bụi không bằng cách tháo ống kính ra,

bật đèn sáng. Nhấn vào Menu, chọn Clean Sensor, nhấn Set, màn hình hiện
lên, khi đó bạn sẽ thấy một "con" sensor màu xanh. Nếu thấy xung quanh
sensor có nhiều vết lốm đốm thì nó đã đến thời kỳ làm sạch.
Đối với các thế hệ máy sau này, khi sensor bị bụi bẩn, đã có chương
trình tự động làm sạch bụi. Tuy nhiên, đối với những máy thế hệ cũ, không
thể tự động làm sạch bụi trong sensor, bạn cũng có thể tự vệ sinh sensor
bằng cách dùng dụng cụ bóp hơi. Cách làm này bụi sẽ được thổi ra ngoài khi
bạn bóp hơi thổi bụi nhẹ nhàng lần lượt theo chiều ngang sensor. Quá trình
thổi nên úp máy xuống và thổi từ dưới lên.

×