Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Hưng Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.61 KB, 72 trang )

Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT................3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty ..........................................................3
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh...................................7
1.2.Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm.................................................................7
1.2.1.1 Ngành nghề kinh doanh.................................................................................7
1.2.1.2 Các sản phẩm chính………………………………………………...............
1.2.2 Quy trình sản xuất.............................................................................................8
1.2.2.1 Quy trình công nghệ......................................................................................8
1.2.2.2 Mô tả công nghệ sản xuất…………………………………………............0
1.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống kinh doanh.........................................................11
1.3Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty………………………………...............2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH SX&TM HƯNG PHÁT........................................................6
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................6
2.1.1 Mô hình bộ máy kế toán.................................................................................6
2.1.2 Lao động kế toán trong bộ máy:....................................................................17
2.1.3 Phân công lao động trong bộ máy kế toán…………………………...........17
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán………………………............19
2.2.1 Các chính sách, chế độ kế toán chung đang áp dụng tại công ty…............19
2.2.2 Đặc điểm vận dụng các yếu tố trong chế độ kế toán hiện hành của công ty
22
2.2.2.1 Chế độ chứng từ kế toán …………………………………………...........22
2.2.2.2 Hệ thống tài khoản ………………………………………………...........22
2.2.2.3 Chế độ sổ và hình thức kế toán…………………………………….........22
2.2.3.4 Hệ thống báo cáo tài chính ………………………………………...........25
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông


2.3 Đặc điểm tổ chức một số phần hành chủ yếu…………………………..........25
2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất sản và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH
sản xuất và thương mại Hưng Phát………………………………........................25
2.3.1.1 Yêu cầu quản lý…………………………………………………….........25
2.3.1.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…….........26
2.3.1.2.1 Tài khoản sử dụng………………………………………………..........26
2.3.1.2.2 Chứng từ sử dụng………………………………………………...........27
2.3.1.2.3 Sổ sách sử dụng…………………………………………………..........27
2.3.1.2.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ…………………………………..........27
2.3.1.2.5 Kế toán chi tiết ……………………………………………...............28
2.2.1.2.6 Kế toán tổng hợp....................................................................................44
2.3.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH SX&TM Hưng Phát ........50
2.3.2.1 Yêu cầu quản lý…………………………………………………….........50
2.3.2.2 Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm ..................................……...........50
2.3.2.2.1 Tài khoản sử dụng………………………………………………..........50
2.3.2.2.2 Chứng từ sử dụng………………………………………………...........50
2.3.2.2.3 Sổ sách sử dụng…………………………………………………..........50
2.3.2.2.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ..............................................................51
2.3.2.2.5 Kế toán chi tiết ……………………………………………...............52
2.2.2.2.6 Kế toán tổng hợp....................................................................................59
Chương III: Đánh giá thực trạng hạch toán kế tại công ty TNHH SX & TM
Hưng Phát ...........................................................................................................62
3.1 Những ưu điểm................................................................................................62
3.2. Những tồn tại..................................................................................................64
3.3. Một số ý kiến đóng góp....................................................................................65
KẾT LUẬN..........................................................................................................69
Tài liệu tham khảo

SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông

Danh mục viết tắt
BTGĐ : Ban Tổng Giám đốc
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HĐQT : Hội đồng quản trị
SC : Sổ cái
SP : Sản phẩm
SX & TM : Sản xuất và thương mại
TK : Tài khoản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn



SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A

Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Hưng Phát là công ty chuyên cung cấp
thiết bị, vật tư và phụ tùng cho ngành máy in phun công nghiệp của các hãng nổi
tiếng thế giới. Đầu năm 2003 Công ty Hưng Phát đã đưa ra thị trường Việt Nam
sản phẩm mới "Cửa cuốn công nghệ của Úc" với chất lượng cao và mang thương
hiệu AUSTDOOR. Đây là loại cửa cuốn công nghệ mới tấm liền, động cơ nằm
trong trục cuốn lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam đã được khách hàng
chấp nhận và đánh giá cao, đến nay công ty đã có ba nhà máy với tổng công suất

300.000 m2 cửa/năm tại Hưng Yên, thành phố Vinh và thành phố Hồ Chí Minh
và gần 100 nhà phân phối cửa Austdoor đã có mặt tại hầu khắp các tỉnh thành
trong cả nước luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ lắp đặt đến bảo hành,
bảo trì và các dịch vụ hậu mãi khác.
Trong thời gian kiến tập tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Hưng Phát
em đã tiếp cận công ty với mục đích sau:
- Chủ động đặt vấn đề nghe báo cáo về tình hình tổ chức quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty
- Có thể áp dụng kiến thức lý luận về hạch toán kế toán và chế độ kế toán
hiện hành vào thực tiễn doanh nghiệp.
- Nắm vững những quy định pháp lý của nhà nước về mặt kinh tế tài chính
và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Sản xuất và Thương Mại Hưng Phát
Nội dung chính của báo cáo kiến tập kế toán của em gồm 3 chương :
- Chương 1: Tổng quan về kinh doanh và quản lý Công ty TNHH Sản xuất
và Thương Mại Hưng Phát
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
1
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
- Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Sản
xuất và Thương Mại Hưng Phát
- Chương 3: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Sản
xuất và Thương Mại Hưng Phát.
Do thời gian kiến tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên báo cáo này
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của các thầy cô cho báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS- TS Nguyễn Thị Đông cùng các anh chị phòng
kế toán Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Hưng Phát đã giúp em hoàn
thiện báo cáo này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2008

Sinh viên
Trịnh Cẩm Ly
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
2
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Hưng Phát với bề dày nhiều năm
kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm cửa chất lượng cao, đặc biệt là các loại
sản phẩm cuốn tự động và cửa nhựa U-PVC có lõi thép gia cường, theo công
nghệ Australia và Châu Âu. Các sản phẩm cửa mang thương hiệu Austdoor
được khách hang tin dung, ưu chuộng, được sử dụng rộng rãi trong và ngoài
nước.
Với 3 nhà máy trên toàn quốc được trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại
đồng bộ của các hãng nổi tiếng của Úc và Châu Âu. Vật tư, linh phụ kiện
chính được nhập từ các hãng nổi tiếng như thép của BlueScope Steel,
Australia; thanh nhựa của Thysen CHLB Đức; phụ kiện cửa nhựa của GU…
Bên cạnh đó dưới sự giám sát điều hành của các chuyên gia nước ngoài, đồng
thời áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000, nên các sản phẩm
mang thương hiệu Austdoor không chỉ đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn
Việt Nam mà còn đạt được các tiêu chuẩn cao của Châu Âu và Châu Úc.
Cho đến nay các sản phẩm cửa cuốn tự động và cửa nhựa U-PVC có lõi
thép gia cường mang thương hiệu Austdoor đã được nhiều người tiêu dung
đánh giá rất cao trên trên thị trường Việt Nam, là một trong những sản phẩm
tiên phong ưu việt nhất có khả năng thay thế các loại cửa truyền thống. Với
nỗ lực không ngừng của tập thể các cán bộ công nhân viên và chuyên gia,
Công ty TNHH Hưng Phát luôn phấn đấu hết mình để tạo ra các sản phẩm có
chất lượng tốt nhất cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, ngày càng
đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.

Tên công ty : Công ty TNHH Sản xuất & Thương Mại Hưng Phát.
Tên tiếng anh : Hung Phat Trading & Manufactoring Co.,Ltd
Tên viết tắt : Hupha Co., Ltd
Địa chỉ : Số 8 Lô 13A ĐTM Trung Yên – Trung Hoà - Cầu Giấy –
Hà Nội
Số điện thoại : (04) 7830440
Fax : (04) 7830440
E-mail :
Số ĐKKD : 0102005573
Mã số thuế : 0101306139
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
3
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Tổng vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập là 3 tỷ đồng, với một nhà
máy và cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Hiện nay công ty đã có 2 chi nhánh, 3 nhà
máy và rất nhiều đại lý trực thuộc trên cả nước.
Cùng với sự phát triển về quy mô, thì tổng tài sản, nguồn vốn, tổng doanh
thu và lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng lên. Điều đó được thể hiện qua
bảng sau:
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
4
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Bảng 1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trong quá trình hoạt động của công ty
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So Sánh (%)
06/05 07/06
a.TÀI SẢN
1.TSNH 15.435.678.547 17.719.684.702 20.437.671.239 114,78 115,53
2.TSDH 8.595.185.008 10.249.822.635 13.807.586.770 119,25 134,71
Tổng tài sản 27.969.507.337 34.245.258.010 115,25 122,44
B.NGUỒN VỐN

1.Nợ phải trả 22.512.111.330 26.763.635.322 30.815.729.074 126,06 115,14
2.Nguồn vốn chủ sở hữu 1.518.752.225 1.205.872.015 3.429.528.936 79,39 284,40
Tổng nguồn vốn 24.030.863.555 27.969.507.337 34.245.258.010 130.80 122,44
C.Kết quả hoạt động
kinh doanh
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
21.361.271.459 33.620.480.886 68.192.281.697 157,40 202,83
2.Giá vốn hàng bán 17.331.703.006 27.465.071.754 56.311.416.601 158,47 205,03
3.Lợi nhuận gộp 4.029.568.450 6.155.409.132 11.880.865.096 152,76 193,06
4.Lợi nhuận trước thuế 51.289.284 103.884.310 310.634.612 202,55 299,02
5.Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
36.928.284 74.796.703 223.656.921 187,327 299.024
C.Các chỉ tiêu phân tích
1.Tài sản ngắn hạn/
Tổng tài sản
64,23 63,35 59,68 - -
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
5
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
2.Nợ phải trả/ Tổng
nguồn vốn
93,32 95,69 89,99 - -
3.Vốn chủ sở hữu/ Tổng
nguồn vốn
6,68 0,31 10,01 - -
4.Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu
0,24 0,31 0,46 - -

5.Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
0,21 0,37 0,91 - -
6.Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng nguồn vốn CSH
3,37 8,61 9,06 - -
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
6
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Căn cứ vào bảng 1.1, ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 2.284.006.160 VNĐ tưng ứng với 15,25%( trong đó, TSNH tăng
14,78%, TSDH tăng 34,71%), năm 2007 tăng so với năm 2006 là 6.630.084.446
VNĐ VNĐ tưng ứng với 22,44% ( trong đó, TSNH tăng 15,53%, TSDH tăng
34,71%).Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng.
Mặt khác ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm so với năm 2005 là
312.880.210 VNĐ tưng ứng với 20,61% năm 2007 tăng so với năm 2006 là
2.223.656.921 VNĐ tưng ứng với 184.40%.Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở
hữu cũng tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mô nguôn vốn chủ sở
hữu cao hơn tốc độ tăng quy mô tài sản.
Doanh thu của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12.259.209.437
VNĐ tưng ứng với 57,40%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 34.571.800.813
VNĐ tưng ứng với 102,83%.Như vậy Doanh thu của Công ty tăng rất cao qua 3
năm 2005 – 2007.
Chỉ tiêu LN gộp của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là
2.125.840.682 VNĐ tưng ứng với 52.76%; năm 2007 tăng 93,06% so với năm
2006 tức là tăng 5.725.455.958VNĐ.

1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm
1.2.1.1 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất và buôn bán dây và cáp điện, thiềt bị sản xuất dây và cáp điện, vật tư
và thiết bị chống sét, thiết bị công nghiệp, các loại mỏ hàn;
- Sản xuất và buôn bán hàng may mặc, giầy dép;
- Chế biến và buôn bán hàng lương thực, thực phẩm;
- Buôn bán máy in phun, vật tư và thiết bị ngành in, hoá chất ngành in ( trừ hoá
chất độc hại mạnh ), máy và thiết bị sản xuất bao bì, đóng gói, dán nhãn, máy và
thiết bị ngành chế biến thực phẩm, máy và thiết bị ngành y tế;
- Đại lý, mua bán ký gửi hàng hoá;
- Sản xuất, lắp ráp và buôn bán các loại cửa kim loại, cửa kính, cửa nhựa, cửa gỗ
và các phụ kiện cửa;
- Buôn bán vật liệu xây dựng;
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
7
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
- Sản xuất và buôn bán các loại động cơ điện, các loại máy móc, thiết bị, linh
kiện điện và điện tử; vật tư, thiết bị tự động hoá.
Trong đó nổi bật là sản xuất các loại cửa cuốn công nghệ Úc với những tính năng
vượt trội như : Êm, Nhẹ, Bền, Nhanh và nhiều tính năng An toàn và Thuận tiện
khác như : đảo chiều khi gặp chướng ngại vật, có thể mở bằng tay để thoát hiểm
dễ dàng trong các tình huống khẩn cấp…
1.2.1.2 Các sản phẩm chính
- Cửa cuốn tấm liền công nghệ Australia
- Cửa cuốn nhôm sơn tĩnh điện công nghệ Australia
- Cửa cuốn khe thoáng công nghệ Đức
- Cửa cuốn thép siêu cường dung cho công nghiệp
- Cửa cuốn thép chống cháy
- Cửa cuốn siêu tốc ( tốc độ đóng mở lên tới 1M/giây )
- Cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng nhựa U- PVC có lõi thép gia cường
- Các loại cửa tự động
1.2.2 Quy trình sản xuất

1.2.2.1 Quy trình công nghệ
Từ các nguyên vật liệu đầu vào bao gồm thanh profile định hình, thanh thép
gia cường, hệ phụ kiện kim khí, hộp kính và các nguyên vật liệu phụ khác được
liệt kê chi tiết qua bản vẽ thiết kế và bản định mức sản xuất. Tất cả các thông tin
và nguyên vật liệu này được đưa tới khung nhựa và tiến hành cắt các thanh
profile định hình và thanh thép định hình thép kích thước bản vẽ thiết kế.
Tất cả các thanh profile sau khi cắt được chuyển tới các công đoạn bắn vít
liên kết thép gia cường và khoan ổ khóa tay nắm, tiếp theo được chuyển tới bàn
lắp phụ kiện kim khí, các bộ cửa được lắp các bộ phụ kiện kim khí theo bản vẽ
thiết kế và chuyển sang công đoạn đóng kính hoàn thiện sản phẩm.

Sản xuất hộp kính được sản xuất theo dây chuyền đồng bộ đó là từ kính
nguyên vật liệu được chuyển tới máy cắt kính tự động. Sau khi cắt xong được
chuyển sang khâu rửa kính đến sấy kính và liên kết khung cữ nhôm tạo nên hộp
kính sau đó được ép hộp kính trong máy ép khí và được chuyển sang công đoạn
hút chân không và bơm khí trơ và hoàn thiện quá trình bơm keo quang hộp kính
được chuyển sang quá trình hoàn thiện bộ cửa.

SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
8
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Sơ đồ 1.1 Quy trình Công nghệ
Thép cuộn
Cán sóng
Cắt khô định thổ
Cắt tinh

Ghép mí
Khâu Polyglide
Lắp ráp vỏ danh cuộn

( bao gói )
Cửa thành phẩm
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
9
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
1.2.2.2 Mô tả công nghệ sản xuất
a/ Cán, dập tấm cửa
Thép tấm dày 0.5m ở dạng cuộn qua máy cán trục cuốn để tạo sóng ( gân
được làm cứng ) và được cắt theo kích thước yêu cầu.
Sơ đồ 1.2 Dây chuyền cán sóng và cắt tấm cửa
Kho thép cuộn Dây chuyền cán và
cắt tấm
Kho chứa
Tấm cửa

Máy cán sóng nhập của Úc.
b/ Lắp ráp
Chuẩn bị :
- Cắt trục, thanh đáy
- Lắp ráp lò xo, buli, mơtơ
- Cắt tấm cửa theo yêu cầu
- Đục các lỗ khoá, lỗ thoáng theo yêu cầu của khách hàng
Ghép tấm cửa: Ghép các tấm cửa thành tấm lớn bằng máy ghép mí.
Khâu dạng Polyglide
Cuộn cửa và bao gói bằng nilon ( máy đóng gói )
Sơ đồ 1.3: Dây chuyền lắp ráp cửa cuốn
Tấm cửa Dây chuyền lắp ráp Kho chứa cửa
Máy ghép mí nhập của Úc.
Máy đánh cuộn nhập của Đài Loan.
Máy đánh thanh đáy, lỗ thư, lỗ khóa nhập,… của Đài Loan.

Dụng cụ lắp đặt nhập của Mỹ, Đức, Nhật Bản…

Trên đây là mô tả qui trình công nghệ của dây chuyền sản xuất cửa cuốn
công nghệ Úc từ thép cuộn.
Các máy móc của công ty đều là máy mới, thế hệ hiện đại được nhập từ
những nước có nền công nghệ tiên tiến. Dây chuyền đồng bộ, khép kín, công suất
cao, đỡ tốn nhân công và giá thành sản phẩm hạ, hạn chế tối đa ảnh hưởng của
môi trường.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
10
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
1.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống kinh doanh
Công ty TNHH Hưng Phát có hệ thống kinh doanh trải rộng khắp, bao gồm
3 nhà máy,200 đại lý chính thức, hệ thống Showroom,nhà phân phối tại 64 tỉnh
thành trên cả nước. Các nhà máy của AUSTDOOR
®
không những chỉ sản xuất
cho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho
thị trường châu Úc,Châu âu và Đông nam châu á…
Sơ đồ 1.4 Tổ chức hệ thống kinh doanh
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
11
Phòng kinh
doanh
Đại lý
Showroom
Nhà máy
Austdoor
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty


Bộ máy quản lý có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty. Với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô thị trường kinh
doanh khác nhau thì cần xây dựng, tổ chức quản lý ở mỗi đơn vị, công ty khác
nhau. Để thực hiện cho công tác quản lý thuận lợi, công ty TNHH Hưng Phát đã
tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến. Các phòng ban chức năng đều chịu sự
quản lý, giám sát của Ban Tổng giám đốc.
Ta có thể khái quát thành mô hình như sau:
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
12
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Sơ đồ 1.5 Bộ máy tổ chức quản lý trong Doanh nghiệp

SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
13

Hội đồng quản trị
Ban Tổng giám đốc
Phòng
Marketing
Phòng kinh
doanh máy và
thiết bị
Phòng kinh
doanh cửa nhựa
Phòng kinh
doanh cửa
cuốn
Nhà máy
Austdoor

Phòng hành
chính nhân sự
công ty
Phòng kế toán
công ty
Phòng vật tư Phòng tổng
hợp
Phòng điều vận
và thành phẩm
Phòng vật tư
xuất nhập khẩu
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
Chức năng quản lý của từng bộ phận:
- Hội đồng quản trị ( HĐQT ): Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải được sự nhất trí của HĐQT.
HĐQT bao gồm các cổ đông có vốn góp trong vốn pháp định và nguồn
vốn kinh doanh. Đứng đầu HĐQT là chủ tịch HĐQT và các cổ đông có cổ
phần lớn nhất.
- Tổng giám đốc điều hành: là người đại diện của công ty trước pháp luật,
trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là
người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ
của nhà nước.
- Giúp việc cho Tổng giám đốc: gồm có giám đốc kỹ thuật, giám đốc kinh
doanh, giám đốc tài chinh – vật tư, là người thay mặt giám đốc, giúp việc
giám đốc, phụ trách về mặt kinh doanh, kỹ thuật, tiến độ sản xuất,kế hoạch
sản xuất và tình hình tài chính trong công ty.
Các phòng chức năng gồm có:
* Phòng kinh doanh máy và thiết bị: Tìm kiếm các đơn đặt hàng cho
Công ty.
- Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược Công ty.

- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm dệt máy và thiết bị của Công ty từ
các đơn hàng nhận được.
- Tham mưu, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác
về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động
kinh doanh.
- Tham gia xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng,Hệ thống quản lí môi
trường và trách nhiệm xã hội tại công ty.
* Phòng kinh doanh cửa cuốn:tương tự phòng kinh doanh máy và
thiết bị
* Phòng kinh doanh cửa nhựa: tương tự phòng kinh doanh cửa
nhựa
- Phòng kế toán công ty: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên
môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế
toán, nguyên tắc kế toán ….
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi
hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
14
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những
thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động,
hữu hiệu.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội
trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội
* Phòng vật tư xuất nhập khẩu:
Cung cấp thiết bị, vật tư và hàng hóa cho toàn bộ hoạt động của công ty
trên cơ sở cân đối một cách khoa học và hiệu quả giữa cung - cầu và tồn kho
hợp lý, tiết kiệm.
Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ, cạnh tranh, hiệu quả

và dài hạn với các nhà cung cấp và vận chuyển. Thực hiện đánh giá nhà
cung cấp theo định kỳ.
Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm
thu, xác nhận khối lượng thực hiện theo quy định của hợp đồng. Chủ trì giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
Tổ chức và quản lý cảng nhập vật tư, nguyên liệu của Công ty một cách
minh bạch và có hiệu quả.
* Phòng hành chính nhân sự:
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của công ty.
-Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào
tạo và tái đào tạo.
- Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty.
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động Tham mưu
đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chính-Nhân
sự.
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa BGĐ
và Người lao động trong Công ty.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
15
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
* Nhà máy Austdoor: sản xuất cửa cuốn, cửa nhựa theo yêu cầu của phòng kinh
doanh.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH SX&TM HƯNG PHÁT
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Mô hình bộ máy kế toán

Công ty TNHH SX & TM Hưng Phát đang áp dụng hình thức bộ máy kế
toán theo kiểu tập trung, tức là chỉ có một phòng kế toán. Tất cả các công việc
đều tập trung ở phòng kế toán, các phân xưởng, các bộ phận trực thuộc chỉ làm
công việc thống kê số liệu ban đầu do quản đốc hoặc tổ trưởng làm, sau đó gửi
đến phòng kế toán để xử lý.
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức kế toán trong doanh nghiệp
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
16
KẾ TOÁNTRƯỞNG
Thủ
quỹ
Kế
toán
hàng
hóa
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
bán
hàng
Thủ
kho
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông

2.1.2 Lao động kế toán trong bộ máy:
Bảng 2.1 Lao động kế toán trong bộ máy tổ chức kế toán
Số lượng Trình độ Thâm niên
nghề ( năm )
Giới tính
1.Kế toán
trưởng
01 Thạc sỹ 6 Nữ
2.Kế toán bán
hàng
01 Đại học 3 Nữ
3.Kế toán
thanh toán
01 Đại học 4 Nữ
4.Kế toán
ngân hàng
01 Đại học 3 Nữ
5.Thủ quỹ 01 Cao đẳng 2 Nữ
6.Thủ kho 01 Cao đẳng 2 Nữ
2.1.3 Phân công lao động trong bộ máy kế toán
2.1.3.1Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:
- Cung cấp các thông tin về lĩnh vực tài chính cho ban giám đốc và các phòng
ban khi có yêu cầu và thuộc phạm vi lịnh vực của phòng mình.
- Tiếp nhận và lưu giữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến tình hình tài chính của
công ty
- Thực hiện các việc có liên quan đến tài chính.
- Là phòng nghiệp vụ giúp ban giám đốc quản lý mọi hoạt động thu chi, tài
sản trong cơ quan.
- Có trách nhiệm xem xét mọi chứng từ thanh quyết toán trước khi lãnh đạo
ký duyệt.

- Thực hiện quy trình nhà nước về luật ngân sách.
- Tham gia xây dựng kế hoạch về giá với các phòng ban liên quan.
- Lập dự án thu chi.
- Báo cáo cơ quan cấp trên theo định kỳ.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
17
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ kế toán trưởng
- Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có quyền kiểm tra tính
đúng đắn của tất cả các chứng từ kế toán trước khi đưực giám đốc duyệt.
- Là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước HĐQT, ban giám đốc công ty.
Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tài chính trình lên ban giám đốc.
- Có trách nhiệm tư vấn cho ban giám đốc công ty tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính.
- Chịu trách nhiệm ghi chép sổ tổng hợp, sổ theo dõi TSCĐ, hao mòn
TSCĐ, theo dõi nguồn vốn, các loại thuế,...
2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ kế toán công nợ
- Nhận biên bản kiểm nghiệm thu từ lắp đặt và báo cáo từ nhà máy sản xuất,
sau đó so sánh đơn hàng gốc, liên hệ nhân viên kinh doanh ( nếu có vấn đề chưa
rõ về đơn hàng và làm thanh toán đơn hàng: bán lẻ trực tiếp, dự án,...)
- Liên hệ khách hàng qua điện thoại thoại, thỏa thuận phương thức thanh
toán và hẹn lịch thanh toán đơn hàng.
- Trực tiếp thu tiền của khách hàng ( nếu thanh toán bằng tiền măt )
- Nộp tiền thu về quỹ công ty
- Theo dõi hồ sơ tiền tồn đọng, công nợ: trực tiếp, dự án,…
- Trực tiếp liên hệ phòng dịch vụ khách hàng nhằm khắc phục những lỗi kỹ
thuật chưa hoàn thiện trong quá trình liên hệ với khách hàng còn tồn tại và phát
sinh thêm để thu tiề( nếu chưa thu), đốc thúc công nợ.
- Tổng hợp báo cáo công nợ, thu công nợ trực tiếp, dự án,…
2.1.3.3 Kế toán hàng hóa

- Viết hoá đơn.
- Lấy thông tin từ thủ kho, từ các bộ phận yêu cầu viết hóa đơn đê viết hóa
đơn.
- Quản lý hóa đơn: Hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra.
- Từ các hóa đơn mua vào, bán ra báo cáo kế toán: Sổ nhập hàng, Sổ xuất
hàng, Sổ chênh lệch giá, Sổ luân chuyển
- Lập các bảng biểu theo yêu cầu của ban giám đốc, ban quản trị
- Theo dõi và làm các hợp đồng báo giá : nhận tin làm hợp đồng báo giá, lưu
trữ quản lý
- Tổng hợp công nợ Nguyên Hưng Phát HCMC, NHP Nghệ An.
- Nhập chứng từ vào máy, lập bảng theo dõi vật tư xuất đi nhập về
- Nhận tin từ kế toán tiền mặt để vào cước vận chuyển
- Nhận tin từ kế toán ngân hàng để vào thanh toán của khách hàng.
2.1.3.4 Kế toán ngân hàng
- Cập nhật toàn bộ các chứng từ phát sinh tại ngân hàng vào sổ
- Lập và luân chuyển các lệnh chuyển tiền, L/C, hợp đồng tín dụng, thư bảo
lãnh… ra ngân hàng, lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
18
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
- Lập và theo dõi các sổ tiền gửi và tiền vay ngân hàng, tổng hợp số dư hàng
tháng để đối chiếu với số dư sổ cái.
2.1.3.5 Thủ quỹ
- Bảo quản, giữ gìn tiền mặt, thu chi tiền, kiểm tra các chứng từ hợp lệ, ghi
sổ quỹ hàng ngày, đối chiếu số dư tiền mặt vào cuối tháng.
- Báo cáo tình hình thu chi lên Ban Giám đốc trong ngày trước 16h30 và
trong tháng trước vào ngày mồng 5 của tháng sau, kiểm kê quỹ vào cuối tháng
theo quy định, giúp đỡ và tạo điều kiện cho kế toán công nợ trong việc sắp xếp và
bảo quản chứng từ hàng tháng.
2.1.3.6 Thủ kho

- Nhập,quản lý dữ liệu kho, xuất nhập hàng
- Xuất nhập vật liệu, thành phẩm khi có yêu cầu
- Cập nhật báo cáo kho hàng ngày
- Lập báo cáo hàng tồn kho theo tháng, quý, năm
Việc bố trí các kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán của công
ty tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu quản lý
đề ra. Đội ngũ kế toán của công ty không những có tinh thần và trách nhiệm cao
mà còn có thể sử dụng vi tính thành thạo, điều này có thể giúp giảm khối lượng
công việc, nâng cao hiệu quả công việc.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán
2.2.1 Các chính sách, chế độ kế toán chung đang áp dụng tại công ty
Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là “Chế độ kế toán Doanh nghiệp
nhỏ và vừa” hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng
đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế
toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ
STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 01 – Chuẩn mực chung
2 CM số 05 – Bất động sản đầu tư
3 CM số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
4 CM số 16 – Chi phí đi vay
5 CM số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
19
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
6 CM số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
7 CM số 26 – Thông tin về các bên liên quan


Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ
STT Số hiệu và tên chuẩn mực Nội dung không áp dụng
1 CM số 02 – Hàng tồn kho Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định
theo công suất bình thường máy móc
thiết bị.
2 CM số 03 – TSCĐ hữu hình
3 CM số 04 – TSCĐ vô hình
Thời gian khấu hao và phương pháp
khấu hao.
4 CM số 06 – Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản và thuê hoạt
động.
5 CM số 07 – Kế toán đầu tư
vào công ty liên kết
Phương pháp vốn chủ sở hữu.
6 CM số 08 – Thông tin tài
chính về những bên góp vốn
liên doanh
- Phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp bên góp vốn liên
doanh góp vốn bằng tài sản, nếu
bên góp vốn liên doanh chuyển
quyền sở hữu tài sản thì bên góp
vốn liên doanh chỉ được hạch toán
phần lãi hoặc lỗ có thể xác định
tương ứng cho phần lợi ích của
các bên góp vốn liên doanh khác;
- Trường hợp bên góp vốn liên
doanh bán tài sản cho liên doanh :
Nếu bên góp vốn liên doanh đã

chuyển quyền sở hữu tài sản và
tài sản này được liên doanh giữ
lại chưa bán cho bên thứ 3 độc lập
thì bên góp vốn liên doanh chỉ
được hạch toán phần lãi hoặc lỗ
có thể xác định tương ứng cho
phần lợi ích của các bên góp vốn
liên doanh khác.Nếu liên doanh
này bán tài sản cho bên thứ 3 độc
lập thì bên góp vốn liên doanh
được ghi nhận phần lãi lỗ thực tế
phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
20
Báo cáo kiến tập PGS.TS.Nguyễn Thị Đông
cho bên liên doanh.
7 CM số 10 - Ảnh hưởng của
việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển
đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước
ngoài.
8 CM số 15 – Hợp đồng xây
dựng
Ghi nhậh doanh thu, chi phí hợp đồng
xây dựng trong trong trường hợp nhà
thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch.
9 CM số 17 – Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thuế thu nhập hoãn lại

10 CM số 21 – Trình bày báo
cáo tài chính
Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong
báo cáo
11 CM số 24 – Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không
bắt buộc.
12 CM số 29 – Thay đổi chính
sách kế toán, ước tính kế toán
và các sai sót.
Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính
sách kế toán.

Các chuẩn mực không áp dụng
STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 11 – Hợp nhất kinh doanh
2 CM số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
3 CM số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và
các tổ chức tài chính tương tự.
4 CM sô 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào
công ty con.
5 CM số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ.
6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận.
7 CM số 30 – Lãi trên cổ phiếu.
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2008.
Kỳ kế toán tiếp theo bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Đồng Việt Nam được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
SV: Trịnh Cẩm Ly Lớp Kiểm toán 47A
21

×