Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Du lịch Phan Thiết 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.09 KB, 7 trang )

DU LỊCH PHAN THIẾT
Tổng Hợp Các Khu Du Lịch và Thắng
Cảnh Của Phan Thiết
Bí mật của những bộ hài cốt “Ông Nam Hải”
Người nổi tiếng "có duyên" nhất vạn Thuỷ Tú là ông Nguyễn Sáu -
thường gọi là ông Sáu Vẹo - một ngư phủ đã gặp "Ông" luỵ không dưới
15 lần. Có lần kéo lưới lên, thấy "Ông" mắc lưới, ông Sáu đành bỏ mẻ
cá ấy để đưa "Ông" ra; nhưng đến hai lần sau vẫn thấy "Ông" chui vào
trở lại, ông Sáu cho rằng "Ông" sắp luỵ nên đã chọn mình để ký thác
xương cốt. Ông Sáu đành bỏ chuyến biển hôm ấy để đưa "Ông" vào bờ,
lên Ngọc Lân thánh địa trong đình Vạn Thuỷ Tú nằm chờ chết.
Ngọc Lân thánh địa là nghĩa trang chôn cất thi hài các vị hải thần mới
chết, trước khi được bốc mộ rửa sạch xương cốt đưa vào thờ phụng
trong đình. Đó là một khoảnh đất có hàng rào bao quanh nằm trước sân
đình, bên trong có một am nhỏ để thắp hương và nhiều loại hoa được
trồng xen giữa 24 ngôi mộ đắp đất. Hàng năm, đình Vạn Thuỷ Tú có 5
kỳ tế lễ vào các ngày âm lịch: 20-2 (Tế Xuân); 20-4 (Cầu ngư); 20-6
(Chính mùa); 20-7 (Chèo dọc) và 23-8 (Mãn mùa, cúng giỗ Ông).
Không chỉ những ngư phủ mới tin vào sự phù trợ của các vị hải thần như
một tín ngưỡng dân gian mang tính truyền thống. Các vị vua nhà
Nguyễn cũng ghi nhận công lao đó với 24 điệu sắc thần. Trong số đó,
riêng vua Thiệu Trị ban tặng đến 10 điệu sắc thần, còn lại là của các đời
vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định Những điệu sắc thần
viết trên giấy thủ công - trong đó, 10 bản đã có hơn 150 năm tuổi nhưng
vẫn được giữ gìn cẩn trọng, nguyên vẹn trong ngôi đình Vạn 240 năm
tuổi này. Đình Vạn Thuỷ Tú hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá
trị liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng cư dân nghề
cá vùng hữu ngạn cửa sông Phan Thiết do các bậc tiền bối để lại. Trong
đó, có chiếc chuông đồng đúc vào năm Nhâm Thân (1872), đến nay đã
được 130 năm; thân chuông có dòng chữ "Tự Đức nhị thập ngũ niên -
Xuân quý giáo đáng - Thuỷ Tú Vạn - Bổn Vạn đồng ký".


Trong hàng trăm bộ hài cốt lưu giữ tại đình Vạn Thuỷ Tú có hai bộ
xương cá voi rất lớn. Tài liệu cũ chép rằng: "Thuở mới lập Vạn xong,
một hôm Ngài bị luỵ ở ngoài khơi trôi về ngay trước cửa Vạn. Vì Ngài
lớn quá (dài hơn 20m, nặng tới vài chục tấn) nên mãi hai ngày sau, với
sự giúp sức của ngư dân các làng lân cận đến giúp mới tẩm liệm xong
cho Ngài". Ông Nguyễn Xèng lại kể rằng: "Khi Ngài lụy, bạn chài nhiều
làng đang đánh cá cùng phát hiện và tranh nhau đưa về thờ phụng. Lúc
ấy, Vạn Thuỷ Tú đông người, nhiều ghe nên đưa được Ngài về vùng
nước cạnh hòn Lao (trước mặt đình Vạn) rồi đóng cọc buộc giữ xác ngài
để thuỷ táng vì không có cách nào kéo lên bờ được. Sau ba năm mới đưa
xương cốt Ngài vào đình bảo quản, thờ phụng". Theo ông Xèng, bộ
xương lớn nhất (dài hơn 18m) có niên đại chừng 110 năm, bộ lớn thứ
nhì (dài 14m) của Ông luỵ năm 1953.
Hiện nay, UBND thành phố Phan Thiết giao cho Phòng Văn hoá Thông
tin làm chủ đầu tư công trình phục chế, lắp dựng bộ xương cá voi lớn
nhất đặt tại đình Vạn Thuỷ Tú, dự kiến sẽ khánh thành vào dịp lễ Tế
Xuân, ngày 20/2 âm lịch (nhằm 22/3/2003). Ông Đào Văn Chừ - Trưởng
phòng VHTT thành phố Phan Thiết cho biết, đã tham khảo, tìm hiểu
nhiều nơi, cuối cùng chọn phương án nhờ sự hỗ trợ của Viện Hải Dương
Học (HDH) Nha Trang, giao cho DNTN Lê Vũ (Nha Trang) thiết kế, thi
công phục chế, lắp dựng bộ xương cá voi này. Ông Đào Tấn Hỗ -
Trưởng phòng Bảo tàng HDH Nha Trang cho biết:" Bộ xương cá Ông
này sau khi phục chế có lẽ là bộ xương lớn nhất ở nước ta và cũng có thể
lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà khoa học đến nghiên cứu và khách du lịch đến chiêm ngưỡng".
Hàng ngày, nhiều người dân địa phương thường lui tới đình Vạn Thuỷ
Tú xem việc phục chế đang được tiến hành kể từ đầu tháng 1/2003. Một
người dân nói: "Cả đời tôi chưa được tận mắt thấy nguyên hình bộ
xương Ông Nam Hải. Tôi thấy rất vui khi ngay tại đây sẽ có một công
trình ý nghĩa như vậy. Tuy nhiên, việc chặt bỏ cây cổ thụ để xây dựng

ngôi nhà để đặt bộ xương Ngài choán hết nửa sân đình Vạn Thuỷ Tú
như vật thiệt cũng uổng vì cảnh quan bị phá vỡ, che khuất cả ngôi đình
cổ xưa nhất Phan Thiết này. Rồi đây, những ngày tế lễ hàng năm của
Vạn cũng sẽ gặp nhiều trở ngại vì sân đình quá chật hẹp".
Đình Vạn Thuỷ Tú là di tích văn hoá tín ngưỡng địa phương có niên đại
sớm nhất ở Phan Thiết và cả tỉnh Bình Thuận - tính đến nay đã được 240
năm, gần bằng thời gian thành lập tỉnh Bình Thuận - là kiến trúc đánh
dấu sự hình thành và phát triển nghề cá và cộng đồng ngư dân địa
phương, một bộ phận quan trọng trong cơ cấu xã hội ở Phan Thiết, Bình
Thuận.
Hồ Bạch Hồ
Ðó là hồ nước ngọt rộng khoảng 70 ha, thuộc tỉnh Bình Thuận. Bạch Hồ
quanh năm thơm ngát hương sen, được tô điểm bởi những núi cát lung
linh. Ngồi trên xuồng, lách vào bạt ngàn sen mà tận hưởng hương thơm,
thật là thú vị.
Ai vô Bình Thuận thì vô
Nhớ về Mũi Né, Bạch Hồ quê em
Bạch Hồ cách biển Bình Thuận khoảng 4-5km. Từ quốc lộ 1 phải vượt
15 km sẽ tới hồ. Người địa phương gọi hồ là bàu. Có hai bàu: bàu Ông
(tiểu hồ) và bàu Bà (đại hồ), quanh năm thơm ngát hương sen. Tuy nằm
gần biển, chất nước ngọt đặc biệt của bàu từ trước đến nay không hề
thay đổi. Với diện tích cỡ 70 ha, bàu Bà có chất nước ngọt hơn bàu Ông,
sen cũng nhiều và đẹp hơn. Ngày xưa, bàu Bà đã từng là nơi sinh sống
của cá sấu, nhưng cặp cuối cùng đã bị đánh bắt từ trước năm 1975.
Ðến đây, bạn có thể thuê một chiếc xuồng nhỏ của dân địa phương để
lênh đênh trên hồ . Năm 1874, trên đường về kinh đố (Huế) nhậm chức,
cụ Nguyễn Thông có lưu lại nghỉ vài ngày bên hồ. Vẻ đẹp mộc mạc
nhưng tinh tế của con người và phong cảnh nơi đây được cụ ghi lại trong
tập thơ chữ Hán (hai bài Bình dân sa mạc và Bạch Hồ nhàn hành). Bên
trái, trời nước một mầu xanh được tô điểm thêm bởi những núi cát trắng

tinh, óng ánh. Bên phải, nhiều vách đất đỏ rực bị xâm thực. Hòn Hồng
xa xa không bị che khuất nhờ những đồng cỏ kiểu xa van châu Phi thưa
thớt, thi thoảng xuất hiện một bụi cây thấp lè tè, xanh um. Khung cảnh
nên thơ chỉ có thể thấy và cảm nhận mà không dùng lời tả xiết.
Thong thả xuôi dòng về phía cuối bàu, xuồng đưa ta vào bạt ngàn sen để
vừa lách vào trong đám sen vừa tận hưởng mùi sen thoang thoảng lại
vừa được thưởng thức hoa sen, gương sen và hạt sen ngay tại chỗ trong
cảnh trời nước mênh mang. Chưa từng thấy hạt sen nào ngọt như ở đây.
Du khách được đưa đi Bàu Sen bằng xe đặc chủng. Theo truyền khẩu
dân gian: ngày xưa có 2 vợ chồng khách du lịch thuê thuyền đánh cá nhỏ
của ngư dân ra ngắm cảnh sen trong hồ, khi người vợ nghiêng mình hái
đóa hoa sen thì không may rơi xuống hồ, người chồng vội đưa tay ra vớt
cũng ngã theo xuống. Ngư dân hay tin vội chèo thuyền đi tìm xung
quanh hồ nhưng không thấy xác. Vì thế họ gọi hồ đó là hồ không đáy
hoặc bàu trắng. Qua một thời gian sen mọc càng ngày càng nhiều, người
ta đã cải tạo và trồng thêm để lấy ngó sen làm kinh tế và từ đó được gọi
là hồ Bàu Sen.
Ðiều lạ là hồ này nằm ở độ cao cách mặt biển khoảng 50-60m là nơi
vùng bán sa mạc và sa mạc, mà nơi đây đã tạo ra 1 trạng thái địa lý là 1
ốc đảo, nước từ sa mạc dồn về, tạo thành 1 chỗ trũng, nước nơi đây
trong suốt được thẩm thấu qua cát có rất nhiều loại cá to làm cho hồ này
trở thành 1 vùng du lịch sinh thái vừa đẹp vừa hoang sơ.
Bàu Sen thuộc xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), cách thành
phố Phan Thiết chừng 40km về hướng Ðông Bắc. Bàu Sen còn có tên
gọi dân dã khác là Bàu Bà (bởi cách bàu này một dãy cát có một hồ nhỏ
hơn gọi là Bàu Ông) hay Bàu Trắng (bởi nằm giữa ba động cát trắng),
còn các thi nhân gọi là Bạch Hồ.
Ðể đến Bàu Sen - Bạch Hồ, du khách có thể đi bằng hai đường: đi xe
đặc chủng từ Hòn Rơm (dài khoảng 12km), hoặc từ thành phố Phan
Thiết theo quốc lộ 1A đến thị trấn Lương Sơn, có ngã ba, rẽ phải chừng

18km là đến nơi. Ði đường nào cũng có cái thú, cái hấp dẫn riêng, nhưng
đi hướng Lương Sơn thì đẹp hơn, bởi xe chạy băng qua những ngọn đồi
trọc, lúc lên cao, lúc xuống thấp, xuyên qua các cánh rừng sò đo, rừng
dừa xanh mướt trên những động cát trắng thơ mộng.
Khi xe còn chạy trên đồi cao, thoạt tiên bên tay trái hiện ra một đầm
nước mênh mông trông như biển hồ, nước xanh thẳm đến “nhức mắt”
(nếu du khách đi đúng vào lúc trưa), trải dài tuyệt đẹp, ai cũng phải ngạc
nhiên, trầm trồ và không thể không ngắm nhìn. Bàu Sen dài 3km, nơi
rộng nhất 500m, độ sâu trung bình 5m, rộng 70ha, được bao bọc bởi
những động cát. Ðộng cát ở đây đẹp hơn Mũi Né, bởi cát thuần khiết
một màu trắng tinh anh, mịn màng.
Ngư dân địa phương cho biết, hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có
nhiều loại cá nước ngọt rất ngon. Trong hồ còn có loại cá trắm cỏ nặng
đến 30kg! Ngày xưa ở đây còn có cả cá sấu, nhưng con cá sấu cuối cùng
đã được bắt cách đây 25 năm. Sen ở đây mọc tự nhiên, hầu như nở cả
bốn mùa. Mỗi năm người dân địa phương thu hoạch cả tấn hạt sen để
làm mứt, nấu chè trong những dịp tết.
Ðến với Bàu Sen - Bạch Hồ, bạn có thể thuê chiếc xuồng của ngư dân
ven vùng dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ, hay câu cá cũng rất thú vị. Nếu
thích tắm, nước ở đây trong vắt, mát lạnh, sạch sẽ. Còn muốn cắm trại,
bên phía bờ Bắc có khu rừng dương mát rượi, bạn tha hồ mắc võng nằm
nghỉ ngơi, đàn hát. Ðừng quên mang theo máy chụp hình để ghi lại
những bức ảnh tuyệt đẹp mà không phải nơi đâu cũng có.
Ðồi cát "trinh nữ"
Khác với đồi cát Tuy Phong là nơi đây cát hoàn toàn trắng chứ không
phải cát vàng, đứng xa nhìn nó giống hình ảnh người phụ nữ đang nằm
để lộ trần bộ ngực trắng, chính giữa là đường nét cong thăm thẳm chạy
dài tạo thành 1 vùng trũng ẩn hiện tranh tối tranh sáng.
Khi đến Mũi Né mà không ghé thăm quan và biết về đồi cát là 1 phần
thiếu sót. Nó đã nuốt hàng triệu cuộn phim, hàng cây số thước phim của

khách trong và ngoài nước cũng như các nhà nhiếp ảnh.
Nó làm say mê và sự vất vả của con người là sự thay đổi hình dáng của
đồi cát từng ngày.
Trong mùa gió, những cồn cát được thay đổi biến dạng qua từng cơn lốc,
nó thay đổi từng giờ khó bắt gặp những hình ảnh ấy được tái dựng lại.
Vì lẽ đó có những nhà nhiếp ảnh lên ăn dằm nằm dề ngày này qua ngày
khác, vượt qua dăm ba đồi dốc vẫn không tìm được cho mình 1 góc cảnh
thích hợp, một góc nhìn trong khoảng không gian vừa ý để bấm máy.
Nhưng cũng có vị mới đặt chân đến lần đầu đã bắt kịp góc nhìn đúng sự
kiện xảy ra và đã có những tác phẩm để đời.
Trước khi chia tay rời vùng biển ấm tình người, du khách được thưởng
thức 1 đêm lửa trại ngoài trời, thưởng thức hương vị rượu cần, đưa cay
bằng thịt bê thui hoặc sò nướng. Ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên đầy
sao trên bầu trời, thả hồn lâng lâng theo men rượu, hòa nhịp cùng nhịp
sóng vỗ, tạo nên khúc nhạc du dương dạt dào tình cảm.

×