Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Tiểu luận quản trị rủi ro doanh nghiệp samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.7 KB, 65 trang )



DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nhóm 7
STT
1
2
3
4
5
6

Thành viên

Chức vụ

Mức độ tham gia


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


TỔNG QUAN
Những sự kiện gần đây diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới, từ cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, cho đến đại dịch toàn cầu Covid-19,… dẫn đến những ảnh
hưởng hết sức nặng nề đến sự phát triển của các tập đồn, cơng ty lớn nhỏ trên thế
giới, cũng vì lẽ đó, chúng ta cũng nên có những nhìn nhận khách quan, chính xác hơn
về “rủi ro” cũng như những hậu quả mà “rủi ro” có thể mang lại nếu khơng được nhà


quản trị nhìn nhận một cách đúng đắn. Quản trị rủi ro là một phần hết sức cần thiết đối
với những doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực lợi nhuận hay
phi lợi nhuận. Tuy nhiên, dù tầm ảnh hưởng của quản trị rủi ro là rất lớn thì khái niệm
về quản trị rủi ro (ERM – Enterprise Risk Management) vẫn còn khá mới mẻ nhất là
khi liên hệ với Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.
Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp Việt
Nam vốn đã nhỏ bé về quy mơ, bên cạnh đó cịn chưa thực sự đầu tư phát triển về
quản trị rủi ro doanh nghiệp, điều này dẫn đến những hậu quả lớn, thậm chí là phá sản,
khi một sự kiện rủi ro lớn xảy đến, ví dụ minh họa cho điều này có thể kể đến việc
hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tuyên bố phá sản khi đại dịch Covid19 kéo dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng triển khai các mơ hình quản trị rủi
ro doanh nghiệp là một trong những vấn đề bức thiết cần được các công ty tập trung,
chú ý đến vì sự phát triển bền vững của cơng ty mình.


PHẦN I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tổng quan về rủi ro, quản trị rủi ro doanh nghiệp

1.

1.1 Rủi ro
Rủi ro có thể được hiểu đơn giản là những điều không may, là khả năng gặp phải thiệt
hại, ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu của bản thân, rủi ro được định nghĩa
chính xác là sự ảnh hưởng của những điều không chắc chắn đến việc đạt được mục
tiêu (ISO). Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại thì rủi ro cũng bao gồm cả biến động
tích cực và biến động tiêu cực, và quản trị rủi ro chính là tận dụng được những cơ hội
tích cực từ rủi ro và giảm thiểu những tác động tiêu cực.
Rủi ro có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo tính chất khách quan hay

theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro đó, tuy nhiên thì rủi ro thường được phân chia
thành 4 loại chính (theo tính chất khách quan):
-

Rủi ro chiến lược: rủi ro tác động đến phạm vi toàn bộ doanh nghiệp có thể kể
đến như rủi ro thị trường, rủi ro kinh doanh, rủi ro ngân sách,…

-

Rủi ro hoạt động: tác động đến một phần của doanh nghiệp. Nó bao gồm rủi ro
dự án và rủi ro kỹ thuật.

-

Rủi ro báo cáo: liên quan đến tính hiệu quả của các báo cáo bên trong và bên
ngoài tổ chức.

-

Rủi ro tuân thủ: liên quan đến việc chấp hành các quy định, quy tắc chung.

1.2 Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro được định nghĩa theo Heinz-Peter Berg (2010) là một cách tiếp cận có
hệ thống đối với việc thiết lập một chương trình hành động tốt nhất trong điều kiện
khơng chắc chắn bằng cách nhận diện, đánh giá, thấu hiểu, ứng xử và truyền thông liên
quan đến các vấn đề rủi ro.
Quản trị rủi ro có thể được hiểu là q trình mà công ty nhận dạng, đo lường, quản lý
và công bố tất cả rủi ro chính nhằm tăng giá trị cho các bên liên quan

PA



Nhìn chung, tùy theo tính chất hoạt động của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ có các
cách tiếp cận riêng đối với rủi ro, có người cẩn trong suy tính, có người thích mạo
hiểm, chấp nhận rủi ro.

Hình 1.1 Tiếp cận quản trị rủi ro doanh nghiệp
Hình trên minh họa một cách cụ thể về những cách tiếp cận đối với rủi ro theo tính
chất của cơng ty, ví dụ đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục
thì mục tiêu hoạt động thường là ổn định, bền vững, chính vì thế họ là nhóm doanh
nghiệp khơng thích rủi ro và cách tiếp cận thường tối thiểu hóa rủi ro nhất có thể, ở
mặt trái ngược lại là những cơng ty ưa thích, thậm chí là tìm kiếm rủi ro với mong
muốn tối đa hóa được những cơ hội mà rủi ro mang lại để phát triển cơng ty của mình,
có thể kể đến như những Entrepreneur Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Quy trình Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là một quá trình, gồm rất nhiều bước khác nhau có quan hệ mật thiết
với nhau, và các bước đi ấy phải trải qua 6 giai đoạn chính:

PA


-

Nhận diện rủi ro: là quá trình xác định nguồn gốc phát sinh rủi ro, nguyên nhân
cũng như hậu quả có thể xảy ra khi mà nó xảy ra. Mục đích chính của giai đoạn
này chính là tìm ra một danh sách các rủi ro có thể xảy ra trên con đường đạt
được mục đích, giai đoạn này hết sức quan trọng và cần chú trọng đầu tư vì nó
là giai đoạn bắt đầu, những dữ kiện được xác định sẽ là tiền đề cho những giai
đoạn tiếp theo và góp phần quan trọng cho sự thành cơng trong quản trị, có thể
hiểu một cách đơn giản, danh sách rủi ro càng đầy đủ, thì những rủi ro tiềm

tàng, rủi ro ẩn càng ít và những giải pháp ngăn chặn, ứng phó với rủi ro càng
đạt hiệu quả cao.

-

Phân tích rủi ro: là việc đánh giá các ảnh hưởng tiềm năng và khả năng xảy ra
của các rủi ro. Những ảnh hưởng đó được phân tích dựa trên các khía cạnh về
thời gian, chất lượng, chi phí, nguồn lực

-

Đánh giá rủi ro: liên quan đến việc so sánh các rủi ro thấy được trong suốt q
trình phân tích, những so sánh có thể xoay quanh các khía cạnh về mức độ, ảnh
hưởng, khả năng xảy ra,...

-

Ứng phó rủi ro và thiết lập kế hoạch hành động: bao gồm việc lựa chọn và thực
thi một hoặc nhiều lựa chọn để xử lý với rủi ro. Có những loại ứng phó với rủi
ro cơ bản thường thấy: tránh rủi ro, giảm rủi ro, chia sẻ rủi ro, chấp nhận rủi ro.

-

Báo cáo và giám sát rủi ro: đây là một bước hết sức quan trọng và mang tính
chất kết hợp trong suốt quá trình quản trị rủi ro. Rủi ro cần phải được giám sát
để đảm bảo rằng những sự kiện rủi ro xảy ra đi đúng với dự tính và những thay
đổi mang ảnh hưởng không quá nghiêm trọng và đảm bảo quy trình quản trị rủi
ro vẫn hoạt động có hiệu quả trên lý thuyết lẫn thực tế.

-


Thông tin và tham vấn tới các bên liên quan: mục tiêu chính của bước này
chính là tìm ra những bên liên quan trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị rủi
ro bao gồm việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro. Những người này phải
có một hiểu biết cơ bản về cơ sở của việc ra quyết định và lý do những kế
hoạch hành động cụ thể được yêu cầu.

PA


1.3 Lý thuyết về các vấn đề liên quan
1.3.1 Công nghệ số
Cơng nghệ số là q trình thay đổi từ mơ hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng
cách áp dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện
toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm
việc, văn hóa cơng ty.
1.3.2 Chuyển đổi số
Chuyển đổi số là một khái niệm xuất hiện trong thời kỳ bùng nổ của Internet nó đã và
đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây mô tả việc ứng dụng cơng
nghệ số vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu được áp dụng một cách triệt
để và hiệu quả thì chuyển đổi số sẽ làm thay đổi tồn diện doanh nghiệp từ cách thức
mà doanh nghiệp hoạt động tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và
mang lại những giá trị cho khách hàng.
Số hóa (digitization) là một thuật ngữ dùng để mơ tả việc chuyển đổi các tài liệu dạng
vật lý (giấy) sang định dạng số. Bằng cách đó, doanh nghiệp cho phép đưa nội dung số
hóa vào quy trình làm việc của tổ chức. Chẳng hạn như để tự động hóa các quy trình
hoặc cung cấp cho mọi người quyền truy cập thông tin.
Khai thác cơ hội số (Digitalization) được xem là một bước tiến của số hóa
(digitization). Digitalization cịn được gọi là “số hóa q trình”, “số hóa tổ chức” hay
“số hóa doanh nghiệp”, là cấp độ dùng các cơng nghệ số và dữ liệu đã được số hóa

trước đó và sử dụng nó để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Từ đó, đạt được các mục
tiêu như tăng doanh thu của công ty hoặc nâng cao hiệu quả của các quy trình (như
truy cập và lưu thơng tài liệu). Mục tiêu của số hóa là làm cho cơng việc hiệu quả hơn,
mang lại lợi nhuận cao hơn và mang tính cộng tác.
1.3.3 Tái cơ cấu
1.3.3.1 Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?

PA


Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, nhưng phổ biến nhất, tái cơ
cấu doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
Tái cơ cấu doanh nghiệp hiểu đơn giản chính là việc doanh nghiệp sẽ thay đổi, sắp xếp
lại tổ chức của mình bằng một sơ đồ khác, hệ thống phịng ban khác có thể với tên gọi
mới, phân cấp mới, chức năng mới… sao cho hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.
Một doanh nghiệp sẽ được thành lập, hoạt động và kết thúc vịng đời của mình theo
đúng quy luật. Trong q trình hoạt động đó sẽ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố
khách quan bên ngồi khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn của thế giới.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, nếu doanh nghiệp không chịu thay đổi những điều không
phù hợp với thời đại và cứ giữ ngun những gì đang có sẽ rất dễ dẫn đến ngày công
ty phá sản nhanh chóng. Tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết
những vấn đề mâu thuẫn đang tồn tại để thay da đổi thịt, để phát triển cùng với xu thế.
Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ gồm có tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu quản lý, tái
cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu lao động… Việc tái cơ cấu đòi hỏi cả thời gian, chiến lược,
tâm sức và cả kinh phí nữa. Sau khi tái cơ cấu, doanh nghiệp sẽ có một mơ hình mới
để hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của mình và khơng bị thụt lùi so với
thời đại.
1.3.3.2 Dấu hiệu doanh nghiệp nên tái cơ cấu
Nhu cầu tái cơ cấu ngày càng trở nên cấp bách khi hiện nay nhiều tổ chức đang gặp
nhiều vấn đề trong cơ cấu, cũng như các hoạt động khiến tình hình hoạt động của tổ

chức khơng hiệu quả; thậm chí trì trệ, và đang trên bờ vực tan rã, phá sản. Nhiều
nguyên do là do vấn đề cơ cấu sai, không hợp lý, kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc tái
cơ cấu được đặt ra; thậm chí là cấp bách nhất. Thể hiện cụ thể là:
+

Tổ chức không xác định nổi, cũng như chưa định hình được chiến lược và
kế hoạch.

+

Đội ngũ lãnh đạo của tổ chức làm việc kém hiệu quả và khơng có dấu hiệu
cải thiện. Các tố chất, bao gồm tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân

PA


của đội ngũ lãnh đạo trong một tổ chức đóng một vai trị quan trọng. Nếu
sai, kém... sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức về sau này.
+

Cơ cấu tài chính chưa phù hợp, chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống,
cơng cụ kiểm sốt cần thiết. Đây là một trong những lý do chính khiến
nhiều tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài
chính để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất.

+

Quản trị nguồn nhân sự còn khá yếu kém. Có thể nói con người là một yếu
tố có tính chất quyết định tới sự thành cơng của tổ chức và doanh nghiệp.
Nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề này thì cần phải được điều chỉnh, giải

quyết một cách kịp thời và phải có định hướng mang tính lâu dài.

+

Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức khơng thật sự hiệu quả do cơ cấu cịn
chưa hợp lý. Thực tế cho thây, một cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có
khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ các bộ phận một
cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạt động phối hợp giữa các đơn vị
được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn.

1.3.3.3 Những nguyên tắc quan trọng trong tái cơ cấu doanh nghiệp
Một số nguyên tắc quan trọng các doanh nghiệp cần phải nhớ khi làm cuộc cách mạng
thay đổi doanh nghiệp của mình như:

+ Giữ được văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp có sự ảnh hưởng
rất lớn đến thành cơng của doanh nghiệp đó. Ngay cả khi bạn tái cơ cấu
doanh nghiệp, cũng nên giữ lại những nét văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp
đã được xây dựng từ trước và phát triển nó hơn nữa.

+ Có chiến lược tái cơ cấu cụ thể: Tái cơ cấu quả thực không phải đơn giản,
khi nó sẽ làm thay đổi hồn tồn bộ mặt của một doanh nghiệp. Vì thế, mỗi
doanh nghiệp cần có một chiến lược tái cơ cấu thật cụ thể, chi tiết dựa trên
sự nghiên cứu thị trường, xã hội và các đối thủ khác. Những hoạt động tái
cơ cấu chỉ tốt đẹp khi đã có một chiến lược hồn chỉnh.

+ Thống nhất, đồng lòng: Khi bước vào cuộc chiến tái cơ cấu, cần sự thống
nhất đồng lòng từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến từng bộ phận nhân

PA



viên. Chỉ khi có sự ủng hộ từ các nhân viên, lao động, quá trình tái cơ cấu
mới nhanh gọn hơn, hiệu quả hơn.

+ Đánh giá và điều chỉnh: Ngay cả khi doanh nghiệp đã có 1 kế hoạch, chiến
lược tái cơ cấu cụ thể nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có thể phát hiện
ra những thiếu sót, hạn chế. Vì thế, vẫn phải ln nghiên cứu, đánh giá
chiến lược đó để có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp hơn.
1.3.3.4 Lợi ích của tái cơ cấu
Tổ chức là sự liên kết của những con người nhằm thực hiện các mục tiêu mong đợi của
lãnh đạo. Trong đó, tái cơ cấu tổ chức là quá trình xem xét, cơ cấu lại, tái bố trí cấu
trúc, bộ phận, nhân sự nhằm đảm bảo tính hiệu quả, trong tương quan với các mục tiêu
chiến lược và những thay đổi trên thị trường. Tái cơ cấu sẽ giúp cho doanh nghiệp
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm chi phí và tạo động lực làm việc cho
đội ngũ nhân sự. Đồng thời, giúp doanh nghiệp bắt kịp với những thay đổi trên thị
trường, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
1.3.3.5 Các bước trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp
Bước 1: Dự báo xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh để nhận định xu hướng
thay đổi trên các khía cạnh nhu cầu sản phẩm, cơng nghệ sản xuất và phương thức
phân phối mới.
Bước 2 : Mô tả cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp trên các khía cạnh: sản phẩm, thị
trường mục tiêu, cơng nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt
động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.
Bước 3: Phân tích cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp có phù hợp để tận dụng cơ hội
và tránh né thách thức từ bối cảnh mới của mơi trường kinh doanh hay khơng, để từ đó
chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.
Bước 4: Từ những khám phá được những khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu, xác định
mục tiêu tái cơ cấu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu, định
hướng thay đổi sản phẩm, và định hướng thay đổi công nghệ.


PA


Bước 5: Xác định giải pháp, chương trình, dự án để thực hiện thành công các mục tiêu
tái cơ cấu trên các khía cạnh: Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình),
Đầu tư cơng nghệ; cải tiến phương thức phân phối, và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh
khơng phù hợp (thối vốn).
Bước 6: Để đảm bảo các giải pháp tái cơ cấu được thực hiện thành cơng, doanh nghiệp
cần có chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu như nguồn vốn, huy
động nhân lực phù hợp cho mục tiêu tái cơ cấu, thiết lập mạng lưới quan hệ với các
đối tác phù hợp.
2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Quản trị rủi ro có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc không triển khai
các hoạt động quản trị rủi ro có thể dẫn đến những điểm bất lợi do khơng có tính phù
hợp với tình hình doanh nghiệp đang mắc phải. Các doanh nghiệp tại Việt Nam trong
những năm gần đây đã bắt đầu có sự hình thành và xem trọng việc quản trị rủi ro hơn
nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại và tăng cường phát triển theo hướng thuận lợi nhất.
Quá trình chuyển đổi số đã diễn ra một cách nhanh chóng đối với nền kinh tế hiện nay.
Bên cạnh hội nhập xu thế chuyển đổi số và tồn cầu hóa, các doanh nghiệp tại Việt
Nam đã đưa ra các hoạt động định hướng phát triển, đưa ra những phương án về quản
trị rủi ro tài chính. Những rủi ro về truyền thông như thông tin đi sai lệch hoặc bị bóp
méo gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đều được đưa vào mối quan tâm hàng đầu và
đưa ra những cách giải quyết cũng như hạn chế xảy ra tối đa. Ngoài ra tại Việt Nam,
doanh nghiệp cũng đang đối mặt với rủi ro đánh mất thông tin bảo mật thơng qua
internet, do vậy họ đã có những sự dè chừng và đưa ra những hệ thống mang tính bảo
mật chặt chẽ.
Những rủi ro trong việc tái cơ cấu tại doanh nghiệp Việt Nam đang được quan tâm một
cách mạnh mẽ khi những thay đổi về các tác động bên ngoài và sự phát triển thúc đẩy
sự tái cơ cấu nhằm phù hợp hơn. Các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu phải đối mặt
với rủi ro về lực lượng nhân sự, nhà quản trị tài năng, văn hóa tổ chức,... và đó cũng

đưa ra những thách thức nhất định. Để đối mặt với những rủi ro về tái cơ cấu, các
doanh nghiệp đã lên những kế hoạch dự phịng, có thể ước tính mức tác động của các
rủi ro và từ đó đưa ra những cách khắc phục, phản ứng khác nhau.
PA


Đối với những tác động chịu ảnh hưởng nặng nề như dịch bệnh Covid-19, đây là một
trong những thảm họa nằm ngồi dự tính của các doanh nghiệp. Dịch bệnh diễn ra đã
tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp Việt Nam và các hoạt động quản trị rủi ro. Trong
khi tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều chịu ảnh hưởng, một vài doanh nghiệp vẫn có
thể xây dựng những biện pháp rủi ro để có thể ứng phó kịp thời bằng việc đưa ra
những giải quyết mang tính ưu tiên với các nguy cơ xảy ra cao như tiến hành các chiến
lực nhân sự bằng việc tìm các giải pháp thay thế, đảm bảo việc kết nối và làm việc từ
xa, đồng thời có thể hạn chế tài chính ở mức thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả.

II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA SAMSUNG
1. Giới thiệu công ty

Samsung là một tập đoàn đa khổng lồ quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính tại thành
phố Seoul. Tập đồn này hiện sở hữu rất nhiều cơng ty con, chuỗi hệ thống bán hàng
cùng các văn phòng đại diện trên phạm vi toàn cầu, hầu hết đều đang hoạt động dưới
tên thương hiệu Samsung, có quy mơ và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất tại
quê nhà Hàn Quốc nói riêng và đồng thời cũng là một trong những thương hiệu công
nghệ đắt giá bậc nhất trên thế giới hiện nay.
Samsung được sáng lập vào năm 1938 bởi Lee Byung-chul, một doanh nhân kiêm nhà
tư bản công nghiệp người Hàn Quốc, với sự khởi đầu là một cơng ty bn bán nhỏ lẻ.
1.1. Q trình phát triển của Samsung
-

Xuất phát từ việc kinh doanh bán lẻ, sau hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển,

Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề như chế biến thực phẩm, dệt may,
bảo hiểm, chứng khoán và bất động sản.

-

Cuối những thập niên 60, Samsung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp
điện tử, sản phẩm đầu tiên của cơng ty lúc bấy giờ chính là TV đen trắng.

-

Vào những thập niên 70, Samsung mở rộng xây dựng và phát triển cơng nghiệp
đóng tàu.

-

Thập niên 80, Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn
thông. Sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển mạch, đây là nền tảng cho hệ thống nhà

PA


máy điện thoại bàn và máy Fax của Samsung, sau này là nhà máy điện thoại di
động Samsung.
Từ thập niên 90 - nay, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mơ tồn cầu, nhất

-

là lĩnh vực cơng nghệ cao và điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di
động, TV, chip điện tử...
Samsung bao gồm khoảng hơn 100 cơng ty con, điển hình có những cơng ty con quan

trọng như:
-

Samsung Electronics (công ty thông tin điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu,
lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012).

-

Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới)

-

Samsung Heavy Industries (cơng ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu
năm 2010)

Samsung đã và đang có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, chính trị,
đời sống xã hội ở Hàn Quốc, đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu
của tập đoàn cũng đã từng chiếm tới 17% trong tổng quy mô GDP (theo thống kê năm
2013). Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Samsung:
Tháng 10/2020 Samsung Electronics vừa công bố đạt 66,96 nghìn tỷ won (~59,38 tỷ
USD) doanh thu hợp nhất và 12,35 nghìn tỷ won (~10,95 tỷ USD lợi nhuận hoạt động
trong quý 3, kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Ngay cả khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên khắp thế giới, việc
mở cửa trở lại các nền kinh tế chủ chốt đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu
tiêu dùng. Samsung Electronics đã từng bước ứng phó với đại dịch và mang lại kết quả
tích cực thơng qua hệ thống quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt (SCM), góp
phần giúp doanh thu quý của hãng cao nhất từ trước đến nay.
Lợi nhuận hoạt động hàng quý tăng 52% so với quý trước chủ yếu nhờ vào nhu cầu về
smartphone và các thiết bị điện tử tiêu dùng tăng. Đồng thời, việc quản lý chi phí hiệu
quả cũng đã góp phần tăng lợi nhuận cho cơng ty. Lợi nhuận hoạt động quý 3 cũng cao

hơn 59% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào doanh số bán chip nhớ và các sản phẩm
tiêu dùng tăng mạnh.

PA


Trong năm 2021, Cơng ty kỳ vọng nhu cầu tồn cầu sẽ dần phục hồi, tuy nhiên, vẫn
còn những bất ổn về khả năng tái phát các đợt dịch COVID-19, do đó, cần phải cận
trọng trong các hoạt động diễn ra trong hoàn cảnh đại dịch
Samsung đặt mục tiêu nâng cao vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chip nhờ thơng qua việc
mở rộng nút quy trình thế hệ mới, quản lý sản xuất linh hoạt để đáp ứng nhu cầu trước
mắt và đầu tư kịp thời để giải quyết các nhu cầu trong trung và dài hạn.
Đánh giá về thực trạng kỹ thuật số của công ty Samsung:
Đánh giá năm 2019, 2020, Đại dịch đã thúc đẩy nhiều lĩnh vực sử dụng cơng nghệ kỹ
thuật số hơn, và kích thích các doanh nghiệp chuyển đổi số, cũng như tái cơ cấu doanh
nghiệp, tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến áp lực ngày càng tăng đặt lên cho Samsung trong
quá trình thực hiện CDR. Là cơng ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, công ty
điện tử Samsung đang nỗ lực không ngừng để nâng cao trách nhiệm của mình trong
thời đại cơng nghệ số. Cụ thể là Samsung đang không ngừng nâng cao khả năng tiếp
cận cho các dịng sản phẩm của mình, cải tiến chúng bằng các công nghệ giúp cho tất
cả người dùng, bất kể tuổi tác, giới tính hay kể cả người khuyết tật, cũng dễ dàng sử
dụng sản phẩm của họ.
Lấy ví dụ như sản phẩm TV của Samsung. Chức năng Hướng dẫn bằng giọng nói
Voice Guide của TV cung cấp hướng dẫn âm thanh cho cài đặt TV, kết hợp điều khiển
kênh và âm lượng với các công cụ để giúp bạn lên lịch xem, xem thơng tin chương
trình hiện tại và đã lên lịch và cả duyệt internet. Khi xem nội dung bằng ngơn ngữ ký
hiệu, thuật tốn AI độc quyền của Samsung sẽ tự động nhận dạng vùng ngôn ngữ ký
hiệu và có thể phóng to nó lên đến gấp 200 phần trăm.
Các thiết bị di động của Samsung đã cho ra mắt một loạt các tính năng tiếp cận tiện lợi
hơn, bao gồm cả chức năng cho phép những người có vấn đề về thính lực kết nối thiết

bị trợ thính tương thích với thiết bị của họ qua Bluetooth cơng suất thấp, đi cùng tính
năng bàn phím cố định dành cho người dùng bị khuyết tật về thể chất. Ngoài ra, tủ
lạnh Family Hub của Samsung phục vụ cho người dùng xe lăn với các chức năng giúp
bạn có thể di chuyển phần trên của màn hình đến vị trí dễ dàng tiếp cận hơn, đồng thời

PA


giúp điều chỉnh độ cao của các nút điều khiển chính và khởi động menu bằng cách
chạm vào bất kỳ đâu trên màn hình.
Ngày 15/12/2020 Với giải pháp Bảo mật và quản trị di động hóa Samsung Knox,
Samsung được chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số
hàng đầu Việt Nam 2020. "Samsung Knox là nền tảng bảo mật hỗ trợ toàn diện với cơ
chế mã hóa từ phần cứng".
1.2. Thực trạng hoạt động của cơng ty
Trước khi chuyển đổi số:
Samsung là một tập đoàn đã phát triển rất nhiều ngành nghề trước khi trở thành công
ty công nghệ hàng đầu. Xuất thân là nhà máy lúa, cá khô. Sau một vài biến cố, từ khi
mới thành lập, Samsung là một công ty buôn bán nhỏ với 40 công nhân, sau này buôn
bán các mặt hàng tạp hóa và mì sợi do cơng ty sản xuất.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Samsung thành lập nhà máy len sợi lớn nhất
nước và đưa công ty tiến thêm một bước để trở thành một công ty lớn tại Hàn Quốc.
Khi cơng ty có những bước tiến mới, Samsung thực hiện đa dạng hóa trong nhiều lĩnh
vực, trở thành công ty đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ
và đã bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp điện tử. Các sản phẩm của Samsung lúc
đó dường như chỉ có thể tiêu dùng trong nước vì khi xuất khẩu ra những thị trường
khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ, sản phẩm của Samsung thường "lép vế" vì chất lượng
thấp dù giá thành rẻ mạt. Cũng giống như các sản phẩm Made in China bây giờ,(theo
tờ báo Brands Việt Nam) Made by Samsung sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Hàn
Quốc sau chiến tranh Nam-Bắc Hàn để sản xuất hàng loạt trong khi chất lượng sản

phẩm thì phần nào bị "thả nổi".
Khi chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, 2 tuần sau đó, Lee Kun Hee con trai thứ 3 của
ơng tiếp quản đế chế Samsung. Tân chủ tịch mới quyết định bắt đầu chiến dịch thay
đổi cách làm việc của Samsung bằng cách... không đến công ty, không nghe điện thoại
và không tiếp khách, buộc các quản lý cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và tự
chịu trách nhiệm. Dưới sự lãnh đạo đó, sau 6 năm (1988 - 1993) giá trị vốn hóa của
Samsung tăng gấp 2,5 lần.

PA


Năm 1993, Lee Kun Hee mang theo bộ lãnh đạo cấp cao của Samsung sang nước Mỹ
và các nước châu Âu để mở mang tầm mắt cho cấp dưới của mình về sức cạnh tranh
yếu kém của các sản phẩm Samsung trên thị trường quốc tế. Ông cho rằng chứng kiến
sự èo uột của Samsung tại thị trường nước ngoài khi đó sẽ thức tỉnh đội ngũ lãnh đạo
của mình. Tới đâu đoàn thăm quan cũng gặp cảnh sản phẩm của Sony, Panasonic hãnh
diện trưng lên tủ kính cịn của Samsung thì bị dúi vào chỗ hứng bụi ở góc khuất của
cửa hàng. Chính điều này đã thúc dục quyết tâm phải thay đổi vị thế trong lòng chủ
tịch Lee và sự sẵn sàng thay đổi đưa Samsung lên một công ty công nghệ hàng đầu thế
giới.
Chuyển đổi số và thành công của Samsung
Khi Lee Kun Hee làm chủ tịch, ông đã cho đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát
triển, Samsung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực cơng nghiệp phần cứng viễn thơng. Tập
đồn đã nhập các công ty con chuyên về lĩnh vực công nghệ điện tử thành Cơng ty
Điện Tử Samsung hay cịn gọi là Samsung Electronics. Từ đó về sau, đây trở thành
mũi nhọn quan trọng bậc nhất chiếm đến 2/3 doanh thu của cả tập đoàn và Samsung
được biết đến là hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.
Năm 1993, nhận thấy sự sa sút khi đó của cấp dưới, ơng triệu tập các giám đốc điều
hành của Samsung đến Frankfurt (Đức) và nói với họ: "Hãy thay đổi mọi thứ ngoại trừ
vợ và con các bạn", nhấn mạnh sự thay đổi để nâng cao chất lượng sản phẩm của tập

đoàn. Sau cuộc họp lần đó, Samsung đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Những năm
của thập kỷ 90 chính là giai đoạn Samsung chuyển mình trở thành một tập đồn lớn
mạnh, đối thủ của các ông trùm công nghệ phải dè chừng.
Bắt đầu nổi bật chính là vào năm 1988, Samsung sản xuất ra mẫu điện thoại đầu tiên
của mình SH -100 và là chiếc điện thoại đầu tiên được thiết kế và sản xuất tại Hàn
Quốc, được bán tại thị trường nội địa và doanh số chỉ từ 1000 - 2000 đơn vị. Tuy nhiên
đây chính là một nền tảng mới để đạt được những thành tựu về sau. Sau gần 20 năm bị
Nokia "đè đầu cưỡi cổ", Samsung giờ đây đã là tân vương của làng sản xuất điện thoại
tồn cầu với các sản phẩm smartphone thuộc dịng Galaxy S và Galaxy Note được đón
nhận nồng nhiệt vào năm 2012.

PA


Khơng những dừng lại với sự thành cơng lần đó, Samsung còn liên tục cho ra những
mẫu điện thoại mới có tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường và đạt thị phần hàng đầu.
Cụ thể tháng 11.2020, Samsung với thị phần 33,7% đã thống lĩnh thị trường
smartphone tại Mỹ sau 3 năm chỉ xếp thứ 2 vì Apple. Khơng chỉ cho ra đời chiếc điện
thoại màn hình gập đầu tiên Galaxy Z Flip, gần đây nhất vào ngày 12.2.2020,
Samsung đã trình làng bộ ba siêu phẩm S20, S20 Plus và S20 Ultra lần đầu tiên được
trang bị công nghệ màn hình tần số quét cao 120Hz; riêng S20 Ultra là “quái vật”
mạnh mẽ nhất với những trang bị tối tân hiện, phải nhắc đến là cụm camera “hầm hố”
có khả năng zoom 100X.
Không chỉ là điện thoại, năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền LCD để bán
cho các đối tác. Cho đến năm 2013, tivi LCD trở thành một trong những thương hiệu
Samsung và là bá chủ thị trường.
Thời gian 1944, Samsung bắt đầu sản xuất chip nhớ flash. Năm 2013, sản lượng chip
nhớ flash và DRAM của Samsung gần bằng tất cả các hãng còn lại cộng vào. Và theo
Gantner - công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cho hay:
Intel giữ ngôi vương làng chip nhớ kể từ năm 1992 đến 2017, và bây giờ vị thế này

chính thức thuộc về tay của Samsung (vào năm 2018), Samsung chiếm 14.6% thị
phần, so với 13.8% của Intel.
Công nghiệp xây dựng của Samsung từ một đơn vị chuyên về kỹ thuật xây dựng đã
mở rộng sang cả các lĩnh vực như thương mại, năng lượng, công nghệ và đầu tư. Tháp
đôi Petronas Twin Towers ở Malaysia cao 452 mét (88 tầng) cao thứ 4 thế giới, tháp
Taipei 101 ở Đài Loan cao 508 mét (101 tầng) cao thứ 3 thế giới, tòa nhà Burj Khalifa
tại Dubai cao 828 mét (162 tầng) cao nhất thế giới, 3 trong số 10 công trình cao và ấn
tượng nhất thế giới đều có chung 1 nhà thầu chính: Samsung.
Sau khi chuyển đổi số
Dù có cảm tình với thương hiệu Samsung hay khơng, người ta cũng không thể nhận
định sự vươn lên của Samsung từ 1 nhà sản xuất "hạng hai" lên thành thế lực quan
trọng nhất trong ngành cơng nghiệp điện thoại tồn cầu là dựa vào may mắn, đây là
một kỳ tích.

PA


“Chủ tịch Lee Kun Hee đã từng đặt mục tiêu Samsung sẽ trở thành một trong những
tập đoàn lớn nhất trên tồn thế giới và chính tơi lúc cũng đó khơng hề nghĩ điều này có
thể thành cơng” – Mr.Kae Jae San chia sẻ.
Nhắc đến sức cạnh tranh và vị thế trong ngành công nghệ hiện nay của Samsung, một
tờ báo đã nhận định vào năm 2013 rằng “Trong khi Apple đang xoay sở tìm cách thốt
ra khỏi lối mịn, Nokia vẫn đang bập bênh bên bờ tụt hạng, BlackBerry và Sony, HTC
cùng đang nắm tay nhau tụt dốc, hiện tại Samsung đang là công ty thú vị nhất trong số
các nhà sản xuất smartphone.” (Báo Brands Việt Nam - Samsung và những chuyện
chưa bao giờ kể).
2. Ảnh hưởng của Samsung đến Việt Nam

2.1. Tích cực
Samsung giúp thay đổi vị thế địa phương. Trước khi Samsung xuất hiện, Bắc Ninh và

Thái Nguyên là những địa phương chưa có hoạt động nhập khẩu nổi bật của cả nước.
Nhưng từ khi Samsung đặt nhà máy sản xuất, 2 địa phương này luôn ở nhóm dẫn đầu
về xuất nhập khẩu kim ngạch từ vài trăm triệu USD/năm đã lên hàng chục tỷ
USD/năm, và vượt qua nhiều tỉnh, thành phố lớn. Tính đến cuối năm 2014, Samsung
đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD.Trong đó, riêng Samsung
Electronics là 8,9 tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất ĐTDĐ ở Thái Nguyên (5 tỷ USD),
ở Bắc Ninh (2,5 tỷ USD). Ngồi ra, Sáng ngày 19/5, tập đồn này chính thức khởi
công xây dựng Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ
cao TPHCM (SHTP). Dự án có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính thức được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014. Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm
5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng
11/2014.
Samsung đóng góp GDP cho Việt Nam. Cụ thể vào năm 2018, Samsung đã đóng góp
28% tổng GDP cả nước và giải quyết vấn đề việc làm cho công nhân Việt Nam, tổng
lượng công nhân tại Việt Nam lên đến 170.000 người.
Ngoài ra, Samsung dự định sẽ đầu tư những lịch vực khác sang Việt Nam. Một trong
số đó có dự án BOT ( nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 tại Hà Tĩnh) với số vốn đầu tư
dự kiến là 2,45 tỷ USD. Bên cạnh đó, Samsung cũng tỏ ra rất quan tâm đến các dự án

PA


về giao thông tại Việt Nam, cụ thể, Samsung dự định sẽ nghiên cứu, đầu tư, xây dựng
và vận hành các hạng mục (như xây dựng nhà ga, cung cấp dịch vụ vận hành sân bay,
kinh doanh cửa hàng miễn thuế,...) để nhằm thúc đẩy hệ thống giao thông Việt Nam
phát triển để thuận lợi cho việc giao thương giữa các nước.
Dự kiến trong tương lai Samsung sẽ còn lấn sâu vào các ngành khác như giao thông y
tế và tác động mạnh mẽ trên các lĩnh vực trong nước . Cụ thể, Samsung sẽ dự định hợp
tác với Viettel phát triển dự án quản lý hệ thống xe buýt và y tế thông minh và đây sẽ
là những bước tiến mới của Samsung cũng như Việt Nam trên con đường hội nhập

quốc tế.
Các dự án đầu tư của Samsung vào Việt Nam đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt
Nam hơn thế Samsung là một doanh nghiệp lớn khi đó sẽ kéo theo những “ơng lớn” từ
các tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam để cạnh tranh và chiếm lĩnh
thị phần.Cho thấy Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn để đầu tư cũng như xúc tiến
giao thương giữa các nước phương Tây với khu vực Đông Nam Á, cũng như các trong
khu vực.
2.2. Tiêu cực
Mặc dù, Samsung đã có những đầu tư mạnh mẽ và góp phần thúc đẩy kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hợp tác với Samsung trong chuỗi cung ứng đa số là
những doanh nghiệp nước ngoài hoặc của nước ngoài liên kết Việt Nam. Các doanh
nghiệp có vốn 100% Việt Nam hợp tác rất ít và cho dù vậy các doanh nghiệp này chỉ
hợp tác sản xuất các cơng đoạn bao bì, dịch vụ in ấn với giá trị khơng cao. Do đó, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ khơng có cơ hội học tập và phát triển. Bên cạnh đó,
Samsung đã có một số sự việc ảnh hưởng đến môi trường ở Việt Nam. Vào năm 2017,
xảy ra sự cố phát sinh bọt đã xảy ra trên miệng hố ga đường ống nước dẫn thải từ khu
vực nhà máy Samsung Thái Nguyên sang khu xử lý nước thải Yên Bình ảnh hưởng
đến hệ thống nước thải trong khu vực. Bên cạnh đó, Kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc
vào Samsung rất nhiều, mỗi biến động của Samsung đều tác động tới Việt Nam. Việc
Note 7 dừng sản xuất đã tác động tới kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
3. Quản trị rủi ro của Samsung trong thời kỳ chuyển đổi số và dịch bệnh

PA


3.1 Nhận diện rủi ro
Rủi ro chiến lược: Rủi ro hợp tác cơng ty Wingtech
Cuối tháng 10/2019, sau khi đóng cửa nhà máy smartphone tại Trung Quốc, Samsung
đã chuyển việc sản xuất một số mẫu Galaxy A cho nhà thầu WingTech - Công ty ODM
(Original Design Manufacturer - nhà sản xuất và thiết kế gốc) đảm nhiệm việc sản

xuất điện thoại cho các thương hiệu nổi tiếng như Huawei, Xiaomi, Oppo, trong đó
nhà thầu đảm nhiệm gần như tồn bộ các công đoạn từ thiết kế đến lắp ráp dưới sự
giám sát của chủ thương hiệu mà sau này sản phẩm sẽ mang tên. Dự kiến, Samsung có
kế hoạch bán ra khoảng 60 triệu điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc bởi nhà sản
xuất thiết kế gốc (ODM) vào năm 2020 trong tổng số khoảng 300 triệu thiết bị.
Việc hợp tác với nhà thầu Wingtech nhằm góp phần để giảm chi phí sản xuất thế
nhưng lợi nhuận từ việc kinh doanh smartphone với giá rẻ khó có thể bù đắp được từ
kế hoạch chuyển hướng chiến lược của Samsung. Việc hợp tác với các nhà thầu Trung
Quốc có thể dẫn đến tình trạng mất bí quyết cơng nghệ và giúp họ đẩy giá thành sản
phẩm xuống thấp hơn nữa nhờ có thêm khối lượng lớn đơn hàng để hoạt động. Bên
cạnh đó, các nhà thầu này thường bỏ qua một số cơng đoạn trong tiến trình lắp ráp để
tiết kiệm chi phí, do đó sản phẩm thường có những vấn đề tiềm tàng về phẩm chất.
� Đón đầu được rủi ro chiến tranh giá cả (việc hợp tác giúp doanh nghiệp giảm chi phí
giá vốn của sản phẩm cụ thể là các sản phẩm thuộc dòng galaxy A), rủi ro nhà cung
cấp (khi nhà cung cấp cũ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất).
Tuy nhiên, việc hợp tác với các nhà thầu cũng giúp cho Samsung có thể giữ sức cạnh
tranh, giữ vững thị phần với các hãng điện thoại khác như Huawei, Xiaomi và các nhà
sản xuất điện thoại khác đặc biệt là trong thị trường điện thoại cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Ví dụ về sự hợp tác khác giữa Samsung SDS và Tập đoàn Sovico ngày 2/12/2019 đã
công bố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để hợp tác trên các lĩnh vực chuyển đổi
số và tìm kiếm cơ hội kinh doanh chung. Được thành lập từ thập niên 90 của thế kỷ
trước, Sovico đang trở thành "đế chế" đa ngành tại Việt Nam với nhiều hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hàng khơng, bất động sản, năng lượng,
quản lý tài sản và đầu tư.

PA


Rủi ro chiến lược: Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh tung ra

các dòng sản phẩm mới với tính năng vượt trội)
Trong thời đại cơng nghệ số nhu cầu sử dụng sản phẩm cơng nghệ có tính năng vượt
trội ngày càng gia tăng, các đối thủ ngày xuất hiện càng nhiều.
Đối thủ cạnh tranh của Samsung được biết đến như Apple và Huawei, Samsung đứng
đầu về thị phần, tiếp đến là Huawei và Apple. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, Apple
vượt mặt xa hơn cả Samsung về mặt phân khúc khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, trong
môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Samsung cịn phải đối mặt với cơng ty
BBK Electronics - công ty đến từ Quảng Châu, Trung Quốc với nhiều thương hiệu con
nổi tiếng như Oppo, Vivo, Realme, năm 2019 công ty này đã bán được 259 triệu đơn
vị smartphone vượt xa cả Apple và Huawei và đạt gần đến mức của Samsung là 296,5
triệu. Về mặt sản phẩm, các smartphone của các hãng này đều là đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của Samsung từ phân khúc khách hàng cho đến chất lượng sản phẩm. Chính
vì vậy, điều này khiến Samsung cần phải thực hiện các chính sách đứng vững trên thị
trường smartphone trên tồn cầu.
Bên cạnh đó, cuối năm 2020, Apple, Amazon và Google, đã bắt tay hợp tác trong dự
án Connected Home Over IP nhằm phát triển một chuẩn kết nối nhà thông minh, giúp
cho phần mềm và thiết bị có thể hoạt động với nhau một cách dễ dàng hơn trong hệ
sinh thái smarthome, việc hợp tác này khiến cho Samsung trở nên gặp khó khăn hơn
trong việc cạnh tranh với đối thủ của mình.
Samsung đã đón đầu rủi ro bằng cách: Tung ra vũ khí bí mật, một công nghệ mà hãng
đã ấp ủ gần một thập kỷ. Đó là smartphone màn hình gập. Ai mà lại không muốn sở
hữu 1 thiết bị nhỏ gọn với màn hình ngồi 4.6 inch, nhưng khi mở rộng ra, kích thước
7.3 inch bên trong giúp khách hàng sử dụng đa nhiệm tốt hơn, có nhiều khơng gian để
thao tác hơn. Phát súng đầu tiên Samsung Galaxy Fold nhanh chóng thống trị sự chú ý
của mọi người, mở đường cho thiết bị tiếp theo Samsung Galaxy Z Flip với mức giá
dễ tiếp cận hơn cho người dùng.

PA



Rủi ro hoạt động: Rủi ro do chất lượng sản phẩm xấu kéo theo rủi ro truyền
thông xuất hiện.
Rủi ro Samsung đã gặp phải năm 2019.
Galaxy Fold là sản phẩm điện thoại màn hình gập đầu tiên của Samsung. Trước khi
tung ra sản phẩm, Samsung thường sẽ cho các phóng viên dùng thử và đánh giá, điều
bất ngờ là nhiều người gặp bị hỏng màn hình chỉ sau 2 ngày nhận máy và 1 ngày sử
dụng, vài người khác lại tự làm hỏng máy khi bóc lớp nhựa bảo vệ màn hình vì tưởng
nhầm đó là miếng dán màn hình. Vì vậy, Phó giám đốc bộ phận di động của Samsung DJ Koh đã phải công khai thừa nhận về hàng loạt sự cố của “siêu phẩm” trị giá hơn
1,800 bảng Anh (tương đương hơn 54 triệu đồng).
Ngay sau đó, Samsung đã đánh mất thị phần chính mình, hơn nữa về mặt smartphone
Apple vươn lên vị trí đứng đầu doanh số và về mặt 5G thì Huawei vượt qua khỏi
Samsung, hủy hoại danh tiếng của công ty. Thế nhưng, việc thất bại Galaxy Fold giúp
thể hiện một bước chuyển mình của tương lai của tồn bộ ngành cơng nghiệp di động.
Ví dụ khác về rủi ro chất lượng sản phẩm và cách quản trị rủi ro của Samsung:
Samsung, nhà sản xuất ra 4 tỷ chiếc điện thoại từ năm 1988 lại bất ngờ "vấp ngã" bởi
sự cố Note 7 năm 2016. Giống với hầu hết những công ty khác, Samsung đã tin tưởng
vào quá trình kiểm tra của nhà cung ứng pin trước khi lắp vào sản phẩm, để rồi chính
họ cũng khơng kịp nhận ra vấn đề khiến chiếc Note 7 bị quá nhiệt.
Sự cố của Note 7 cũng làm hàng chục tỷ USD của Samsung "lạc trôi" theo phương
nào. Theo Zing đưa tin, tính đến ngày 9/9/2016, Samsung đã bị mất đến 22 tỷ USD,
giá cổ phiếu giảm 11%.
Ngồi việc ngừng bán dịng sản phẩm Note 7, Samsung đã bỏ ra khoảng 240 tỷ đồng
để hoàn tiền cho hơn 12 ngàn người sở hữu Galaxy Note 7 chính hãng. Bên cạnh đó,
họ cịn hỗ trợ mỗi người 1 voucher trị giá 1.5 triệu đồng để mua các sản phẩm
Samsung khác.
Song song với việc đền bù, Samsung còn triển khai chương trình "thu cũ đổi mới" trên
nhiều hệ thống bán lẻ điện thoại lớn. Những ai đang sở hữu các dòng Samsung hay
iPhone đời cũ thuộc danh sách được Samsung thu mua lại là đã có thể bán cho nhà sản
xuất này và bù thêm tiền để có được siêu phẩm S7 hay S7 Edge.


PA


×