Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Khi mua máy ảnh số DSLR cần chú ý những điều gì? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.8 KB, 9 trang )


Khi mua máy ảnh số DSLR cần
chú ý những điều gì?



Khi mua đồ điện tử nói chung, ta thường phải để ý tới nhiều thông số
kỹ thuật của sản phẩm để mua được một sản phẩm đúng với nhu cầu sử dụng
của cá nhân mình. Mua máy ảnh số nói chung và máy ảnh số DSLR (máy ảnh
KTS ống kính đơn phản xạ, hay gọi đơn giản là ống kính rời) điều này càng
phải được quan tâm do máy ảnh được sản xuất cho nhiều mục đích, có nhiều
tính năng khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau, cũng như nhiều thông
số kỹ thuật cần tìm hiểu và cân nhắc khi mua sắm. Bài viết này của
VinaCamera.com dành cho các bạn đang có ý định mua máy ảnh số DSLR
hay chuyển đổi từ máy ảnh số compact ống kính liền sang chơi máy DSLR.
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi có ý định chơi máy ảnh DSLR không phải
là chuyện tiền nong đắt rẻ hay chọn loại máy nào, thông số kỹ thuật ra sao mà
chính là phải có cam kết bản thân sẽ tìm hiểu và học hỏi về các kỹ thuật sử dụng
bởi không giống như chơi máy ảnh số compact chỉ việc giơ lên ngắm và chụp
(point and shoot) là được, sử dụng máy ảnh DSLR đòi hỏi những hiểu biết nhất
định về kỹ thuật mới cho hiệu quả hình ảnh mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn
phải dành ít nhiều thời gian học hỏi, đọc tài liệu và thử nghiệm thực tế mới sử
dụng được một chiếc máy DSLR mà đôi khi bạn phải dành dụm nhiều tháng lương
mới có thể sắm được. Nếu chưa thực sự sẵn sàng dành thời gian tìm hiểu mà chỉ
muốn mua về là chụp đẹp ngay, bạn cần suy nghĩ lại ý định mua máy DSLR của
mình. Còn nếu bạn đã sẵn sàng, hãy cầm tiền tiết kiệm chạy ngay ra cửa hàng gần
nhất bán máy DSLR. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều thú vị mà một máy ảnh
số DSLR đem đến cho bạn.
Điều thứ hai bạn nên lưu ý là thân máy DSLR bạn muốn mua có gá lắp ống
kính và ống kính loại nào. Khác với máy compact, máy ảnh số DSLR có ống kính
rời và không phải bất kỳ ống kính (lens) nào bên ngoài thị trường cũng có thể lắp


cho tất cả các thân máy. Mỗi thân máy chỉ có thể lắp được những lại ống kính nhất
định. Điều này khiến bạn phải trả lời những câu hỏi như: Ống kính lắp cho thân
máy mình định mua có sẵn trên thị trường nơi bạn sinh sống không? Có phổ biến
và dễ mua thay thế không? Có nhiều chủng loại không? Giá cả của các ống này
thế nào? v.v…
Về thân máy, bạn cần quan tâm tới các thông số kỹ thuật và đặc điểm
sau:
Thân máy ảnh số DSLR có lắp các bộ cảm biến (sensor) khác nhau. Bộ cảm
biến là bộ phận tiếp nhận ánh sáng để ghi lại hình ảnh thay cho phim nhựa trước
đây. Bộ cảm biến có thể ở dạng toàn khổ (full frame format) và dạng cúp nhỏ
(crop format), thường ở tỷ lệ 1.5 hay 1.6 so với toàn khổ. Các cảm biến cúp nhỏ
cho hình ảnh nhỏ hơn cảm biến toàn khổ khi sử dụng cùng một ống kính và khuôn
hình. Các thân máy toàn khổ thường đắt hơn rất nhiều so với thân máy có cảm
biến cúp nhỏ nhưng có nhiều tính năng vượt trội và cho phép tận dụng tối đa tính
năng của ống kính.
Độ phân giải của bộ cảm biến thường được thể hiện bằng điểm ảnh (pixel)
và đơn vị tính là hàng triệu (megapixel). Độ phân giải (resolution) của một máy
ảnh số là tổng số điểm ảnh mà cảm biến gắn trên máy có thể thu nhận được.
Thông thường, chỉ số độ phân giải càng to thì máy càng cho ảnh có độ nét cao hơn.
Tuy nhiên, độ phân giải không phải là yếu tố đáng chú ý lắm vì các máy ảnh số
DSLR đời mới ngày nay đều được sản xuất với độ phân giải từ 6 - 8 megapixel trở
lên, thừa khả năng thể hiện hình ảnh khá đẹp khi phóng ảnh ở kích thước lịch treo
tường (50 cm x 75 cm). Ngoài thông số độ phân giải, các điểm cần lưu ý về cảm
biến là khả năng ghi nhận trung thực về màu sắc và đường nét của hình ảnh. Nếu
có thể, bạn nên chụp thử bằng thân máy muốn mua rồi đem phóng to cực đại trên
màn hình vi tính để phân tích chất lượng cảm biến và khả năng xử lý màu sắc và
đường nét của thân máy trước khi quyết định mua. Cách đơn giản hơn là đọc các
bài đánh giá về cảm biến của thân máy đó có rất nhiều trên mạng internet.
Màn hình hiển thị LCD (monitor) trên thân máy to hay nhỏ, tiêu thụ năng
lượng (pin) là bao nhiêu. Thông thường các máy DSLR không hiển thị trực tiếp

hình ảnh muốn chụp trên màn hình hiển thị mà người chụp phải ngắm hình qua
ống ngắm (view-finder) để cúp hình và căn nét. Hiện nay đã xuất hiện một số máy
DSLR đời mới cho hiển thị hình ảnh trực tiếp khi đang chụp lên màn hình LCD
(LCD live view) như Nikon D700. Tuy nhiên, màn hình này thường tiêu tốn nhiều
năng lượng khiến bạn phải có nhiều pin khi đi chụp ở những nơi xa nguồn điện
nạp pin.
Cửa chập (shutter). Tốc độ cửa chập (shutter speed) của thân máy thấp nhất
và cao nhất và độ bền của mành của chập (chụp được bao nhiêu hình trước khi
hỏng) là bao nhiêu. Tốc độ cửa chập tối đa cho phép của thân máy là một thông số
đáng quan tâm. Chỉ số này càng cao máy càng có giá trị khi chụp hình ảnh chuyển
động như trong thể thao, chim đang bay, v.v… Và tất nhiên, độ bền của cửa chập
cũng nên được quan tâm. Ví dụ máy Canon EOS 5D Mark II mà Canon mới công
bố có tốc độ của chập 30-1/8000 và có độ bền cửa chập theo thiết kế là 150.000
ảnh.
ISO cho phép. Độ nhạy của cảm biến được thể hiện theo chỉ số ISO. Độ
nhạy cao cho phép tăng tốc độ chụp góp phần giảm nguy cơ nhòe hình do rung
máy ở các môi trường ánh sáng yếu. Dải độ nhạy cho phép của thân máy là một
thông số cần lưu ý. Máy Canon EOS 5D Mark II cho phép độ nhạy ISO 100 -
25600. Điều đáng lưu ý nữa về ISO là độ nhiễu (noise) của ảnh ở các chế độ đặt
chỉ số ISO. Nếu cẩn thận, bạn cần thử chụp ở các chế độ ISO khác nhau và đem
ảnh phóng to trên máy vi tính để phân tích đỗ nhiễu của ảnh. Nếu ISO cao mà máy
vẫn cho ảnh mịn, ít nhiễu là máy tốt.
Căn nét tự động. Một chức năng vượt trội của máy ảnh số là khả năng căn
nét tự động chính xác, giúp chụp nhanh được các khoảnh khắc quan trọng. Khi
mua máy, cần lưu ý các thông số về căn nét tự động như số lượng điểm căn nét
(focus point). Số điểm căn nét càng nhiều càng tạo điều kiện thuận lợi khi căn nét.
Bạn cần thử chụp và phân tích ảnh để tìm hiểu độ chính xác căn nét tự động của
chức năng này trên máy (lưu ý, điều này còn phụ thuộc nhiều vào loại ống kính
bạn sử dụng).
Định dạng tệp ảnh (image file format). Các máy ảnh số DSLR ngày nay

đều cho phép lưu ảnh ở hai định dạng tệp ảnh là JPEG (nén) và RAW, hoặc cả 2
định dạng cùng lúc. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chất lượng ảnh ở chế độ JPEG.
Nếu cận thận, bạn cần phân tích ảnh JPEG của máy để biết được khả năng xử lý
ảnh nén có cho hình ảnh trung thực về màu sắc hay không.
Đèn ảnh flash. Mặc dù có nhiều máy DSLR hiện nay tích hợp thêm đèn ảnh
(flash) ngay trên thân máy, các đèn này thường yếu không đáp ứng được nhu cầu
chụp đa dạng nên khả năng phải sử dụng thêm đèn ngoài là không thể tránh khỏi.
Bạn cần tìm hiểu xem những loại đèn nào tương thích hoàn toàn - về gá lắp và các
tính năng điện tử - với thân máy bạn muốn mua, đèn đó có bán trên thị trường nội
địa hay không và giá cả thế nào.
Các tính năng cơ bản khác cần quan tâm là: các chế độ đo sáng (metering
modes), khả năng kiểm soát khẩu độ mở (apature) của máy, bộ nhớ đệm và tốc độ
chụp liên tiếp bao nhiêu hình/ giây, các chế độ ánh sáng mặc định có chất lượng
như thế nào, khả năng xử lý hình ảnh ngay trên máy có phong phú và cho ảnh đẹp
không,
Ngoài ra, khi mua thân máy ảnh DSLR bạn còn phải cân nhắc, và nhiều khi
là thỏa hiệp, giữa các tính năng và đặc điểm khác nhau của các loại thân máy như:
- máy sử dụng loại thẻ nhớ nào
- cổng kết nối ra bên ngoài có các đặc điểm và tính năng gì
- tiêu hao năng lượng (pin) như thế nào; pin máy sử dụng có phổ biến và
giá cá ra sao
- khả năng mặc định theo người sử dụng của các chức năng
- các chức năng của máy, nhất là các chức năng thêm thắt, thực sự có giá trị
và chất lượng thế nào
- bố trí các nút bấm có thuận tiện sử dụng hay không; các nút bấm có bền
không
- mức độ chắc chắn chống va đập có tốt không
- khả năng chịu đựng thời tiết xấu như mưa ướt, giá rét của máy
- menu hướng dẫn và cài đặt có khoa học và dễ sử dụng không
- nhà sản xuất hỗ trợ về kỹ thuật như nâng cấp phần mềm như thế nào

- kích thước và trọng lượng của máy có phù hợp với đặc thù công việc của
bạn không
- các linh kiện bán kèm với thân máy
Về ống kính, bạn cần quan tâm tới các thông số kỹ thuật và đặc điểm
sau:
VIệc lựa chọn ống kính phụ thuộc vào thân máy và mục đích sử dụng. Sau
đây là một số điểm chung cần lưu ý:
- Tiêu cự của ống kính: zoom, telezoom hay cố định, ống tele hay ống rộng
(wide)
- Ống kính có thể gá lắp được vào loại thân máy nào: toàn khổ (full frame),
cúp nhỏ (crop) hay cả hai, đế gá lắp khác nhau của cãng hãng khác nhau.
- Ống kính có tương thích với thân máy ở chế độ căn nét tự động không
- Ống kính có chiều dài tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất là bao nhiêu
- Khả năng kiểm soát các hiện tượng quang học làm giảm chất lượng ảnh
như cầu sai (spherical aberration) và sắc sai (chromatic aberration)
- Khả năng kiểm soát chiều sâu của ảnh (depth of field)
- Hiệu ứng màu sắc trên ảnh của ống
- Ống kính có khẩu độ mở lớn nhất (f-number nhỏ nhất) là bao nhiêu; khẩu
độ mở ở tiêu cự ngắn nhất và dài nhất là bao nhiêu
- Ống có lớp phủ đặc biệt nào trên các thấu kính không
- Độ chắc chắn và tiện dụng của các vòng xoay, nút bấm nếu có trên ống
- Đường kính gá lắp (cho kính lọc, v.v ) là bao nhiêu
Mời bạn đọc thêm các bài viết về các chủ đề kỹ thuật khác nhau trên
VinaCamera.com để chọn mua được một máy ảnh DSLR ưng ý nhất.

×