Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.19 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh
sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI,
trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục-đào tạo, môi trường … đều có những
biến đổi sâu sắc. Cùng với sự xuất hiện các cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học và
công nghệ thông tin … sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học công
nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đối với công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học … Cục diện hiện nay
của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản
trên quy mô toàn cầu, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nước đang
tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin, trong đó cơ cấu sản xuất và nền tảng của
sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu của khoa học công nghệ.
Khoa học-công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các
cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản
xuất, điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng
như trong quản lý của mỗi một đơn vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa
học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và
các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải
có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất kinh doanh và thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá phát triển mạnh.
Là một sinh viên chuyên ngành về quản lý, em rất tâm đắc với đề tài:
“Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt
nam”. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn ít, sự nghiên cứu về đề tài còn
nhiều thiếu sót, kính mong các giảng viên giúp đỡ và sửa chữa những thiếu
sót hộ em để sau này em có thể nghiên cứu được những đề tài khác tốt hơn.
I.NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ:
1.Công nghệ là gì ?


1
1
Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các trí
thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy công nghệ là
một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất.
Cho tới này định nghĩa về công nghệ chưa toàn diện thống nhất, điều này
được lý giải là do số lượng các công nghệ có nhiều đến mức không thể thống
kê được. Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau.
+Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization)
tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì : công nghệ là việc áp dụng
khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý
nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
+Theo ESCAP (Economic and Social Commission for asia and the
Pacific) uỷ ban kinh tế và xã hội châu á Thái Bình Dương thì : công nghệ là
một hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và
thông tin. Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: Nó bao gồm tất cả
các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo,
dịch vụ, quản lý, thông tin.
Định nghĩa này được coi là bước ngặt trong lịch sử quan niệm về công
nghệ. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản
xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực
mới như dịch vụ và quản lý.
+Cuối cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ :
công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
2.Các bộ phận cấu thành của công nghệ.
Công nghệ là phương tiện để giải quyết các mục tiêu kinh tế nên thước
đo của hoạt động công nghệ là phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào việc
nâng cao năng suất lao động, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.
Công nghệ phụ thuộc vào môi trường kinh tế, môi trường xã hội trong

thực tế. Yêu cầu chất lượng, xu thế phát triển của thị trường, sản phẩm là
nhân tố hạn chế sự lựa chọn. Đồng thời lựa chọn công nghệ lại bị ràng buộc
2
2
bởi quan hệ buôn bán trong nước và quốc tế, do đó vấn đề áp dụng công nghệ
vào quá trình phát triển kinh tế giải quyết một mục tiêu cụ thề là một tập hợp
các vấn đề cần tính toán và đồng bộ.
Bất cứ một công nghệ nào, dù công nghệ đơn giản hay công nghệ phức
tạp thì cũng đều được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản, bốn thành phần đó tác
động qua lại lẫn nhau và hợp thành một chính thể khoa học.
+Con người- đội ngũ lao động kỹ thuật vận hành điều khiển và quản lý
có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm (Human ware - Viết tắt là H)
+Thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng. Đây là phần vật chất, phần cứng
của công nghệ được gọi là kỹ thuật (Techro ware - viết tắt là T)
+Thông tin dữ liệu, dữ kiện, thuyết minh kỹ thuật, đặc trưng kỹ thuật, tài
liệu hướng dẫn (Inforware- viết tắt là I)
+Quản lý là chỉ các hoạt động giữ mối liên kết trong phân bổ các nguồn
lực, thiết kế và thực thi các chính sách quản lý sản xuất và kinh doanh. Có thể
gọi đây là phần tổ chức của công nghệ (Orga ware - viết tắt là O)
Vậy trong 4 bộ phận cấu thành cơ bản đó thì con người đóng vai trò chủ
đạo trong quá trình vận hành và biến đổi công nghệ. Nhờ đó sử dụng tốt hơn
các nguồn lực, thiết bị là cốt lõi. Nhưng thiết bị lại do con người lắp đặt và
vận hành: thông tin là sự tích luỹ kiến thức. Khối lượng kiến thức càng tăng
càng đỏi hỏi công tác quản lý thông tin ngày càng cao; tổ chức là quá trình
điều phối thông tin. Nhận xét tổng thể lại, con người, thiết bị cùng với vật tư
tạo thành các nguồn lực cho sản xuất và kinh doanh, hay nói một cách khác
công nghệ được phân thành :
-Phần cứng là sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất.
-Phần mềm là sản phẩm của trí tuệ, các bí quyết thông số, phương
pháp…

3.Các thuộc tính của công nghệ :
Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt, tuy nhiên với tư cách là một hệ
thống công cụ chế biến vật chất và chế biến thông tin, hàng hoá công nghệ có
những thuộc tính riêng. Các thuộc tính này quy định và ảnh hưởng trực tiếp
3
3
đến việc mua bán định giá, trao đổi, sử dụng công nghệ. Công nghệ bao gồm
4 thuộc tính cơ bản :
-Tính hệ thống
-Tính sinh thể
-Tính đặc thù
-Và tính thông tin
Cũng như 4 bộ phận cấu thành một công nghệ, 4 thuộc tính cơ bản này
cũng có thể được xem là 4 tiêu thức cơ bản để mọi người có thể nhìn nhận
một công nghệ.
II.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ.
Con người là chủ thể của sản xuất và là yếu tố quyết định. Song sự phát
triển của con người về tri thức và kỹ năng sản xuất thì lại biểu hiện hay kết
tinh ở tư liệu lao động. Việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động tuy
đã có mầm mống ở một vài loài động vật nào đó. Nhưng vẫn là một nét đặc
trưng riêng của quá trình lao động của con người. Đối với việc đánh giá
những hình thái kinh tế xã hội cũng như đánh giá sự phát triển của tiến bộ
khoa học loài người thì chúng ta nên đánh giá từ những mốc lịch sử khám phá
sơ khai của loài người.
1.Sự phát triển chung của công nghệ :
Những thời đại Kinh tế khác nhau không phải là chúng sản xuất ra cái gì
mà là chúng sản xuất bằng cách nào. Với những tư liệu lao động gì và khám
phá được gì cho nền sản xuất kinh doanh. Như vậy sự phát triển của kỹ thuật
công nghệ có thể được biết tới qua những mốc lịch sử lớn sau đây:
+Thứ nhất: những công cụ nguyên thuỷ: hòn đá, cây gậy nhọn, cung tên

và những tư liệu lao động khác như ngọn lửa, một số động vật được thuần
dưỡng … Đây có thể xem như là sự khám phá tìm tòi. Nghiên cứu cùng như
là những phát minh của con người ở thủa còn sơ khai.
+Thứ hai: thời đại đồ đá, đây là một giai đoạn phát triển khá dài và được
phân rõ thành 2 giai đoạn:
-Thời đại đồ đá cũ
4
4
-Thời đại đồ đá mới
+Thứ ba: thời đại đồ đồng
+Thứ tư: thời đại đồ sắt
+Thứ năm: thời đại cơ khí hoá. Mở đầu bằng cuộc công nghệ công
nghiệp cuối thế kỷ 18 và được phát triển mạnh hơn cao hơn với việc ứng dụng
rộng rãi của điện khí hoá từ đầu thế kỷ 19.
Cuộc CM khoa học-kỹ thuật hay còn gọi là cuộc CM khoa học - công
nghệ. Khởi đầu từ những thập niên 50 của thế kỷ 20 với tên gọi này người ta
muốn nhấn mạnh đến sự kết nối trực tiếp từ những phát minh khoa học đến
những ứng dụng vào kỹ thuật công nghệ. Nếu trước đây từ những phát minh
khoa học đến những ứng dụng vào kỹ thuật công nghệ thường phải mất một
thời gian khá dài, có khi cả trăm năm, nghìn năm, thì ngày nay khoảng cách
đó được rút ngắn đi rất nhiều. Vào thời đại của C.Mác đã sớm nhận thấy xu
hướng ấy khi đưa ra nhận định : “Khoa học ngày trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp”
Ở Châu Âu, sau đêm dài trung cổ, nhiều ngành khoa học đã có bước phát
triển nhảy vọt trong 2 thế kỷ 17 và 18. Khởi đầu là toán học, thiên văn học,
vật lý học, hoá học, với những nhà bác học điển hình như :
-Galia (1564- 1642) là nhà thiên văn học người Italia. Người đầu tiên
dùng kính viễn vọng quan sát mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Ông nổi
tiếng về công lao chứng minh thuyết vũ trụ của Copernic, phát minh ra luật
quán tính, luật rơi tự do…

-Niwton (1642- 1727) nhà khoa học người Anh, ông là nhà toán học, vật
lý học, thiên văn học, cơ học, phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Các quy
luật của cơ học cổ điển … kể từ đây, mở ra thời kỳ mới- thời đại cơ giới hoá.
-Leonard de Vinci- danh hoạ vĩ đại. Ông đã vẽ các kiểu máy tiện, máy
bơm, vũ khí, máy bay, nghiên cứu địa chất.
-Copernic (1473-1543)-người Ba Lan, phát hiện ra mặt trời là trung tâm
vũ trụ.
5
5
-Lavoisier (1743-1794) nhà khoa học người Pháp phát hiện thành phần
hoá học của nước và cấu tạo nguyên tố hoá chất.
Cuộc cách mạng khoa học đã mở đường cho một cuộc cách mạng kỹ
thuật công nghệ lớn nhất trong lịch sử loài người vào cuối thế kỷ 18 mà nội
dung là chế tạo ra máy móc, cơ khí hoá nền sản xuất xã hội chuyển từ lao
động thủ công sang lao động bằng máy móc. Cuộc cách mạng kỹ thuật – công
nghệ được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lớn nhất của nhân loại. Bởi nó
đưa máy móc vào công nghiệp thay thế thủ công bằng cơ khí hoá và dùng
máy móc để sản xuất ra maý móc như một quy luật quan trọng của C.Mác đã
phát hiện của sản xuất đại công nghiệp nhằm cơ khí hoá tiếp các ngành sản
xuất khác như vận tải, nông nghiệp…
Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra đầu tiên ở Anh (trong khoảng thời
gian 1750-1830) rồi sau đó lan rộng sang Pháp, Đức và một số nước Châu Âu
cụ thể là:
-Máy kéo Sợi (1735) và tiếp sau là máy dệt.
-Máy hơi nước (1784) và tiếp sau đó là ôtô chạy bằng hơi nước (1789).
-Đầu tàu hoả chạy bằng hơi nước (1803)
-Tàu biển chạy bằng hơi nước (1851)
-Động cơ đốt trong (1860) và tiếp sau là ôtô chạy bằng động cơ đốt trong
(1886).
-Điện tín (1843), liên lạc điện thoại (1875), trạm điện thoại (1878)

-Đèn điện (1878)
-Từ đầu thế kỷ XX, điện được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và vào
nhiều ngành kỹ thuật cơ khí hoá được phát triển và nâng cao nhờ Điện khí
hoá.
Tất cả những thành tựu về công nghệ đã dẫn đến kết quả làm cho lực
lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao. Nhờ đó mà loài người
chuyển từ phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất khác cao hơn,
chuyển từ nền văn minh này lên nền văn minh khác tiên tiến hơn.
6
6
Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra nửa thế kỷ nay cũng đang gây ra
những biến đổi sâu sắc trong các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã
hội, sản xuất tự động hoá ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng
cao, sản phẩm dồi dào. Tỷ lệ lao động trí óc trong sản xuất tăng lên trong khi
tỉ lệ lao động chân tay giảm xuống, nảy sinh nạn thất nghiệp cơ cấu. Hợp chất
mới sáng tạo ra thay thế một số vật lực có sẵn trong thiên nhiên, tiết kiệm tài
nguyên, thiên nhiên, con người qua hạn hẹp mà thiên hiên đã ban tặng cho họ.
Xuất hiện một số ngành sản xuất mới trong khi một số ngành sản xuất cũ suy
thoái. Khoảng cách giữa những nước tiên tiến vốn có ưu thế về kỹ thuật-công
nghệ và phần lớn những Nước lạc hậu ngày càng doãng ra, lợi thế của một số
nước giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu lao động giảm xuống. Xu thế toàn cấu
hoá nền kinh tế với sự kiên doanh kiên kết, đầu tư, chuyển giao công nghệ
ngày càng phát triển mạnh.
Ngày nay vị thế của công nghệ-kỹ thuật tế đã có vị trí xứng đáng trong
quỹ đạo của nền sản xuất-xã hội và nó cũng được xem như một chiến lược
phát triển lâu dài của mỗi một quốc gia.
2.Công nghệ điển hình:
*Công nghệ vật liệu mới
Trong vòng 40 năm trở lại đây, khoa học và công nghệ đã tạo ra được
các loại vật liệu đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong mọi lĩnh vực hoạt động

của con người. Trong nhiều trường hợp phát minh vật liệu mới, làm nảy sinh
ngành công nghiệp mới (bán dẫn-vi mạch, máy tính điện tử, tin học, thông
tin…) một vài thành tựu nổi bật về công nghệ vật liệu mới là:
-Vật liệu siêu dẫn
-Vật liệu composit ( vật liệu tổ hợp hay phức hợp)
-Gốm kim loại.
Vật liệu mới là đặc trưng quan trọng đánh dấu sự phát triển của công
nghệ (kỷ nguyên phát triển nhân loại đánh dấu bằng đồ đá, đồ đông, thép tổng
hợp, phức hợp)
7
7
Một công nghệ mới, cao cấp cần có các thiết bị làm bằng các vật liệu đặc
biệt (nhẹ, cách âm, cách nhiệt…) ngược lại muốn có các vật liệu đăc biệt lại
đòi hỏi công nghệ cao cấp về cơ khí chính xác, chân không siêu sạch…
8
8
*Công nghệ Điện tử và vi điện tử
Trong rất nhiều lĩnh vực khoa học-kinh tế, người ta phải dùng đến các
thiết bị điện tử để thực hiện các chức năng như khuyếch đại, phát tín hiệu
điện, biến đổi tín hiệu điện.
-Tạo hình, tạo âm thanh… lúc đầu, linh kiện chính trong các thiết bị đó
là đèn điện tử, được phát minh vào năm 1906, năm 1947 xuất hiện các linh
kiện bán dẫn, năm 1961 xuất hiện mạnh tích hợp IC và năm 1971 là các mạch
vi sử lý thường phát minh các dụng cụ điển tử mở ra kỷ nguyên của máy tính
điện tử.
*Công nghệ thông tin
Thành quả của công nghệ Điện tử-Vi điện tử tạo ra máy tính điện tử
cùng với phần mềm là các chương trình ứng dụng, tạo ra một công nghệ mới
là tin học (informaties).
Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX xuất hiện kỹ

thuật số (digital) tạo bước ngoặt trong lĩnh vực truyền tin, do các ưu việt:
-Độ tin cậy cao
-Số lượng truyền lớn.
-Tốc độ trao đổi nhanh.
Kỹ thuật số kết hợp với vật liệu quang truyền dẫn thông tin bằng Laze
trong cáp quang.
Tin học cùng viễn thông tạo ra ngành công nghiệp mới, công nghệ thông
tin qua các hoạt động lưu trữ và truyền số liệu điện tử (EDI) dẫn đến các hoạt
động như vay vốn chuyển vốn ngoại tệ, mua bán cổ phần, tìm chênh lệch giá
tín dụng, chứng khoán… Tạo ra một xã hội hoàn toàn mới trong thế kỷ XXI.
*Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học sử dụng các tác nhân sinh vật vào quá trình sản xuất,
có đặc trưng công nghiệp, sản xuất tư liệu sản xuất cho nó và các nành khác,
có quy mô sản xuất là tế bào trong lĩnh vực này có 4 khía cạnh cụ thể:
-Công nghệ Vi sinh
-Kỹ thuật enzim
9
9
-Kỹ thuật nuôi cấy tế bào
*Công nghệ tự động hoá
Tự động hoá là một quá trình trong sự phát triển sản xuất mà các chức
năng điều khiển và kiểm tra do máy móc và thiết bị tự động điều khiển, nhờ
tự động hoá quá trình sản xuất mà chất lượng sản phẩm hoàn hảo, năng suất
lao động cao và tránh được các nguy hiểm đối với con người.
Sự ra đời của máy tính điện tử đã làm thay đổi về chất của tự động hoá
và mở rộng nó ra không chỉ trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà cả trong
thông tin, dịch vụ và quản lý, đưa các lĩnh vực này trở thành các ngành công
nghệ mũi nhọn trên phạm vi toàn thế giới.
Trong lĩnh vực sản xuất, các thành tựu của tự động hoá bao trùm lên tất
cả các ngành sản xuất, là cơ sở của các thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật cao:

Du hành vũ trụ thông tin, năng lượng mới, kỹ thuật hai dương, công nghệ sinh
học… thiết bị chủ yếu trong tự động hoá là Người máy các loại, có thể hoạt
động theo một chương trình cứng, hay thao tác theo sự điều khiển trực tiếp
của con người hoặc hoạt động nhờ trí năng nhân tạo.
Sự phát triển của tự động hoá và Công nghệ thông tin hứa hẹn những
thành tựu cho những bước ngoặt trong xã hội loài người ở thế kỷ XXI.
3. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia. Ngày nay, khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn
vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển trong quá trình tiến hành CNH- HĐH, nó chính là động lực lớn thúc đẩy và góp phần tích cực rút ngắn
quá trình này.
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, việc tìm ra những công nghệ mới,
vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới đã xuất hiện một kiểu tăng trưởng mới về chất- tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu trong điều kiện sản xuất phát triển dựa trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học hiện đại.
Khoa học công nghệ là điều kiện để có sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao,tăng năng suất lao động, đảm
bảo an toàn sản xuất, chống ỗ nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên quốc gia, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội.
Qua nghiên cứu vai trò cụ thể của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, nhà kinh tế học P.A.
Samuelson và W.P.Nordhaus đã dùng các phân tích của mình để tính toán phần đóng góp của khoa học công
nghệ trong tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ từ 1900 đến 1984 và đã rút ra kết luận: Trong mức tăng trưởng
2,2%/năm về sản lượng theo đầu công nhân, khoảng 0,5% là do tăng yếu tố tư bản(vốn), và do yếu tố công
nghệ là 1,7%. Như vậy, nhân tố khoa học công nghệ giữ một vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế.
10
10
Cũng theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học S.A.Samuelson và W.P.Nordhaus, cho thấy: Từ năm 1981
ở Mỹ với mức tăng trưởng trung bình là 3,2%/năm thì sự đóng góp của yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, lao động
chỉ chiếm 1,1%, còn yếu tố giáo dục và khoa học công nghệ chiếm tới 2,1%. (Bảng1.1)
Bảng 1.1. Đóng góp của các yếu tố vào mức tăng trưởng GDP thực tế
Yếu tố đóng góp Tăng % hàng

năm
% của tổng
số
GDP thực tế 3,2 100
Đóng góp đầu vào
-Vốn
-Lao động
-Đất đai
1,1
0,5
0,6
0
34
15
19
0
Giáo dục và tiến bộ khoa học công nghệ 2,1 66
Nguồn: P.A.Samuelson và W.P.Nordhaus. Kinh tế học tập II-Học viện Quan hệ Quốc tế- Hà Nội
1989
Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học công nghệ đối với tăng
trưởng kinh tế quốc gia.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra thời cơ rất thuận
lợi để các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện Công nghiệp hoá đất
nước. Nhiều nhà kinh tế cũng dự báo rằng, trong giai đoạn tới “tương lai sẽ
phụ thuộc vào các quốc gia có tiềm năng ứng dụng”. Vì vậy, để nhanh chóng
rút ngắn thời gian Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, các nước đang phát triển
phải quan tâm và khai thác tốt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, phát huy được lợi thế là các nước đi sau. Thực tế lịch sử cho thấy,
nước Anh cần 120 năm để Công nghiệp hoá, Mỹ và Tây Âu cần 60 năm, còn
các con rồng Châu Á chỉ mất 30 năm là hoàn thành. Trong tương lai sẽ hứa

hẹn thời gian hoàn thành Công nghiệp hoá tiếp tục rút ngắn.
Cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi chiến lược kinh tế và chiến lược thị trường. Sự xuất
hiện của các ngành công nghệ cao đưa đến kết quả là năng suất lao động được nâng lên vượt bậc và thực sự
hiệu quả hơn. Vì vậy, các nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia đều coi việc phát triển khoa
học công nghệ với các ngành công nghệ cao là con bài trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
11
11
Có thể nói, thực chất của Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của các nước đang phát triển chính là sự vận dụng
thành tựu của khoa học công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội từ
trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính, sang một hệ thống có năng suất
cao, dựa trên những phương pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiến. Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học công
nghệ giá trị cao. Muốn đạt mục tiêu trên phải đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế, phải sử dụng có
hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.
4. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ
a.Đặc điểm, các yếu tố cấu thành công nghệ, các thuộc tính của công nghệ, vai trò đối với sự phát triển
kinh tế
* Công nghệ và yếu tố cấu thành công nghệ
Công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” là tài năng, sự khéo léo, kỹ thuật, nghệ
thuật, là từ “logy” là lời lẽ, ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Trước đây, trong giai đoạn đầu Công nghiệp
hóa, người ta thường dùng khái niệm kỹ thuật trong sản xuất, sau đó khái niệm công nghệ xuất hiện với ý
nghĩa ban đầu rất hẹp, đơn giản chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất. Ngày
nay, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu và đối tượng áp dụng các khái niệm khác nhau về công nghệ.
Theo Uỷ ban kinh tế- Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) định nghĩa ” Công nghệ là hệ thống
tri thức về quy trình kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả kỹ năng, kiến thức, thiết bị và
phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế biến hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý”.
Với khái niệm này, công nghệ được mở rộng và hoàn thiện hơn. Công nghệ là tập hợp những công cụ,
phương pháp dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phục vụ
nhu cầu con người.
Như vậy, công nghệ được phân biệt rõ với khoa học và kỹ thuật.

“Khoa học là lĩnh vực nghiên cứu nhằm đưa ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy”, còn
“kỹ thuật có thể hiểu là tổng hợp các tư liệu vật chất như công cụ lao động, năng lượng, vật liệu và phương
pháp do con người sáng tạo ra và được sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã
hội”.
Qua đó, chúng ta có thể thấy công nghệ có cái đồng nhất với kỹ thuật, song cái khác nhau cơ bản là kỹ
thuật chỉ nặng về phần cứng, còn công nghệ thì đi sâu vào phần mềm của quy trình. Hơn nữa công nghệ còn
bao gồm cả sự năng động trong nhận thức của con người để cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt là khả năng
chuyển giao công nghệ(CGCN) trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong
giai đoạn cách mạng Khoa học công nghệ hiện nay. Kỷ nguyên mà công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh trên thị trường và tỷ lệ”phần mềm” có vị trí ngày càng quan trọng trong các quy
trình công nghệ sản xuất.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản tác động qua lại lẫn nhau.
a.Hình thái vật chất của công nghệ
b.Thông tin: là các sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh, dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật.. Phần thông tin rất
quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của hoạt động chuyển giao công nghệ. Nó
thường được tìm kiếm trong khoảng thời gian dài và được hoàn thiện trước khi kí hợp đồng chuyển giao
công nghệ.
c. Thiết chế: là cơ cấu tổ chức, quản lý, gồm sự liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ.. cho các hoạt động
như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, tiến hành.
12
12

×