Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tài liệu LÂM NGHIỆP XÃ HỘI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 146 trang )

Vụ khoa học công nghệ
Bộ lâm nghiệp
Kiến thức
lâm nghiệp xã hội
(Tập II)
Nhà xuất bản nông nghiệp
Hà nội - 1995
2
Tham gia biªn so¹n:
PTS. TrÇn §×nh §µn
PGS. PTS. Ng« Quang §ª
KS. Ph¹m Xu©n Hoµn
PGS. PTS. Phïng Ngäc Lan
KS. NguyÔn Xu©n LiÖu
PTS. Hoµng Thanh Léc
PGS. PTS. NguyÔn Xu©n Qu¸t
KS. §µo Xu©n Tr−êng
3
mục lục
Lời Giới Thiệu 6
MộT Số MÔ HìNH SảN XUấT LÂM NGHiệP 7
PGS. PTS Phùng Ngọc Lan, PGS. PTS Ngô Quang Đê,
KS. Phạm Xuân Hoàn, PGS. PTS Nguyễn Xuân Quát
I. Mô hình lâm nghiệp xã hội 7
II. Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng 21
III. Mô hình thâm canh rừng trồng 23
THU HáI, CHế BIếN Và BảO QUảN HạT GIốNG 29
KS Nguyễn Xuân Liệu
1. Nhận biết quả, hạt chín và thời vụ thu hái 29
2. Thu hái 34
3. Vận chuyển qủa đến nơi chế biến 36


4. Chế biến hạt giống 36
Kỹ thuật ơm cây 46
PGS.
PTS
Ngô Quang Đê
1. Vờn ơm 46
2. Kích thích hạt nảy mầm (Xử lý hạt) 48
3. Gieo hạt 49
4. Cấy cây mầm vào bầu 51
5. Đóng bầu 51
6. Quản lý và chăm sóc cây con 52
4
NHÂN GIốNG SINH DỡNG 59
PTS. Hoàng Thanh Lộc
I. Ghép cây 59
II. Giâm hom 67
III. Chiết Cành 71
TRồNG RừNG THÂM CANH 75
PGS.
PTS
Nguyễn Xuân Quát
1. Khái niệm chung 75
2. Tại sao phải thâm canh rừng trồng 76
3. Các mục tiêu và điều kiện để trồng rừng thâm canh 78
4. Nội dung và biện pháp thâm canh rừng trồng 79
5. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh 84
6. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ứng dụng trong trồng rừng thâm canh ở Việt Nam 87
pHòNG TRừ MộT Số SÂU BệNH HạI CHíNH ở
VờN ơM Và RừNG TRồNG 94
KS. Đào Xuân Trờng

Nguyên tắc chung 94
I. Sâu hại ở vờn ơm 94
II. Sâu hại rừng trồng 101
III. Phòng trừ bệnh hại 106
IV. An toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu 111
KHOANH NUÔI PHụC HồI RừNG 114
PGS.
PTS
Ngô quang Đê,
KS.
Phạm Xuân Hoàn
Thế nào là khoanh nuôi? 114
Nhũng nơi nào có thể khoanh nuôi phục hồi rừng? 115
Tiến hành khoanh nuôi nh thế nào? 116
5
RừNG PHòNG Hộ 117
PTS. Trần Đình Đàn
Rừng phòng hộ đầu nguồn 117
Rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay 119
Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển 121
Rừng phòng hộ bảo vệ môi truờng sinh thái 124
Kỹ thuật trồng một số loài cây phòng hộ 124
PHụ LụC 127
Phụ lục 1: Quy Phạm Kỹ Thuật Trồng Rừng Pơmu và làm Giàu Rừng Bằng Pơmu 127
Phụ lục 2: Quy Trình Tạm Thời Khai Thác Tận Dụng Cây Pơmu 134
Phụ lục 3: Quy phạm kỹ thuật trồng, nuôi dỡng và bảo vệ rừng Đớc 138
Phụ lục 4: Quy Trình Kỹ Thuật Trích Nhựa Thông 3 Lá 143
6
Lời Giới Thiệu
Thực hiện đờng lối đổi mới, nghề rừng nớc ta đã chuyển từ Lâm nghiệp Nhà nớc quản lý

theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang Lâm nghiệp xã hội, sản xuất hàng hoá dựa
trên cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ, lực lợng
quốc doanh giữ vai trò chủ đạo hỗ trợ dân làm nghề rừng.
Nhà nớc đã ban hành nhiều chính sách thích hợp về sử dụng đất trống đồi núi trọc, khuyến
khích đầu t phát triển rừng, phát triền kinh tế xã hội miền núi, giao đất Lâm nghiệp cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp
Vì vậy, trong những năm gần đây Lâm nghiệp xã hội ở nớc ta đã phát triển mạnh mẽ, thực
sự góp phần tích cực thực hiện xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của bộ phận
khá đông dân c nông thôn miền núi đã đợc cải thiện. Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân
và hộ gia đình nhận đất nhận rừng đề bảo vệ và kinh doanh rừng.
Để có thêm tài liệu phổ cập lâm nghiệp, năm 1994 sách "Kiến thức Lâm nghiệp xã hội'' tập I
đã đợc xuất bản. Năm 1995, Vụ Khoa học công nghệ và Nhà xuất bản Nông nghiệp tổ chức
biên soạn và xuất bản tiếp sách "Kiến thức Lâm nghiệp xã hội" tập II.
Mục đích xuất bản sách nhằm phục vụ đông đảo nhân dân làm nghề rừng và cán bộ khuyến
lâm, hớng dẫn những vấn đề về kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh rừng, góp phần đẩy
mạnh phong trào trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý và nâng
cao thu nhập cho ngời làm nghề rừng.
Vụ Khoa học công nghệ xin cảm ơn các cán bộ khoa học đã có nhiều đóng góp trong việc
biên soạn và xuất bản cuốn sách này.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận đợc nhiều ý kiến
đóng góp quý báu của đông đảo bạn đọc để sách xuất bản trong những năm sau có nội dung
và chất lợng cao hơn.
Vụ KHOA HọC CôNG NGHệ
7
MộT Số MÔ HìNH SảN XUấT LÂM NGHiệP
PGS. PTS Phùng Ngọc Lan
PGS. PTS Ngô Quang Đê
KS. Phạm Xuân Hoàn
PGS. PTS Nguyễn Xuân Quát
I. Mô hình lâm nghiệp xã hội

1. Thôn Bồ Các (Lạng Sơn)
Thôn Bồ Các, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn đang trở thành một trong những
điển hình phát triển lâm nghiệp xã hội. Thôn Bồ Các đợc hình thành từ năm 1913. Lúc đầu
chỉ có một số hộ gia đình dân tộc Nùng thuộc dòng họ Từ và họ Lạc từ Lạng Sơn di c đến
đây làm ăn. Thuở ấy, xung quanh thôn Bồ Các là những cánh rừng già rộng mênh mông với
nhiều loài cây gỗ quí. Mỗi dòng họ chiếm giữ một bên khe suối khai phá rừng rậm, đốt
nơng làm rẫy. Năm 1963, có thêm một số hộ gia đình từ Tam Lung, Lạng Sơn di c đến đây
sinh sống. Đến nay, thôn Bồ Các có gần 40 hộ gia đình với hơn 200 ngời. Do tập quán phá
rừng làm rẫy, dân số ngày càng tăng nên rừng già không còn nữa, chỉ còn lại một ít rừng phục
hồi với những loài cây tạp ít có giá trị kinh tế, đất trống đồi trọc ngày càng tăng, đất đai ngày
càng bị thoái hoá. Cơ cấu cây trồng còn thuần nông và quảng canh. Trớc năm 1990, rừng
và đất rừng của thôn Bồ Các do lâm trờng Hữu Lũng Lạng Sơn quản lý. Quản lý của lâm
trờng vẫn còn nặng về hình thức. Rừng và đất rừng vẫn cha có chủ thực sự. Hiện tợng
phá rừng làm rẫy, đất trống đồi trọc không có ngời sử dụng, đất đai thoái hoá vẫn tiếp diễn.
Thực hiện chính sách giao đất giao rừng của Nhà nớc, từ năm 1990, lâm trờng đã tiến hành
giao đất giao rừng cho các hộ gia đình trong thôn. Từ đó, rừng và đất rừng đã có chủ thực sự,
nhân dân không còn phá rừng nh trớc đây.
Các hộ gia đình trong thôn đã nhận bảo vệ khoanh nuôi 33,3 ha rừng phục hồi. Có 19 hộ gia
đình đã khoanh nuôi các khu rừng gần gia đình, hình thành vờn rừng cho từng hộ, diện tích
bình quân mỗi vờn rừng là 1,75 hecta. Nhờ có các vờn rừng, các gia đình có nơi thu nhặt
củi khô để giải quyết nhu cầu chất đốt và một số nhu cầu về gỗ gia dụng, gỗ làm chuồng trại.
Do vậy, hiện tợng phá rừng không còn nữa.
Ngày nay, ngời dân thôn Bồ Các không chỉ bảo vệ đợc rừng hiện có mà còn trồng thêm
đợc rừng mới. Chỉ sau 3 năm giao đất (1990 - 1992), nhân dân thôn Bồ Các đã trồng đợc
71 hecta rừng cung cấp gỗ trụ mỏ. Rừng bạch đàn đã đợc trồng hỗn giao với keo để cải tạo
đất đai và bảo vệ môi trờng. Tỷ lệ sống đạt cao, 95% tổng số cây trồng, 100% hộ gia đình
trong thôn tham gia trồng rừng. Bình quân mỗi hộ gia đình trong 3 năm trồng thêm đợc gần
2 hecta rừng.
ỏ thôn Bồ Các hiện nay, có ba gia đình đang xây dựng mô hình lâm nghiệp trang trại. Đó là
bác Giàu, anh Cơng, anh Can. Qui mô mỗi trang trại từ 3 đến 4 hecta, nội dung hoạt động

chủ yếu của trang trại là sản xuất nông lâm nghiệp, có kết hợp chăn nuôi và chế biến nông sản
(xay sát lúa).
Cơ cấu cây trồng bố trí nh sau:
- Trên đỉnh đồi trồng rừng bạch đàn hỗn giao với keo, kết hợp trồng cây rừng để phân định
ranh giới, làm hàng rào.
8
- ở sờn đồi trồng các loài cây ăn quả: na, mơ, dứa, mận, cam, quít, v.v Các loài cây ăn quả
còn đợc kết hợp trồng xung quanh nhà và trang trại.
- ở chân đồi, trồng cây công nghiệp (mía), canh tác nông lâm kết hợp nh ngô, sắn, khoai
lang, khoai từ, đậu, lạc.
Nhân dân đã trồng rừng nông lâm kết hợp theo các mô hình sau đây:
Bạch đàn + keo + đậu, lạc
Bạch đàn + keo + ngô
Bạch đàn + keo + sắn
Bạch đàn + keo + dứa
Nhân dân còn trồng dứa ven chân đồi, xung quanh ranh giới giữa diện tích của các gia đình.
9
Sản phẩm nông lâm kết hợp đã đợc các hộ gia đình bán ra thị trờng, thu nhập về hoa màu
chiếm từ 35% đến 45% thu nhập gia đình, trung bình thu nhập gần một triệu đồng/năm, có
gia đình thu nhập hoa màu trên 3.000.000 đ/năm không kể phần gia đình sử dụng.
Các hộ gia đình đã mạnh dạn gây trồng các giống mới nh lúa bào thai, ngô lai, đậu xanh vỏ
trắng v v khi canh tác, nhân dân san băng để chống xói mòn, giữ nớc bảo vệ đất đai.
Các hộ gia đình đều phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà vv vừa để sử dụng trong gia đình,
bán ra thị trờng và có nguồn phân chuồng bón cho cây trồng. Hiện nay, một số hộ đã bắt
đầu nuôi ong để tận dụng nguồn hoa phong phú của núi rừng. Kinh nghiệm ở nhiều địa
phơng cho thấy: phát triển nuôi ong sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, có gia đình có hàng
trăm bọng ong mật, thu nhập hàng năm vài chục triệu đồng.
Để chủ động cung cấp cây con trồng rừng, trong thôn Bồ Các còn có hai gia đình anh Cơng
và anh Sơn xây dựng vờn ơm, hàng năm cung cấp cho nhân dân trong thôn từ 10.000 cây
đến 15.000 cây. Lâm trờng Hữu Lũng đã cử cán bộ đến hớng dẫn kỹ thuật.

Có đợc những thành công trên đây, phải nhắc đến chủ trơng đúng đắn của lâm trờng Hữu
Lũng. Lâm trờng không chỉ mạnh dạn giao đất giao rừng cho dân mà còn có cơ chế cho vay
vốn hỗ trợ và hớng dẫn kỹ thuật, nguồn vốn phát triển lâm nghiệp của thôn Bồ Các chủ yếu
dựa vào vốn vay của Lâm trờng Hữu Lũng. Lâm trờng ký kết hợp đồng trồng rừng với các
hộ gia đình, cho vay vốn ở hai mức khác nhau 300.000 đ/ha (1990) và 500.000 đ/ha (1991),
và tiêu thụ một phần sản phẩm cho nhân dân.
Vốn cho dân vay là chi phí khảo sát thiết kế, cung cấp hạt giống cây con, chỉ đạo kỹ thuật và
một phần tiền công lao động. Vốn vay đợc ứng trớc theo tiến độ thi công và lâm trờng sẽ
cho vay đủ hạn mức sau khi nghiệm thu rừng trồng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Lâm trờng thu
hồi vốn vay bằng cách thu hồi sản phẩm khai thác rừng cuối cùng theo tỷ lệ phần trăm. Với
mức vay 300.000 đ/ha năm 1990, các gia đình trả vốn vay cho lâm trờng bằng 37% sản
lợng khai thác (tơng ứng 37 m
3
gỗ). Do giá cả thay đổi với mức vay 500.000 đ/ha năm
1991, các gia đình trả vốn vay cho lâm trờng bằng 33,3% sản phẩm khai thác (tơng ứng
33,3 m
3
). Lâm trờng phải trả thuế đất, thuế tài nguyên, bảo hiểm sản xuất và các chi phí
khác cho địa phơng.
Hai gia đình xây dựng vờn ơm cũng ký kết hợp đồng thoả thuận với lâm trờng. Hai gia
đình nhận thầu với lâm trờng cung cấp cây con cho các hộ gia đình trong thôn. Vốn đầu t
chi phí cho vờn ơm đợc trích từ vốn vay của lâm trờng cho các hộ gia đình. Giá cây con
sẽ đợc bán theo giá thoả thuận.
Cơ chế vốn vay của lâm trờng Hữu Lũng đã huy động đợc 100% số hộ gia đình của thôn
Bồ Các tham gia trồng rừng. Cơ chế này giải quyết đợc khó khăn về vốn và kỹ thuật của các
gia đình hiện nay, đồng thời lại tạo cho ngời dân yên tâm về tiêu thụ sản phẩm khai thác sau
này.
Ngày nay, cứ đến thôn Bồ Các cũng thấy nhộn nhịp cảnh làm ăn. Màu xanh của núi rừng
đang trở lại với Bồ Các, gần 80% số hộ gia đình đã có điện, 10 gia đình đã có ti vi, 10 gia
đình có xe máy, hầu hết các gia đình đều có máy thu thanh và xe đạp. Trong thôn có hai máy

xát gạo. Hai dòng họ Từ và họ Lạc vẫn giữ đợc tình đoàn kết dân tộc, già làng vẫn có uy tín,
bảo ban con cháu làm ăn, các con cái vẫn giữ phong tục hàng năm tổ chức sinh nhật cho bố
mẹ. Trong thôn không có ai nghiện hút, cờ bạc, trật tự an ninh tốt.
Những thành công của thôn Bồ Các chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa lâm nghiệp Nhà
nớc và lâm nghiệp xã hội. Ngời dân ở đây đã gọi kỹ s Nguyễn Văn Định, phân trờng
trởng với cái tên trìu mến "Giám đốc nông dân'', ''Giám đốc của quê mình".
10
2. Bản Hìn (Sơn La)
Bản Hìn thuộc xã Chiềng An, thị xã Sơn La là một bản điển hình toàn diện của tỉnh Sơn La.
Bản Hìn hình thành từ năm 1933, lúc đầu chỉ có 5 hộ gia đình họ Tòng chuyển đến đây khai
phá vùng thấp ven con suối Nà Hìn để làm ruộng nớc, Lúc này, xung quanh bản Hìn là rừng
rậm với nhiều loài gỗ quí, nhiều chim thú rừng, cây thuốc v.v Đất lành chim đậu, càng
ngày càng có nhiều gia đình đến bản Hìn sinh sống. Tỷ lệ sinh đẻ cao 2,7%. Đến nay, bản
Hìn có gần 160 hộ với gần 1.000 dân thuộc 9 dòng họ sinh sống. Trong nhiều năm trớc đây,
ngời dân bản Hìn phải phá rừng, đốt nơng làm rẫy (đến nay, rừng già và các động vật rừng
không còn nữa). Dân số ngày càng tăng, diện tích đất đai có hạn nên bình quân diện tích
canh tác tính theo đầu ngời ngày càng thấp. Cuộc sống ngời dân vất vả quanh năm mà vẫn
không đủ ăn, có gia đình thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng. Phong tục mê tín dị đoan còn nặng nề.
Khi ốm đau thì mời thầy cúng. Con em trong bản ít đợc đến trờng học.
Trong những năm gần đây, nhân dân bản Hìn đang vơn lên đổi mới cuộc sống và bản làng.
Từ khi có chính sách giao đất giao rừng của Nhà nớc ban hành, hợp tác xã bản Hìn đã đợc
trực tiếp quản lý bảo vệ 150 ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp, tổ chức khoanh nuôi bảo vệ
chăm sóc rừng, trồng rừng. Ngoài ra, hợp tác xã còn nuôi dỡng và khai thác 10 ha rừng tre.
Từ thực tiễn mất rừng và thiếu đất canh tác, ngày nay, ngời dân bản Hình đã tự nhận thức
đợc sự cần thiết phải bảo vệ rừng. Hợp tác xã đã khoanh các khu rừng phòng hộ, rừng đợc
thu hái măng, rừng đợc nhặt củi khô. Nhân dân trong bản đã tự qui định chặt chẽ về bảo vệ
rừng. Ai đốt phá rừng bị phạt 100.000 đ, 50 kg thóc và đền bù thiệt hại, ai chặt tre không
đúng quy định bị phạt 3.000 đ/cây, ai lấy măng sai qui định phải phạt 500 đ/cái. Khi cần phải
khai thác gỗ, dù là phục vụ cho yêu cầu của bản, cũng phải đợc chi bộ và đại hội xã viên
thông qua. Chỉ trong 2 nãm 1990 và 1991, hợp tác xã đã triển khai trồng 50 ha rừng trên đất

nơng rẫy với sự tham gia của 106 hộ gia đình trong bản.
Chi bộ và chính quyền bản chú ý phát triển kinh tế hộ gia đình. Đợc sự hỗ trợ của Trung
tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc, hợp tác xã đã triển khai cho các hộ gia
đình gây trồng 23 ha vờn cây ăn quả: nhãn, xoài, mận, quít, cây công nghiệp nh cà phê.
Năm 1992, Đề tài lâm nghiệp xã hội đã chọn bản Hìn để xây dựng mô hình lâm nghiệp xã
hội. Nhân dân đợc phổ cập về lâm nghiệp nói chung và lâm nghiệp xã hội nói riêng. Nhận
thức của nhân dân về rừng và bảo vệ rừng đợc nâng cao. Sau lớp học phổ cập lâm nghiệp xã
hội đã có 29 hộ gia đình tự nguyện đăng ký tham gia đề tài lâm nghiệp xã hội. Đề tài đã lựa
chọn 10 hộ gia đình chỉ đạo điển hình xây dựng phơng án sản xuất phát triển kinh tế hộ gia
đình. Dựa vào vốn đất đai, lao động và kinh nghiệm sản xuất của gia đình, xây dựng phơng
án sản xuất hợp lý để giải quyết những nhu cầu lơng thực, thực phẩm cho đời sống hàng
ngày và sản xuất hàng hoá bán ra thị trờng. Kinh nghiệm cho thấy các gia đình đều có nhu
cầu về lơng thực, thực phẩm, chất đốt, gỗ gia dụng và tiền mặt để mua sắm cho gia đình.
Nếu giải quyết tốt những nhu cầu trên thì nhân dân sẽ không phá rừng. Muốn vậy, phải thực
hiện lấy ngắn nuôi dài, nông lâm kết hợp. Nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã xuất hiện nh:
Lúa nơng + cây ăn quả lâu năm
Ngô hoặc sắn + cây ăn quả lâu năm
Lúa, ngô + cây ăn quả + cây công nghiệp
Lạc, đậu tơng + cây ăn quả
Bạch đàn, keo + lúa nơng + cây ăn quả
Lúa, ngô + tre bao quanh
Hầu hết các gia đình đều phát triển chăn nuôi, không chỉ giải quyết nhu cầu thực phẩm mà
còn tạo ra nguồn phân chuồng sử dụng kết hợp với phân bón hoá học. Mặc dù ở miền núi
11
nhng bình quân đất đai tính theo đầu ngời chỉ có 0,7 hecta/ngời. Dân số càng tăng, đất đai
canh tác ngày càng thiếu thốn. Từ thực tiễn đó, nhân dân đều tự nhận thức đợc nhu cầu phải
bón phân, thâm canh nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Nếu không thâm canh, sẽ không
đủ ăn. Nhân dân còn mạnh dạn gây trồng các giống mới có năng suất cao nh giống lúa 203,
giống ngô Baiôxit vv Bài học thực tiễn của bản Hìn cho thấy muốn xoá đói giảm nghèo và
làm giàu, không thể chỉ canh tác quảng canh nh trớc đây mà phải ứng dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật gây trồng giống cây trồng vật nuôi mới, có năng suất cao, thực hiện bón phân,
thâm canh, cải tạo đất (gây trồng các loài cây họ đậu), chống xói mòn, v.v Ngày nay, trong
bản không còn các hộ gia đình thiếu ăn từ 3-6 tháng nữa. Có gia đình có thu nhập hàng năm
cao nh anh Tòng Văn Pâng và ông Tòng Văn Phụng. Năm 1994, anh Pâng thu nhập đợc
13.900.000 đ, ông Phụng thu nhập đợc 11.380.000 đ. Năm 1994, bản Hìn có 156 hộ gia
đình thì đã có 96 hộ có nhà ngói, 29 hộ gia đình có tivi, 36 hộ gia đình có xe máy, phần lớn
các hộ đều có máy thu thanh nghe tin tức. Đợc sự giúp đỡ của tỉnh, thực hiện phơng châm
Nhà nớc và nhân dân cùng làm, bản Hìn đã đầu t 9.000.000 đ làm đờng ô tô về đến bản và
xây dựng một nhà văn hoá khang trang, có video chiếu hàng tuần cho nhân dân đến xem.
Ngày nay, bản Hìn đã có trờng học, 186 trẻ em đợc cắp sách đến trờng. 100% trẻ em đến
tuổi đi học đều đến trờng học tập. Nhân dân ốm đau không còn cúng bái mê tín nh trớc
đây. Bản Hìn đã có cán bộ y tế chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. Thực hiện kế hoạch hoá gia
đình, các cặp vợ chồng trẻ ngày nay cam kết chỉ có từ 1-2 con. Những đổi mới này đã thay
đổi phong tục tập quán lạc hậu trớc đây. Ngày nay, những đoàn khách quốc tế và trong nớc
đến thăm bản Hìn còn đợc thởng thức những buổi biểu diễn ca múa đậm đà màu sắc dân
tộc Thái do đội văn nghệ của bản trình diễn. Trong bản đã có 2 diễn viên nghiệp d đợc
sang Thái Lan biểu diễn.
Đời sống vật chất tinh thần văn hoá, dân trí của bản Hìn đợc nâng cao rõ rệt so với trớc đây.
Đạt đợc cuộc sống nh ngày hôm nay còn do bản Hìn có các tổ chức Đảng, đoàn thể quần
chúng đoàn kết thống nhất thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trơng chính sách của Đảng và
Nhà nớc, luôn luôn chăm lo đời sống của nhân dân. Chi bộ Đảng là trung tâm đoàn kết nhân
dân và lãnh đạo toàn diện trong mọi hoạt động của bản. Các đảng viên làm đầu tàu gơng
mẫu cho nhân dân noi theo. Chính quyền bản thống nhất chủ trơng với chi bộ và tổ chức
quần chúng triển khai. Bản Hìn có chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chi hội phụ nữ
bản; Hội cựu chiến binh và chi hội bảo thọ. Chi hội bảo thọ gồm các cụ già trên 55 tuổi, các
cụ đợc bản giao cho quản lý một vờn quả và một ao cá. Chi đoàn thanh niên và chi hội phụ
nữ đợc bản giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Kinh nghiệm cho thấy sự thống nhất giữa lãnh
đạo Đảng - chính quyền - đoàn thể và nhân dân là nhân tố rất quan trọng quyết định những
thành công của bản Hìn.
Có đợc những đổi mới của bản Hìn ngày hôm nay, phải nói đến sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ

ban nhân dân tỉnh Sơn La, Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn La và lãnh đạo các ban, ngành trong
tỉnh. Nhân dân bản Hìn đã vơn lên xứng đáng với lòng tin và sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh,
thị xã Sơn La và đang là một điểm sáng trên núi rừng Sơn La.
3. Xóm Rãnh (Hoà Bình)
Xóm Rãnh thuộc xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình hình thành từ năm 1958. Buổi
đầu đến đây lập nghiệp chỉ có 3 hộ gia đình dân tộc Dao. Sau đó, dân c đến sinh sống đông
dần. Xóm Rãnh tiếp nhận 15 hộ gia đình chuyển từ vùng ngập và 35 hộ gia đình từ ứng Hoà
đến xây dựng kinh tế mới. Xóm Rãnh là cộng đồng dân c bao gồm các dân tộc Dao, Mờng
và Kinh cùng chung sống xây dựng bản làng.
Trớc năm 1958, rừng ở đây còn tốt với diện tích khoảng 500 ha. Ruộng nớc hầu nh không
có (0,6 ha). Nhân dân phải phá rừng làm rẫy, diện tích rừng mất đi nhanh chóng, đồi trọc
ngày càng mở rộng, đất đai bị thoái hoá. Đó là hậu quả của phơng thức canh tác độc canh,
12
thuần nông, quảng canh. Năng suất lúa thấp. Đời sống nhân dân gặp khó khăn. Bình quân
mỗi ngời dân chỉ có 6-8 kg thóc trong một tháng. Nạn đói diễn ra thờng xuyên, hàng năm
thiếu ăn từ 5-6 tháng. Chăn nuôi theo tập quán thả rông, không sử dụng đợc nguồn phân bón
lại làm mất vệ sinh bản làng. Hơn 30% số trẻ em đến độ tuổi đi học không đến trờng học.
Bản làng không có trạm xá. Số ngời mắc bệnh hàng năm chiếm tới 10% tổng dân số. Sốt
rét, bớu cổ là dịch bệnh thờng xảy ra trong vùng. Phong tục mê tín còn nặng nề, ngời ốm
chữa bệnh bằng cúng bái. Tỷ lệ tăng dân số tới 3,8%.
Năm 1963, hợp tác xã nông nghiệp Xóm Rãnh đợc thành lập, chủ trơng vận động nhân dân
khai hoang mở rộng diện tích lúa nớc, giảm phát rừng làm rẫy.
Năm 1969, Xóm Rãnh là điểm chỉ đạo điển hình về vận động định canh định c của tỉnh Hoà
Bình.
Năm 1980, tỉnh đã đầu t khai hoang làm ruộng, đắp đập làm hồ, xây dựng trại chăn nuôi,
cung cấp giống lơng thực và gia súc vv. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn thiếu thốn, không
chấm dứt đợc nạn phá rừng làm rẫy, đất đai vẫn tiếp tục bị thoái hoá. Nguyên nhân cơ bản
là đầu t còn mang tính bao cấp, cha chỉ dẫn cho nhân dân cách làm ăn mới, Sản xuất vẫn
còn ở trạng thái tự cấp tự túc, cha đi lên sản xuất hàng hoá.
Năm 1989, đợc sự giúp đỡ của Bộ lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), Sở

Lâm nghiệp, Xóm Rãnh đã đợc Ban định canh định c và Chi cục kiểm lâm chỉ đạo xây
dựng dự án mới với quan điểm toàn diện về lâm nghiệp xã hội.
Dự án đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình làm
cơ sở cho định canh định c. Năm 1990, đã hoàn thành giao đất giao rừng cho các hộ gia
đình.
Kết quả đã giao đợc:
26,4 ha diện tích bãi bằng để trồng mía và hoa màu.
60 ha đất trống để các hộ trồng rừng và làm vờn rừng.
50 ha đất nơng cố định cho các hộ.
Kết quả là từ năm 1990 không còn hộ nào làm nơng rẫy trái phép. Rừng và đất rừng đã có
chủ thực sự. Việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình đã tạo tiền đề rất quan trọng để phát
triển lâm nghiệp xã hội.
Dự án để qui hoạch lại đất đai và lao động, định hớng phát triển sản xuất gắn với sản xuất
hàng hoá. Phát triển sản xuất để giải quyết vấn đề lơng thực, sản xuất hàng hoá bán ra thị
trờng để mua lơng thực và giải quyết nhu cầu tiền mặt chi tiêu trong gia đình là định hớng
phát triển đúng đắn không chỉ cho Xóm Rãnh mà còn đúng cho nhiều vùng trung du, miền
núi khác. Nhân dân Xóm Rãnh đã lựa chọn cây mía tím là cây ngắn ngày có thị trờng tiêu
thụ ở Hoà Bình - Hà Nội. Đến năm 1992, 100% số hộ gia đình của Xóm Rãnh đã trồng mía
tím đợc 35 ha.
Nhân dân Xóm Rãnh đã thực hiện thâm canh, mạnh dạn áp dụng gây trồng các giống cây
trồng mới nh lúa cạn CH3, ngô TSB2, lúa nớc CR203, chè hom PH2, da chuột Thái Lan,
v.v Phát triển 15 ha cây ăn quả nh cam, quít, vải thiều và 7 ha chè.
Nhiều mô hình nông lâm kết hợp ở Xóm Rãnh đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trờng nh:
Cây rừng + lúa
Cây rừng + ngô
Mía + lạc + ngô
13
Mía + đậu tơng + ngô
Mía + ngô

Mía + da chuột
Chè + lạc + ngô
Nhân dân đã phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông, có
chuồng trại vừa sử dụng đợc phân chuồng vừa làm sạch sẽ bản làng.
Nhân dân đã nhận khoanh nuôi bảo vệ 194 ha rừng, trồng đợc gần 400 ha rừng bạch đàn và
keo lá chàm, 6 ha quế và 7 ha mây. Mỗi hộ gia đình trồng 50-100 gốc bơng, vầu để làm
hàng rào và bán sản phấm trên thị trờng.
Phát triển sản xuất nông nghiệp bằng thâm canh sử dụng giống mới và phân bón, thực hiện
phơng thức canh tác nông lâm kết hợp v.v đã tạo tiền đề cho Xóm Rãnh đi lên sản xuất
hàng hoá, thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc. Ngày nay, bình quân mỗi ngời dân Xóm Rãnh
đã đạt hơn 20 kg thóc trong một tháng, không còn gia đình nào thiếu ăn. Thu nhập bằng tiền
bình quân mỗi ngời đạt trên 600.000 đ/năm. Gia đình các ông Triệu Tấn Dũng, Phạm Vãn
Thắng, Nguyễn Văn Thông v.v đã thu nhập hàng năm hơn 10.000.000đ. Hàng chục hộ gia
đình đã mua tivi, máy thu thanh, cát xét, xe máy, máy khâu, máy xay xát v.v Nhiều hộ gia
đình đã làm nhà mới, bản làng ngày càng đẹp đẽ khang trang.
Xóm Rãnh đã gắn liền phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Ngày nay, Xóm
Rãnh đã có một trờng học xây dựng kiên cố với 3 phòng học, 1 nhà ở cho giáo viên. Hầu hết
trẻ em đều đến trờng học. Số ngời mù chữ chỉ còn lại 5% dân số. Xóm Rãnh đã có một
trạm xá. Nhân dân ốm đau đã đến trạm xá điều trị, nạn mê tín dị đoan đã giảm rõ rệt. Tỷ lệ
sinh đẻ chỉ còn 1,8%. Số ngời đặt vòng tránh thai trong độ tuổi sinh đẻ đạt 80%. Đã giải
quyết đợc nguồn nớc sạch cho nhân dân. Mỗi hộ gia đình có một bể nớc ăn.
Đặc biệt, Xóm Rãnh chú trọng cử tuyển con em ngời địa phơng đi học, đào tạo cán bộ y tế,
giáo viên, cán bộ khoa học kỹ thuật v.v Cộng đồng dân c Xóm Rãnh bao gồm 3 dân tộc
Dao, Mờng, Kinh đoàn kết cùng nhau xây dựng bản làng.
Nhờ phát triển lâm nghiệp xã hội đúng hớng, màu xanh của núi rừng đang trở lại với Xóm
Rãnh. Đây không chỉ là màu xanh của lá cây mà còn là màu xanh của hy vọng về một cuộc
sống no đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, đậm đà truyền thống đoàn kết dân tộc.
4. Ông Quàng Văn Hiến (Sơn La)
Mặc dù tuổi đã ngoài năm mơi nhng ông vẫn còn giữ lại phong cách làm ăn của thời trai
trẻ. Gia đình ông đã định c lâu đời ở bản Hôm, xã Chiềng Cọ, thị xã Sơn La. Ông vẫn

không quên những năm tháng trớc đây phải lên rừng phát nơng làm rẫy, quanh năm vất vả
khó nhọc mà chẳng đủ nuôi sống gia đình. Bản làng ông xa kia có những cánh rừng già che
phủ, có nhiều chim thú rừng nhng đến nay chẳng còn nữa. ở bản Hôm, ruộng nớc có rất ít,
cuộc sống chủ yếu trông vào núi đồi và sự u đãi của thiên nhiên. Do vậy, cuộc sống của
đồng bào rất nghèo đói và lạc hậu. Rừng càng ngày càng bị tàn phá, đất làm nơng ngày
càng bị xói mòn xơ xác.
Từ năm 1990 nhờ chủ trơng, đờng lối của Đảng và Nhà nớc cùng với sự chỉ đạo của cấp
uỷ Đảng và chính quyền địa phơng, ông Hiến đã vận dụng những điều kiện sẵn có của mình
về đất đai và lao động, quyết tâm phấn đấu vơn lên xoá đói giảm nghèo và tạo ra nhiều sản
phẩm cho xã hội.
Đầu năm 1991, ông nhận 37 hecta rừng và đất rừng, trong đó có 20 hecta rừng núi đá, 13
hecta đồi núi trọc và 4 hecta đất ở chân núi. Ông đã chuyển cả gia đình (gồm 14 ngời nhng
14
chỉ có 4 lao động chính và 3 lao động phụ) từ trong bản ra nơng để định c và ổn định sản
xuất và qui hoạch lại sử dụng đất đai nh sau:
Trên đất dốc, trồng trẩu; ở chân đồi, trồng nhãn; tiếp theo, trồng cam quít. Trên đất thung
lũng tơng đối bằng phẳng, trồng cây công nghiệp: cà phê, dâu tằm và cây ăn quả nh mơ,
mận hậu, vải thiều và chuối; trồng kết hợp với đậu, lạc để vừa thu hoạch sản phẩm, vừa cải tạo
đất. Thuê cầy máy 3 ha để cải tạo lại đất canh tác trồng cà phê.
Khoanh nuôi bảo vệ 20 ha rừng núi đá. Lúc đầu, nhân dân các bản xung quanh đến chặt phá.
Nhng ông đã kiên trì giải thích thuyết phục và đến nay ông đã bảo vệ đợc rừng, cây cối
phát triển tốt.
Theo qui hoạch trên, ông tổ chức sản xuất:
Năm 1991, trồng 600 khóm chuối để tạo ra tàn che trồng 1300 cây cà phê.
Năm 1992, phát đồi trồng 40.000 cây trẩu, 5.000 cây cà phê, 170 cây mơ Vân Nam, 260
cây mơ địa phơng.
Năm 1993, trồng 240 cây lát hoa, 1500 cây bạch đàn, 1260 cây nhãn, 6.040 cây cà phê,
trồng chuối, cốt khỉ, keo để vừa cải tạo đất vừa tạo tàn che cho cây cà phê. Nhờ vậy, cuối
năm 1993, ở Sơn La tuy bị sơng muối nặng nhng cà phê của ông không bị chết.
Năm 1994, trồng thêm 16.000 cây cà phê, 370 cây mơ, 80 cây vải thiều, 150 cây mận hậu.

Dự định đến cuối năm 1995, trồng thêm 700 cây mơ và 25.000 cây cà phê để phủ kín
vờn cây công nghiệp và vờn cây ăn quả.
15
Hình 2.
Quy hoạch đất đai, bố trí trồng trang trại lâm nghiệp hộ Quàng Văn Hiến,
Bản Hôm - Chiềng Cọ - Sơn La
16
Để bảo vệ trang trại, ông đã đào 1320m hào, trồng hàng rào cây móc mèo để phòng chống lửa
cháy lan và trâu bò phá hoại.
Ông thờng xuyên theo dõi thông tin trên báo, đài về thị trờng và kỹ thuật. Những kinh
nghiệm rút ra đợc từ thực tế sản xuất, ông đều phổ biến lại cho bà con trong bản. Ông đã
vận động các hộ gia đình trong bản nhận 218 ha trồng cafe - dâu tằm và vận động đợc trên
130 hộ gia đình thực hiện giãn hộ giãn bãi. Ông vận động các cụ phụ lão xây dựng vờn rừng
lập quỹ bảo thọ đợc 1.000.000đ, lao động gây quỹ đợc 700.000đ.
Để giải quyết vốn phát triển sản xuất, ông mạnh dạn vay vốn của ngân hàng, ký kết hợp đồng
với công ty cà phê vay vốn dới hình thức cung cấp cây con và sau này trả lại vốn vay khi thu
hoạch cà phê, tự nguyện đăng ký tham gia đề tài lâm nghiệp xã hội cấp Nhà nớc (KN0805),
đợc đề tài giúp đỡ xây dựng phơng án sản xuất phát triền kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ vốn sản
xuất bằng cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, phát triển chăn nuôi và hớng dẫn kỹ thuật sản
xuất.
Sau 3 năm xây dựng mô hình lâm nghiệp trang trại, tuy cha định hình và nhiều sản phẩm cây
trồng lâu năm cha đợc thu hoạch nh cà phê, trẩu, lát hoa, v.v nhng cuối năm 1994, gia
đình ông đã thu hoạch đợc 9.270.000đ, thoát khỏi cảnh đói nghèo năm xa, không những đủ
ăn quanh năm mà còn có khả năng tích luỹ phát triển sản xuất, con cái đều đợc học hành.
Ông có 6 ngời con thì một con trai đang công tác ở Đài phát thanh Sơn La, 2 con gái là giáo
viên trờng phổ thông cơ sở, 3 con còn lại đều đi học ở trờng phổ thông trung học. Dự kiến
khi trang trại của ông định hình, hàng năm sẽ thu hoạch đợc gần 100 triệu đồng.
Từ đất đai, lao động, vốn vay và kỹ thuật, ông đã xây dựng một trang trại khang trang, thoát
khỏi tình trạng đói nghèo và bắt đầu có tích lũy phát triển sản xuất. Ông Hiên đã đi theo con
đờng phát triển lâm nghiệp xã hội, dám nghĩ, dám làm và là một trong những ngời Thái đầu

tiên của tỉnh Sơn La phát triển kinh tế hộ gia đình theo hớng lâm nghiệp trang trại.
17
Hình 3.
Mặt bằng khu trang trại lâm nghiệp hộ Quàng Văn Hiến,
Bản Hôm - Chiềng Cọ - Sơn La
18
5. Anh Nguyễn Văn Đoàn (Vĩnh Phú)
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Nguyễn Văn Đoàn trở về xây dựng quê hơng mình ở
đội 13, xã Tiên Sơn, huyện Đoan Hùng, tỉnh Vĩnh Phú. tài sản gia đình ban đầu chỉ có một
nhà lá cọ 3 gian và diện tích đất canh tác 2.720m
2
. Cuộc sống gia đình phải chật vật kiếm
sống mới đủ ăn cho 2 vợ chồng và 2 con gái còn nhỏ.
Năm 1992, anh Đoàn tự nguyện đăng ký tham gia đề tài lâm nghiệp xã hội KN0305. Với sức
khoẻ của độ tuổi 35, anh cùng vợ con tự xây dựng nên cơ nghiệp của mình bằng mô hình lâm
nghiệp trang trại. Đợc sự giúp đỡ của đề tài lâm nghiệp xã hội anh rà soát lại quỹ đất đai,
lao động, xây dựng phơng án sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.
Anh mạnh dạn ký kết hợp đồng nhận khoán khoanh nuôi và bảo vệ 6 hecta rừng luồng, diễn
với trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Cầu Hai. Thời gian nhận khoán là 15 năm. Sản lợng
khai thác từ năm thứ 6 đến năm thứ 15 là 2.100 cây /hecta/năm. Phân chia lợi ích sản phẩm
khai thác nh sau:
- Chủ hộ gia đình: 54% sản lợng khai thác.
- Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp: 36%
- Trọng tài kinh tế: 10%
Trên diện tích đất nhận khoán anh còn trồng thêm đợc 0,5 ha rừng diễn và 2,3 ha rừng luồng
ở sờn đồi quanh nhà. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp hỗ trợ trồng rừng mỗi hecta 100 kg
gạo, cung cấp giống và hớng dẫn kỹ thuật. Anh Đoàn bỏ công gây trồng chăm sóc và bảo
vệ. Anh Đoàn đợc hởng 100%, sản phẩm trồng xen theo phơng thức nông lâm kết hợp
(sắn, lạc, đỗ vv). Nếu gia đình tự lo tiền giống, phân bón, thiết kế, công trồng thì gia đình
đợc hởng 70% sản lợng khai thác và Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp hởng 30%.

Trong phần sản lợng khai thác gia đình đợc hởng, trung tâm nghiên cứu mua lại 70% sản
phẩm theo giá thoả thuận, còn lại 30% thuộc quyền sử dụng của gia đình. Nếu gia đình
không bảo vệ đợc rừng thì phải bồi hoàn lại giá trị đầu t trồng rừng cho Trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp và phạt 50đ/1m
2
đất trồng rừng. Nếu gia đình vi phạm quá 2 lần thì huỷ bỏ
hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng và giao lại cho chủ hộ khác. Mặc dù diện tích đất trồng lúa
của gia đình chỉ có 1390m
2
nhng anh Đoàn đã trồng 2 vụ lúa: Vụ chiêm và vụ mùa với giống
mới, bón phân thâm canh, Trong nám 1994, anh đã thu hoạch đợc 1.500 kg thóc. Gia đình
có 4 nhân khẩu (2 vợ chồng, 2 con gái 6 tuổi và 4 tuổi) bình quân mỗi ngời dạt 31 kg
thóc/tháng. Gia đình anh không những đủ ăn mà còn thừa lơng thực. Ngoài ra, còn thu đợc
hơn một triệu đồng tiền bán sắn, đỗ, lạc v.v Trong vờn trồng cây ăn quả: táo, chanh,
chuối, dứa v.v và trồng chè. Hàng năm thu hoạch đợc hơn một tạ chè khô bán ra thị
trờng. Anh còn cải tạo mở rộng ao cá diện tích 336m
2
và nuôi trâu, bò, lợn, gà. Riêng sản
phẩm chăn nuôi trong năm 1994, đã thu đợc 5.500.000đ. Mô hình lâm nghiệp trang trại của
gia đình anh có đủ cả yếu tố: Rừng (R1), Vờn (V), Ao (A), Chuồng (C) và ruộng (R2). Đây
là mô hình R1.V.A.C.R2 rất thích hợp với phơng thức canh tác trên đất dốc ở trung du, miền
núi (xem hình 4, 5).
19
Hình 4.
Mô hình xây dựng
lâm nghiệp trang trại trên đất dốc ở vùng trung du và miền núi
(hộ Nguyễn Văn Đoàn, xã Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Vĩnh Phú)
20
Hình 5.
Sơ đồ bố trí quy hoạch trang trại hộ Nguyễn Văn Đoàn

Khoảnh 2, Lô 4, xã Tiêu Sơn
21
Ưu điểm của mô hình canh tác này là:
Vừa kết hợp đợc cây nông nghiệp (lơng thực, thực phẩm), cây ăn qủa, cây công nghiệp,
chăn nuôi dới nớc và trên mặt đất với cây lâm nghiệp.
Bảo vệ đợc đất đai, chống xói mòn, bảo vệ tài nguyên và môi trờng sinh thái lâu bền.
Anh Đoàn còn tự làm lò gạch, sản xuất đợc 20.000 viên gạch chuẩn bị xây dựng nhà mới
kiên cố.
Năm 1994, thu nhập kinh tế của gia đình đợc 15.625.000đ. Cuộc sống gia đình anh không
chỉ no đủ mà còn có tích luỹ phát triển sản xuất và làm giàu từ mô hình lâm nghiệp trang trại.
Anh Đoàn đã khơi dậy tiềm năng đất đai, lao dộng bằng lòng quyết tâm và trí tuệ đã tạo ra
một cuộc sống ngày càng giàu có và làm đẹp thêm cảnh quan của vùng trung du quê hơng
anh.
II. Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng
1. Lâm trờng Truông Bát (Hà Tĩnh)
Năm 1993, Lâm trờng giao khoán khoanh nuôi phục hồi 662 ha rừng non mới tái sinh tự
nhiên cho 44 hộ thành viên. Hiện nay, 70 ha rừng đã đợc luỗng phát vệ sinh; 12,3 ha đợc
trồng quế dới tán. Một số diện tích khác đợc trồng xen theo phơng thức nông lâm kết
hợp. Tính bình quân mỗi hộ làm nông - lâm nghiệp vừa nhận khoán khoanh nuôi 5-7 ha có
thể đạt:
- Kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi: 180.000đ
- Thu lâm sản phụ (củi và cây phi mục đích ) 550.000đ
- Sản phẩm nông lâm kết hợp 1.000.000đ
- Thu từ kinh tế vờn, chăn nuôi 2.500.000đ
Tổng cộng 4.230.000đ
Hình thức khoán khoanh nuôi phục hồi rừng đã đem lại hiệu quả rõ rệt không chỉ ở thu nhập
mà chất lợng rừng ngày càng đợc cải thiện (theo Trần Ngọc Sơn - TCLN 10/94).
2. Xã Ngọc Réo (Kon Tum)
Xã Ngọc Réo là xã 100% đồng bào dân tộc Xen Vá và Rngao nằm gần thị xã Kon Tum.
Toàn xã có 9 làng, 546 hộ và 2.814 nhân khẩu. Tổng diện tích tự nhiên là 11.074 ha; trong đó

đất lâm nghiệp 9.141 ha.
Trớc năm,1993, hàng năm có tới 400 ha rừng bị phá, trong đó có 260 ha làm nơng rẫy. Từ
1993, xã đứng ra quản lý rừng và đất rừng theo phơng thức khoanh nuôi phục hồi rừng với
diện tích 8.925 ha; trong đó 755 ha rừng nghèo kiệt, rừng non có 2.494 ha và 902 ha rừng lồ
ô, đất trống 4.758 ha. Hiện nay, toàn bộ diện tích trên đã đợc giao đến các hộ gia đình bình
quân mỗi hộ 16 ha, hộ nhiều nhất 20 ha. Rừng ở xã Ngọc Réo đã có chủ thực sự, thành công
lớn nhất là mùa khô 1993-1994 đã chấm dứt đợc nạn phá rừng làm rẫy. Bên cạnh việc giao
đất, giao rừng để khoanh nuôi phục hồi, công tác định canh, định c cũng ổn định. Đồng bào
đã thay đồi tập quán canh tác, chuyển sang làm lúa nớc, chấm dứt tình trạng thả gia súc bừa
bãi. Xã quy định vùng chăn thả, và vay vốn mua thêm 500 con bò lai cho 250 hộ. Xây dựng
22
và cải tạo cơ sở hạ tầng: 34 km đờng ô tô từ thị xã vào, 19 phòng học, gần 100% các em đến
tuổi đều đi học, y tế cộng đồng phát triển, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, các hộ có nhà vệ
sinh v.v (Theo Nguyễn Duy Lợng - TCLN 6/94).
3. Lâm trờng Phơng Ninh (Cần Thơ)
Lâm trờng nằm trong huyện Phụng Hiệp (cách Cần Thơ 50 km). Tổng diện tích tự nhiên
2.810 ha, diện tích rừng chiếm 40% xấp xỉ 1.124 ha. Năm 1989, lâm trờng giao 161,45 ha
cho 12 hộ, bình quân mỗi hộ 13-14 ha. Tỉ lệ ăn chia đợc xác định theo tuổi rừng lúc chia
khoán. Đất trên bờ kênh Xáng 1.200 m
2
trồng mía, đất ruộng đợc nhận khoán 1-2 công đất
tuỳ theo khả năng từng hộ, 1.000 m kênh thu hoạch cá, bờ kênh, khoảnh, lô trồng da chuột,
bầu bí
Theo hợp đồng, cá đợc thu hoạch vào tháng 9 hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 8 đợc phép
đặt lờ, giăng lới kiếm ăn hàng ngày. Mía đợc đầu t 700.000 - 800.000 đ/công (sào). Đầu
t một lần, thu hoạch mía đợc 3 chu kỳ. Sau khi trồng 12 tháng thu nộp 180 kg đờng thô
cho lâm trờng, chu kỳ 2 năng suất mía cao hơn chu kỳ 1. Năm 1994, có hộ nhận rừng từ
1984 (sau 10 năm) ở tuổi khai thác đợc 9,4 ha (17 ha nhận khoán, sau khi trừ chi phí còn lại
8 triệu đồng, không kể các khoản thu ngắn ngày khác nh mía, cá, rau, da để ổn định đời
sống). Theo Lê Thị Ngọc ánh - Trung tâm khuyến nông - lâm Cần Thơ.

4. Khoanh nuôi phục hồi rừng tụ nhiên sau khai thác chọn ở huyện Vân Đồn (đảo Kế
Bào) Quảng Ninh
Đây là mô hình tiến hành nghiên cứu có hệ thống ở các ô tiêu chuẩn định vị đợc bố trí sau
khai thác chọn tại đảo Kê Bào năm 1990. Các ô này đợc bảo vệ, phục vụ cho nghiên cứu
quá trình phục hồi rừng tự nhiên. Sau 3 năm, tù kết quả điều tra ban đầu, rừng đợc điều tra
lại và đánh giá kết quả của quá trình khoanh nuôi, bảo vệ trên hai chỉ tiêu chính: Sinh trởng
của tầng cây cao và đánh giá tái sinh tự nhiên, kết quả thu đợc nh sau:
Bảng 1 - So sánh sinh trởng từ 1990 - 1/993 (tầng cây gỗ)
Trạng thái
rừng
Năm đo N/ha Trữ lợng
(m
3
/ha)
Số loài Tổ thành chính
IIIA1 1990
1993
425
293
22,2
27,69
25
28
Lọng bàng, chè rừng, giẻ
Lọng bàng, táu, re
IIIA2 1990
1993
510
580
73,25

82,7
31
34
Re, lim giẻ, trám
Re, trám, giẻ, lim
IIA 1990
1993
483
364
29,06
35,06
32
25
Re, giẻ, mắc miễng, trám
Giẻ, mắc miễng, trám, re
IIB 1990
1993
278
340
27,45
32,29
27
25
Lọng bàng, táu, giẻ, trám
Mắc miễng, lọng bàng, trám
23
Bảng 2. So sánh số lợng và chất lợng tái sinh
Trạng thái
rừng
Năm đo Số loài N/ha Tổ thành chính

IIIA1 1990
1993
23
19
3720
3640
Táu, lọng bàng, re
Lim, lọng bàng, re, giẻ
IIIA2 1990
1993
22
17
5160
3120
Re, trám, giẻ
Giẻ, lim, bứa
IIA 1990
1993
20
27
3880
4667
Trám, bứa, re, giẻ,
Giẻ, lọng bàng, re, ngát
IIB 1990
1993
24
23
4613
4800

Táu, lọng bàng, trám, giẻ
Táu, lọng bàng, giẻ
Kết quả trên cho thấy:
- Khoanh nuôi bảo vệ sau ba năm, trữ lợng của tất cả các trạng thái rừng đều tăng.
- Mật độ cây tái sinh tăng ở các trạng thái rừng IIA và IIB. Đây là các trạng thái đợc xếp
vào đối tợng khoanh nuôi phục hồi rừng ở Quảng Ninh (theo Ngô Quang Đê - Phạm Xuân
Hoàn. Báo cáo khoa học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - 11/1993).
III. Mô hình thâm canh rừng trồng
1. Rừng trồng cung cấp nguyên liệu giấy
Vùng trung tâm: (theo Nguyễn Dơng Tài, 1992)
Địa điểm: Vĩnh Phú, Tuyên Quang
Đất trồng:
Phát triển trên phiến thạch mi ca
Đồi dốc dới 15
0
Tầng đất dày trung bình
Thực bì trảng cỏ cây bụi, thuộc loại đất 2 và 8 theo phân loại đất trồng bồ đề.
Cây trồng:
Bạch đàn Urophylla do Dự án hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển cung cấp.
Làm đất bằng cơ giới cày ngầm sâu 60 cm nơi dốc dới 15
0
, bằng thủ công cuốc hố 40 x 40 x
40 cm nơi dốc trên 15
0
. Bón phân lót 50g NPK tổng hợp và 100g supe lân cho một gốc, bón
thúc 50g NPK tổng hợp cho một gốc vào tháng 8-9 năm đầu.
Mật độ: 1111 cây/ha (cự ly 3 x 3 m) nơi dốc dới 20
0
, 1142 cây/ha (cự ly 3,5 x 2,5 m) nơi dốc
trên 20

0
.
Thời vụ trồng tháng 3-4 năm 1986 (Vụ xuân hè)
24
Kết quả:
Theo dõi tăng trởng trên 261 ô định vị cho cả 4 loài: bồ đề, keo lá to, bạch đàn
eamandulensis và bạch đàn urophylla cho thấy bạch đàn urophylla mọc nhanh, có nhiều u
điểm và tốt hơn các loài khác về mọi chỉ tiêu quan sát. ở tuổi 6, bạch đàn urophylla đạt các
chi tiêu sinh trởng năng suất và sản lợng bình quân nh sau:
Đờng kính Chiều cao Năng suất Sản lợng
(cm) (m) (m
3
/ha/năm) (m
3
/ha)
13,22 14,46 12.34 74,04
Điều đó chứng tỏ chọn loài cây trồng thích hợp là vô cùng quan trọng trong thâm canh rừng
trồng. Bạch đàn urophylla không chỉ cho năng suất cao hơn mà tỷ trọng cũng lớn hơn (d =
0,6) các loài kia (d = 0,4 - 0,5) nên càng có lợi thế hơn nếu làm nguyên liệu giấy. Các biện
pháp bón phân, cày ngầm, giảm mật độ cũng có tác dụng tốt. Đến năm 1990 trong vùng
nguyên liệu giấy đã trồng đợc hơn 2500 ha bạch đàn urophylla. Kết quả khảo nghiệm cũng
cho thấy trong loài bạch đàn urophylla thì có 2 xuất xứ Lewotobi.
Vùng Đông Nam Bộ (theo Trần Hậu Huệ, 1994)
Địa điểm: Lâm trờng nguyên liệu giấy Trị An, Đồng Nai.
Đất trồng:
Phát triển trên phù sa cổ, phấn sa, phiến sét
Đất dốc dới 15
0
Tầng đất dày trung bình
Thực bì trảng cây bụi

Cây trồng:
Keo lá tràm xuất xứ tại chỗ
Bạch đàn camandulensis xuất xứ Phú Khánh
Bạch đàn camandulensis xuất xứ Petford
Làm đất toàn diện, cày máy sâu 30 cm.
Bón lót: 1kg phân chuồng và 50g NPK tổng hợp cho một gốc.
Mật độ: 2.660 cây/ha (cự ly 2,5 x l,5m)
Thời vụ trồng: tháng 5-6 năm 1985 (vụ hè)
Chăm sóc đến năm thứ 4.
Kết quả:
Điều tra tăng trởng trên các ô tiêu chuẩn theo các phơng thức trồng thuần loài và hỗn giao
theo băng và hàng cho thấy keo lá tràm thuần loài, bạch đàn Camanđulensis xuất xứ Phú
Khánh và hỗn giao giữa 2 loài đó đều cho năng suất cao hơn bạch đàn camandulensis xuất xứ
Petford. ở tuổi 6, năng suất và sản lợng bình quân đạt đợc nh sau:
25
Bảng 3 - So sánh tăng trởng các loài cây
Loài cây
Chỉ tiêu
Keo
lá tràm
Bạch đàn
Phú Khánh
Bạch đàn
Petford
Hỗn giao bạch đàn
với keo lá tràm
Năng
suất(m
3
/ha/năm)

Sản lợng(m
3
/ha)
22,1
132,6
18,3
109,8
15,4
92,4
18,6
111,6
- Bạch đàn xuất xứ Phú Khánh 2 năm đầu sinh trởng chậm và phân hoá mạnh, sau đó vơn
lên phát triển ổn định và không bị nhiễm bệnh, nếu chọn giống tốt năng suất chắc chắn còn
cao hơn.
- Bạch đàn xuất xứ Petford thì ngợc lại, 2 năm đầu sinh trởng nhanh chiều cao, đến năm thứ
3 bị nấm làm rụng lá, có 10-15% cây bị chết khô, cây còn lại sinh trởng chậm dẫn tới năng
suất giảm.
- Keo lá tràm vừa cho năng suất cao nhất vừa có tác dụng cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, tính theo
giá trị nguyên liệu hiện nay thì giá bán gỗ keo lá tràm chỉ bằng nửa giá bán gỗ bạch đàn
nhng nhờ năng suất cao hơn nên cũng có thể bù đắp đợc.
- Hỗn giao bạch đàn với keo lá tràm tuy năng suất vẫn thấp hơn trồng keo lá tràm thuần loài
và cũng chỉ cao hơn trồng bạch đàn xuất xứ Phú Khánh chút ít nhng có lợi thế là đã khắc
phục đợc một phần những hạn chế của phơng thức trồng thuần loài về giá trị nguyên liệu
nếu trồng keo lá tràm thuần loài và cải tạo môi trờng nếu trồng bạch đàn thuần loài cho nên
phơng thức trồng hỗn loài này cần đợc chú ý hơn.
2. Rừng trồng cung cấp gỗ trụ mỏ
Vùng Đông Bắc

(Nguyễn Xuân Quát, 1993)
Địa điểm: Lâm trờng Chợ Đồn, Bắc Thái

Đất trồng:
Núi thấp trên đá biến chất
Độ dốc 20-25
0
, tầng đất dày
Trảng cây bụi có cây gỗ rải rác
Cây trồng: Thông đuôi ngựa
Làm đất: Thủ công; phát dọn thực bì theo băng và cuốc hố 40 x 40 x 40 cm
Mật độ: trồng 2.500 cây/ha (cự li 2 x 2 m) còn lại 1.200 cây/ha (cự li 2,5 x 3,2 m)
Thời vụ: Trồng tháng 8/1980 (vụ thu)
Trồng bằng cây con có bầu 6 tháng tuổi
Chăm sóc: 3 năm
Tỉa tha: 1 lần, cờng độ tỉa 50%
Kết quả
: Điều tra đánh giá tăng trởng 10 loài cây trồng rừng ở Bắc Thái (theo chơng trình
nghiên cứu của nhóm liên ngùnh sử dụng đất) cho thấy thông đuôi ngựa trồng ở vùng núi thấp

×