Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.39 KB, 5 trang )
Phòng ngừa, chữa trị
bệnh thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu (Chickenpox) hay còn gọi dân dã là bệnh trái rạ hay
bỏng rạ, là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây, thường gặp ở trẻ nhỏ, thủ
phạm chính là do virus Varicella zoster.
Nhiều người coi đây là căn bệnh ít nguy hiểm nên dễ bỏ qua. Bệnh thường
kéo dài hai tuần và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng
và tử vong.
Triệu chứng
Bệnh thuỷ đậu ở trẻ lúc mới phát bệnh thường không sốt nhưng lại phát
bóng nước đột ngột còn ở người lớn thì ngược lại, có tiền chứng sốt, mệt mỏi,
biếng ăn và đau cơ. Khi nhiễm bệnh, các nốt thuỷ đậu xuất hiện rất nhanh trong
vòng một ngày trên toàn thân, có người mọc thưa có người mọc dày, kể cả trong
cổ họng, trong mắt, niêm mạc và trong bộ phận sinh dục. Lúc đầu những nốt này
có màu đỏ trông giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phồng. Tuỳ theo sức
khoẻ của trẻ mà trong vòng 1-2 tuần, nốt đậu đóng vảy và bong ra. Trong quá trình
phát bệnh xuất hiện các nốt đậu thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau
bụng, đau đầu, ho nhẹ và người khó chịu, riêng ở nhóm trẻ khoẻ mạnh thì các dấu
hiệu này thường không đáng kể. Còn ở phụ nữ có thai lại dễ mắc bệnh ở giai đoạn
đầu, nếu mắc bệnh gần sát đến ngày sinh thì rủi ro đối với thai nhi là rất lớn.
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao
Là căn bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây lan từ người sang người là rất
lớn (trên 90%). Tỷ lệ trẻ mắc bệnh thuỷ đậu rất cao, nhất là nhóm từ 5-11 tuổi
chưa tiêm phòng vắcxin (khoảng trên 50%) và rất ít khi xảy ra ở nhóm dưới 6
tháng tuổi. Người lớn nếu khi còn nhỏ chưa mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất
cao. Các biến chứng của bệnh thuỷ đậu
Khi bị nhiễm bệnh, virus Varicella zoster sẽ còn lưu lại trong các tế bào