Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thận trọng khi ăn và uống thuốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.04 KB, 7 trang )

Thận trọng khi ăn và uống thuốc





Sự tương tác giữa thuốc và thức ăn nếu không
được phát hiện và xử trí thích hợp có thể dẫn đến
nhiều hậu quả nguy hiểm

Thường trong các bảng hướng dẫn sử dụng thuốc có
ghi thời gian dùng: trước, trong hay sau khi ăn, nhưng
không bao giờ người ta nói rõ là ăn gì. Nhiều người
điều trị bệnh thường không tuân thủ theo những
nguyên tắc này bởi họ không biết rõ rằng sự tương
tác giữa thuốc và thức ăn có thể dẫn đến những hậu
quả nguy hiểm hoặc làm thay đổi công dụng chữa
bệnh của thuốc.

Mỗi loại thuốc, một cách dùng

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, Trường Đại học Y
Dược TPHCM, đối với thuốc viên uống nói chung,
cần phải lưu ý khi uống có bị ảnh hưởng bởi thức ăn
hay không. Nếu uống thuốc cùng với bữa ăn, tức là
uống thuốc ngay sau khi ăn, tốc độ và mức độ hấp
thu của thuốc bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của thức
ăn, thức uống có trong dạ dày. Thông thường, thuốc
sau khi uống phải được hấp thu vào máu mới cho tác
dụng. Vì vậy, nếu tốc độ và mức độ hấp thu của
thuốc kém do ảnh hưởng của thực phẩm, thuốc sẽ


cho tác dụng chậm và kém.

Còn theo dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường, ĐH Curtin
(Úc), có rất nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng bởi loại
thức ăn và thời điểm mà chúng ta ăn. Chẳng hạn như
sử dụng một vài loại thuốc vào đúng lúc chúng ta
đang ăn có thể làm ảnh hưởng đến phương cách hấp
thu thuốc của ruột và dạ dày. Thực phẩm có thể trì
hoãn hoặc làm suy giảm sự hấp thu thuốc. Điều này
giải thích vì sao một số dược phẩm cần phải được
uống lúc dạ dày trống (1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ
sau khi ăn). Thức ăn gây kích thích bài tiết dịch dạ
dày và ruột, giúp tăng cường hấp thu thuốc.

Hầu hết các dược sĩ đều khuyến cáo sự tương tác
giữa thuốc và thức ăn nếu không được phát hiện và
xử trí thích hợp có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy
hiểm, như giảm sự hấp thu của nhiều loại thuốc, dẫn
đến thất bại điều trị hoặc tăng sự hấp thu của thuốc,
dẫn đến nguy cơ tăng tác dụng phụ, thậm chí gây
độc, thông qua sự hoạt hoá hoặc ức chế hệ thống
các men ở ruột bởi các thành phần dinh dưỡng.

Bên cạnh những tương tác trên, một số thành phần
thức ăn còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phân bố
của thuốc ở các mô, tế bào hoặc quá trình xâm nhập
của thuốc vào các tạng đặc biệt. Ngoài ra, sự tương
tác thuốc và thức ăn còn có thể ảnh hưởng đến quá
trình đào thải của thuốc và các yếu tố dinh dưỡng,
gây ra do sự cản trở hoạt động của gan và thận.



Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường cũng cho biết sự
tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm có thể xảy
ra cho dù là thuốc được kê toa hoặc không cần kê
toa, chẳng hạn các loại kháng acid, một số vitamin,
viên bổ sung sắt nhưng không phải tất cả các loại
thuốc đều bị tác động bởi thực phẩm.

Cũng có rất nhiều loại dược phẩm dễ dàng được
dung nạp khi được sử dụng chung với thức ăn. Cần
tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để xem loại
thuốc mà bạn đang sử dụng nên uống lúc đang ăn
hoặc nên uống lúc dạ dày trống.

Để tránh hiện tượng tương tác giữa thuốc và thực
phẩm xảy ra làm giảm những tác dụng điều trị của
thuốc, trước nhất cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên
nhãn thuốc. Nếu có điều gì nghi ngờ, khó hiểu, cần
hỏi ngay ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Nên đọc kỹ những
hướng dẫn, khuyến cáo, những lưu ý về sự tương tác
được in trên toa thuốc lẫn bao bì. Cho dù là những
loại thuốc không cần kê toa cũng có thể xảy ra sự
tương tác với thực phẩm.

Khi uống thuốc, nên uống với một ly đầy nước (hoặc
bác sĩ sẽ hướng dẫn nếu có những yêu cầu khác).

Không nên trộn dược phẩm vào thức ăn hoặc trút bỏ
vỏ viên nang của thuốc vì điều này sẽ làm thay đổi
cách thức hoạt động của thuốc.

Không nên uống chung vitamin với những thuốc đặc
trị vì những loại vitamin và khoáng chất có thể gây
nên những tác dụng không mong muốn nếu sử dụng
chung với một số thuốc khác. Không nên hoà thuốc
vào thức uống nóng vì nhiệt sẽ làm mất tác dụng của
thuốc. Đặc biệt, không bao giờ sử dụng dược phẩm
chung với rượu, bia.
Những bệnh lý cần lưu ý

Do việc dùng một số loại thuốc cũng có thể ảnh
hưởng đến chức năng tiêu hóa, dẫn đến mất nước v
à
điện giải của cơ thể nên người cao tuổi, những người
mắc các bệnh ác tính, bệnh lý đường tiêu hoá,
HIV/AIDS, suy dinh dưỡng là những đối tượng có
nguy cơ cao nhất chịu sự tương tác này do đây là
những nhóm đối tượng phải sử dụng nhiều loại thuốc.


Riêng những thức ăn với hàm lượng chất béo cao
kích thích bài tiết muối mật giúp tăng hấp thu các
thuốc tan được trong mỡ. Ngoài ra, những thức ăn
giàu chất béo cũng kích thích giải phóng
cholecystokinin, chất có tác dụng giảm nhu động dạ
dày và làm tăng thời gian tiếp xúc giữa thuốc với
niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến tăng khả năng

hấp thu thuốc.

×