CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở huyện Sông Mã
1. Tôi ghi tên dưới đây:
Số
T
T
1
Họ và tên
Nguyễn Thị
Phường
Nơi cơng
tác (hoặc
nơi thường
trú)
Chức
danh
Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
Trình
việc tạo ra
độ
sáng kiến
chun
(ghi rõ đối với
mơn
từng đồng tác
giả, nếu có)
Trường
PTDTBT
10.5.1985
THCS Đứa
Mịn
Giáo
viên
Đại học
Ngày
tháng
năm sinh
100%
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Giải pháp nâng cao hiệu
quả giảng dạy môn Vật lí bằng phương pháp kết hợp trị chơi cho học sinh lớp 6
năm học 2019-2020".
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 05
tháng 9 năm 2018 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Tình trạng của giải pháp đã biết
Trong những năm gần đây, việc đổi mới sách giáo khoa cũng như đổi mới
phương pháp giảng dạy được triển khai và đã có hiệu quả nhất định, nhưng việc
đổi mới nhìn chung vẫn cịn ảnh hưởng ít nhiều của phương pháp dạy học cũ, một
số học sinh còn thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau, việc khai thác và sử dụng trò chơi học tập của một
số giáo viên cịn hạn chế, chưa thể hiện tính ưu việt của nó, do chưa đổi mới
phương pháp dạy học một cách triệt để; chưa coi trọng hoạt động học tập của học
sinh là trung tâm của quá trình dạy học; nên việc sửa dụng trò chơi học tập chưa
phát huy hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức trò chơi trong học tập chưa khoa
học, nhiều học sinh chưa thực sự làm việc chỉ dựa vào thành quả hoạt động của
1
bạn khác. Việc tổ chức của giáo viên còn mang nặng tính hình thức nên nhiều học
sinh làm việc sai mục đích dẫn đến khơng hồn thành nhiệm vụ được giao; các
thành viên trong đội chơi, trong lớp do tâm lý và thiếu tính tích cực nên dẫn đến
mất đồn kết. Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động này, chưa mạnh giạn còn
nể nang, tự ái cá nhân, chưa có ý thức tơn trọng ý kiến của bạn trong việc tham gia
cho nên kết quả chưa đạt được yêu cầu đề ra. Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị
chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui mà chưa cung cấp được nội dung kiến
thức mơn học.
Trong nội dung của SGK Vật lí 6 chỉ có duy nhất một loại trị chơi được thể
hiện trong phần tổng kết chương I và tổng kết chương II, đó là trị chơi giải ơ chữ
vật lí.
Ví dụ: Trong bài " Tổng kết chương I" SGK Vật lí 6, trang 56 có trị chơi
giải ơ chữ như sau:
A. Ô CHỮ THỨ NHẤT
1
2
3
4
5
6
7
Câu hỏi:
Câu 1: Máy cơ đơn giản giúp thay đổi độ lớn của lực ? (11 ô)
Câu 2: Dụng cụ để đo thể tích? (10 ơ)
Câu 3: Phần không gian mà vật chiếm chỗ ? (7 ô)
Câu 4: Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn ? (12 ô)
Câu 5: Dụng cụ giúp con người thay đổi độ lớn và hướng của lực ? (15 ô)
Câu 6: Lực hút của Trái đất tác dụng lên vật ?(8 ơ)
Câu 7: Thiết bị gồm cả rịng rọc động và rịng rộc cố định. (6 ơ)
Hãy nêu nội dung của từ hàng dọc trong các ô in đậm.
B. Ô CHỮ THỨ HAI
2
1
2
3
4
5
6
Câu hỏi:
Câu 1: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, (8 ô).
Câu 2: Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật, (9 ơ).
Câu 3: Cái gì dùng để đo khối lượng, (6 ơ).
Câu 4: Lực mà lị xo tác dụng lên tay khi tay ta ép lò xo lại, (9 ơ).
Câu 5: Máy cơ đơn giản có điểm tựa, (6 ô).
Câu 6: Dụng cụ mà thợ may thường dùng để lấy số đo cơ thể khách hàng, (8
ô).
a) Ưu, nhược điểm của giải pháp đã biết
- Ưu điểm
+ Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian chuẩn bị bài mới.
+ Kiến thức học sinh tiếp nhận kiến thức có tính hệ thống, logic.
- Nhược điểm
- Các trị chơi cịn ít, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức chưa phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của học sinh.
- Học sinh ít hoạt động, trao đổi nên cịn hạn chế việc phát triển kĩ năng của
học sinh, học sinh thiếu tự tin.
- Chưa phát huy hết được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học
sinh.
- Chưa phát huy hiệu quả việc rèn kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm.
6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3
a) Mục đích của giải pháp:
Với học sinh: Trong giờ học, học sinh đã chủ động, tích cực tự giác tìm
kiếm tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vì vậy giờ học đã sơi nổi hơn,
sách giáo khoa đã được sử dụng nhiều hơn trong học tập. Học sinh vui vẻ tiếp
nhận mơn học một cách có hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, g iờ
học đã hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh hơn, học sinh chủ động tìm kiếm tri thức,
được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn và tiếp thu bài tốt hơn. Học sinh được rèn
kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề.
Với giáo viên: Tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm luận
cứ cho phương pháp dạy học mới của tôi ở những năm tiếp theo đồng thời cũng
chia sẻ kinh nghiệm giảng giảng dạy với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Vật lí 6 trong trường PTDTBT
THCS Đứa Mịn nói riêng.
b) Tính mới của giải pháp:
Việc áp dụng tổ chức trò chơi học tập sẽ là cầu nối giữa người dạy và người
học, giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát triển theo chiều hướng lơ
gíc từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn có thể áp dụng và
thực hiện ở tất cả các môn học.
Trong q trình giảng dạy, tơi cũng quan tâm tới việc hực hiện các trò chơi
sao cho hiệu quả. Học sinh được trình bày, thảo luận tạo khơng khí thi đua giữ các
nhóm, tổ. Mỗi một trị chơi có những ưu nhược điểm riêng, song chúng đều hướng
đến mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực học sinh một cách toàn diện, tạo hứng
thú, động cơ học tập cho học sinh. Giúp cho giờ học sôi nổi và không trở nên nhàm
chán.
Với mục đích nêu trên, giải pháp mà tơi đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy gồm những nội dung sau:
b.1. Tổ chức trò chơi phải đạt một số yêu cầu sau
b.1.1 Trò chơi phải đáp ứng được mục tiêu dạy học
- Ôn tập, củng cố kiến thức cũ.
- Khắc sâu được kiến thức vừa học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy và khả năng phán đoán của
học sinh.
- Giáo dục đạo đức, thái độ của học sinh.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết trong hoạt động nhóm.
4
- Học sinh chủ động tiếp thu bài mới.
b.1.2. Trò chơi phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh
- Các trò chơi phải được các em hưởng ứng, phải thực hiện được chức năng
dạy học thơng qua trị chơi để học tập, rèn luyện.
- Tạo khơng khí vui vẻ, hứng thú học tập cho học sinh.
b.1.3. Trò chơi phải hướng tới mọi đối tượng học sinh
- Học sinh nào cũng có thể tham gia. Giáo viên khơng nên chỉ tập trung vào
những học sinh khá giỏi mà còn để ý, mà cịn khuyến khích, động viên những học
sinh yếu, học sinh có tác phong chậm hay rụt rè nhút nhát tham gia, tạo điều kiện
cho các em rèn luyện tác phong hòa đồng với tập thể.
- Trò chơi phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng
của học sinh. Tùy theo độ tuổi, theo lớp mà thiết kế tổ chức các trò chơi.
b.1.4. Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ càng trước giờ học
- Chuẩn bị về phương tiện, nội dung, cách thức, số lượng người tham gia.
b.1.5. Trò chơi phải được tổ chức vào thời điểm phù hợp nhất trong giờ
học
- Tùy theo nội dung và mục tiêu từng phần trong bài mà tổ chức hoạt động
trị chơi cho phù hợp, có thể đầu tiết học hoặc ở phần củng cố.
- Không được lạm dụng trò chơi làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, lấn
át thời gian chính của giờ học.
b.2. Phương pháp tổ chức trò chơi
b.2.1. Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu dạy học: Trò chơi phải được thiết kế đạt các mục tiêu
dạy học.
- Xây dựng lựa chọn trò chơi: Phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy học đã đề
ra.
- Giáo viên xác định số lượng đội chơi, số người chơi, số lượng người trong
một nhóm và các dụng cụ cần thiết như: tranh ảnh, hệ thống câu hỏi, …
Lưu ý:
5
- Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong tham gia, hoặc tự giáo viên phân
nhóm.
- Học sinh trong nhóm chơi phải phù hợp có cả học sinh khá, giỏi, trung
bình, yếu.
- Giáo viên có thể lựa chọn địa điểm chơi, trong nhà hay ngồi trời, nơi có
cây xanh, …
- Thời gian chơi: Giáo viên cần xác định thời điểm tổ chức trò chơi trong tiết
học hoặc buổi ngoại khóa cho phù hợp. Nếu các trị chơi được tổ chức cùng với
việc dạy học lí thuyết trên lớp thì thời gian thường ngắn.
- Tác dụng, hiệu quả của trò chơi: Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu giáo
dục trong buổi học để lựa chọn trò chơi đáp ứng yêu cầu. Lựa chọn trò chơi nào để
đạt được hiệu quả giáo dục đồng thời gây hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm
bảo an toàn đoàn kết.
- Một số trò chơi cần thêm người giám sát, thường là giáo viên.
Vì vậy việc chuẩn bị tốt các trị chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức
quan trọng quyết định sự thành cơng của trị chơi, chơi để học, để ghi nhớ, rèn
luyện.
b.2.2. Giai đoạn thực hiện
- Trình bày trị chơi
+ Chọn lối giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dí dỏm.
+ Có thể làm mẫu, chơi thử để người chơi hiểu luật lệ chơi.
- Điều khiển trò chơi
+ Giáo viên hoặc học sinh do giáo viên cử ra điều khiển trò chơi từ châm
đến nhanh để tạo sự căng thẳng, hấp dẫn.
+ Khai thác sự dí dỏm của trị chơi sao cho vui vẻ, thoải mái mà vẫn khắc
sâu được kiến thức.
+ Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực.
+ Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, cơng bằng.
+ Biết dừng trị chơi đúng lúc, đảm bảo thời gian dự kiến.
b.2.3. Giai đoạn kêt thúc
6
- Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi: Trò chơi cung cấp nội dung thơng
tin gì, cần chỉnh sửa gì khơng về luật lệ cách chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của
trò chơi.
b.3. Kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên
- Giáo viên là người quan trọng trong việc tổ chức trị chơi. Nếu giáo viên
khơng biết cách tổ chức trị chơi thì trị chơi sẽ kém hấp dẫn với học sinh, khó
thành cơng và khơng mang lại hiệu quả dạy học mong muốn. Vì vậy rèn kĩ năng
quản trò là một vấn đề hết sức quân trọng đối với người giáo viên.
- Sử dụng trò chơi hợp với đối tượng và hợp với nội dung kiến thức, kĩ năng.
- Lựa chọn trò chơi đơn giản mà học sinh đều có thể dễ dàng thực hiện được,
vừa sức với việc tiếp thu kiến thức của các em và phù hợp với khoảng thời gian
ngắn trong tiết học. Làm sao tạo cho học sinh tham gia chơi cảm giác muốn chơi
nữa mà học sinh nhớ kĩ, khắc sâu được kiến thức có liên quan.
- Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài ước.
- Để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, lắm vững luật chơi, tự
nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trị chơi.
- Giới thiệu trị chơi ngắn gọn, hài ước, dí dỏm. Nêu rõ luật chơi, thưởng
phạt.
- Nếu là trò chơi mới có thể cho học sinh chơi thử, chơi nháp để lắm vững
luật chơi. Giáo viên là người trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.
- Dự kiến tình huống và sử lí tình huống một cách hợp lí.
- Giáo viên phải di chuyển sao cho quan sát được toàn bộ cuộc chơi.
- Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo sự công bằng mà vẫn vui vẻ, thoải
mái, hào hứng.
- Tác phong của người điều khiển phải phù hợp với trò chơi.
- Dáng điệu, cử chỉ của giáo viên phải gây thiện cảm tạo nên sự gần gũi thân
quen trong suốt cuộc chơi.
- Giáo viên hành động, nhận xét đúng lúc đúng đối tượng, khích lệ tán
dương sự cố gắng của học sinh nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục sâu sắc trong và
sau cuộc chơi.
- Giáo viên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức trò chơi.
7
- Quan sát những học sinh chơi giáo viên rút ra những kinh nghiệm bổ ích
cho bản thân về các trò chơi, kĩ năng của người tổ chức trò chơi và phong cách của
người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét, quan sát thái độ của
người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.
b.4. Những điều nên tránh khi tổ chức trò chơi
- Đưa ra trị chơi khơng phù hợp với đối tượng học sinh, không phù hợp với
kiến thức. Học sinh tham gia chơi chưa lắm vững luật chơi.
- Trị chơi thiếu tính giáo dục.
- Dáng vẻ của giáo viên quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành.
- Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt với người phạm luật.
b.5. Quy trình thực hiện trị chơi
*Bước 1: Ổn định: Để tập trung sự chú ý của cả lớp.
*Bước 2: Giới thiệu trị chơi
- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn, xúc tích cho học sinh thấy được sự hấp dẫn
của trò chơi.
*Bước 3:
- Tùy theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trị
chơi phức tạp cần phải hướng dẫn đầy đủ mới chơi nhưng có những trị chơi đơn
giản thì có thể chơi ngay.
*Bước 4: Chơi thử, chơi nháp
- Chơi thử để người chơi nắm được cách chơi.
*Bước 5: Tiến hành tổ chức trò chơi
- Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên điều
khiển của giáo viên hoặc học sinh do giáo viên bầu ra.
- Khi chơi giáo viên quan sát học sinh để biết được thái độ, cử chỉ, phong
cách...từ đó điều chỉnh phong cách của mình sao cho phù hợp.
- Trong quá trình chơi, giáo viên nên linh động, khéo léo dẫn dắt, không nên
quá nguyên tắc.
8
- Giáo viên phải cơng bằng xử lí tình huống một cách khách quan, không
thiên vị.
- Tác phong người quản trị phải chuẩn mực, ngơn ngữ phải sư phạm, khơng
thơ thiển, phong cách dí dỏm, vui tươi, duyên dáng.
*Bước 6: Nhận xét, đánh giá
- Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi; đảm bảo thời gian tiết học hoặc buổi
ngoại khóa, đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau
và mang lại hiệu quả giáo dục.
- Tiến hành đánh giá nhận xét về kết quả của trò chơi học tập và rút kinh
nghiệm những sai phạm có thể tiến hành khen, phạt nhẹ nhàng mang tính chất
khích lệ học sinh.
b.6. Một số trị chơi vật lí 6
b.6.1. Trị chơi truyền thư
*Mục đích giáo dục:
- Ôn tập kiến thức bài cũ.
- Tạo cho học sinh khả năng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp
phải.
- Tạo hứng thú cho học sinh, tạo khơng khí vui tươi, thoải mái.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị bì thư, câu hỏi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ơn tập các kiến thức có liên quan.
* Tiến hành:
- Giáo viên nêu thể lệ chơi: Cho học sinh hát một bài hát ngắn, trong khi hát
cho học sinh truyền thư (trong thư có nội dung câu hỏi kiểm tra bài cũ), kết thúc
bài hát thư đến tay học sinh nào thì học sinh đó được quyền mở thư, đọc câu hỏi và
trả lời. Nếu trả lời đúng được tuyên dương và ghi điểm, nếu trả lời sai thì nhường
quyền trả lời cho bạn khác.
* Những ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Đối với mơn Vật lí 6, để vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa ôn và kiểm tra
lại kiến thức cũ.
+ Học sinh được chủ động tiếp thu, ôn lại, khắc sâu kiến thức cũ.
+ Không mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành chơi.
9
- Nhược điểm:
+ Gây ồn ào.
Ví dụ: Tiết 4. Bài 3. Đo thể tích chất lỏng
Trị chơi được tổ chức vào phần kiểm tra bài cũ của bài. Dự kiến thời gian từ
5 đến 6 phút.
* Mục đích: Củng cố, ôn lại kiến thức về đo độ dài.
* Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị giáo án, phong bì thư, câu hỏi (đễ sẵn trong phong bì)
+ Học sinh học bài cũ.
* Tiến hành chơi:
+ Giáo nêu thể lệ chơi: Giáo viên cô học sinh hát một bài hát ngắn, trong khi
hát cho học sinh truyền thư, kết thúc bài hát thư đến tay học sinh nào thì học sinh
đó được quyền mở thư. Trong thư có nội dung câu hỏi kiểm tra bài cũ, nếu trả lời
sai nhường quyền trả lời cho bạn khác.
- Mỗi câu trả lời đúng học sinh được thưởng bằng hình thức được tuyên
dương trước lớp và được chấm điểm, nếu trả lời sai sẽ bị phạt bằng hình thức giả
tiếng kêu của động vật.
Câu hỏi:
Giáo viên có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi sau để vào bì thư.
Câu 1.
GHĐ và ĐCNN của thước là gì ?
Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng mới chọn thước ?
Câu 2. Trình bày cách đo độ dài ?
Đáp án:
Câu 1:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ đài giữa hai vạch chia liên tiếp
trên thước.
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
Câu 2: Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
10
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
- Nếu học sinh trả lời đúng thì ghi điểm, trả lời sai sẽ phạt bằng hình thức bắt
triếc tiếng kêu của động vật
- Giáo viên nhận xét về việc chuẩn bị bài cũ và thái độ tham gia trò chơi của
học sinh.
* Trị chơi có thể thực hiện ở phần kiểm tra bài cũ của tất cả các bài.
b.6.2. Trò chơi tiếp sức
- Mục đích giáo dục:
+ Ơn tập kiến thức bài cũ hoặc củng cố lại kiến thức toàn bài.
+ Giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, khơng bị gị ép, rập
khn.
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Trò chơi tạo sự hứng thú học môn vật lý cho học sinh trong luyện kỹ năng
phối hợp, cộng tác; tích cực hóa hoạt động nhận thức.
11
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn các câu hỏi ghép đôi.
+ Học sinh ôn lại kiến thức bài cũ.
- Tiến hành chơi: Giáo viên rán một vế của câu, vế còn lại cho học sinh lựa
chọn để mang lên bảng ghép sao cho được một câu hoàn chỉnh đúng. Mỗi học sinh
được lên thực hiện một lần.
* Những ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Đối với mơn Vật lí 6, để vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa ôn lại kiến
thức cũ, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
+ Học sinh được chủ động tiếp thu, ôn lại kiến thức cũ.
+ Học sinh lựa chọn phương án nhanh, chính xác.
- Nhược điểm:
+ Học sinh có thể đốn mị, khơng cần nhớ kiến thức.
* Ưu nhược điểm của trò chơi này:
- Ưu điểm:
+ Gây hứng thú, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
+ Học sinh được chủ động tiếp thu, ôn lại kiến thức cũ.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy, khả năng phán đốn của
học sinh. Giúp học sinh yếu, trung bình mạnh dạn hơn, có cơ hội ghi điểm.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian, học sinh gây ồn ào.
Ví dụ: Tiết 3. Bài 4. Đo thể tích vật rắn khơng thấm nước
Trò chơi được thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ. Dự kiến thời gian từ 5
đến 6 phút.
* Mục đích: Củng cố, ơn lại kiến thức về đo độ dài.
* Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị câu hỏi trên giấy, cắt rời. Nam châm.
+ Học sinh học bài cũ.
+ Giáo viên cho học sinh chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh bao gồm cả
học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu.
* Tiến hành chơi:
+ Giáo nêu thể lệ chơi: Giáo viên rán một vế của câu, vế cịn lại giáo viên
giao cho hai đội thi có thời gian một phút để hội ý, sau đó mỗi thành viên của đội
mang lên bảng ghép sao cho được một mệnh đề đúng. Mỗi thành viên của đội thi
12
chỉ được lên thực hiện một lần với gắn một vế của câu. Thành viên thứ nhất gián
xong về chỗ tiếp theo thành viên thứ hai lên gián, cứ như thế cho đến bạn thứ 5.
Đội nào hoàn thành trước và có nhiều đáp án đúng sẽ thắng cuộc.
- Đội thắng được tuyên dương trước lớp và được chấm điểm. Đội thua sẽ bắt
chiếc động tác đi của động vật.
Câu hỏi:
- Phần gián trên bảng:
+, Đơn vị đo thể tích thường dùng là
+, Để đo thể tích chất lỏng
+, 1m3=
+, 1dm3=
+, 1dm3=
- Phần cho các đội lựa chọn để mang dán trên bảng (để lộn xộn):
+, mét khối (m3).
+, 1000 cm3
+, có thể dùng bình chia độ, ca đong.
+, 1000 dm3
+, 1lít
Đáp án:
Câu hồn chỉnh đúng.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3).
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong.
1m3=1000 dm3
1dm3=1000 cm3
1dm3=1lít
13
b.6.3. Trị chơi luật hình
- Mục đích giáo dục:
+ Củng cố lại kiến thức cho học sinh trong tiết ôn tập, ôn lại kiến thức cũ.
+ Tạo cho học sinh khả năng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp
phải.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên thiết kế các câu hỏi, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên
powerpoint và trình chiếu trên máy tính.
* Những ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Đối với mơn Vật lí 6, để vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa ôn lại kiến
thức cũ, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
+ Học sinh được chủ động tiếp thu, ôn lại kiến thức cũ.
+ Học sinh lựa chọn phương án nhanh, chính xác.
- Nhược điểm:
+ Học sinh có thể đốn mị, khơng cần nhớ kiến thức.
14
* Ưu nhược điểm của trò chơi này:
- Ưu điểm:
+ Gây hứng thú, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
+ Học sinh được chủ động tiếp thu, ôn lại kiến thức cũ.
+ Học sinh tìm hiểu thêm thơng tin về nhà khoa học.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy, khả năng phán đoán của
học sinh.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian, học sinh gây ồn ào.
Ví dụ : Tiết 14. Bài 13. Máy cơ đơn giản
- Trò chơi được thực hiện ở phần kiểm tra bài cũ. Dự kiến thời gian từ 5 đến
6 phút.
- Mục đích giáo dục:
+ Ơn tập kiến thức .
+ Tạo cho học sinh khả năng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp
phải.
- Chuẩn bị:
+ Thiết kế trị chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên
giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
- Tiến hành chơi: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học .
Chia bức tranh thành 4 mảnh nhỏ, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi .
Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể
đốn nội dung của bức tranh. Khi đã đốn đúng nội dung bức ảnh thì trị chơi kết
thúc (xem phụ lục 1).
Chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 học sinh. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo
lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều
câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.
Câu hỏi:
15
STT
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
Câu hỏi
Đáp án
1
Công thức liên hệ giữa trọng
P = 10m
lượng và khối lượng ?
2
Cơng thức tính khối lượng
D = m/V
riêng ?
3
Cơng thức tính trọng lượng
d = P/V
riêng?
4
Đơn vị của lực ?
Niu Tơn (N)
Từ khóa Đây là nhà bác học nào ?
ISAAC NEWTON
- Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên nhận xét (khen chê kịp thời), rút kinh
nghiệm.
16
Tổ chức trị chơi luật hình cho học sinh lớp 6A trong tiết học Vật lí
b.6.4. Trị chơi truyền tai
Trị chơi được thực hiện trong phần củng cố kiến thức của bài. Dự kiến thời
gian từ 5 đến 6 phút.
- Mục đích giáo dục:
+ Ơn tập kiến thức bài cũ.
+ Tạo cho học sinh khả năng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp
phải.
+ Giáo dục tính tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị câu hỏi.
- Tiến hành chơi:
+ Giáo viên chọn số lượng đội chơi từ 2 đến 3 đội chơi mỗi đội từ 5 đến 10
học sinh.
+ Thể lệ chơi: Học sinh xếp thành 2 hàng dọc. Giáo viên đưa ra một cơng
thức hay một tính chất ngắn gọn yêu cầu học sinh truyền tai nhau từ bạn đầu tiên
đến bạn cuối cùng của hàng. Nếu bạn cuối cùng của đội nhắc lại đúng cơng thức
hay tính chất đó đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
* Những ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
17
+ Gây hứng thú, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
+ Học sinh nhớ được kiến thức.
+ Học sinh cần ôn tập, học bài ở nhà.
- Nhược điểm:
+ Trong khi chơi học sinh gây ồn ào.
* Trị chơi có thể thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ hoặc trong phần củng
cố kiến thức tồn bài.
Ví dụ: Tiết 11. Bài 11. Khối lượng riêng - Bài tập
Trò chơi được tổ chức trong phần củng cố kiến thức của bài. Dự kiến thời
gian từ 4 đến 5 phút.
- Mục đích giáo dục:
+ Củng cố kiến thức.
+ Tạo cho học sinh khả năng quan nghe, quan sát.
+ Giáo dục tính tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
+ Tạo hứng thú cho học sinh học tập, khắc sâu kiến thức.
- Chuẩn bị:
+ Giáo án.
- Tiến hành chơi:
+ Giáo viên chọn số lượng đội chơi, số người chơi trong một đội và đưa ra
thể lệ cuộc chơi:
+ Thể lệ chơi: Học sinh xếp thành hai hàng dọc. Giáo viên đưa ra một cơng
thức hay một tính chất ngắn gọn u cầu học sinh truyền tai nhau từ bạn đầu tiên
đến bạn cuối cùng của hàng. Nếu bạn cuối cùng của đội nhắc lại đúng cơng thức
hay tính chất đó đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
Có thể cho các đội thực hiện từ 2 đến 3 câu trong các câu sau:
m
V
1, Cơng thức tính khối lượng riêng: D= .
2, Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
3, Công thức tính trong lượng theo khối lượng: d= 10D.
- Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, động viên kịp thời các đội, đội chiến
thắng được động viên bằng hình thức tuyên dương trước lớp. Đội thua sẽ cố gắng
hơn trong những lần thi sau.
* Trị chơi có thể thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ của tất cả các bài.
18
b.6.5. Trị chơi thuyết minh đại lượng vật lí
- Mục đích giáo dục:
+ Ơn tập kiến thức bài cũ, củng cố bài mới, ơn tập.
+ Tạo khơng khí vui vẻ, hứng thú học tập cho học sinh
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị câu hỏi.
+ Giáo viên thiết kế các câu quy định thời gian trả lời câu hỏi trên
powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc giáo viên có thể ghi lên bảng phụ
gián lên bảng.
+ Học sinh ôn tập kiến thức có liên quan.
- Tiến hành chơi.
+ Thể lệ chơi: Giáo viên ghi các đại lượng vật lí và yêu cầu các đội ( thường
từ 2 đến 3 đội thi, mỗi đội 3 đến 4 học sinh) giải thích ý nghĩa vật lí của các đại
lượng. Mỗi đội được trả lời 1 lần, nếu trả lời sai giành quyền cho đội còn lại.
* Những ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Gây hứng thú, thu hút được nhiều học sinh tham gia.
19
+ Học sinh nhớ được kiến thức.
+ Học sinh cần ôn tập, học bài ở nhà.
- Nhược điểm:
+ Trong khi chơi học sinh gây ồn ào.
Ví dụ: Tiết 16. Ơn tập
* Trị chơi có thể thực hiện trong phần kiểm tra bài cũ.
- Mục đích giáo dục:
+ Ơn tập kiến thức bài cũ, củng cố bài mới, ôn tập.
+ Tạo khơng khí vui vẻ, hứng thú học tập cho học sinh
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị câu hỏi.
+ Giáo viên thiết kế các câu quy định thời gian trả lời câu hỏi trên
powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc giáo viên có thể ghi trực tiếp lên
bảng.
+ Học sinh ơn tập kiến thức có liên quan.
- Tiến hành chơi.
+ Thể lệ chơi: Giáo viên ghi các đại lượng vật lí và yêu cầu các đội (thường
từ 02 thi, mỗi đội 05 học sinh) giải thích ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong thời
gian 2 phút. Các thành viên của các đội lần lượt lên bảng ghi ý nghĩa các đại lượng
vật lí, mỗi thành viên chỉ được thực hiện 1 lượt. Đội thực hiện nhanh nhất và có
nhiều đáp án đúng là đội chiên thắng.
Câu hỏi:
Giải thích ý nghĩa các đại lượng vật lí sau:
P, V, m, D, d,
Đáp án:
P - Trọng lượng riêng của vật.
V - Thể tích của vật.
D - Khối lượng riêng của vật.
d - trọng lượng riêng của vật.
*Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, động viên kịp thời các đội, đội chiến
thắng được động viên bằng hình thức ghi điểm. Đội thua sẽ cố gắng hơn trong
những lần thi sau hoặc có thể phạt nhẹ.
20
b.6.3. Trị chơi thử tài chí nhớ
c. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới
* Ưu điểm:
- Không mất nhiều thời gian, công chuẩn bị mà giáo viên và học sinh vẫn
hoàn thành tốt các mục tiêu dạy, học một cách nhẹ nhàng.
- Giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà cịn tạo khơng khí lớp học thoải
mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Giúp các học sinh yếu, nhút nhát có
cơ hội tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Giáo viên được đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, khơng
gị bó.
- Học sinh được nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh
nhẹn.
- Tạo thái độ học tập nhóm, sự phân công lao động, hợp tác trong thực hiện
nhiệm vụ.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh.
* Nhược điểm:
- Học sinh gây ồn ào trong q trình tổ chức trị chơi.
7. Khả năng áp dụng của giải pháp:
21
Với sáng kiến: "Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy mơn Vật lí bằng
phương pháp kết hợp trị chơi cho học sinh lớp 6A trường PTDTBT THCS Đứa
Mòn, huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn La, năm học 2019-2020" có khả năng áp dụng và
có hiệu quả tích cực đối với các trường trung học cơ sở trong huyện.
- Đây là năm đầu tiên tôi nghiên cứu sáng kiến: "Giải pháp nâng cao hiệu
quả giảng dạy mơn Vật lí bằng phương pháp kết hợp trò chơi cho học sinh lớp 6A
trường PTDTBT THCS Đứa Mịn, huyện Sơng Mã, tỉnh Sơn La, năm học 20192020".
- Sáng kiến này có thể áp dụng trong việc giảng dạy mơn Vật lí ở tất
cảbcác khối lớp .
- Áp dụng sáng kiến này chủ yếu trong các tiết luyện tập, ôn tập, trong tiết
dạy bài mới.
- Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đưa sáng kiến vào thực nghiệm tơi
thấy: “Hồn tồn có thể đưa sáng kiến vào áp dụng trong nhà trường”.
8. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
8.1. Hiệu quả kinh tế
Qua thời gian áp dụng chúng tôi nhận thấy sáng kiến đem lại hiệu quả về
kinh tế như sau: Không phải đầu tư chi phí tiền bạc nhiều mà chủ yếu đầu tư về
thời gian, cơng sức chuẩn bị và thiết kế trị chơi cho học sinh. Tài liệu chủ yếu
thông qua sách giáo khoa và sách nâng cao, tài liệu còn lại được tìm kiểm qua
mạng internet
8.2. Hiệu quả xã hội
Giải pháp áp dụng đã có hiệu quả, kết quả là tất cả học sinh đều hứng thú
tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hơm nào có trị chơi là các em rất hứng
thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các hoạt động giữa thầy và
trò.
Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh
nắm vững kiến thức hơn, u thích mơn học hơn. Kinh nghiệm này đã giúp học
sinh trung bình, học sinh yếu tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học, giúp các
em tự tin hơn vào bản thân.
Học sinh đã chủ động, tích cực tự giác tìm kiếm tri thức hơn; vì vậy giờ
học đã sôi nổi hơn, sách giáo khoa đã được sử dụng nhiều hơn trong học tập. Học
sinh vui vẻ tiếp nhận mơn học một cách có hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách
có hiệu quả, giờ học đã hấp dẫn hơn, lôi cuốn, học sinh được hoạt động nhiều
hơn, tích cực hơn và tiếp thu bài tốt hơn.
Việc vận dụng sáng kiến với học sinh lớp 6A đã thu được hiệu quả rõ dệt, cụ
thể chất lượng bài kiểm tra học kì I và bài kiểm tra 1 tiết trong học kì II của học
sinh lớp 6A (áp dụng sáng kiến) đã được nâng nên rõ rệt so với bài kiểm tra của
lớp 6B (không áp dụng sáng kiến).
22
* Kết quả so sánh đối chứng của lớp 6A (đã áp dụng sáng kiến) so
với lớp 6B (không áp dụng sáng kiến):
Điểm
Lớp
Tổng
số
Giỏi
SL
%
Khá
SL
Trung bình
Yếu
%
SL
%
SL
%
6A
35
4
11,4 10
28,6
21
60
0
0
6B
33
0
0
21,2
23
69,7
3
9,1
7
9. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện được sáng kiến này thì phải đảm bảo các điều kiện:
Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nâng cao trách nhiệm của người giáo
viên trong giảng dạy bộ mơn Vật lí 6; có tài liệu tham khảo đầy đủ; trong quá trình
thực hiện cần lắm rõ quy trình thực hiện tổ chức trị chơi. Đặc biệt nắm vững
phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm trung tâm, chuẩn bị tốt các phương
tiện dạy học, cần sự giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn, sự hợp tác của học sinh.
Bản thân phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ, tổ chức thực hiện giảng dạy, đánh giá theo hướng đổi mới, tổ chức các
phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó địi hỏi sự hợp
tác, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, sự ủng hộ nhiệt tình từ phía học
sinh.
Đề nghị UBND các cấp, phòng giáo dục đào tạo, BGH trường PTDTBT
THCS Đứa Mòn tăng cường quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác giảng dạy để giờ dạy đạt kết quả cao. Cung cấp thêm tài liệu tham khảo của
giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức học tập các chun đề
nâng cao chất lượng mơn Vật lí.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến đã được áp dụng tại trường PTDTBT THCS Đứa Mòn trong năm
học 2019-2020 bước đầu đã thu được kết quả rất quả tích cực, đặc biệt giúp nâng
cao hiệu quả giảng dạy bộ mơn Vật lí trong năm học 2019-2020 và trong những
năm tiếp theo.
23
Thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ, các giáo viên có thể chia sẻ, trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất
lượng chun mơn trường.
12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử: (nếu có)
13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu: (nếu có)
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG KHOA
HỌC NHÀ TRƯỜNG
Đứa Mòn, ngày tháng 6 năm 2020
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Phường
24
Phụ lục 1
Minh chứng biện pháp 2, 3
25