Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN KHÁNH hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.74 KB, 31 trang )


TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG
TỈNH ỦYCHÍNH
LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG
TRỊ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

*

*

BÀI
THU
HOẠCH
BÀI
THU
HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG:
NỘI DUNG:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO KHÁNH HỊA”
DU LỊCH VĂN HĨA BIỂN ĐẢO KHÁNH HỊA”

Học viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH LONG
Học viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH LONG


Đơn vị: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng
Lớp: Trung cấp LLCT - HC K79, hệ không tập trung
Lớp: Trung cấp LLCT - HC K79, hệ không tập trung

Đà Lạt, tháng 03 năm 2021
Đà Lạt, tháng 03 năm 2021

2


MỤC LỤC
Mục

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
I.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.1.
Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.2.
Các điều kiện tự nhiên
1.3.
Tài nguyên du lịch
1.4.
Các vịnh của Khánh Hòa
II.
PHẦN NỘI DUNG
2.1.
Một số khái niệm về văn hóa du lịch biển đảo

2.2.
Những nguyên tắc phát triển du lịch văn hóa biển đảo
2.3.
Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa biển đảo
2.4.
Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa
2.5.
Thực trạng các điểm - tuyến du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh
Hịa
2.5.2. Cụm du lịch thành phố Cam Ranh và vùng phụ cận
2.5.3. Cụm du lịch Dốc Lết, vịnh Vân Phong
2.6.
Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hịa
2.7.
Ảnh hưởng đại dịch của Covid-19 đến phát triển du lịch của Khánh
Hòa hiện nay
III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA BIỂN
ĐẢO KHÁNH HỊA
3.1.
Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý
3.2.
Giải pháp về đầu tư, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
3.3.
Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch văn hóa biển
đảo
3.4.
Đề xuất xây dựng tour du lịch khám phá biển đảo Trường Sa
3.5.

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo vùng
3.6.
Giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo gắn với đảm bảo an
ninh quốc phòng
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3

Trang
05
07
07
08
08
09
11
11
11
12
14
15
16
16
17
18
21
21
21

22
22
23
24
26
28
29


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP: Thành phố
KTV: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Khánh Hịa
VTV: Đài truyền hình Việt Nam
BHXH: Bảo hiểm xã hội
NXB: Nhà xuất bản
USD: đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ
Covid-19: Virus Corona

4


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đất liền trên toàn cầu, các quốc gia
tiếp xúc với biển đều có chiến lược tích cực tận dụng và khai thác biển, nhưng Việt
Nam cho đến giờ vẫn chưa tận dụng và khai thác được nguồn tài nguyên này tương
xứng với tiềm lực vốn có của nó.
Khánh Hịa là một trong số ít các tỉnh ven biển có kinh nghiệm về biển nhiều
hơn cả, cũng là địa phương đang đi đầu trong khai thác biển. Với diện tích khoảng
5.197km2 gồm khoảng 200 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó Vịnh Nha Trang được công

nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Với thế mạnh của
một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nơi tiềm ẩn nhiều giá trị của nền văn hóa lớn,
trong đó biển, đảo là giá trị đặc trưng của nơi đây, đặc biệt văn hóa biển đảo cịn lưu
giữ nhiều nét đặc sắc, giúp cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đó chính là
một tiềm năng to lớn, một thế mạnh khơng dễ gì có được.
Du lịch biển nói chung, du lịch văn hóa biển đảo chiếm một vị trí vơ cùng quan
trọng đối với du lịch Khánh Hòa, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Khánh Hòa là vùng đất có nhiều tiềm năng đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư
trong và ngồi nước. Vì vậy, nó bắt đầu được chú ý khai thác, phát triển. Du lịch văn
hóa biển đảo đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đánh giá
đúng mức những giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa với
việc bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo quốc gia.
Trong quá trình đi thực tế địa phương trong chương trình học Trung cấp Lý luận
Chính trị - Hành chính chúng tơi đã có 3 ngày được tiếp cận với nhiều hoạt động ý
nghĩa bổ ích về kinh tế chính trị và văn hóa sâu sắc tại tỉnh Khánh Hịa. Trong q
trình tìm hiều và nghiên cứu tơi nhận thấy rằng vấn đề biển đảo của Khánh Hòa là
những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt.
Trong nghiên cứu có thể thấy những năm qua, tỉnh Khánh Hịa đã có nhiều nỗ
lực trong đưa ra các giải pháp phát triển du lịch. Tuy nhiên, riêng về du lịch biển đảo
chưa thực sự quan tâm cho xứng đáng với tiềm năng của tỉnh nhà. Chính vì vậy những
người nghiên cứu như chúng tơi muốn tìm hiểu hơn về du lịch biển đảo ở đây.
Với mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nhằm phát triển văn hóa du
lịch biển đảo tại khánh hịa từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp nhất cho
giai đoạn 2020 – 2030 của nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa và đưa Khánh Hòa là thành phố
trực thuộc trung ương theo đề án vừa được Thủ tướng chính phủ phế duyệt theo uyết
định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021.
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
phát triển kinh tế xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc phát triển du lịch văn hóa

5



biển đảo ở tỉnh Khánh Hòa là điều cần thiết và có tính khả thi cao xứng đáng với sự
phát triển chung của du lịch quốc gia. Từ những nhận thức trên, tôi chọn vấn đề “Một
số giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hịa” để làm báo cáo cho
môn học thực tế địa phương trong chương trình học Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính K79 hệ khơng tập trung.

6


I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Khánh Hịa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một
nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Theo Ðại Nam
nhất thống chí, năm 1653 vua Chăm là Bà Thấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, chúa
Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vượt núi Thạch Bi,
tiến đến tận sơng Phan Lang (Rang).
Tên tỉnh Khánh Hịa được xác lập vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng,
gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ
Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh. Trải qua triều Nguyễn, thời thuộc
Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh. Đến đầu năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã
Nha Trang (nay là thành phố Nha Trang) cho đến nay.
Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú n
và Khánh Hòa được hợp nhất thành một tỉnh mới là tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/3/1977,
thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành Thành phố Nha Trang. Ngày 28/12/1982,
Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sáp nhập huyện đảo Trường Sa vào
tỉnh Phú Khánh. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa VIII (kỳ họp thứ năm) lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh
Phú Yên và Khánh Hịa.
Ngày 22-4-1999, thành phố Nha Trang được cơng nhận là đơ thị loại II thuộc

tỉnh Khánh Hịa.
Ngày 7-7-2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.
Ngày 11-4-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2007/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, thị xã, xã, phường thuộc tỉnh Khánh Hòa
để thành lập huyện mới Cam Lâm và một số xã, thị trấn mới. Tại huyện Trường Sa,
thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận;
thành lập xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận;
thành lập xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Ngày 22-4-2009, thành phố Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực
thuộc tỉnh Khánh Hịa.
Ngày 26-10-2010, Chính phủ ra quyết định thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc
tỉnh Khánh Hịa trên cơ sở tồn bộ 119.777 ha diện tích tự nhiên và 233.558 nhân khẩu
của huyện Ninh Hịa cũ.
Ngày 23-12-2010, thị xã Cam Ranh được chính thức cơng nhận là thành phố
trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Về tổ chức hành chính hiện nay, tỉnh Khánh Hịa có 2 thành phố là Nha Trang,
Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam
Lâm, Vạn Ninh và huyện đảo Trường Sa.

7


Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt kế
hoạch phân loại đơ thị tồn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Theo kế hoạch, dự kiến tỉnh
Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương theo kết luận số 53-KL/TW ngày
24.12.2012 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, TP.Nha Trang định hướng sẽ là đô thị du lịch biển
quốc gia và quốc tế, bước đầu trở thành một thành phố thương mại du lịch tầm vóc
Đơng Nam Á.
1.2. Các điều kiện tự nhiên

Khánh Hoà là một tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), bao gồm thành phố Nha Trang và 08
huyện, thị xã. Là địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường sinh thái biển; khí hậu Khánh Hồ rất ơn
hồ, quanh năm nắng ấm; mùa mưa ngắn và hàng năm rất ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết
bão, lụt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 260C. Biển Khánh Hồ với những danh lam
thắng cảnh kỳ thú, với nhiều bãi tắm đẹp như Đại Lãnh, Nha Trang, Bãi Dài Cam
Ranh, Đầm Môn, Đầm Nha Phu, Bãi Trũ - Đầm Già, Dốc Lết và cịn nhiều bãi tắm đẹp
trên các đảo…, có ba vịnh được xếp vào hàng đẹp nhất nước và nổi tiếng thế giới là
Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong, trong đó vịnh Nha Trang đã được cơng nhận là
một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Biển, đảo là thế mạnh đặc trưng của Du lịch Khánh Hoà. Khánh Hoà có thành
phố Nha Trang xinh đẹp được mệnh danh là “Thành phố bên bờ biển xanh - Chiếc
boong tàu đầy nắng - Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt bên bờ biển Đơng”. Trong những năm
qua, Khánh Hồ đã và đang phát triển rất mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển,
du lịch khám phá dưới đáy biển và thể thao giải trí trên biển, như: ca nơ kéo dù, lướt
ván, mô tô nước, đua thuyền buồm thể thao, lặn biển bằng bình khí và tham quan các
sinh vật dưới đáy biển bằng tàu đáy kính…
Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu mát
mẻ, trong lành gắn với nhiều di tích lịch sử - văn hóa như Tháp Bà, thành Diên Khánh,
biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin. Đây có thể coi là điều kiện lý tưởng cho
mùa Du lịch kéo dài. Tiềm năng du lịch Khánh Hòa cho phép tỉnh phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mạnh, xây dựng được uy tín thương hiệu trên bản đồ Du lịch
khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới.
1.3. Tài nguyên du lịch
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hịa có bờ biển kéo dài
385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi
tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, khơng có các lồi cá dữ và dịng nước xốy
ngầm.
Khánh Hồ nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003, Nha Trang được thế

giới công nhận một trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới.

8


Bên cạnh đó, Khánh Hồ là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải
nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh
nên có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, bãi
Tiên, cầu Đá, sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm cơng trình, các loại hình
dịch vụ du lịch vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần
Phú - cầu Đá - bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này.
Cảnh quan Khánh Hoà cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng,
săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của
Khánh Hồ là vịnh Vân Phong, Đảo Hịn Gốm là phức hợp du lịch nhiệt đới và là bãi
tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực châu Á - Viễn
Đông.
1.4. Các vịnh của Khánh Hịa
Từ Bắc vào Nam, Khánh Hịa có các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh
Cam Ranh. Mỗi vịnh có những đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và
điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn. Các địa điểm tiêu
biểu như Ðại lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh), Dốc Lết, Ninh Phước, Ðầm Nha Phu (Ninh
Hoà), Vĩnh lương, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trủ, Bãi Sạn (Nha Trang), bãi
Thuỷ Triều, Bãi Dài (Cam Ranh).
Vịnh Vân Phong: là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hịa với tổng diện tích 503
km2, độ sâu trung bình trên 10m, nơi sâu nhất trên 30m. Vùng vịnh Vân Phong cùng
với bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm
năng du lịch tổng hợp biển - rừng- núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước, do nơi đây
có sự kết hợp hài hịa giữa trời, mây, sóng nước, đảo, rừng núi với những bãi tắm cát
trắng phau và là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường còn rất thấp.

Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xếp Vân Phong vào “vùng du lịch trọng điểm
phát triển”, trong kế hoạch dài hạn của ngành đến năm 2010. Vân Phong cũng được
Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 04 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.
Vịnh Nha Trang: Là vịnh biển lớn thứ hai sau vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh
Hịa với diện tích khoảng 400 km2. Phía Ðơng và phía Nam vịnh được giới hạn bằng
một vịng cung các đảo. Lớn nhất là đảo Hòn Tre (còn gọi là Hịn Lớn) có diện tích
khoảng 30 km2. Trên đảo có những bãi tắm rất quen thuộc như Bãi Trũ, Bãi Tre. Ðảo
Hịn Miếu có điểm du lịch Trí Ngun.
Ðảo Hịn Mun: Là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những
rạn san hơ với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vơ nhị
khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của cả Ðơng Nam Á. Các đảo Hịn Tằm, Hịn Chà Là,
Hòn Hố, Hòn Ðụn, Hòn Xưởng là những hòn đảo khơng chỉ có những cảnh đẹp trên
bờ, dưới nước mà còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh Khánh Hịa, do có chim
yến cư trú và làm tổ.

9


Tại Đại hội lần thứ hai câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại
Tadoussac (Québec, Canada) tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận là
Thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha
Trang- Khánh Hồ.
Vịnh Cam Ranh: có diện tích khoảng 185 km2, độ sâu phổ biến từ 5 đến 10m,
phía ngồi có độ sâu khoảng 20m, ra khỏi cửa vịnh tiếp cận với “đường đẳng sâu"
40m. Vịnh Cam Ranh là một vịnh khá kín, dân cư sống chủ yếu bằng nghề ni trồng,
đánh bắt thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp…
Vịnh Cam Ranh được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên
tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung bình 18 - 20m
nước, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển ln kín gió.
Trong vịnh cịn có một số cảng đang hoạt động như cảng khai thác cát, cảng Ba

Ngòi, cảng cá Ðá Bạc và cảng quân sự.
Đầm Nha Phu: bao bọc bởi bán đảo Hòn Hèo thuộc huyện Ninh Hồ, có diện
tích khoảng 100km2. Giữa đầm có một số đảo, lớn nhất là Hịn Thị có đỉnh cao 220m.
Cụm đảo Hòn Thị, Hòn Lao, và Khu Du lịch suối Hoa Lan (Hòn Hèo) tạo thành quần
thể du lịch đảo phía bắc Nha Trang.
Qua đó cho thấy Khánh Hịa có hệ thống các biển đảo vơ cùng lớn, do vậy việc
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa biển đào là điều cần thiết và có
tính khả thi áp dụng cao. Từ đó có những giải pháp cụ thể cho sự phát triển chung cho
du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2020 – 2030.

10


II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm về văn hóa du lịch biển đảo
Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế
giới tự nhiên.
Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn
cho cộng đồng xã hội. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch
khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được
xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách
du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên
cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để
thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều
lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển
thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước
ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy

mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.
2.2. Những nguyên tắc phát triển du lịch văn hóa biển đảo
Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Kiên quyết bác bỏ quan điểm ngắn hạn trong khai thác tài nguyên biển đảo phục vụ
phát triển du lịch. Như vậy vừa khai thác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát
huy giá trị. Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch biển đảo, việc khai thác
càng địi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá
trị truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn địi hỏi cơng tác quy hoạch và
nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với
đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của địa phương.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua việc thường xuyên làm
mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống, tạo sức hấp dẫn kéo dài
kỳ nghỉ, nâng cao giá trị gia tăng và kích thích tiêu dùng du lịch. Đặc biệt chú trọng
phát triển, thiết kế các sản phẩm biển đảo mang tính riêng biệt của tỉnh.
Thứ ba, vai trò quyết định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân lực du
lịch. Việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao
nhận thức du lịch cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài.
Tập trung đầu tư vào các cơ sở đào tạo du lịch, tiến hành đào tạo theo địa chỉ và
khuyến khích, hỗ trợ cơng nhận kỹ năng nghề cho việc tự đào tạo tại doanh nghiệp.
Thứ tư, nguyên tắc về huy động nguồn lực theo mơ hình tham gia của các thành
phần kinh tế, xã hội, đặc biệt đề cao vai trò của cộng đồng địa phương trong việc
nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch. Tăng cường huy động nguồn lực trong khu vực

11


tư nhân đầu tư cho phát triển du lịch; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương với tư
cách là chủ nhân của các tài nguyên du lịch biển đảo; hỗ trợ họ trở thành tác giả tạo
nên những giá trị thụ hưởng du lịch mang đến cho khách.
Thứ năm, tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách

dịch vụ và văn hóa, lối sống địa phương. Ở đâu có sự kết hợp tốt đó thì hoạt động du
lịch trở nên hấp dẫn, phong phú và hiệu quả cao hơn. Vì vậy trong thiết kế sản phẩm,
quy hoạch các khu du lịch... phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo tính đặc thù
của sản phẩm.
Thứ sáu, các nguyên tắc về phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, sử
dụng năng lượng sạch trong phát triển du lịch biển đảo, đặc biệt ở những đảo xa bờ
thiếu nguồn nước ngọt, tự cấp nguồn năng lượng. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu,
năng lượng vừa góp phần giảm chi phí vừa. Phát triển du lịch “xanh” gắn với bảo vệ
môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa.
Thứ bảy, tăng cường năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác động
của biến đổi khí hậu về mực nước biển dâng, những dị thường về thời tiết và tác động
của thiên tai như lũ quyét, sóng thần... Đối với việc quy hoạch, thiết kế các khu nghỉ
dưỡng nhất thiết phải tính tới yếu tố mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu; trang bị
điều kiện cần thiết để ứng phó và giảm nhẹ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
2.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa biển đảo
Khánh Hịa là một tỉnh có điều kiện phát triển du lịch văn hóa biển đảo. Nhưng
để phát triển tốt hơn, cần học tập kinh nghiệm của nhiều địa phương có điều kiện phát
triển du lịch văn hóa biển đảo như Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh…
Kinh nghiệm du lịch tại Côn Đảo
Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 14 hịn đảo nằm
ngồi khơi bờ biển phía Nam, có vị trí địa lý 8034‟ đến 8041‟ vĩ độ Bắc, 106031‟ đến
106043‟ kinh độ Đông, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km; cách thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 230 km; và cách cửa sơng Hậu (Cần Thơ) khoảng 83 km. Diện tích
tự nhiên (phần trên đảo) khoảng 76,71 km2 , trong đó đảo Cơn Sơn là đảo lớn nhất, có
diện tích khoảng 5. 152 ha, tiếp đến là Hoàn Bảy Cạnh (554 ha), Hịn Bà (550 ha),
v.v…
Cơn Đảo là khu vực có khí hậu nhiệt đới hải dương với 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ
ấm áp quanh năm, trung bình là 260C, tháng nóng nhất là 28,30C; lạnh nhất là 25,30C.
Nhiệt đơ nước biển trung bình khoảng 260C vào mùa khơ và 29,50C vào mùa mưa,
thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch quanh năm.

Bên cạnh những tiềm năng du lịch đặc sắc về tự nhiên, Cơn Đảo cịn có quần
thể các di tích “Nhà tù Cơn Đảo” - di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng. Đây
được xem là nhà tù lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Tại đây trong hơn một thế kỷ
qua, từ năm 1862 đến 1975, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã giam cầm, đầy đọa hàng
chục vạn chiến sỹ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Nhiều di

12


tích quan trọng cịn được bảo tồn, tiêu biểu là khu chuồng cọp (xây dựng từ năm
1930), trại Phú Bình (hay chuồng cọp Mỹ), trại giam chuồng bò, v.v… Đặc biệt là
nghĩa trang Hàng Dương, nơi chôn cất khoảng 20.000 tù nhân qua hơn 100 năm tồn tại
nhà tù Côn Đảo.
Một kinh nghiệm quan trọng nữa là trong quá trình phát triển du lịch là việc kết
hợp các giá trị cảnh quan sinh thái với các giá trị lịch sử để tạo ra những sản phẩm du
lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.
Kinh nghiệm tiếp theo của du lịch Côn Đảo là phát triển du lịch phù hợp với
khả năng cấp nước bởi trữ lượng nước ở Côn Đảo rất hạn chế. Yếu tố này cũng không
cho phép phát triển những loại hình, sản phẩm du lịch cần nhiều nước ngọt
Kinh nghiệm du lịch tại Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh
Những năm gần đây cùng với sự gia tăng của lượng khách du lịch, Vịnh Hạ
Long đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và quen thuộc không chỉ trong nước mà cả
nước ngoài. Đến với Vịnh Hạ Long là đến với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, những hang
động phong hóa độc nhất vơ nhị, những giá trị văn hóa truyền thống của làng chài đậm
đà bản sắc dân tộc.
Điều đáng lưu tâm đầu tiên đó là khi tham quan du lịch, khách du lịch quốc tế
rất chú trọng đến đặc điểm vùng miền, nét đẹp văn hóa truyền thống giữ chân du
khách. Nắm bắt được nhu cầu đó, Vịnh Hạ Long đã đề ra chương trình phục dựng hát
giao duyên của ngư dân làng chài Cửa Vạn và lễ hội Giang Võng của ngư dân ven
biển, đặc biệt hơn khi có lễ rước nước trên biển với ý nghĩa cầu cho trời yên biển lặng.

Thuyền du lịch được đóng theo kiểu thuyền ngư dân xưa, làng chài thủy cư truyền
thống cũng sẽ được phục dựng. Tuyến du lịch sinh thái được hình thành ở đây thực sự
rất lý tưởng và tạo tính hấp dẫn để thu hút khách du lịch quốc tế.
Nâng cao ý thức cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng và được xem là nền tảng
cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Với việc sử dụng ưu đãi tín dụng của Chính phủ
Nhật Bản, Chính phủ nước ta đã đầu tư Dự án Bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long
vào năm 2007. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Ban quản lý Vịnh Hạ
Long biên soạn một bộ sách tham khảo cho giảng viên, học sinh về Bảo tồn di sản
thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Các chương trình ngoại khóa được lồng ghép trong trường
học sẽ nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển
phục vụ du lịch.
Thêm nữa là dự án “Vì một Hạ Long xanh” được triển khai tương đối thành
công. Trong xu hướng du khách quốc tế ưa chuộng các tuyến du lịch sinh thái, dự án
này mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi đến thăm làng chài Vông Viêng trên
Vịnh Hạ Long, du khách khơng cịn thấy những bãi rác lớn, hay những túi nilong rải
rác trên mặt vịnh. Thay vào đó là hình ảnh người dân hướng dẫn du khách tham quan
nét đẹp của làng ven biển. Những điều này đã tạo nên ấn tượng độc đáo cho du khách
dừng chân du lịch. Sự phối hợp đồng bộ của Ban quản lý vịnh và các công ty lữ hành

13


trong dự án này đã đem lại lợi ích thiết thực cho du lịch Hạ Long nói chung và cộng
đồng dân chài nơi đây nói riêng chất và văn hóa tinh thần (Văn hóa vật thể: ăn, mặc, ở,
đi lại…
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hịa
Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hịa ln nằm trong thực
trạng chung của du lịch Khánh Hịa. Nó khơng tách khỏi hoạt động du lịch nói chung.
Nhưng do tính chất chun biệt của đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ chú trọng nhiều
hơn tới yếu tố du lịch văn hóa biển đảo. Đồng thời, trong du lịch Khánh Hòa, yếu tố du

lịch biển đảo chiếm tỷ trọng lớn nhất, thì việc tìm hiểu du lịch Khánh Hịa nói chung
cũng có ý nghĩa cho nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo. Hơn nữa, nếu như quan
niệm rằng “văn hóa là tồn bộ những gì do con người tạo ra”, thì hầu như tồn bộ các
sản phẩm du lịch của Khánh Hòa đều mang yếu tố văn hóa biển đảo. Điều đó cho phép
chúng ta có thể thấy được những đặc điểm của du lịch văn hóa biển đảo khi tìm hiểu
cả bối cảnh chung của du lịch Khánh Hòa.
Với địa thế của một vùng đất hội tụ nhiều yếu tố văn hóa biển đảo của cư dân
bản địa Chăm, Raglai, Êđê, kết hợp với các yếu tố truyền thống văn hóa biển đảo của
người Việt đã tạo cho vùng đất này có những giá trị văn hóa biển đảo vơ cùng đặc sắc
và đa dạng, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể góp phần làm cho sản phẩm du
lịch văn hóa biển đảo Khánh Hịa thêm phong phú.
Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo đang được khai thác tại Khánh Hòa:
Du lịch tham quan biển, đảo trên vịnh Nha Trang: Vịnh Nha Trang khơng chỉ
hiền hịa về sóng biển, xanh sạch đẹp về mơi trường mà cịn là nơi có nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: Hịn Chồng, Bãi Trũ và các đảo Hịn Tre, Bích Đầm, Hòn
Mun, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miễu,…đang là những địa chỉ thu hút đông đảo du
khách trong nước và quốc tế.
Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng biển đảo : Tháp bà
Ponagar, Long Sơn Tự…
Du lịch bảo tàng hải dương học: nằm ngay bên cảng Cầu Đá, cách Nha Trang
khoảng 6km về phía Nam, Viện Hải Dương Học được ví như một đại dương thu nhỏ là
nơi lưu giữ trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt.
Du lịch làng nghề biển đảo: Nghề làm mành ốc ở đảo Bích Đầm - Vịnh Nha
Trang, tham quan đảo Yến - Hịn Nội - du lịch khám phá văn hóa làng nghề, chương
trình tour "Tìm hiểu nét văn hóa tâm linh và sản vật của xứ sở rừng trầm - biển yến".
Du lịch lễ hội biển đảo: Lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu ngư - hát Bá Trạo, lễ hội
Yến sào, Festival biển Nha Trang.
Du lịch nghỉ dưỡng: Đại Lãnh, bãi Sơn Đừng, Dốc Lết, Bãi Trũ, Hòn Tằm, Hịn
Tre, Bãi Dài, tắm bùn khống…


14


Du lịch ẩm thực biển đảo :Tôm hùm nướng trên đảo Bình Ba (Cam Ranh), yến
sào Khánh Hịa, nem Ninh Hòa, sò huyết Thủy Triều, chá cá Nha Trang, bánh canh chả
cá Nha Trang, nhum Khánh Hòa (Cầu Gai)…
Đồ lưu niệm biển đảo: Nha Trang Market – chợ du lịch giữa phố “Tây”, phố đi
bộ - Chợ đêm Nha Trang.
Đặc biệt huyện đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam trên biển
Đơng thuộc tỉnh Khánh Hịa, với diện tích khoảng 180.000 km2 gồm hơn 100 đảo lớn
nhỏ và đá ngầm, bãi đá san hô là ti ềm năng vơ cùng phong phú về hải đặc sản, khống
sản cùng với giá trị chiến lược về hàng hải và quốc phòng – an ninh của Trường Sa
đang là lợi thế to lớn để phát triển kinh tế – xã hội của Khánh Hòa và cả nước.
Với Trường Sa, giá trị đặc trưng vốn văn hóa biển đảo nơi đây cịn là vẻ đẹp
tinh thần, tình u q hương đất nước, tinh thần quả cảm kiên trung của những người
con của biển. sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió vì bình n cho
đất liền u thương. Đây là một sản phẩm du lịch đầy tiềm năng để tỉnh Khánh Hịa có
thể nghiên cứu phát triển thành một trong những tour du lịch văn hóa biển đảo mang
tính riêng biệt nhất của địa phương.
2.5. Thực trạng các điểm - tuyến du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa
2.5.1. Cụm du lịch thành phố Nha Trang và vùng phụ cận
Cụm du lịch thành phố Nha Trang và vùng phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất
liền và phần biển đảo ven bờ với thành phố Nha Trang là trọng tâm. Phần ven biền trải
dài từ phía Nam thành phố đến phía nam bán đảo Hịn Khói (một phần lãnh thổ thuộc
huyện Ninh Hòa).
Vịnh Nha Trang rộng khoảng 507 km2 bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó
Hịn Tre, Hịn Mun, Hịn Tằm,… đã khai thác phát triển các loại hình du lịch biển đảo.
Khu vực Nha Trang và vùng phục cận nổi trội tài nguyên du lịch văn hóa biển, đảo với
vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn
Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát…là hạt nhân; khu vực đầm Nha Phu với đặc

trưng riêng của tài nguyên biển đảo trên các đảo Hòn Thị, Hòn Hèo...
Các điểm du lịch văn hóa biển đảo chính trong khu vực gồm: đảo Trí Ngun,
Đảo Yến, Hịn Một, Hịn Mát, Hòn Chồng, Tháp bà Ponagar, Viện Hải dương học, Bảo
tàng Khánh Hòa, Thư viện của Bác sĩ Yersin, chợ Đầm Nha Trang, Lăng Bà Vú, cụm
đảo Hòn Thị, Hòn Hèo, Hịn Lao, báo đảo Hịn Khói... Hiện nay các tour đang khai
thác trong cụm này là kết hợp các điểm đến du lịch trong phạm vi Nha Trang
Tuyến du ngoạn đảo: tham quan và hoạt động vui chơi giải trí tại Hịn Mun,
Hịn Rơm, Hịn Một, Hịn Tre và Hịn Miễu. Du khách có thể chọn tour du lịch hấp dẫn
gồm 4 đảo là Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tre và Hịn Miễu. Chuyến hành trình đến Hịn
Mun đầu tiên, du khách sẽ lặn biển, ngắm san hô bằng tàu đáy kính, thuyền thúng.
Giữa các đợt lặn du khách sẽ nghỉ ngơi và thư giãn ở các bar trên biển. Tiếp theo, du
khách sẽ đến Hòn Một ăn cơm trưa hải sản, và tham gia các môn thể thao nước như

15


cano kéo dù, mơ-tơ nước... Khi đến Hịn Tre, du khách có thể tham quan làng chài ven
biển tại Bích Đầm, khu vực Đầm Bấy hoặc đến Con Sẻ Tre.
Tuyến tham quan Hòn Tre giúp du khách hiểu hơn về sinh hoạt cộng đồng của
dân vạn chài và có thể tham gia các hoạt động thường ngày của người dân miền biển.
Chuyến đi kết thúc ở Hòn Miễu. Nơi đây du khách sẽ có cơ hội hiểu thêm về hệ sinh
vật biển bằng việc tham quan khu du lịch Thủy Cung Trí Nguyên, với rất nhiều bể cá
đẹp và độc đáo.
Với tour 4 đảo này, du khách sẽ có cái nhìn tổng quan về các điểm đến hấp dẫn
của Vịnh Nha Trang, khám phá nét đặc sắc riêng của mỗi đảo. Ngồi ra du khách có
thể chọn tour tham quan 4 đảo nhưng thay vì đi Hịn Tre thì sẽ ra tham quan đảo Yến
tại Hòn Rơm. Du khách sẽ chọn tour du lịch của Sanest tourist để tham quan đảo Yến.
Đến đây du khách sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử hành nghề yến
sào, và giới thiệu về loài chim yến, một đặc sản quý hiếm của miền biển Nha Trang,
tận mắt được thấy cấu tạo đảo Yến.

2.5.2. Cụm du lịch thành phố Cam Ranh và vùng phụ cận
Cụm du lịch thành phố Cam Ranh và vùng phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất
liền và phần biển đảo ven bờ với bán đảo Cam Ranh là trọng tâm. Vịnh Cam Ranh có
chiều rộng khoảng 8 - 10 km, chiều dài khoảng 12 -13 km, có cát trắng mịn, nước biển
xanh trong; là vịnh kín đáo vì bốn bề là núi bao quanh rất thuận lợi cho việc phát triển
cảng và du lịch, đồng thời cũng là nơi trú ẩn của các loại tàu bè.
Các điểm du lịch chính gồm: Bắc bán đảo Cam Ranh, Thành phố Cam Ranh,
Vịnh Cam Ranh, Hòn Rồng, Hòn Qui, đảo Bình Ba.
Hiện nay tại Cam Ranh đã khai thác tour du lịch văn hóa ra đảo Bình Ba theo
các điểm: Lăng Ơng ( lăng Nam Hải- Bình Ba), Đình Bình Ba, Tịnh Thất Ngọc Gia
Hương kết hợp tìm hiểu văn hóa ẩm thực tại Bình Ba nổi tiếng với việc chế biến các
món từ tơm hùm (Bình Ba cịn được gọi là đảo Tôm hùm), khám phá cuộc sống của
người dân trên đảo. Bên cạnh đó du khách cịn được lặn những rặng san hô ở bãi Bồ
Đề, Nhà Cũ, tắm biển….
Ngồi ra cịn có các khu du lịch sinh thái biển Cam Nghĩa quy mô 200 ha; khu
du lịch sinh thái biển Cam Thịnh Đông, quy mô khoảng 200 ha; khu du lịch sinh thái
cửa sông Cam Linh, quy mô 200 ha; khu du lịch sinh thái biển - núi Cam Lập, quy mô
khoảng 1500 ha.
2.5.3. Cụm du lịch Dốc Lết, vịnh Vân Phong
Cụm du lịch Dốc Lết - vịnh Vân Phong và phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất
liền phía bắc bán đảo Hịn Khói, phía tây huyện Vạn Ninh, một phần huyện Ninh Hòa
và phần biển đảo ven bờ bán đảo Hòn Gốm, bãi biển Đại Lãnh. Vịnh Vân Phong dài
35 km, rộng 25 km. Vịnh Vân Phong được xếp là một trong số 35 vịnh biển đẹp nhất
thế giới.

16


Khu du lịch biển Tuần Lễ - Hòn Ngang, nơi được định hướng phát triển thành
khu du lịch biển lớn với cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển của khu vực, có vị

trí giao lưu thuận lợi với khu kinh tế Vân Phong được định hướng phát triển là trung
tâm du lịch của cụm. Ngồi ra cịn có thể phát triển trung tâm phụ ở Dốc Lết.
Các điểm du lịch chính: Bán đảo Hịn Gốm, Đại Lãnh, Đầm Mơn, điểm cực Đơng Việt
Nam (trên bán đảo Hịn Gốm).
Hiện nay, một số tour đã đưa khách ra thăm quan vịnh Vân Phong có kết hợp
tìm hiểu văn hóa như tour Nha Trang – Vân Phong (01 ngày) có tìm hiểu đời sống của
dân tộc Đẳng Hạ đã mất gốc từ lâu đời, khơng có tên trên bản đồ phân bố dân cư ở
Việt Nam. Tham quan bãi Sơn Đừng để khám phá sự kỳ lạ của thiên nhiên - chỉ cần
đào một gang tay bạn có thể tìm thấy nước ngọt ngay cạnh bờ biển. Đặc biệt tại bán
Đảo Hòn Gốm nếu du khách ở lại qua đêm thì sáng hơm sau sẽ là một trong những
người đón ánh nắng ban mai đầu tiên của Việt Nam .
2.6. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hịa
Trong những năn gần đây, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tiếp tục
được quan tâm, thu hút khá nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án
du lịch, tạo điều kiện khai thác, phát huy lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương.
Số cơ sở kinh doanh du lịch, các loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn
Khánh Hòa liên tục phát triển theo chiều sâu và quy mô lớn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất
phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa biển đảo vẫn chưa được triển khai do đây là loại
hình du lịch khá mới.
Về dịch vụ vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển thủy, bộ phục vụ du lịch
biển đảo ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo
nhu cầu phục vụ du lịch các tuyến đảo, cùng mạng lưới xe taxi, xe bus với hàng trăm
đầu xe vận chuyển khách trên bộ.
Các khu vui chơi giải trí vùng ven biển và các đảo: khu vui chơi giải trí
Vinpearland, Khu vui chơi giải trí Nha Trang, Khu du lịch Hịn Tằm, , Khu du lịch
Dốc Lết, Khu du lịch Ngọc Sương - Cam Lập…
Dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao trên biển: dù lượn, du lịch bằng thuyền buồm,
xem sinh vật biển bằng tàu đáy kính, du lịch lặn biển (có 11 Trung tâm lặn biển),…
Sân golf: có 2 sân golf 18 lỗ của khu du lịch Vinpearland, Khu du lịch và giải trí

Diamond Bay, 02 sân tập của Khu du lịch Hòn Tằm và Khu du lịch giải trí Diamond
Bay.
Việc thu hút du khách cịn địi hỏi một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
hiện đại và quy mơ. Đó là việc triển khai đầu tư cơ sở lưu trú sang trọng, khu nghỉ
dưỡng cao cấp, giải trí tiện nghi và mạng lưới giao thơng vận tải hiện đại.
Khánh Hịa có mạng lưới giao thơng rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Đi qua địa phận tỉnh có tuyền đường sắt Bắc – Nam dài khoảng 150 km đi qua thành

17


phố Nha Trang và hầu hết các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh; ngồi ra Khánh
Hịa cịn có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng
30 km, có hệ thống cảng biển gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam, trong đó có
cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành
khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối
phát triển, với đường quốc lộ 1A chạy dọc ven biển nối liền các tỉnh phía Bắc và phía
Nam, quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên, đường 723 rút
ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam
đi qua Khánh Hịa.
Bên cạnh thuận lợi về giao thơng, những năm qua Khánh Hòa đã huy động
nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính,
y tế, dịch vụ cơng cộng phát triển mạnh đáp ứng cơ bản, tạo động lực mạnh mẽ thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch nói chung và du lịch văn
hóa biển đảo nói riêng. Tuy nhiên, việc nối điện ra một số đảo xa bờ phục vụ cho như
cầu sinh hoạt và phát triển du lịch hiện nay còn gặp khơng ít khó khăn và mới chỉ bắt
đầu tiến hành đầu tư tại đảo Bích Đầm – Nha Trang.
Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa
Cùng với việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch-Thương mại (nay là Trung

tâm thông tin Xúc tiến Du lịch), công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát
triển du lịch văn hóa biển đảo trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư và
đẩy mạnh hoạt động với nhiều kế hoạch, chương trình, nội dung và hình thức thể hiện,
hỗ trợ đắc lực cho quá trình hoạt động và phát triển du lịch văn hóa biển đảo của tỉnh
nhà.
Ngành du lịch Khánh Hòa đã phối hợp tham dự các liên hoan du lịch ở các địa phương
trong nước; tổ chức và phối hợp tham gia các Hội chợ, Hội Thảo khoa học, các Triễn
lãm tại địa phương về các giá trị văn hóa biển đảo; Thực hiện “chun mục du lịch
Khánh Hịa” trên sóng KTV, VTV.
Các hoạt động quảng bá du lịch văn hóa biển đảo đã được xã hội hóa mạnh mẽ,
với sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nhiều Lễ hội, các sự kiện văn
hóa- Du lịch, các Hội chợ và nhiều Hội nghị, Hội thảo mang tầm quốc gia, khu vực và
quốc tế về tìm hiểu văn hóa biển đảo, phát triền du lịch biển đã được tổ chức tại địa
phương như: Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh miền Trung, hội thảo khoa
học tồn quốc về văn hóa biển đảo Khánh Hịa 2011,…
Một số di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh biển đảo trên địa bàn tỉnh
cũng đã và đang từng bước được đầu tư tôn tạo như: Tháp Bà Ponaga, xây dựng Hội
quán vịnh Nha Trang, vịnh Vân phong, đầu tư đưa điện ra đảo Bích Đầm phục vụ phát
triển đời sống, kinh tế, du lịch…để phục vụ du khách và nhân dân. Một số làng nghề
truyền thống đã được duy trì và phát triển

18


2.7. Ảnh hưởng đại dịch của Covid-19 đến phát triển du lịch của Khánh
Hòa hiện nay
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh
Khánh Hịa nói riêng. Qua rà sốt, đánh giá lại tình hình phát triển kinh tế của tỉnh do
tác động của đại dịch Covid-19, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giảm 10,5%
so với năm 2019, trong đó GRDP theo ngành kinh tế giảm 11,1% so với năm 2019. Cụ

thể: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 4,06%, khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 4,5%, khu vực dịch vụ giảm 20,5%.
Tháng 12/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.401,9 tỷ
đồng. Tính chung 12 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
năm đạt 68.566 tỷ đồng, giảm 27,4% so với năm 2019.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lan rộng trên toàn thế
giới và tiếp tục kéo dài, các hoạt động vận tải đường không quốc tế đến nay vẫn chưa
được khôi phục đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch cả nước nói chung và Khánh
Hịa nói riêng, đối tượng chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19 chính là các
đơn vị lữ hành, các cơ sở lưu trú và đơn vị kinh doanh dịch vụ liên quan… khi tỷ lệ
hủy đoàn của du khách đến từ các nước là 100%, chưa xác định được thời gian phục
hồi, buộc các cơ sở kinh doanh du lịch phải đóng cửa, thiệt hại kinh tế, ngày càng
nhiều số lượng lao động phải nghỉ việc… Tháng 12/2020, doanh thu du lịch đạt 220,6
tỷ đồng, giảm 89,6% so với cùng kỳ năm trước; khách lưu trú được 70 nghìn lượt với
145 nghìn ngày khách, giảm lần lượt 84,9% và 89,8% so với cùng kỳ. Tính chung 12
tháng năm 2020, doanh thu du lịch đạt 5.097,7 tỷ đồng, giảm 82,2% so với năm 2019;
khách lưu trú được 1.252,7 nghìn lượt với 3.751,2 nghìn ngày khách, đều giảm 82,1%,
trong đó khách quốc tế được 435,4 nghìn lượt với 1.993,4 nghìn ngày khách quốc tế,
giảm lần lượt 87,8% và 85,8%.
Tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 99,2 triệu USD, giảm 77% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 12 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
năm 2020 đạt 1.360 triệu USD, giảm 9% so với năm 2019, trong đó: Hàng thủy sản
giảm 17,1%; cà phê giảm 29,2%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng giảm 42%.
Tháng 12/2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 87,8 triệu USD, giảm
46,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 12 tháng năm 2020, kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa đạt 766,7 triệu USD, giảm 9,9% so với năm 2019, với các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu
như: hàng thủy sản giảm 32,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, giảm 29,4%; sắt
thép các loại giảm 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 2,5%.
Cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác

kiểm tra kiểm soát thị trường trước tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 về tình hình chống
bn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tích cực kiểm
sốt chặt việc chấp hành pháp luật về giá, niêm yết giá và bán hàng hóa theo giá niêm

19


yết, ngăn chặn các hành vi đầu cơ tích trữ găm hàng và tự ý tăng giá bất hợp lý góp
phần ổn định sản xuất, đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Nhân dân, giữ gìn mơi trường
kinh doanh lành mạnh và ổn định tâm lý người tiêu dùng. Năm 2020, đã thực hiện 801
lượt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện 180 vụ vi phạm, xử lý hành
chính 181 cơ sở vi phạm, thu nộp ngân sách 1,08 tỷ đồng
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn ngun
liệu, khơng có đơn đặt hàng, lượng khách du lịch giảm, sức mua sắm của người dân
thấp, dẫn đến tình hình sản xuất ở một số lĩnh vực phải ngừng hoạt động như: Lĩnh
vực du lịch, thương mại, dệt may, da giày, sợi,… có khoảng 58.240 người lao động bị
ảnh hưởng. Đã xác nhận 77 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có số lao động
tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% so với số lao động trước khi doanh
nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh, để doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm dừng
đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, với tổng số 8.588 người lao động tạm thời nghỉ
việc và 5.080 người lao động tạm dừng đóng BHXH vào Quỹ hưu trí và tử tuất.
Với những chính sách phịng dịch bệnh đặc biệt và có hiệu quả của Đảng và
Nhà nước ta, chắc hẳn rằng trong thời gian tới ngành du lịch của Khánh Hòa sẽ phục
hồi mạnh mẽ trở lại, việc phát triển các ngành du lịch văn hóa biển đảo ở Khánh Hịa
các có thêm những động lực để chuyển mình phát triển hơn.

20



III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA BIỂN ĐẢO
KHÁNH HỊA
Để khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch biển - đảo trở thành thế
mạnh hàng đầu của du lịch Khánh Hòa và là một trong những trọng điểm của quốc
gia; phát triển đô thị du lịch hiện đại, khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với cơ sở dịch
vụ cao cấp, mang tầm cạnh tranh trong khu vực Châu Á, ngành Du lịch Khánh Hòa.
Phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Khánh Hòa. Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, nâng tầm uy tín
thuơng hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hịa trong cả nước và khu vực.
Chính từ tầm quan trọng đó với khía nghiên cứu bài thu hoạch này chúng tôi
đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
3.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý
Để đảm bảo cho du lịch văn hóa biển đảo phát triển, bảo tồn và phát huy được
các giá trị văn hóa biển đảo Khánh Hịa, cần có các chính sách cơ bản sau đây:
Thực hiện xã hội hố phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư
bảo vệ, tơn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội của vùng biển, hoạt động văn hóa dân
gian, các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch văn hóa biển đảo.
Cơ chế chính sách về quản lý: Có chính sách nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước về du lịch. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hồn thiện và nâng cao hiệu
lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, và trên các đảo, hoàn
chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, Hội đồng Nhân dân tỉnh
trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
Giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du
lịch như đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo, xúc tiến quảng bá du lịch
văn hóa biển đảo, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển du lịch biển đảo, đặc biệt là tại các đảo,..
Về công tác quy hoạch: cần lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có
liên quan như quy hoạch giao thông đường thủy và đường bộ, bảo tồn và phát triển các
giá trị văn hoá miền biển đảo như các đền, chùa, miếu, các phong tục tập quán của

vùng biển, các loại hình diễn xướng dân gian, vận động người dân vùng đảo có thể
tham gia vào hoạt động du lịch nhằm tăng thêm cảm nhận của du khách về văn hóa
sinh hoạt của người dân vùng biển đảo, đồng thời góp phần xố đói giảm nghèo.v.v...
3.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Đầu tiên cần thiết lập không gian phát triển hệ thống khách sạn, villa, nhà nghỉ
ở các địa điểm thuận lợi như dọc đường biển và gần các điểm đến du lịch, tại các đảo
theo quy hoạch cụ thể, đồng bộ giữa các cơ sở kinh doanh nhằm tránh tình trạng xây
dựng đơn lẻ, làm mất cảnh quan ở dải không gian ven biển, đảo để thuận tiện cho du
khách lựa chọn nghỉ ngơi.
Bên cạnh việc xây mới, cần nâng cấp các khách sạn hiện tại, đầu tư xây thêm
những tiện nghi cần thiết, đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế và tăng tính cạnh tranh
cho khách sạn mình, góp phần làm tăng số ngày lưu trú của khách du lịch để có thề
tham gia vào nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch văn hóa biển đảo cần thời gian
dài ngày đề du khách có thể tìm hiểu và cảm nhận hết các giá trị văn hóa . Ví dụ khách
sạn Lodge, Yasaka, đạt chuẩn 4 sao cách đây rất lâu, và hiện nay cần nâng cấp nhiều
hơn nữa để theo kịp đà phát triển nhanh của các khách sạn mới xây dựng.
Đôn đốc triển khai nhanh các dự án đầu tư du lịch hiện có tại Khu du lịch Bắc
bán đảo Cam Ranh, khu vực vịnh Vân Phong và các dự án ở Nha Trang.

21


Phát triển kết hợp các khu trò chơi dân gian đặc sắc của làng chài: bơi biển,
chạy tiếp sức trên cát, kéo co, đan lưới, bịt mắt đập niêu, gánh cá trên biển...Các khu
trị chơi này khơng chỉ nhắm đến đối tượng người lớn mà dành cho hoạt động tập thể,
các thành viên gia đình, từ cha mẹ đến các em nhỏ đều có thể tham gia. Đặc biệt các
em nhỏ sẽ thấy các trò chơi mới lạ, độc đáo và muốn khám phá. Từ việc tham gia hỗ
trợ cùng các con thì cha mẹ cũng trực tiếp tham gia và cảm nhận sức hấp dẫn của
những trò chơi này. Góp phần vào việc gìn giữ và quảng bá các giá trị văn hóa biển
đảo của q hương.

Hồn thiện hệ thống giao thông
Nâng cấp và xây mới các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt và đường
hàng không. Đối với tuyến đường giao thơng thì khơng chỉ xây dựng trong phạm vi
riêng thành phố mà cịn là tuyến đường thơng suốt nối các điểm đến du lịch với nhau.
Từ đó thuận lợi hơn cho các tour liên tuyến, góp phần cho việc mở thêm các tuyến tour
mới cho phát triển du lịch văn hóa biển đảo.
3.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch văn hóa biển đảo
Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo đặc thù
Trước hết, cần nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo các giá trị di sản văn hóa biển, đảo
của địa phương, cần thường xuyên tiến hành tổng kiểm kê di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể vùng duyên hải và hải đảo. Trên cơ sở đó lựa chọn, tìm ra những giá trị đặc
sắc, tiêu biểu nhất để có thể biến thành tài nguyên du lịch, giúp các nhà quản lý có căn
cứ khoa học để đề xuất các chính sách đầu tư, tơn tạo và khai thác di sản.
Phối hợp các loại hình du lịch tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch văn hóa biển
đảo: nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, giải trí, mạo hiểm, hội nghị…với du lịch văn hóa
để giới thiệu những nét đẹp ẩn chứa trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
ấy. Tăng cường khai thác những yếu tố lịch sử, tâm linh để hình thành những tour du
lịch có giá trị tinh thần phong phú, có chiều sâu văn hóa, giúp du khách nâng cao hiểu
biết, bồi bổ kiến thức cho mình như: Lễ hội cầu Ngư, lễ hội Yến sào, các loại hình diễn
xướng dân gian vùng biển đảo, các làng nghề truyền thống vùng biển, đảo…
Đầu tư xây dựng, tôn tạo các đền chùa, miếu thờ, phục hồi các làng nghề truyền
thống, tạo dấu ấn đặc trưng cho du lịch miền biển bằng các lễ hội cầu ngư, điệu hò đặc
trưng của làng chài.
Dành riêng cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng vào buổi tối, ngoài việc tổ
chức các đêm biểu diễn điệu hò truyền thống của dân chài, cần thiết tổ chức các buổi
trò chuyện thân mật, chia sẻ kinh nghiệm vui giữa người dân và du khách. Những câu
chuyện xoay quanh đời sống vạn chài, những cuộc thi kể chuyện vui chắc chắn sẽ làm
tăng thêm sự gắn kết giữa du khách với làng biển, và tạo cho họ cảm giác thân thiện,
đầm ấm như một buổi họp mặt gia đình.
Thêm vào đó, tạo đặc trưng vùng miền cho biển Khánh Hòa bằng các trò chơi

dân gian và điệu hò của làng chài ven biển. Để lại dấu ấn về làng quê thanh bình, mộc
mạc đậm chất biển trong lòng du khách bằng các hoạt động tham quan làng nghề thủ
công như làm mành ốc, bánh tráng, làm muối... Đồng thời tạo cơ hội cho du khách
được thưởng thức ẩm thực với những món ăn đặc sản nơi đây như nem nướng Ninh
Hòa, chả cá bánh canh...
3.4. Đề xuất xây dựng tour du lịch khám phá biển đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratleys) là phần lãnh thổ thiêng liêng và
là di sản văn hóa vơ giá trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Trường Sa vừa là niềm tự hào, vừa là trách nhiệm vinh
quang của dân tộc. Gần đây, các thế lực bên ngoài đã gây rối, hoặc đe dọa chủ quyền

22


của ta trên vùng đất thiêng liêng này, song ta vẫn giương cao ngọn cờ trên vùng biển
của Tổ quốc đã được quốc tế công nhận chủ quyền và quyền lãnh hải.
Ngoài chuyến du lịch khám phá miền đảo xa của Tổng cục du lịch năm 2004,
hiện nay tỉnh Khánh Hịa nói riêng vẫn chưa đưa Trường Sa vào khai thác thành tour
du lịch đặc thù mà chỉ dừng lại ở mức độ đưa thân nhân ra thăm các chiến sĩ Trường
Sa và một số chuyến đi theo tính chất chính trị khác. Tuy nhiên, trong chiến lược du
lịch biển đảo, du lịch Trường Sa được coi như một loại hình du lịch đặc thù, khơng
đơn thuần chỉ là một sản phẩm du lịch mà còn là một cách thức để người Việt Nam thể
hiện lịng u nước của mình; là một hành trình giáo dục tình yêu đất nước và biển cả.
Phát triển du lịch biển đảo phải gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng, đặt
trong mối quan hệ phát triển tổng thể chung kinh tế - xã hội.
Ở Trường Sa có thể phát triển được các loại hình du lịch như du lịch tàu biển,
thể thao… Đặc biệt, du lịch Trường Sa là gắn với bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Trường Sa là biểu tượng của ý chí kiên cường mở cõi và bảo vệ chủ quyền của
dân tộc Việt Nam. Nhắc đến Trường Sa là nói đến đội hùng binh Hồng Sa và Bắc Hải
của đảo Lý Sơn dưới thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Từ thế kỷ 17, 18 họ đã dám

chấp nhận lễ “khao lề thế lính Hồng Sa”. Đây là một hình thức tế sống trước lúc đi
nhận nhiệm vụ nơi biên cương hải đảo, tức là chấp nhận ra đi khơng có ngày về.
Ngồi ra, khi phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Trường Sa, cũng khơng thể
thiếu việc tìm hiểu các giá trị văn hóa của sức mạnh con người chiến thắng và làm chủ
hoàn cảnh.
Quần đảo Trường Sa “nguyên thủy” là những hoang đảo cằn khô với chất lượng
mơi sinh vơ cùng khắc nghiệt, khơng có nước ngọt, khơng bóng cây xanh, quanh năm
nắng nóng cháy thịt da, giơng tố hồnh hành, khơng một cư dân sinh sống. Dưới thời
Mỹ ngụy, Trường Sa được xem là nơi “lưu đày” của những người lính thuộc lực lượng
ngụy qn Sài Gịn với cc sống vơ cùng tạm bợ, lắt lay, tàn héo - “không ra kiếp
người”.
Bản sắc văn hóa Trường Sa mang thơng điệp gọi mời “Hãy đến và khám phá vẻ
đẹp văn hóa Trường Sa”. Mơi trường văn hóa trên quần đảo Trường Sa thực sự có sức
hấp dẫn du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hịa.
Do đặc thù của tour du lịch Trường Sa là hải trình dài, chi phí cao và ở khu vực
xa đất liền, du lịch Trường Sa trước mắt nên nhắm đến đối tượng khách là những
người có tiềm năng kinh tế, khao khát khám phá Trường Sa. Các tour sẽ được tổ chức
với hình thức xã hội hóa và sẽ phải phối hợp chặt chẽ du lịch với quốc phòng, đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho du khách.
3.5. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo vùng
Liên tuyến nội tỉnh có nhiều loại hình kết hợp. Có thể kết hợp theo dạng du lịch
văn hóa biển đảo - làng nghề - du lịch núi: Nha Trang, Cam Ranh, Khánh Sơn; hoặc
tour xuất phát từ Nha Trang, đi qua Diên Khánh thăm thành cổ, các làng nghề cổ xưa ở
làng chài, sau đó thăm cảnh núi non thiên nhiên tại Khánh Vĩnh. Tại Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh và vùng núi nói chung thì điều kiện đường xá chưa thuận lợi, nhưng bù lại
là cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ vẻ đẹp tự nhiên vì chưa được khai phá nhiều.
DU khách sẽ có cái nhìn rõ hơn về văn hóa từng vùng miền trong tỉnh Khánh Hịa,
Với những tour này, mỗi nơi sẽ có nét đặc sắc riêng cuốn hút du khách nhưng
cần hoàn thiện hơn các phương tiện chuyên chở và bảo đảm an toàn cho du khách khi
tham quan các làng quê miền núi xa xôi, tách biệt.

Từ đó có thể mở rộng ra tour liên tuyến ngoại tỉnh. Khi có q nhiều loại hình
du lịch giống nhau thì du lịch kết hợp phát huy thế mạnh của mình. Lấy điểm nổi bật

23


của các điểm đến khác để tạo sức bật cho du lịch biển, đảo Khánh Hòa. Khi tham gia
các tour kết hợp này, du khách sẽ tự nhận ra điểm hấp dẫn khác biệt giữa du lịch văn
hóa biển đảo giữa các vùng miền. Chỉ trong một lần tour nhưng đã có những trải
nghiệm thú vị từ những miền biển khác nhau trong cùng một đất nước.
Nên đầu tư tàu vận chuyển rác từ các đảo vào đất liền để xử lý, không được
phép thải trực tiếp ra biển. Phối hợp cùng Công ty Môi trường đô thị thành phố, thị xã,
huyện hỗ trợ trang thiết bị chuyên dùng thu gom chất thải trên tàu du lịch và tăng
cường tàu vớt rác trên biển.
Đặc biệt là các khu du lịch trên đảo, hàng ngày có rất nhiều lượt khách đến
tham quan, nghỉ dưỡng, các khu resort cao cấp có sức chứa lượng du khách lớn, vào
mùa cao điểm thì tình trạng nước biển ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt lại càng gia
tăng. Nếu tăng cường lực lượng thu gom rác sẽ tránh được lắng đọng trầm tích, chất
thải rắn, và thêm nữa là rút ngắn thời gian rác thải tồn tại trên mặt biển hủy hoại môi
trường sống của hệ sinh vật biển nơi đây.
3.6. Nhóm giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo gắn với đảm bảo
an ninh quốc phịng
Biển từ lâu đã có một vị trí chiến lược quan trọng trong cơng cuộc bảo vệ Tổ
quốc. Trong lịch sử, từ thời Nam Hán, Nguyên Mông, đến Pháp, Mỹ…đều lợi dụng
biển đề xâm lược nước ta. Nhiều quốc gia trên thế giới có biển đã phát huy thế mạnh
của biển để phát triển cả kinh tế - quốc phòng. Theo chỉ thị số 20 của Bộ Chính Trị,
ngày 22-9- 1997 nhấn mạnh: “ Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có
ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng thế mạnh quan
trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Do đó, phát triển kinh tế biển,
kinh tế du lịch trong đó quan trọng là du lịch văn hóa biển đảo cần nhận thức sâu sắc

tầm quan trọng to lớn của biển đảo đối với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ
chủ quyền biển đảo quê hương. Một trong những nhiệm vụ đó là xây dựng mơi trường
biển, đảo ổn định và phát triển. Vì vậy, cần có một số các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng các mối quan hệ giáo dục và bầu khơng khí tâm lý tinh thần
lành mạnh tại các khu dân cư ven biển và hải đảo. Giáo dục cho mọi người, nhất là thế
hệ trẻ có lối sống phù hợp cới các chuẩn mực văn hóa, đạo đức của xã hội; có niềm tin
và lịng u mến thiết tha đối với biển đảo quê hương; có ý thức trách nhiệm của người
công dân trong việc sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thứ hai, bảo đảm và phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền biển đảo. Bên cạnh đó, cần
tăng cường xúc tiến các hoạt động tuyên truyền biển đảo bên cạnh việc quảng bá các
chương trình, sản phẩm du lịch liên quan đến văn hóa biển đảo.
Tăng cường xây dựng thêm các chuyên mục du lịch định kỳ về biển đảo như
các phim tài liệu, phóng sự, các thể loại ca múa nhạc…trên Báo Khánh Hòa, Đài Phát
thanh - Truyền hình Khánh Hịa. Ngồi ra, cần chọn lọc chuyển tải các tin, bài, phóng
sự đăng trên các báo, đài trung ương.
Quan tâm bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng, ý thức bảo vệ chủ quyền,
định hướng phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền
và các nhà báo, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, phản ánh sâu sắc các
mặt của lĩnh vực này.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm
môi trường biển đảo. Tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân thấy được tầm quan trọng
của biển đảo, làm rõ tác hại và hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống con
người và vùng biển, đảo mà họ đang sinh sống, làm ăn.

24


Song song với biện pháp tuyên truyền thì cần thiết phải sử dụng hình thức xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Đối với ngành du lịch, cần có cơ chế để ngành cộng đồng trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường biển, kiên quyết xử lý những cơ sở nào vì lợi nhuận mà gây ơ
nhiễm mơi trường.
Thứ tư, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng trong việc xây dựng mơi trường
biển, đảo góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của tỉnh Khánh Hòa nói
riêng và Việt Nam nói chung
Tổ chức các lực lượng dân quân tự vệ biển, tiến hành huấn luyện chiến đấu cho
các lực lượng này vừa đủ khả năng bảo vệ các hoạt động trên biển bao gồm cả du lịch,
bảo vệ nhân dân và du khách, bảo vệ sản xuất, phát triển kinh tế.
Ngồi ra, cịn tăng cường cơng tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh
trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo và tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ phương
tiện cứu hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là thời kỳ cao điểm.

25


×