Phòng tối, cái thú của người chụp film
Phần 1
Giới thiệu
Chắc hẳn đối với mọi người chụp film từ những người đã gắn bó lâu năm,
đã quá quen với film và cái gọi là „những quá trình ướt“ (các quá trình theo
phương pháp thủ công để đi tới một bức ảnh hoàn chỉnh), đến những người mới
đến với máy film và film như một „nghệ thuật sắp bị đánh mất“ thì phòng tối –
dark room đối với ai đó luôn luôn là thú vui, sự khám phá, là bí mật hay chỉ là cái
sự tự sướng và mãn nguyện với bức ảnh trên tay mà để làm ra nó, người chơi ảnh
phải bỏ ra một khoảng thời gian, công sức lớn mà những người chụp ảnh kỹ thuật
số chỉ có cách „lắc đầu, lè lưỡi“.
Tổng quát mà nói, ở cái thời đại gọi là „kỹ thuật công nghệ“ như bây giờ thì
chụp ảnh film so về thời gian, sự tiện lợi cũng như chất lượng, kinh tế thì chắc
chắn chẳng thể so sánh được với chụp ảnh số. Nhưng tại sao vẫn có những người
say mê với ảnh film và các quá trình làm ảnh thủ công, say mê với việc giốt mình
hàng giờ trong phòng tối trộn, ngoáy, xóc, tráng, rửa… hàng giờ để ra được một
bức ảnh như ý? Một phần lớn của câu hỏi này mong rằng các bác sẽ tìm được lời
giải đáp qua những bài viết về phòng tối này.
Trong những bài viết tới đây, em sẽ cố gắng đưa ra một cách tổng quát nhất
từ những quá trình cơ bản đến những phương pháp đặc biệt của một bức ảnh thủ
công. Trong box Film - Nghệ thuật sắp bị đánh mất này đã có một số bài viết về
những quá trình tráng film, nhưng giường như các bài viết đó chỉ dừng lại ở mức
độ tham khảo chứ theo đó thì một người bắt đầu muốn tự tráng film khó có thể coi
đó như một tài liệu hoàn chỉnh được. Trong box này em biết có rất nhiều bác đã và
đang làm film theo phương pháp thủ công, vậy nên trong những bài viết của mình
em cũng muốn có thêm những góp ý của các bác để đây có thể trở thành một tài
liệu hoàn chỉnh với mục đích chích của nó là giúp đỡ những người thực sự muốn
bước chân vào rửa film, làm ảnh.
Mở đầu của serial về phòng tối của mình em sẽ giới thiệu về những dụng cụ
cần thiết để trang bị cho phòng tối. Tiếp theo đó sẽ là bài viết về quá trình tráng
film, ở đây em sẽ chỉ nêu quá trình tráng film đen trắng vì lý do duy nhất là sự đơn
giản của tráng film đen trắng (film màu đòi hỏi nhiều dụng cụ hơn do nhiệt độ
tráng và quá trình xóc khi tráng cũng như những hóa chất phức tạp mà khó kiếm
của nó). Trong đây em cũng sẽ đưa ra một số công thức của hóa chất tráng film để
cho những bác không có khả năng mua nó ở cửa hàng có thể tự chế tại nhà. Cùng
với bài viết về tráng film đen trắng sẽ là những sai lầm trong quá trình tráng film
và cách giải quyết nó. Bài cuối cùng của phần một của serial về phòng tối sẽ là
tổng hợp những ảnh hưởng chính đến film trong quá trình tráng như nhiệt độ, thời
gian, chu kỳ xóc và cách xóc hộp tank. Phần thứ hai của serial này sẽ nói về các
dụng cụ để phóng và rửa ảnh trong phòng tối, quá trình rửa, phóng ảnh và những
sai sót khi rửa ảnh. Cuối cùng là những kỹ thuật phóng ảnh nâng cao – PhotoShop
trong phòng tối của ảnh thủ công.
Phần 1: Phòng tối và các trang bị
Nói đến từ phòng tối, chắc hẳn những người chưa biết đến nó có thể nghĩ
đây là một phòng thí nghiệm với những máy móc, dụng cụ, chai lọ phức tạp,
nhưng sự thực là phòng tối theo một cách nào đó có thể là cái tủ đựng quần áo mà
người tráng ảnh chui vừa, hay chỉ là một chiếc túi đen đặc biệt cho phép người
tráng ảnh mở hộp film và lắp film vào hộp tráng film – tank. (cuộn film gần đây
nhất em rửa là trong phòng ngủ và khi cho film vào tank em ngồi trong tủ quần áo
tắt hết đèn để đảm bảo tối… vẫn ra và sướng)
Một phòng tối cơ bản phải đáp ứng đủ ba điều kiện, đó là có nước chảy, có
„đủ tối“ và có hệ thống cửa thông thoáng. Thứ nhất cần có nước là vì sau khi
tráng film bằng thuốc hóa chất xong thì công đoạn rửa film cũng rất quan trọng,
công đoạn này loại bỏ hết tất cả các hóa chất đọng lại trên film giúp cho film có
tuổi thọ lâu hơn. Thứ hai cũng là cái quan trọng nhất, khi tháo film khỏi hộp thì
film vẫn chưa chịu được ánh sáng (chưa được tráng) và trong khả năng xấu nhất
thì film sẽ bị cháy hoàn toàn và ít nhất thì sẽ bị lộ sáng, điều này thể hiện ở những
vệt sáng đốm hoặc dài chạy trên film. Thứ ba, hệ thống thông gió giúp điều hòa
không khí trong phòng tối và tránh việc ta phải hít phải hơi thuốc hóa chất nhiều
(mặc dù hóa chất rửa film đen trắng không độc hại nhưng làm việc với nó nhiều
giờ trong môi trường kín sẽ có thể gây đau đầu, chóng mặt…). Trong một số điều
kiện nhất định thì phòng tối có thể được làm trong buồng tắm, nơi có nước chảy,
có chỗ đổ hóa chất và có thể mở cửa để thông thoáng. Nhưng cái khó nhất đối với
phòng tối – buồng tắm là việc che kín không cho ánh sáng lọt vào khi ta tháo film
ra khỏi hộp. Có một số người giải quyết vấn đề về ánh sáng bằng cách sử dụng túi
đặc biệt để tháo film khỏi hộp và lắp vào tank, tuy nhiên không phải ai cũng mua
được nó một cách dễ dàng.
Sau khi đã có một chỗ có thể làm tối hoàn toàn và có nước chảy, có chỗ để
đổ hóa chất thải (bồn rửa là tốt nhất), và chỗ đó có thể mở cửa hay làm cách no đó
để thông thoáng, thí việc thứ hai là trang bị cho phòng tối của mình. Phòng tối của
em là phòng dùng để tráng film cũng như phóng và rọi ảnh nên em dùng hầm dưới
nhà để làm việc đó. Lưu ý các bác một điều quan trọng là tất cả những đèn để
chiếu sáng trong phòng tối nên đặt công tắc ở phía trong, ở cao và gần chỗ mình
làm việc để tránh việc các bác đang quấn film vào lọ thì vợ các bác bật đèn vào
giặt quần áo (phòng tối – buồng tắm) hay ai đó chẳng may bật đèn lên, và có thể
như trường hợp của bạn em, để công tắc đèn thấp và trong khi cuộn film dựa vào
tường… đèn bật sáng và…mếu! Trở lại việc trang bị cho phòng tối để rửa film
(trang để rọi, tráng ảnh sẽ được nói trong phần hai của serial này), cái quan trọng
nhất là tank – hộp rửa film. Trên thị trường có nhiều loại hộp rửa film của các
hãng khác nhau, nhưng nhìn chung cấu trúc của nó là một hộp kín có nắp đậy,
trong có vòng để cuộn film vào và cấu trúc của hộp cho phép ta mở nó ra để đổ
thuốc hóa chất đi cũng như cho hóa chất khác vào mà không làm ánh sánh lọt vào
hộp ảnh hưởng đến film.
Tank tốt nhất và cũng có thể là đắt nhất của hãng JOBO, rẻ hơn thì có
Kaiser hay Hama, và loại cổ và rẻ tiền nhất thì của Plastimat. Lưu ý là chất lượng
cũng như sự tiện lợi khi tráng film của tank dựa trên giá thành của nó. Chẳng hạn
như một số tank của Plastimat mà em đang dùng không cho phép cuốn film vào
vòng cuốn khi vòng cuốn bị ướt, điều này rất làm mất thời gian khi ta rửa liên tục
nhiều cuộn film. Khó khăn thứ hai của tank rẻ tiền là việc nó không cho phép ta
xóc ngược tank khi tráng vì có thể làm nước đổ ra ngoài. Với những người mới
chơi phòng tối thì việc đầu tư một tank tốt là khá quan trọng!
Dụng cụ quan trọng tiếp theo là nhiệt kế. Nhiệt kế cho phép ta kiểm tra
nhiệt độ của hóa chất tráng film, cái mà ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình tráng.
Nhiệt độ chuẩn cho quá trình tráng film là 20oC. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn thì
làm cho film thiếu tương phản và thời gian rửa sẽ phải rút ngắn và ngược lại. Lý
tưởng là khi nhiệt độ đúng 20 oC!!! Với những người đã có kinh nghiệm trong
tráng film thì nhiệt độ có thể xuống dưới hoặc trên 20 oC chênh lệch trong khoảng
2 oC (bằng cách rút ngắn hay kéo dài thời gian) và kết quả vẫn được như mong
muốn, nhưng đối với người mới tráng thì nên cố gắng giữ đúng nhiệt độ ở mức 20
oC. Cũng có một số người tráng film không cần nhiệt kế, thử thời gian tráng bằng
cách cắt lấy một mẩu film trong hộp cha bị lộ sáng và nhúng vào nước hóa chất
rửa và bấm đồng hồ, khi film chuyển sang màu đen thì ta xem đồng hồ và khoảng
thời gian kéo dài đó chính là thời gian tráng. Một lần nữa, đối với người mới bắt
đầu ta nên dùng nhiệt kế để đảm bảo chính xác và đơn giản hóa bước tiến hành!
Tiếp theo là những dụng cụ để hòa hóa chất như bình có chia dung lượng,
các lọ đựng hóa chất, phễu để đổ hóa chất, đũa để quấy và nước tinh khiết. Tại
sao phải là nước tinh khiết? chính nước tinh khiết mới đảm bảo được trong quá
trình tráng film để thứ nhất không làm cho các hóa chất phụ trong nước máy có
thể ảnh hưởng đến hóa chất tráng và thứ hai nước tinh khiết không chứa các cặn
bẩn có thể làm xước film trong quá trình tráng (em rất sợ xước film khi tráng, có
lần khi rửa xong đánh rơi film xuống đất và bụi đính vào em không biết… sau khi
scan lên mới thấy những vết xước dài trên flame, tức kinh khủng). Nếu các bác
không thể kiếm được nước tinh khiết thì có thể lấy nước máy đun sôi để nguội rồi
lọc qua một số lớp mang vải (quấn vải quanh nắp lọ và rót nước sang lọ khác).
Bằng cách đó ta cũng có thể làm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt của
nước đến film và hóa chất rửa film. (các bác cũng có thể dùng nước khoáng tinh
khiết để rửa film như „ai đó“ mà em quen…)
Cuối cùng là trong phòng tối nên trang bị vài hàng dây phơi giống dây
phơi quần áo. Cái này để phơi khô film sau khi tráng và để treo ảnh sau khi đã rọi,
rửa xong. Cái không thể thiếu nữa là một số cặp (giống như cặp quần áo) để cặp
và treo film. Tại những cửa hàng bán đồ chuyên để tráng film có các loại cặp đặc
biệt để treo film nhưng em thấy nếu các bác dùng cặp nhựa nặng nặng một tí để
một cái có thể cặp chặt được film và một cái cặp giữ film duỗi thẳng khi phơi thì
cũng không khác gì lắm so với cặp đặc biệt mua ngoài cửa hàng.
Phần 2 : Hóa chất tráng phim
Vâng, bây giờ là đến nó… nó ở đây chính là hóa chất tráng film. Xin nhắc
lại với các bác là hóa chất tráng film đen trắng không độc để các bác khỏi phải
lo… liệt dương hay gì đó như em có được nghe bác nào đó nói thế. Hóa chất dùng
để rửa film màu thì có độc hơn thật, nhưng để rửa film đen trắng thì các bác không
phải lo, tráng film xong rửa tay sà phòng kĩ là chẳng sao. (rửa tay sà phòng kĩ vì
thuốc tráng film hơi có mùi… thối, nếu không rửa kĩ sợ rửa xong ngồi đâu đó ăn
MC Donald mất ). Hóa chất tráng film được phân ra làm ba loại,ngon lắm thuốc
hiện hay còn gọi là thuốc rửa ảnh, tiếng Anh là developer, thuốc làm ngưng quá
trình hóa học của thuốc hiện hay em gọi đơn giản là thuốc ngưng – stop bath và
cuối cùng là thuốc giữ cho film ở trạng thái như sau khi hiện ở điều kiện ánh sáng
bình thường, em gọi đơn giản là thuốc giữ - fixer.
- Thuốc hiện: Thuốc hiện giúp cho lớp hóa chất nhờn trên bề mặt của film
chuyển từ dạng không nhìn thấy sang nhìn thấy, nghĩa là sau khi tráng qua thuốc
hiện thì trên film đã xuất hiện hình chụp, tuy nhiên film vẫn nhạy sáng, nghĩa là
vẫn không chịu được ánh sáng bình thường (nên quá trình hiện diễn ra trong điều
kiện tối hoàn toàn của tank). Về mặt hóa học, thuốc hiện là dung dịch ba zơ (-
OH)… mà thôi, để cho khỏi gây rắc rối với người mới tráng film em sẽ ngừng nói
về lý thuyết của quá trình hiện mà sẽ chỉ tập trung vào cơ bản của nó. Cơ bản thì
thuốc hiện chia làm hai loại, loại dung dịch và loại bột. Loại dung dịch dễ sử dụng
hơn vì dễ dàng pha chế, loại bột thì có nhiều loại hơn vì có thể kết hợp nhiều loại
hóa chất khác nhau. Trong những cửa hàng chuyên bán đồ tráng rửa ảnh ta còn tìm
thấy những loại thuốc hiện đặc biệt mà nhờ nó ta có thể làm tang, giảm độ nét,
tăng, giảm số lượng hạt trên film (sạn nhiều hay ít cũng như to hay nhỏ), có loại có
thể ảnh hưởng đến màu sắc, tone của film… Với người mới chơi thì nên chọn loại
bình thường để thử trước, sau khi đã có một số kinh nghiệm nhất định có thể
chuyển sang dùng những loại đặc biệt như trên. Nếu các bác mua thuốc hiện ở
ngoài cửa hàng thì trên bao bì bao giờ cũng ghi cách thức pha chế thuốc. Với mỗi
loại thuốc thì cách pha chế là khác nhau cũng như nồng độ của nó để rửa mỗi loại
film là khác nhau. Để biết được rõ loại thuốc nào pha chế với nồng độ ra sao, thời
gian bao lâu thì có thể tham khảo thêm trang web:
bảng chỉ dẫn nồng độ pha và thời gian
cho từng loại thuốc ứng với mỗi loại film. Thường thì thời gian giữ thuốc hiện
trong hộp tank để phải ứng giữa lớp hóa chất trên film và thuốc hiện diễn ra là từ
6-9 phút, tùy theo loại film cũng như thuốc cũng như kinh nghiệm của mỗi người
mà ta điều chỉnh chính xác thời gian này. Tổng quan mà nói thì nếu thời gian này
ngắn thì film sẽ cho độ tương phản thấp, ít sạn (noise) và film sẽ sáng hơn. Ngược
lại với thời gian lâu hơn cho phép film sẽ nhiều tương phản, tối hơn và nhiều sạn.
Thuốc hiện cũng có thể tự pha chế bằng việc mua các hóa chất ở cửa hàng bán hóa
chất công nghiệp (ở Hà Nội nếu em nhớ không nhầm thì ở trên phố Hàng Gà có
một cửa hàng như thế). Tự pha chế thuốc thì ta có thể ảnh hưởng toàn bộ đến chất
lượng film nhưng lại đòi hỏi một hiểu biết nào đó cộng với thời gian. Một số „bài
thuốc hiện“ em sẽ nêu ra trong bài sau của serial này.
- Thuốc ngưng: Có một số người dùng thuốc ngưng là nước bình thường,
cái này thực ra không hoàn toàn tốt cho film. Về mặt lý thuyết mà nói, sau khi các
phản ứng hóa học sảy ra sau khi ta đã đổ thuốc hiện vào thì lớp dung dịnh trên bề
mặt film mang tính kiềm (-OH). Mục đích của thuốc ngưng để làm sạch lớp thuốc
hiện trên bề mặt của film, làm cho quá trình hóa học diễn ra trên film ngừng lại.
Nước chỉ rửa sạch một phần thuốc trên bề mặt film mà không làm sạch hoàn toàn
nó, điều này dẫn tới việc sau khi tráng film xong trên bề mặt film sẽ có thể xuất
hiện những chấm ố nhỏ sáng – kết quả của quá trình hiện vẫn tiếp diễn sau khi
ngưng. Hơn nữa thuốc hiện bám trên film sẽ làm film kém chất lượng và giảm tuổi
thọ của film rất nhiều (điều này sẽ được thấy rõ hơn trên giấy sau khi tráng, rọi
ảnh). Cũng giống với thuốc hiện, thuốc ngưng có thể tìm thấy ở bất kì cửa hàng
bán hóa chất tráng film ảnh nào nhưng đơn giản mà hiệu quả hơn cả là sử dụng
dấm ăn. Dung dịch dấm ăn là dung dịch axit acetic sau khi cho vào tank sẽ sảy ra
phản ứng trung hòa dung dịch kiềm – thuốc hiện, làm sạch hoàn toàn bề mặt film.
Để có được thuốc ngưng từ dung dịch dấm ăn ta phải pha trộn nó để có được dung
dịch 2%. Với dấm ăn mua đóng chai thì thường sẽ là dung dịch tỉ lệ 8% theo tiêu
chuẩn. Để có được tỉ lệ 2% ta pha 1 phần dấm và 3 phần nước (cặn kẽ hơn ví dụ
như 1 lít dấm thì hòa với 3 lít nước). Ở đây nhớ phải là nước cất tinh khiết hoặc
nước đã qua đun sôi và lọc hết cặn (tại sao thì xin xem phần trên của bài này).
Thời gian giành cho thuốc ngưng là khoảng 30s đến 1 phút và nhiệt độ không khắt
khe như khi dùng thuốc hiện nhưng phải ở trong khoảng từ 18-22 oC.
- Thuốc giữ: Thuốc này sử dụng với mục đích làm cho film khỏi bị cháy
khi ra ngoài ánh sáng. Về thuốc giữ thì thường có hai loại: thuốc giữ thường và
thuốc giữ dùng nhanh. Xét về mặt kinh tế và sự tiện lợi của nó thì người ta hay sử
dụng thuốc giữ dùng nhanh (em cũng thế vì rẻ tiền!). Cũng giống như thuốc hiện,
thuốc giữ được pha chế theo công thức ghi trên bao bì của thuốc và thời gian hay
nhiệt độ cũng vậy. Nhiệt độ ở đây phải được giữ trong khoảng từ 18-22 oC và thời
gian thường là từ 6-8 phút.
Ở đây xin nhắc lại rằng nhiệt độ, nồng độ và thời gian tương tác với film
của mỗi loại thuốc là rất quan trọng và cần được giữ đúng để đảm bảo chất lượng
của film. Đặc biệt là nhiệt độ của thuốc hiện, với những người có kinh nghiệm thì
sẽ đồng ý với em là khi nhiệt độ thuốc hiện chênh trên hoặc dưới nhiệt độ chuẩn
20 oC thì kết quả sẽ khác nhau khá nhiều.
Đây là toàn bộ cơ bản về trang bị để tráng film, nếu người mới tráng film
đọc đến đây và hiểu hết cũng như đã có đầy đủ các trang thiết bị cơ bản này thì coi
như đã đi qua được 60-70% để đi cái đích là một cuộn film hoàn chỉnh do mình tự
tay rửa. Ở bài tiếp theo sẽ là phương pháp và quá trình tráng film đen trắng cơ bản.
Phần 3: Phương pháp tráng film đen trắng
Vâng, sau một thời gian chuẩn bị từ phòng tối đến trang bị cho nó thì cái
ngày mà các bác mong đợi đã đến, ngày mà người chụp film mong chờ - ngày rửa
cuộn film đâu tiên trong điều kiện ở nhà. Trước khi mở cuộn film đầu tiên ra em
khuyên các bác nên chọn một ngày tốt, chẳng mất gì nếu các bác mua con gà, nải
chuối để nhờ các cụ phù hộ cho nó lên :D:D. Ngày này nên ngủ đủ lâu, đầu đủ tỉnh
táo để có một tâm trạng thoải mái khi bước vào phòng tối. Trước khi vào phòng
tối, em lại khuyên các bác đọc kỹ lại những bước tiến hành mà em sẽ viết ở đây
cũng như không quên thử lại những dụng cụ để tráng film. Các bác cũng nên thử
tắt đèn để quen với đk trong phòng tối và tiện lợi nhất là tất cả những đồ tráng film
được để trên bàn xung quanh mình, để sau trong bóng tối các bác không phải tìm
mò lâu. Quan trọng hơn là các bác hãy kiếm một cuộn film tráng rồi mà không
dùng tới và thử lắp nó vào tank xem có được không và thử lại nhiều lần để cho
quen (thử trong đk tối). Cái cuối cùng mà em quên giới thiệu ở phần trang thiết bị
là cần thêm một cái mở beer để cậy nắp film, lần đầu tiên em không có cái mở
phải dùng kìm và tuốc nơ vít cậy và ghè cái nắp mãi mới ra… may mà lần đó film
không bị lộ sáng và hỏng.
Sau khi đã quen với phòng tối và các thiết bị trong đó thì ta tiến hành tráng
thôi. Quá trình tráng film có thể được tóm gọn lại theo từng bước thế này: Tháo
film ra khỏi hộp và lắp nó vào tank (quá trình này trong điều kiện không có bất kỳ
một ánh sáng nào!). Sau khi đóng nắp tank thì các bác có thể bật đèn lên. Quá
trình tiếp theo là đổ thuốc hiện vào và xóc lọ tính giờ. Tiếp tới là thuốc ngưng, xóc
lọ, tính giờ. Thuốc thứ ba là thuốc giữ, xóc lọ và tính giờ. Sau khi đổ thuốc giữ ra
thì ta có thể bật đèn và mang film ra rửa bằng nước máy chảy liên tục trong vòng
3-5 phút. Cuối cùng là phơi khô film và cắt thành từng đoạn để lưu giữ.
- Tháo film khỏi hộp và lắp nó vào tank: Quá trình này được thực hiện
trong phòng tối hoàn toàn. Các bác dùng cái mở beer để cậy nắp film ra (nắp đáy).
Sau đó rút film ra khỏi hộp. Lúc này do film nằm trong hộp lâu nên sẽ bị
xoắn, các bác kéo một đoạn film dài ra để cho đỡ xoắn làm khó khăn cho việc lắp
nó vào tank. Các bác dùng kéo cắt đầu film cho tròn để nó có thể dễ lắp vào spiral
(spiral - cái vòng lắp film ở trong tank).
Nên nhớ là khi làm việc với film các bác nên tránh cầm vào mặt film mà
chỉ cầm vào phía cạnh vì nếu cầm vào mặt có thể làm ảnh hưởng đến lớp tráng
trên bề mặt film. Sau khi các bác đã lắp được film vào trong spiral và đóng tank lại
rồi thì ta có thể bật đèn lên vì lúc này film đã được nằm trong tank và ánh sáng
không thể lọt vào được.
- Quá trình tương tác của thuốc hiện và film: Dung dịnh của thuốc hiện
cũng như các loại thuốc còn lại các bác nên chuẩn bị trước khi tiến hành tráng film.
Nên nhớ phải giữ đúng tỉ lệ pha và nhiệt độ của thuốc (20 oC).
Em giải quyết việc giữ nhiệt cho thuốc bằng cách ngâm bình chứa lượng
thuốc cần dùng vào một chậu nước và trong chậu cắm một cái điều hòa nhiệt bể cá
vào (cái que điều hòa nhiệt độ của bể cá các bác có thể tìm mua ở những cửa hàng
bán bể cá…). Cái điều hòa này các bác nên chỉnh nhiệt độ khoảng 22 – 23 oC vì
sau khi ngâm bình đựng thuốc hóa chất vào thì nhiệt độ của hóa chất trong bình do
cách với nước một lớp nhựa sẽ bị giảm đi một chút (lý thuyết vật lý cơ bản). Để
cho chính xác các bác nên cắm cái nhiệt kế vào trong bình dựng hóa chất và chờ
cho đến khi nhiệt độ của hóa chất lên tới khoảng 21 oC thì bỏ hóa chất ra và rót
vào tank. Sau khi hóa chất đã được rót vào tank rồi các bác đóng nắp lại và đập
nhẹ tank vài lần xuống mặt bàn để cho phía trong tank trên bề mặt của film những
hạt không khí nhỏ không bị bám vào (nguyên nhân của những chấm to nhỏ màu
trắng trên film sau khi rửa). Liền với lúc đổ nước vào các bác bấm đồng hồ tính
giờ. Sau khi đập tank vài lần xuống bàn thì ta bắt đầu quá trình xóc. Các bác xóc
ngượi tank, lặp lại trong khoảng thời gian 30s. Sau đó đập lại 1 lần xuống bàn và
để tank nghỉ.
Thời gian tiếp xúc của thuốc hiện và film được định ra riêng cho mỗi loại
film là khác nhau (xem phần giới thiệu về thuốc hiện của em ở bài trên). Ở đây ta
ví dụ nếu thời gian đó là 7 phút thì sau 30s của phút đầu tiên các bác để tank nghỉ
và cứ mỗi 15s của một phút các bác xóc tank và lật lại. (có người xóc với chu kỳ
30s một, nhưng theo kinh nghiệm của em thì xóc ở mỗi 15s đầu tiên của một phút
là hợp lý nhất). Trở lại với ví dụ của chúng ta ở thời gian cho phép là 7 phút, sau
lần xóc ở phút thứ 6 (15s) thì ta đợi tiếp khoảng 35s (trước 10s khi kết thúc quá
trình tương tác thuốc hiện - film) và sau đó đổ dung dịch thuốc hiện đi. Lưu ý ở
phần này nếu các bác rửa nhiều film liên tục thì có thể đổ thuốc hiện đã dùng vào
một lọ riêng có đánh dấu để dùng lại, nhưng nếu không rửa nhiều film ngay thì
nên đổ đi vì dung dịnh này không cất giữ được (bị ô xi hóa theo thời gian) và nếu
có dùng lại thì thời gian tương tác cũng phải thay đổi – một khó khăn khác cho
người mới tráng film. Sau khi đã đổ thuốc hiện ra rồi thì sẽ tới bước tiếp theo là đổ
thuốc ngưng.
- Quá trình tương tác của thuốc ngưng và film: Khác với thuốc hiện đòi
hỏi nhiệt độ khắt khe 20 oC, thuốc ngưng có thể có nhiệt độ chênh lệch từ 18-22
oC nhưng không được vượt quá ranh giới này! Sau khi đổ thuốc ngưng vào các
bác xóc tank liên tục trong vòng 30s. Chú ý chỉ xóc nhẹ chứ không quá nhanh,
mạnh để tránh làm cho film chệch khỏi range trong spiral làm film bị bết vào nhau.
Sau khi hết 30s ta đổ thuốc ngưng ra và chuẩn bị để đổ thuốc cuối, thuốc giữ vào.
- Quá trình tương tác của thuốc giữ và film: Cũng giống như ở thuốc
ngưng, thuốc giữ phải có nhiệt độ từ khoảng 18-22 oC và thời gian thì thường là 6-
8 phút. Thời gian này không hoàn toàn quan trọng nhưng không nên ít hơn 6 phút
và nhiều quá 10 phút để tránh cho film bị noise một cách không đều và nát. Em
thường làm trong thời gian 7-8 phút. Hết thời gian này ta có thể mở tank ra, đổ
thuốc đi và gỡ film ra khỏi spiral. Em tin đây là khoảng thời gian hồi hộp và sung
sướng nhất của người tráng film, khi cầm trên tay cuộn film vẫn còn ướt, gỡ nó ra
và soi ra ánh sáng xem thấy những khung hình tuyệt vời mà mình đã gắng công
chụp được, lau mồ hôi trên trán và thở phù một cái… Nhưng các bác chớ nên quá
vui mừng để rồi có lần lại đánh rơi film xuống đất như em. Vẫn còn một quá trình
nữa!
- Quá trình rửa film bằng nước máy: Các bác có thể để film vào trong
tank và đưa nó vào bồn rửa, vặn nước cho chảy liên tục trong vòng 3 phút. Em
thường dùng sà phòng rửa bát để rửa film, lý do là vì em muốn cho film sạch hoàn
toàn hóa chất để có thể cất giữ được trong thời gian dài. Vâng, sau khi rửa xong thì
các bác có thể lấy cặp treo film lên phơi khô và soi nó qua kính lúp ngắm những
tác phẩm tuyệt vời của mình. Các bác nên gọi vợ con vào khoe cuộn film đầu tiên
và thoải mái hãnh diện vì mình đã nằm trong số ít những người chụp ảnh thực sự
yêu và bỏ nhiều công sức để tạo nên một bức ảnh tuyệt vời.
Đến đây em xin kết thúc quá trình tráng film, ở những bài viết sau em sẽ
trình bày những sai lầm trong khi tráng film và cách giải quyết cũng như những
„bài thuốc“ hay để pha chế thuốc hiện tại nhà. Em cũng rất mong chờ cho đến
những bài viết này được thấy ảnh scan từ film do chính các bác rửa, để cho nghệ
thuật chụp film khỏi bị đánh mất. Trong các bài viết này em đã cố tránh để không
đi sâu vào lý thuyết, các phương trình cũng như quá trình phản ứng giữa film và
các hóa chất để tránh cho người mới bước vào „phòng tối“ khỏi bị rối, nếu có
những câu hỏi nào liên quan đến những vấn đề quanh việc tráng film thì mời các
bác cứ hỏi, em sẽ cố gắng giải đáp một cách cặn kẽ, đầy đủ nhất. Đặc biệt em cũng
mong những góp ý, chỉnh sửa của những người đã từng gắn bó với tráng rửa film,
ảnh, đã có kinh nghiệm về việc này giúp đỡ nhằm nâng chất lượng của các bài viết,
khiến nó trở thành cẩm nang hay ít ra cũng là hướng dẫn cơ bản cho người mới
bước vào… phòng tối
Phòng tối, cái thú của người chụp film - Phần 2
Phần 4 – Những cách tráng film hiệu quả nhất để có được một bức ảnh
như ý
Vâng, có thể sau loạt bài về tráng film cơ bản thì có thể một số bác đã có
được chút khái niệm sơ cấp, hay có thể là một số kiến thức tương đối về tráng film,
cũng như sau loạt bài này, có bác đã khóa mình hàng giờ trong phòng tối để sau đó
tự sung sướng với sản phẩm của mình, cái có thể chưa thật sự hoàn hảo nhưng
cũng đáng để tự hào. Ở đoạn kết của phần tráng film cơ bản em có đề cập đến
những sai sót trong tráng film mà ta có thể gặp phải trong quá trình làm việc với
phòng tối, cái mà sẽ được trình bày tiếp theo đây. Nhưng trước hết ở bài tiếp này
các bác cho em đề cập đến một vấn đề sâu hơn một chút về tráng film, đó là cách
để làm sao có thể tráng film hiệu quả nhất. Hiệu quả ở đây được hiểu như cách
chọn những loại film để từ đó tương ứng với từng loại thuốc tráng, cách tráng từng
bước để làm sao tránh được những tác động xấu đến film.
Có lẽ việc đầu tiên của công đoạn tráng film, việc rút film ra khỏi hộp chứa
film và cuộn nó vào tank em sẽ không đề cập cụ thể nữa vì cái đó đã được trình
bày rõ ràng ở phần trên của loạt bài. Em chỉ có một chú ý nhỏ là khi tháo film ra
khỏi hộp, film phải được ở trong môi trường tối hoàn toàn, cái này có thể ảnh
hưởng đến film nhiều. Điều quan trọng hơn để đạt được kết quả như ý là cách
chọn các loại film phù hợp, cách dùng những loại thuốc hiện khác nhau, và cuối
cùng là cách tráng (thời gian, nhiệt độ và cách „xóc lọ“).
1/ Đôi lời về các loại film đen trắng thông dụng:
Chắc chắn rằng chẳng cần em giải thích thì các bác cũng biết được ở film
đen trắng, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nhiều nhất là ISO. ISO quyết định
độ sạn của ảnh (noise) đặc biệt là khi ảnh được phóng lớn hơn khổ A4 bằng
phương pháp thủ công. Cách chọn ISO thế nào thì phải tùy thuộc vào sở thích
cũng như mục đích sử dụng của mỗi người. Nói chung thì trong thời điểm này ta
có rất nhiều chọn lựa khi mua film. Các hãng sản xuất film cạnh tranh với nhau
thường thông qua ISO của film. Mỗi loại film cho một độ sạn cũng như hạt sạn
khác nhau, nói một cách khác thì mỗi loại film „ăn sáng“ (ăn ánh sáng - em gọi
thế cho nó thuần việt :) một cách khác nhau. Cách ăn sáng của từng loại film cũng
quyết định độ tương phản trong ảnh. Theo cách ăn sáng ta có thể chia film ra làm
ba loại: Loại ăn sáng ít: film có ISO đến 50, loại ăn sáng trung bình (ISO = 100-
200), loại ăn sáng cao (ISO = 400-1000) và cuối cùng loại ăn… nhiều sáng (ISO
từ 1600 trở lên). Những hãng sản xuất film có tiếng như Ilford, Kodak hay với
người chụp phong cảnh là Rollei thì thường cho ra những sản phẩm với ISO lớn
nhưng lại cho sạn nhỏ và tương phản tốt, nhưng nhìn chung thì nếu ISO càng cao
thì độ tương phản càng thấp và càng sạn. Nguyên nhân thứ hai từ tính chất ăn sáng
của film ảnh hưởng đến chất lượng ảnh là cách mà film đen trắng hoán đổi tông
màu. (từ màu đen hoàn toàn tới trắng hoàn toàn có nhiều tông màu xám mà phần
lớn mắt thường của ta không ghi nhận được, những tông màu xám này quyết định
độ sâu của ảnh). Thường thì film với ISO thấp cho ta nhiều tông màu xám hơn so
với film có ISO cao. Điều này theo em nghĩ do các hạt ăn sáng ăn nhiều ánh sáng
khiến film nhiều màu trắng, màu xám bị giảm bớt. Việc ảnh hưởng của ISO tới
tông màu của film là một trong những nguyên nhân tại sao ta sử dụng film với ISO
thấp cho ảnh phong cảnh và ngược lại, film với ISO cao cho ảnh đời thường.
Kinh nghiệm của em là để cho công việc trong phòng tối trở nên dễ dàng
hơn các bác nên thử qua các loại film đen trắng rồi chọn lấy một loại mình ưa
thích nhất để từ đó có thể chú tâm vào việc tráng rửa. Các bác cũng nên có một cái
tủ lạnh để lưu trữ film vì không phải lúc nào và ở đâu các bác cũng kiếm được loại
film ưng ý của mình.
2/ Các loại thuốc hiện và tích chất:
Thuốc hiện giành cho film đen trắng được chia ra làm bốn loại: Thuốc hiện
thông dụng với sạn mịn, thuốc hiện với sạn siêu mịn, thuốc hiện với sạn lớn, sắc
và thuốc hiện đặc biệt.
a) Thuốc hiện thông dụng: Thuốc hiện thông dụng mang tính kiềm yếu và
thời gian tương tác của thuốc với film thường chậm. Ở đây không có gì để nói
nhiều về thuốc hiện thông dụng vì tính chất của nó không làm ảnh hưởng nhiều
đến film. Thuốc hiện thông dụng không làm tăng hay giảm tương phản cũng như
tông màu. Chích vì lý do „thông dụng“ mà thuốc hiện loại này được sử dụng rộng
rãi nhất. Một số loại thuốc hiện thông dụng có thể tìm thấy dễ dàng ở các cửa hàng
bán đồ tráng film (ở VN thì em không biết ở đâu bán) là: Kodak D-76, Ilford ID-
11, Microphen, Terenal Neofin Blue và từ Czech có Foma Fomadon N, P, LQN.
b) Thuốc hiện với sạn siêu mịn: Chích tên gọi của thuốc hiện đã nói lên
toàn bộ tính chất của nó. Thuốc hiện này đẩy các hạn ăn sáng không cho hiện hoàn
toàn khiến cho bức ảnh mịn hơn cho giù được chụp ở ISO cao. Người ta thường sử
dụng thuốc hiện này để tráng film mà cần phóng ảnh với khổ lớn. Điều quan trọng
ở đây là film phải được chụp „đủ sáng“ (thiếu sáng hoặc thừa sáng có thể gây ảnh
hưởng tới ảnh đặc biệt là tông màu của nó – cũng giống như khi các bác chuyển
BW trong photoshop chưa chuẩn í :). Ví dụ của loại này là: Agfa Atomal, Ilford
Perceptol, Tetenal Ultrafin, Kodak Microdol-X và Foma Fomal.
c) Thuốc hiện với sạn lớn, sắc: Thuốc hiện này mang tính kiềm mạnh, việc
này dẫn tới việc film được tráng sẽ có sạn lớn, rõ và sắc nét cũng như tương phản
cao. Việc này do nồng độ của thuốc thường là cao và từ đó thời gian tương tác với
film cũng thấp hơn so với các loại thuốc khác. Ta có thể tìm thấy trên thị trường
thuốc hiện này với ký hiệu: Agfa Rodinal, Ilford Ilfotec HC, Kodak HC 110,
Tetenal Neofin Red, Neopress HC, và Foma R 09, Fomadon LQR. Hay một số
thuốc hiện đại hơn như: Kodak XTol, T-Max, Ilford Ilfosol DD-X, Tetenal
Negafin, Fomadon Excel.
d) Thuốc hiện đặc biệt: Là những loại thuốc với cách sử dụng đặc biệt, loại
thì dùng để tráng hai lần cho kết quả tuyệt vời, loại giành cho những film đặc biệt,
loại chuyên để „kích“ các tông màu xám lên… Về các loại này em xin chỉ dừng lại
ở đây vì thứ nhất em cũng chưa sử dụng các thuốc hiện đặc biệt bao giờ và thứ hai
đối với người tráng film cơ bản thì thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo.
Tất nhiên thì ngoài những loại thuốc hiện em đã nêu trên đây thì ta còn tìm
thấy một số loại thuốc khác với những tính chất khác nhau. Một lần nữa em xin
nhắc lại ở đây, việc lựa chọn thuốc hiện phải phù hợp với film, phù hợp với khả
năng và quan trọng nhất là sở thích của các bác.
Phòng tối, cái thú của người chụp film - Phần 3
Phần 3 của bài viết về phòng tối thú vui của ngừơi chụp phim do thành viên
zui chia sẻ
3/ Quá trình tráng film:
Trong quá trình tráng film ta có thể ảnh hưởng đến chất lượng của film
bằng: Cách xóc lọ, nhiệt độ, thời gian tương tác của film và thuốc. Ở đây em cũng
xin lưu ý ngay với các bác là những ảnh hưởng này không phải lúc nào cũng đúng
với tất cả các loại film, nghĩa là ta cần phải có kinh nghiệm để lựa chọn những yếu
tố có lợi nhất. Chích vì thế mà ở phần trên của bài viết em khuyên các bác sử dụng
chủ yếu một loại film và cũng nên tập chung dùng một loại thuốc hiện, chắc cái
này các bác tiền bối cũng đồng ý với em nhỉ?
a) Cách xóc lọ: Theo lô-gíc thì khi ta xóc tank càng nhiều thì tương phản
của film tráng càng lớn và ngược lại. Điều này được giải thích bằng tương tác giữa
hóa chất hiện với lớp hóa chất trên mặt film diễn ra nhiều hơn và hóa chất trên
film tương tác với hóa chất hiện thường xuyên hơn và luôn được thay đổi. Ngược
lại, khi ta xóc tank ít sẽ làm cho tương tác này kém và lớp hóa chất hiện bám trên
film không được thay đổi liên tục, khiến cho nó bị thoái hóa nhanh và từ đó sẽ
không đủ để cho lớp hóa chất trên film phản ứng hoàn toàn và film sẽ thiếu tương
phản và sắc nét.
b) Nhiệt độ khi tráng film: Ở đây như em đã nói ở phần bài viết trước, nếu
nhiệt độ thuốc hiện càng cao, thì quá trình phản ứng diễn ra càng nhanh và điều đó
nghĩa là ta phải rút ngắn thời gian tương tác lại. Và ngược lại cũng vậy, nếu nhiệt
độ của thuốc hiện thấp sẽ là nguyên nhân khiến ta phải giảm thời gian tương tác để
có một kết quả tốt. Thường thì thuốc hiện có thể dùng được là ở nhiệt độ từ 18-
22oC, trong đó nhiệt độ 20oC được coi là nhiệt độ lý tưởng nhất. Cái bất lợi của
thuốc hiện với nhiệt độ cao là sẽ làm cho film sạn hơn và ít tương phản hơn sau
khi tráng. (tất nhiên có một số loại film yêu cầu nhiệt độ tráng trên 20oC, nhưng
em cũng chưa dùng bao giờ nên sẽ xin không nói đến nó).
c) Thời gian tương tác: Cái này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
tráng film. Thời gian tương tác lâu sẽ làm cho film nhiều tương phản và ngược lại,
nếu thời gian này ít sẽ làm film kém tương phản và không rõ. Cũng bằng việc thay
đổi thời gian tương tác ta có thể tác động trực tiếp đến độ sáng tối, tương phản của
film khi cần thiết, nhưng sự bất tiện của việc tăng, giảm thời gian tương tác
thường thì sẽ làm cho film có nhiều sạn hơn và các vùng sáng cũng bị sử lý kém
hơn. Cũng có thể nói cách pha thuốc cũng làm ảnh hưởng đến film tráng, nhưng
thường thì các loại thuốc hiện đều có ghi rõ liều lượng cũng như cách pha chế
riêng, cũng như mỗi loại film đều đòi hỏi một nồng độ khác nhau của thuốc hiện.
Việc lựa chọn giữa những thông số này cũng như cách làm hoàn toàn phụ thuộc
vào người tráng film. Có thể nói thời gian tráng và cách xóc tank là hai nguyên
nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả của film tráng. Cũng từ việc thay đổi thời
gian và cách xóc tank mà ta có hai phương pháp thường không xa lạ đối với dân
"phòng tối", đó là phương pháp "PULL" và "PUSH". Phương pháp PULL là ta rửa
film với iso cao hơn bằng cách giành cho film với iso thấp hơn, và PUSH thì
ngược lại, ta rửa film với iso thấp hơn bằng cách giành cho film với iso cao hơn.
PULL và PUSH được dùng trong trường hợp khi chụp ảnh cần film có iso cao
(thấp) hơn mà lại không có trong tay film phù hợp, và các bác chụp với máy được
set cho film có iso cao (thấp) hơn khác với thực tế. Sau khi chụp xong thì ta dùng
phương pháp PULL (PUSH) để tráng film. Hai cách này chỉ có hiệu quả trong
vòng 2-3 EV "khẩu" :), còn nhiều hơn sẽ không còn tác dụng. Cái bất lợi của việc
này là làm cho film nhiều sạn hơn bình thường do phải tiếp xúc nhiều (ít) hơn với
thuốc hiện và film bị thiếu tông màu (đặc biệt là một số tông xám – em không
thích làm mấy cái này là vì thế).
Đến đây cũng là bài viết cuối cùng của em về tráng film, em cũng rất mừng
là trong thời gian qua những bài viết này đã có ích cho một số bác bắt tay vào
tráng film. Đúng ra là em còn định viết một bài nữa về các bài thuốc hiện tự làm
cũng như những hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến film (tông màu, sạn hay tương
phản….), nhưng những cái này em cũng chưa thử hết và không phải ai cũng có thể