U máu ở những vị trí đặc biệt
và cách điều trị
Hình ảnh mạch máu của u máu trong cơ.
U máu là khối u lành tính của mạch máu, xuất hiện sau khi sinh. Giai đoạn
đầu u máu tăng sinh mạnh mẽ, giai đoạn sau u máu thoái lui. U máu có thể gây các
biến chứng như loét, chảy máu, gây biến dạng cấu trúc giải phẫu, thậm chí gây suy
tim.
Về nguyên nhân xuất hiện u máu vẫn chưa được giải thích rõ ràng nhưng
bệnh thường xuất hiện khoảng vài tuần sau khi sinh (ở da hoặc nội tạng). Tại vùng
da có u thấy xuất hiện các dấu hiệu báo trước như vết màu đỏ, giãn mạch hoặc vết
bầm máu đến 2 - 3 tháng thì u máu biểu hiện rõ ràng. U máu có thể xuất hiện ở
gan, đường tiêu hoá, thanh quản, hệ thống thần kinh trung ương, tụy, túi mật,
tuyến giáp, lách, hạch, phổi, bàng quang, tuyến thượng thận.
Giai đoạn tăng sinh: U máu phát triển rất nhanh về kích thước. Nếu u máu ở
lớp nông của da thì bề mặt da nổi cao như có bướu, da có màu đỏ tươi. Nếu u máu
ở lớp sâu hơn của da hoặc dưới da thì bề mặt da chỉ hơi gồ cao và da có màu xanh.
Tại chỗ xuất hiện tĩnh mạch có dạng toả tròn.
Giai đoạn ngừng phát triển: Xảy ra khoảng từ 9 - 24 tháng tuổi. U máu
không phát triển về kích thước.
Giai đoạn thoái triển: Kích thước của u máu đạt tối đa trước 1 tuổi, sau đó
khối u giảm căng, giảm kích thước, màu sắc thay đổi từ đỏ tươi sang nhạt màu
dần. Có hiện tượng này là do thoái hoá của tế bào nội mô. Giai đoạn này tiếp tục
khi trẻ 5 - 10 tuổi. Da phục hồi gần như hoàn toàn khoảng 50% trường hợp u máu,
số còn lại, u máu để lại vết tích như giãn mạch, da lỏng lẻo, dát màu vàng nhạt,
kém chun giãn, sẹo (nếu u máu bị loét trong giai đoạn phát triển) hoặc một đám xơ
mỡ. Nhiều khi u máu to, rộng vẫn có thể thoái lui hoàn toàn mà không để lại vết
tích, ngược lại u máu nông - dẹt khi thoái lui vẫn để lại di chứng trên da.
U máu ở vị trí đặc biệt
U máu xương: U máu xương chiếm khoảng 1%. Nó có thể gặp ở bất cứ tuổi
nào (từ 2 - 77 tuổi), 25% xuất hiện ở người khoảng 50 tuổi. 2/3 u máu loại này gặp
ở sọ não và cột sống. Khi mổ tử thi, người ta tìm thấy 10% u máu ở cột sống. U
máu xương có thể đơn độc (ảnh hưởng một xương) hoặc nhiều u (ảnh hưởng nhiều
xương).
U máu ở xương tìm thấy một cách ngẫu nhiên. Các dấu hiệu lâm sàng là
đau, sưng vùng có u máu. Nếu u máu ở vùng sọ thì tại vùng u có biểu hiện đỏ,
sưng, nhạy cảm và có thể biến dạng mặt. U máu cột sống rất hiếm khi gây chèn ép
tuỷ hoặc gãy xương, nhưng hầu hết u máu cột sống là không có triệu chứng.
U máu trong cơ: 80 - 90% u máu trong cơ xảy ra ở người dưới 30 tuổi. U
máu trong cơ thường xuất hiện ở tứ chi, hay gặp ở đùi. U máu cơ có thể không
thấy triệu chứng gì. Màu sắc da trên u không thay đổi. Các dấu hiệu lâm sàng
gồm: tăng kích thước của chi (đường kính tăng), sờ thấy một khối đau. Khi hoạt
động thì có dấu hiệu đau và sưng to vùng có u máu do giãn mạch và tăng dòng
chảy tới u.
U máu da - nội tạng: Nếu da có trên 5 u máu thì trẻ có nguy cơ bị u máu nội
tạng, đặc biệt là gan. Trẻ có biểu hiện tam chứng: suy tim sung huyết, thiếu máu
và gan to.
U mạch chùm (Tufted angioma): Xuất hiện ở trẻ nhỏ (1 - 5 tuổi). Thường
xuất hiện ở vai, cổ ngực, ít xuất hiện ở mặt đầu và đầu gần tứ chi. Trên da xuất
hiện dát hoặc mảng da màu đỏ thẫm hoặc đỏ nâu. Kích thước thương tổn từ 1cm
trở lên. Thương tổn có thể đơn độc hoặc nhiều. Tăng tiết mồ hôi tại vùng thương
tổn. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Cần chẩn đoán phân biệt với dị dạng
mạch máu, u xơ da lồi, u xơ cơ hình gậy
Những biện pháp loại bỏ u máu ở vị trí đặc biệt
U máu xương: U máu xương ít khi có chỉ định điều trị. Chiếu tia những u
máu ở vùng không thể phẫu thuật. Tắc mạch chọn lọc an toàn và có hiệu quả đối
với u máu cột sống có triệu chứng. Phẫu thuật mở xương ít khi được chỉ định.
U máu cơ: Vì tỷ lệ thành công sau điều trị thấp, hơn nữa u máu tự thoái lui
nên ít khi có chỉ định điều trị u máu trong cơ. Điều trị u máu trong cơ bằng cách
chiếu tia nếu không phẫu thuật được hoặc u máu ở vùng nguy hiểm; Tắc mạch
trước, sau đó phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn phần u máu. Tuy nhiên phẫu
thuật loại bỏ toàn phần u máu là không khả thi, phẫu thuật một phần thì u tái phát.
U máu da - nội tạng: sử dụng prednisone không tác dụng; Thắt động mạch
gan cho tỷ lệ sống sót 80%; Khoét nhân u: 96% các triệu chứng được giải quyết,
25% có biến chứng sau mổ, không có tử vong; Cắt bỏ một phần gan hoặc ghép
gan. Nếu không điều trị thì tỷ lệ tử vong của bệnh nhân u máu gan là 80%, nếu
điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong giảm 20%.
Hậu quả của u máu là gì?
U máu không gây tử vong, nhưng nó có thể gây
ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tiêu hoá, hô hấp,
mắt và tai. Loét hay xảy ra ở các vùng quấn tã lót, cổ,
bề mặt niêm mạc. Hiếm khi xảy ra chảy máu nhiều.
U máu da lớn hoặc u máu nội tạng (đặc biệt là ở
gan) có thể gây suy tim bởi nó làm tăng lưu lượng máu.
Biến dạng cấu trúc sống có thể xảy ra, đặc biệt là u
máu ở vùng mặt như đầu mũi, môi, tai.