Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.43 KB, 25 trang )


Chơng 1
Những hiểu biết cần thiết về
Giống và quản lý giống bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa cũng nh các loại gia
súc khác giống là tiền đề. Đối với chăn nuôi bò sữa
trong điều kiện nhiệt đới nh ở nớc ta thì con giống
càng đặc biệt quan trọng. Việt Nam vốn không có
giống bò sữa bản địa nào. Chúng ta có nên nuôi thuần
chủng những giống bò sữa cao sản có nguồn gốc ôn
đới hay không? Liệu chúng ta có thể tự tạo ra những
loại bò sữa phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam
không? Con giống nào có thể đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho ngời nông dân? Nuôi 1 con bò cho
8000kg sữa/chu kỳ liệu có lợi hơn nuôi 2 con bò mỗi
con cho 4000 kg sữa/chu kỳ hay không? Còn nhiều
câu hỏi nữa liên quan đến con giống và quản lý giống
mà ngời chăn nuôi bò sữa muốn đợc trả lời. Chơng
này nhằm giúp cho ngời chăn nuôi biết chọn con
giống nào để nuôi và quản lý chúng cho phù hợp với
hoàn cảnh của mình.

5
I. Các giống bò sữa phổ biến
1. Bò sữa nhiệt đới
Bò Sin (Red Sinhi)
Bò Sin là một giống bò có nguồn gốc từ vùng
Sindhi (Pakistan). Vùng này có nhiệt độ rất cao về mùa
hè, ban ngày có thể lên tới 40-50
o


C. Bò Sin là một
giống bò kiêm dụng sữa-thịt-lao tác, thờng đợc nuôi
theo phơng thức chăn thả tự do.

Bò Sin


Hình 1-1: Bò Sin (Red Sindhi)
Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm. Bò
này có thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ
xuống, có yếm và nếp gấp da dới rốn rất phát triển.
Đây là một đặc điểm tốt giúp bò này thích nghi với
điều kiện khí hậu nóng nhờ tăng tỷ diện toả nhiệt. Bò
đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn,
cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhng không nở. Bò cái có
đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn phần

6
trớc, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
Đặc biệt, da ở âm hộ có rất nhiều nếp nhăn.
Khi trởng thành bò đực có khối lợng 450-
500kg, bò cái 350-380kg. Sản lợng sữa trung bình
khoảng 1400-2100kg/chu kỳ 270-290 ngày.Tỷ lệ mỡ
sữa 5-5,5%.
Kết quả lai giữa bò Sin và bò Vàng Việt Nam
đã tạo ra bò Lai Sin hiện nay là loại bò kiêm dụng lao
tác-thịt-sữa. Bò Lai Sin hiện nay có tỷ lệ máu Sin rất
khác nhau do kết quả tạp giao không kiểm soát trong
tám thập kỷ qua. Ngoại hình, thể vóc và sức sản xuất
thay đổi tuỳ theo tỷ lệ máu Sin. Bò Lai Sin có ngoại

hình trung gian giữa bò Sin và bò Vàng Việt Nam. Bò
Lai Sin càng có nhiều tỷ lệ máu bò Red Sindhi thì khả
năng cho thịt càng tốt hơn, sức cày kéo khoẻ hơn và
khả năng cho sữa cũng cao hơn. Khối lợng trởng
thành của bò cái khoảng 250-320kg, bò đc 450-
500kg. Khối lợng bê sơ sinh khoảng 18-25kg. Năng
suất sữa khoảng 800-1200kg/chu kỳ 8 tháng. Cá biệt
có những con cho tới 2000 kg sữa/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ
sữa rất cao (5,0-6,0%). Bò Lai Sin thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu của nớc ta, dễ nuôi, ít bệnh tật. Đặc
biệt bò cái Lai Sin có thể dùng làm bò nền để lai tạo
bò thịt và bò sữa rất tốt.


7
Bò Sahiwal
Bò Sahiwal là giống bò u cho sữa của Pakistan.
Bò này cũng đợc nuôi nhiều tại các vùng Punjab,
Biha, Una Pradesh của ấn Độ.


Hình 1-2: Bò Sahiwal
Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm. Kết
cấu ngoại hình tơng tự nh bò Red Sindhi nhng bầu
vú phát triển hơn. Khi trởng thành, bò cái có khối
lợng 360-380kg, bò đực 470-500kg. Sản lợng sữa
khoảng 2100-2300kg/ chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-
5,5%.
Cũng giống nh bò Red Sindhi, bò Sahiwal
đợc nhiều nớc nhiệt đới dùng để cải tạo các giống

bò địa phơng hoặc lai với các giống bò chuyên dụng
sữa để tạo bò sữa nhiệt đới.

8
Bò lai Sahiwal có màu lông vàng. Khối lợng
trởng thành của bò đực khoảng 420-470kg, bò cái
290-320kg. Sản lợng sữa 1500-1600kg/260-270
ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 4,5-4,8%.
Tóm lại, bò Sin và bò Sahiwal là những giống
bò nhiệt đới có sức sản xuất sữa cao hơn hẳn các loại
bò nhiệt đới khác. Đây là những nguồn gen quý cần
đợc khai thác để cải tiến bò địa phơng. Những
giống bò này có khả năng thích nghi tốt với các điều
kiện nhiệt đới nên con lai của chúng với bò địa
phơng cũng thích nghi tốt.

2. Bò sữa gốc ôn đới
Bò Hà Lan (Holstein Friesian)
Bò Holstein Friesian (HF) là giống bò chuyên
sữa nổi tiếng thế giới đợc tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ở
tỉnh Fulixon của Hà Lan, là nơi có khí hậu ôn hoà,
mùa hè kéo dài và đồng cỏ rất phát triển. Bò HF
không ngừng đợc cải thiện về phẩm chất, năng suất
và hiện nay đợc phân bố rộng rãi trên toàn thế giới
nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò
khác theo hớng sữa rất tốt. Cũng chính vì vậy mà các
nớc thờng dùng bò HF thuần để lai tạo với bò địa
phơng tạo ra giống bò sữa lang trắng đen của nớc
mình và mang những tên gọi khác nhau.


9


H
ình 1-
3
: Bò sữa Hà Lan (HF)
Bò HF có 3 đạng màu lông chính: lang trắng
đen (chiếm u thế), lang trắng đỏ (ít), và toàn thân đen
riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng. Các điểm trắng đặc
trng là: điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống
bụng, 4 chân và chót đuôi trắng. Toàn thân có dạng
hình nêm đặc trng của bò sữa. Đầu con cái dài, nhỏ,
thanh; đầu con đực thô. Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía
trớc. Trán phẳng hoặc hơi lõm. Cổ thanh, dài vừa
phải, không có yếm. Vai-lng-hông-mông thẳng hàng.
Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng. Bầu vú rất
phát triển; tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ.
Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lợng sơ sinh
khoảng 35-45 kg, trởng thành 450-750kg/cái, 750-
1100kg/đực. Bò này thành thục sớm, có thể phối giống

10
lúc 15-20 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12-
13 tháng.
Năng suất sữa trung bình khoảng 5000-8000
kg/chu kỳ (10 tháng). Tỷ lệ mỡ sữa thấp, bình quân
khoảng 3,3-3,6 %. Năng suất và chất lợng sữa biến
động nhiều tuỳ theo điều kiện nuôi dỡng và thời tiết
khí hậu, cũng nh kết quả chọn lọc của từng nớc.

Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém,
dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh
trùng đờng máu và bệnh sản khoa. Bò HF chỉ nuôi
thích nghi tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
bình quân dới 21
o
C.
Bò Jersey
Bò Jersey là giống bò sữa của Anh, đợc tạo ra
từ gần ba trăm năm trớc trên đảo Jersey là nơi có khí
hậu ôn hoà, đồng cỏ phát triển tốt quanh năm thích
hợp cho chăn nuôi bò chăn thả. Nó là kết quả tạp giao
giữa giống bò Bretagne (Pháp) với bò địa phơng, về
sau có thêm máu bò Normandie (Pháp). Từ năm 1970
nó đã trở thành giống bò sữa nổi tiếng Thế giới.





11
H
ình 1-
4
: Bò Jerse
y

Bò Jersey có màu vàng sáng hoặc sẫm, có
những con có đốm trắng ở bụng, chân và đầu. Bò có
kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bò hớng sữa. Đầu

nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá
phát triển. Vai cao và dài. Ngực sâu, xơng sờn dài.
Lng dài, rộng. Mông dài, rộng và phẳng. Bụng to,
tròn. Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng.
Đuôi nhỏ. Bầu vú phát triển tốt cả về phía trớc và
phía sau, tĩnh mạch vú to và dài.
Tầm vóc của bò Jersey tơng đối bé: khối lợng
sơ sinh 25-30kg, trởng thành của bò cái là 300-
400kg, của bò đực 450-550kg.
Năng suất sữa bình quân đạt 3000-5000kg/chu
kỳ 305 ngày. Đặc biệt bò Jersey có tỷ mỡ sữa rất cao
(4,5-5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp cho
việc chế biến bơ. Vì thế bò này thờng đợc dùng để
lai cải tạo những giống bò sữa có tỷ lệ mỡ sữa thấp.
Bò Jersey thành thục sớm, 16-18 tháng tuổi có
thể phối giống lần đầu, có khả năng để 1 năm 1 lứa.
Bò đực giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng
tuổi.
Do bò Jersey có tầm vóc bé (nhu cầu duy trì
thấp) lại có yếm (thải nhiệt tốt) nên có thể có khả năng
chịu nóng khá tốt. Cũng chính vì thế mà nhiều nớc

12
đã dùng bò Jersey lai với bò địa phơng nhằm tạo ra
bò lai hớng sữa thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Tuy
nhiên, cũng nh bò HF, trong điều kiện nhiệt đới năng
suất sữa của bò Jersey nuôi thuần cũng bị giảm sút rõ
rệt.
3. Bò lai hớng sữa
Việc lai giữa bò nhiệt đới (thờng là bò cái) với

bò sữa gốc ôn đới (thờng là bò đực) đã từng đợc
thực hiện trên một trăm năm nay ở các nớc nhiệt đới
khác nhau. Nớc ta cũng đã cho lai phổ biến giữa bò
đực HF với bò cái Lai Sin. Ngoài ra bò Vàng VN, bò
Sin hay Sahiwal cũng đã đợc dùng lai với bò đực HF.
Bò lai hớng sữa hiện nay này có các mức máu HF
khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4
HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF).

13








Hỡnh 1-5: S d lai cp tin gia bũ Holtein Frớeian (HF) vi
bũ Lai Sin Vit Nam

Bò lai F1 (1/2 HF) thờng có màu lông đen
toàn thân, trừ đốm trắng ở trán và đuôi. Một số ít có
màu vàng sẫm hay vàng nhạt (thờng là lúc mới sinh).
Bê F1 sơ sinh có khối lợng khoảng 20-25 kg. Bò cái
trởng thành nặng 350-420kg, bò đực 450-600kg.
Năng suất sữa bình quân 2500-3500kg/chu kỳ. Tỷ lệ
mỡ sữa 3,6-4,2%. Thời gian chu kỳ sữa có thể trên 300
ngày. Bò lai F1 chịu đựng tơng đối tốt với điều kiện
nóng nên ít bị bệnh tật.


H
ình 1-6: Bò lai F1 (1/2 HF)






Bò lai F2 (3/4 HF) thờng có màu lông lang
trắng đen hay trắng đỏ, ngoại hình gần giống với bò
HF thuần, tuy mông vẫn hơi dốc. Khối lợng sơ sinh
30-35kg, khi trởng thành bò cái lai F2 tốt có thể đạt
400-450kg, bò đực 600-700kg. Trong điều kiện chăm
sóc nuôi dỡng tốt, bò lai F2 cho năng suất sữa cao
hơn bò F1, có thể cho 3000-3800kg/chu kỳ hoặc cao

14
hơn. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2-3,8%. Tuy nhiên, trong điều
kiện nóng và ẩm (trên 30
o
C) bò lai F2 tỏ ra kém chịu
đựng hơn bò F1.

H
ình 1-7: Bò lai F2 (3/4 HF)








Bò lai F3 (7/8 HF) là kết quả lai tạo giữa bò đực
Hà Lan thuần với bò cái lai F2. Do có tỷ lệ máu HF
cao nên bò lai F3 chịu nóng kém, dễ cảm nhiễm bệnh
tật. Do vậy ở những vùng nóng ẩm và nuôi dỡng kém
bò này khó thích nghi. Tuy nhiên, ở những vùng mát
mẻ và đợc nuôi dỡng tốt thì bò này có thể cho nhiều
sữa nhờ có tiềm năng cho sữa cao (nhiều máu HF).
Nhìn chung, thể vóc và sức sản xuất của các
loại bò lai này không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ máu bò
HF mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ máu Sin (từ bò mẹ). Tỷ
lệ máu Sin hay Sahiwal trong bò cái nền càng cao thì

15
tầm vóc và năng suất sữa của con lai càng tốt. Tỷ lệ
máu bò HF càng cao thì tiềm năng cho sữa càng cao,
nhng khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới càng
kém.
ii. Một số điều cần biết trong quản lý
giống bò sữa
1. ảnh hởng của di truyền và ngoại cảnh
Năng suất và chất lợng sữa của bò chịu ảnh
hởng của bởi hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với
nhau là di truyền (do bố mẹ truyền lại) và điều kiện
ngoại cảnh (khí hậu, thức ăn, chuồng nuôi, vệ sinh, vắt
sữa, v.v). Do vậy, chọn bò sữa phải thận trọng nhằm
đảm bảo sao cho tiềm năng di truyền của con giống
phù hợp với các điều kiện của môi trờng sống. Để lựa

chọn con giống nào nuôi lấy sữa thì không phải chỉ
nghĩ đến con giống tốt mà cần phải xem xét đến các
điều kiện khí hậu, thức ăn, dịch bệnh và các yếu tố kỹ
thuật khác có phù hợp với con giống đó không.
Trong chăn nuôi bò sữa khi quyết định nuôi loại
bò sữa nào cần chú ý: ở những nơi có điều kiện khí
hậu, nuôi dỡng và vệ sinh thú y tốt thì bò có nhiều
máu bò sữa ôn đới sẽ phát huy đợc tiềm năng cho sữa
tốt hơn; ngợc lại, khi gặp điều kiện sống khó khăn thì
bò có nhiều máu ôn đới sẽ chịu ảnh hởng (xấu) nhiều

16
hơn. Chính vì thế mà bò sữa thuần chủng gốc ôn đới
(nh bò HF) nên nuôi ở những vùng cao có khí hậu
mát mẻ và phải đợc chăm sóc nuôi dỡng tốt. Bò lai
có 50-75% máu bò sữa ôn đới (HF) có thể nuôi ở
nhiều vùng trong nớc. Một số nơi chăn nuôi bò sữa
có trình độ khá cao cũng đã cho thấy bò lai F3 (7/8
máu HF) có thể cho nhiều sữa hơn bò F2 (3/4 máu
HF). Tuy nhiên, luôn luôn nhớ rằng tỷ lệ máu bò ôn
đới càng cao thì đòi hỏi các điều kiện chăm sóc nuôi
dờng phải càng tốt mới phát huy đợc tiềm năng cho
sữa của chúng. Những ngời mới khởi sự chăn nuôi bò
sữa nên bắt đầu từ bò F1 và F2.
2. Các chỉ tiêu đánh giá bò sữa
Để chăn nuôi bò sữa có hiệu quả kinh tế cao,
cần theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sinh
sản, năng suất và chất lợng sữa. Trên cơ sở các theo
dõi này, chúng ta nhận xét, đánh giá, tìm ra các
nguyên nhân ảnh hởng để thực hiện các biện pháp

nhằm nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm và
hiệu quả kinh tế của chăn nuôi. Những chỉ tiêu quan
trọng bao gồm:
a. Các chỉ tiêu về sinh sản
+ Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian tính từ lúc bê cái đợc sinh ra tới
lúc nó có biểu hiện động dục đầu tiên (bỏ ăn, kêu rống

17
lên, nhảy lên lng con khác, âm hộ tiết dịch nhờn).
Thông thờng, bê hậu bị hớng sữa đợc nuôi dỡng
tốt có tuổi động dục lần đầu vào lúc 8-16 tháng tuổi.
+ Tuổi phối giống lần đầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do ngời chăn nuôi quyết
định. Mặc dù bê hậu bị có tuổi động dục lần đầu sớm,
nhng không nên phối giống cho chúng quá sớm vì sẽ
ảnh hởng xấu đến sinh trởng và năng suất về sau
của bò. Chỉ nên phối giống cho bê hậu bị khi chúng
đạt khoảng 70% khối lợng lúc trởng thành. Trong
thực tế, nên phối giống lần đầu cho các bê hậu bị đợc
nuôi dỡng tốt khi chúng đạt khoảng 18 tháng tuổi.
+ Tuổi đẻ lứa đầu
Thông thờng, tuổi đẻ lứa đầu của bò sữa F1,
F2, F3 vào khoảng 27-28 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu
phụ thuộc vào quyết định phối giống lần đầu cho bê
hậu bị của ngời chăn nuôi, vào việc phát hiện động
dục và kỹ thuật phối giống.
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Là khoảng thời gian giữa lần đẻ trớc và lần đẻ
tiếp sau. Thông thờng chu kỳ khai thác sữa của bò

sữa tính là 10 tháng, 2 tháng cạn sữa, do vậy khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ của bò sữa là 12 tháng. Nói cách
khác, bò sữa lý tởng mỗi năm đẻ 1 lứa. Tuy nhiên,
trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, khoảng cách lứa

18
đẻ thờng kéo dài hơn. Không phát hiện kịp thời kỳ bò
động dục trở lại sau khi đẻ, chậm phối giống hoặc
phối giống nhng không thụ thai là những nguyên
nhân chủ yếu làm kéo dài khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
+ Thời gian có chửa lại sau khi đẻ
Muốn rút ngắn khoảng cách lứa đẻ cần phải
tuân thủ và áp dụng những quy trình chăn nuôi hợp lý
để rút ngắn giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có
chửa xuống, tốt nhất là còn khoảng 3 tháng. Thời gian
này phụ thuộc vào thời gian bò động dục lại sau khi
đẻ, khả năng phát hiện động hớn và phối giống lại,
cũng nh khả năng thụ thai của bò.
+ Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ
Trong điều kiện bình thờng, khoảng 40-50
ngày sau khi đẻ thì bò cái động dục trở lại. Khoảng
thời gian này phụ thuộc vào quá trình hồi phục của
buồng trứng. Những bò cái đợc nuôi dỡng kém
trớc và sau khi đẻ, hay cho con bú trực tiếp thờng
động dục trở lại muộn hơn.
+ Tỷ lệ phối giống thụ thai
Tỷ lệ phối giống thụ thai không chỉ phụ thuộc
vào bản thân con vật, đặc biệt là sự hồi phục đờng
sinh dục và hoạt động chu kỳ sau khi đẻ, mà còn phụ
thuộc nhiều vào kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.



19
b. Các chỉ tiêu về sức sản xuất sữa
+ Sản lợng sữa thực tế của chu kỳ tiết sữa
Sản lợng sữa thực tế của chu kỳ tiết sữa là tổng
lợng sữa vắt đợc trong cả chu kỳ tiết sữa của bò cái
(tính ra kg) kể từ sau khi đẻ đến khi cạn sữa.
+ Sản lợng sữa 305 ngày
Do thời gian của một chu kỳ tiết sữa của các bò
cái khác nhau nên để so sánh năng suất sữa trong cùng
một khoảng thời gian ngời ta tính sản lợng sữa trong
một chu kỳ tiết sữa quy chuẩn 305 ngày (10 tháng).
Đối với các bò sữa có thời gian vắt sữa trên 10 tháng
thì chỉ tính tổng sản lợng sữa trong 10 tháng đầu của
chu kỳ, không tính lợng sữa thu đợc sau 10 tháng.
+ Tỷ lệ mỡ sữa
Tỷ lệ mỡ sữa càng cao thì chất lợng sữa càng
tốt. Để xác định tỷ lệ mỡ sữa, phải lấy mẫu sữa đem
về phân tích tại các phòng thí nghiệm. Tỷ lệ mỡ sữa
của bò phụ thuộc vào các giống bò: bò lai Sin, bò vàng
có tỷ lệ mỡ sữa cao, bò Hà Lan nuôi ở điều kiện nớc
ta có tỷ lệ mỡ sữa thấp, bò F1 có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn
bò F2, bò F2 có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn bò F3.
Tỷ lệ mỡ sữa còn phụ thuộc vào khẩu phần ăn
của bò. Cho bò ăn khẩu phần có nhiều thức ăn thô

20
xanh thì tỷ lệ mỡ sữa tăng lên, ngợc lại nuôi bò bằng
khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì tỷ lệ mỡ sữa sẽ giảm.

+ Sản lợng sữa tiêu chuẩn (có 4% mỡ)
Do bò có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau nên để so sánh
năng suất sữa hoặc để tính toán khẩu phần ăn một
cách chính xác hơn ta phải quy đổi về sản lợng sữa
tiêu chuẩn, nghĩa là sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Cách quy đổi
nh sau:

Số kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) =
Số kg sữa thực tế x (0,4 + % mỡ sữa x 0,15)
Ví dụ: Bò A có sản lợng sữa thực tế là 4000
kg, tỷ lệ mỡ sữa là 3,8%, số kg sữa tiêu chuẩn sẽ là:
4000 x (0,4 + 3,8 x 0,15) = 3880 kg
3. Cách chọn bò sữa
a. Chọn bê hậu bị
- Nguồn gốc và phẩm giống:
Để chọn bê hậu bị, trớc hết ta căn cứ vào đời
bố mẹ, ông bà của bê. Trong điều kiện chăn nuôi ở
nớc ta, thông thờng, ngời chăn nuôi chỉ có thể theo
dõi, tìm hiểu biết đợc con bò nào là bò mẹ của con bê
hậu bị, đôi khi cũng có thể biết đợc con bò nào là bà
ngoại của con bê hậu bị.

21
Cần chọn bê hậu bị là con, cháu của các bò mẹ,
bà ngoại có bầu vú phát triển, năng suất sữa cao,
không mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh đờng
sinh sản.
Nếu nuôi ở đồng bằng, tốt nhất nên chọn mẹ
của bê hậu bị là bò cái lai Sin phối giống với bố là bò
đực HF, nh vậy bê hậu bị là F1 (1/2 máu HF); hoặc

chọn mẹ của bê hậu bị là bò cái F1 (1/2 máu HF) phối
giống với bố là bò đực HF, nh vậy bê hậu bị là F2
(3/4 máu HF). Nếu mẹ của bê hậu bị là bò cái F2 (3/4
máu HF) phối giống với bố là bò đực HF thuần thì bê
hậu bị sẽ là F3 (7/8 máu HF). Nếu mẹ của bê hậu bị là
bò cái thuần HF phối giống với bố là bò đực HF thuần
thì bê hậu bị sẽ là bê thuần HF. Những trờng hợp này
sẽ khó nuôi hơn, nh đã giải thích ở trên.
- Ngoại hình và sinh trởng:
+ Bê cần có ngoại hình đẹp, dáng dấp thanh tú
của bê lấy sữa, nhanh nhẹn.
+ Trong quá trình nuôi dỡng, bê lớn nhanh,
không mắc bệnh tật.
b. Chọn bò sữa
Để chọn bò cái đã vắt sữa, ngoài việc kiểm tra
nguồn gốc và phẩm giống nh đối với bò hậu bị, cần
chú trọng tới các mặt sau:

22
- Ngoại hình: Bò cái có dáng hình cái nêm,
phần thân sau phát triển hơn phần thân trớc, đầu
thanh, nhẹ, đầu to, mũi to, cổ dài vừa phải, sờn nở,
ngực sâu, hông rộng. Vai, hông và lng không võng và
rộng dần về phía xơng chậu, mông phẳng, rộng và
dài. Bốn chân khoẻ, hai chân sau doãng rộng.
- Bầu vú: có hình bát úp, phát triển, rộng và
sâu, 4 khoang vú có thể tích tơng đơng nhau. Các
núm vú thẳng đứng, có độ dài trung bình, tách biệt
nhau rõ ràng. Khoảng cách giữa các núm vú trớc lớn
hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau.

Các dây chằng nâng đỡ bầu vú vững chắc, bầu vú
không bị chảy sâu quá, tránh cho các núm vú lê quyệt
trên mặt đất và bị tổn thơng. Trên bề mặt bầu vú thấy
có nhiều tĩnh mạch và các tĩnh mạch này nổi rõ. Bên
trong phải chứa nhiều mô tuyến.
Có thể phân biệt dễ dàng một bầu vú nhiều mô
tuyến với một bầu vú nhiều mô liên kết bằng cách
quan sát bầu vú sau khi vắt sữa. Sau khi vắt sữa, một
bầu vú có nhiều mô tuyến thì rỗng, mềm, còn bầu vú
có nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn tiếp tục cho hình
dạng của một bầu vú đầy sữa, ngay cả sau khi ta đã vắt
kiệt.
Cũng có thể đánh giá mô tuyến của bầu vú bằng
cách ấn một hay nhiều ngón tay lên bầu vú. Nếu nh

23
dấu ấn của ngón tay chậm mất đi thì chứng tỏ bầu vú
có nhiều mô tuyến. Trong trờng hợp bầu vú nhiều mô
liên kết thì dấu ấn ngón tay nhanh chóng mất đi hoặc
không để lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn ngón
tay.
- Sinh sản: Bò cái mắn đẻ, sau khi đẻ sớm động
dục trở lại, dễ thụ thai khi phối giống, dễ đẻ.
- Năng suất, chất lợng sữa: Bò có năng suất
cao, sữa sánh, đặc, thơm.
- Tính tình: Hiền lành, dễ gần.
- Vắt sữa: Sữa xuống nhanh.
4. Quản lý và nhân giống bò sữa
Trên cơ sở các bò cái sữa hiện có, cần tiến hành
việc tổ chức nhân giống bò sữa một cách có kế hoạch.

a. Lựa chọn đực giống
Việc lựa chọn đực giống hoặc tinh dịch của đực
giống cho phối giống với bò cái cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Sử dụng con đực thuộc giống nào (Holstein,
Jersey, F1, F2, v.v.) phải căn cứ vào mục đích tạo
giống (tỷ lệ máu của đời con). Đối với vùng nóng
và/hay trình độ chăn nuôi còn kém thì không nên tăng

24
quá cao tỷ lệ máu bò sữa cao sản sản gốc ôn đới ở đời
con.
Ngời nông dân khi đã nuôi bò lai HF rồi mà
không muốn tăng tỷ lệ máu HF lên nữa để đảm bảo sự
thích nghi của đời con thì có thể áp dụng các giải pháp
sau:
+ Dùng tinh bò đực lai F2 (3/4 HF) phối cho bò cái
lai F1 và F2.
+ Dùng bò đực (hoặc tinh) giống Jersey, AFS (của
Australia) hoặc Nâu Thuỵ Sỹ phối cho bò cái lai F2 và F3.
+ Dùng bò đực (hoặc tinh) giống bò Sin hoặc
Sahiwal thuần cho phối ngợc lại với bò cái lai F2 và F3.
- Không sử dụng bò đực giống hoặc tinh dịch
bò đực giống là bố hoặc ông ngoại của bò cái để phối
giống với bò cái đó. Nếu phối giống nh vậy sẽ gây ra
đồng huyết, ảnh hởng xấu tới sức sống và năng suất
của đời con sau này.
b. Theo dõi và ghi chép hệ phổ
Cần thực hiện việc ghi chép hệ phổ của bò.
Khởi đầu là việc ghi lại số hiệu (nếu có) hoặc lai lịch

của mẹ và bố của con vật. Số hiệu bò đực đợc ghi
trên cọng rạ chứa tinh, nên ngời chăn nuôi cần yêu
cầu dẫn tinh viên cho xem để ghi chép lại. Số hiệu bò
cái thờng là số tai của bò nếu bò cái đó đợc đăng ký
theo hệ thống sổ giống, nếu không ngời chăn nuôi có

25
thể tự đặt tên cho từng con bò của mình cho tiện theo
dõi.
Chỉ có ghi chép hệ phổ thì mới giúp ta tránh
đợc giao phối đồng huyết. Đây là một việc làm hết
sức quan trọng đối với năng suất và chất lợng sữa ở
các đời con cháu về sau.
Cách ghi một hệ phổ nh sau:
Số hiệu ông nội
Số hiệu bố
Số hiệu bà nội
Số hiệu bò cái
Số hiệu ông ngoại
Số hiệu mẹ
Số hiệu bà ngoại

c. Theo dõi ghi chép năng suất, chất lợng
sữa
Theo dõi năng suất sữa của từng cá thể có một ý
nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thông qua các số liệu về
năng suất sữa ta có thể:
- Đánh giá đúng năng suất của các thể.

26

- Xác định xem năng suất sữa của con vật có
phù hợp với quy luật chung hay không. Nếu không
đúng quy luật thì tìm ra các nguyên nhân ảnh hởng.
- Dự kiến năng suất của con vật trong thời gian
tiếp theo.
- Lu trữ số liệu về năng suất giúp cho công tác
chọn lọc, nhân giống bò sữa sau này.
Tốt nhất là các số liệu về sữa đợc theo dõi và
ghi chép hàng ngày trong suốt cả chu kỳ sữa. Tuy
nhiên nếu vì lý do nào đó mà ngời chăn nuôi không
ghi chép đợc dầy đủ thì cũng có thể căn cứ vào các
quy luật tiết sữa của bò mà ớc tính năng suất sữa cho
bò của mình.
Quy luật về năng suất sữa của các tháng vắt sữa
trong một chu kỳ sữa có thể tham khảo qua bảng 1-1.
- Quy luật tiết sữa trong một chu kỳ sữa của bò
lai Sin là: Sản lợng sữa ở tháng thứ 2 là cao nhất, sau
đó giảm nhanh.
- Quy luật tiết sữa trong một chu kỳ sữa của bò
F1 và F2 là: Sản lợng sữa tăng dần từ tháng thứ nhất,
sản lợng sữa ở tháng thứ 3 là cao nhất, sau đó giảm
dần.



27



Bảng 1-1: Năng suất sữa của các tháng so với tổng sản lợng

sữa cả chu kỳ của một số loại bò sữa (%)
Các tháng trong chu kỳ sữa
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng
Lai
Sin
14 17 15 14 11 8,8 7,7 6,5 6 0
100
F1
11,5 13 13,5 12,4 10 9,5 9 8 7 6,1
100
F2
11,2 12,4 13 12 11,4 9,6 9,5 8 6,8 6,1
100
Căn cứ vào quy luật này, dựa vào sản lợng sữa
trong một tháng có thể ớc tính sản lợng sữa của cả
chu kỳ vắt sữa.
Ví dụ, vắt sữa một bò cái F1, trong tháng tiết
sữa thứ 2 sản lợng sữa trung bình thu đợc là 10
kg/ngày. Sản lợng sữa tháng thứ 2 sẽ là: 10 x 30 =
300 kg. Theo quy luật chung, sản lợng sữa tháng thứ
2 của bò F1 chiếm 13% tổng lợng sữa cả chu kỳ. Vậy
sản lợng sữa cả chu kỳ ớc tính là:
300 x 100
= 2308 kg
13
Trong một chu kỳ kỳ sữa sẳn lợng sữa của 100
ngày đầu tiên thờng bằng 50% sản lợng của cả chu

28

kỳ (305 ngày). Sản lợng sữa của cả chu kỳ bằng
khoảng 200 lần năng suất sữa ngày cho sữa cao nhất.
Quy luật về sản lợng sữa qua các lứa đẻ nh
sau: Sản lợng sữa lứa 1 bằng khoảng 70% và sản
lợng sữa lứa 2 bằng khoảng 85% sản lợng sữa của
bò trởng thành (từ lứa 3 tới lứa 5).
Ví dụ: Bò cái đẻ lứa đầu cho sản lợng sữa
3000kg, có thể dự đoán khi trởng thành có sản lợng
sữa khoảng:
3500 x 100
= 5000 kg
70
và sản lợng sữa lứa thứ 2 khoảng:
5000 x 85
= 4250kg
100
Ngời chăn nuôi cần sử dụng các biểu mẫu do
các chơng trình quản lý giống quốc gia hay cơ quan
khuyến nông địa phơng cung cấp để ghi chép và theo
dõi bò của mình đợc chặt chẽ và có hệ thống.

29

×