Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ TÀI KH& CN:“Nghiên cứu xác định loài sán gan ký sinh trâu, bò phương pháp sinh học phân tử, đặc điểm dịch tễ biện pháp phòng chống bệnh sán gan cho trâu, bò tỉnh Thái Nguyên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.72 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐAỊ HỌC NÔNG LÂM
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
1. TÊN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò
bằng phương pháp sinh học phân tử, đặc điểm dịch tễ và
biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò ở
tỉnh Thái Nguyên”

2. MÃ SỐ: ĐH2013 – TN0304

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

4. LOẠI HÌNH NGHIÊN
CỨU

Tự nhiên

Kỹ thuật

Kinh tế;
XH-NV

Nơng Lâm

Mơi
trường


ATLĐ




bản

Ứng
dụng

Triển
khai

Sở hữu

trí tuệ
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN
24 tháng
Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm
Điện thoại: 0280. 3855564
E-mail:
Địa chỉ: Xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
Họ và tên thủ trưởng cơ quan chủ trì: TS. Trần Văn Điền
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Phạm Diệu Thùy
Năm sinh: 1985
Học vị: Thạc sỹ
Đối tượng ưu tiên1: NCS
Di động: 0987.435.789
Địa chỉ nhà riêng: Xã Quyết Thắng - TPTN
Địa chỉ cơ quan: TP. Thái Nguyên

Điện thoại nhà riêng : 0280. 3846.663
Điện thoại cơ quan: 0280. 3855564
E-mail:
Giáo dục

Y Dược

8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên
cứu cụ thể được
giao

1

GS.TS. Nguyễn Thị Kim
Lan

Trường ĐH Nơng Lâm

Thiết kế thí nghiệm

2


TS. Nguyễn Văn Quang

Trường ĐH Nông Lâm

Triển khai thực hiện

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp nghiên
trong và ngoài nước
cứu

Chữ ký

Họ và tên người đại diện đơn
vị

Viện sinh thái và tài nguyên Định loài sán lá gan bằng
Bùi Thị Dung
sinh vật – Hà Nội
phương pháp sinh học phân tử
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1 Nghiên cứu sinh, ứng viên GS, PGS

-1-


10.1. Ngồi nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên
thế giới, liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài

được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Bệnh sán lá gan trâu, bò do hai loài sán lá Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra.
F. hepatica được Linnaeus mơ tả năm 1758, cịn F. gigantica được Cobbol mô tả năm
1855 và được Kendall phân loại năm 1965 (Kunio Terasaki và cs, 2010).
Theo Boray J.C. (2011) cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn thay đổi theo mùa và phụ
thuộc vào mức độ hoạt động nông nghiệp, thiếu hụt dinh dưỡng, quản lý đồng cỏ, vi sinh vật,
khí hậu của khu vực và sự hiện phát triển của ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá
Fasciola. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan do Fasciola gigantiga tại nhiều nơi trên thế giới [Coyle (1961),
Megard (1975)]: Kenya (33%), Sudan (37%), Cameroon (45%), Ethiopia (30 - 90%), Uganda
(10%), Cộng hoà Trung Phi (62%) và Rwanda (50%).
Nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý, Daves (1958) nhận xét rằng, gia súc bị suy nhược và
thiếu máu là do độc tố của F. giganticca, độc tố của sán còn tác động gây hiện tượng protein
trong huyết thanh biến chất, lượng Albumin giảm và Globulin tăng. Davtjan (1962) đã chứng
minh, quá trình dị ứng của cơ thể súc vật là kết quả tác động của các kháng nguyên sinh ra từ
sán với kháng thể xuất hiện trong tổ chức gan, và các chất sinh ra từ tổ chức khác bị huỷ hoại.
Quá trình dị ứng dẫn đến những rối loạn đầu tiên, biểu hiện bằng hiện tượng suy dinh dưỡng,
thiếu vitamin A, bằng sự tăng quá nhiều bạch cầu ái toan trong cơ thể.
Kendall S. B. (1965) cho biết, F. gigantica phổ biến trên toàn thế giới và ký chủ trung gian
của chúng là các lồi ốc khơng dễ dàng phân biệt về mặt hình thái hoặc sinh thái. Tác giả cho rằng,
các lồi vật chủ trung gian chính ở Nam, Tây và Đông châu Phi là L. natalensis, ở Ấn Độ,
Bangladesh và Pakistan là L. rufescens. Các dòng L. auricularia sensu lato đóng vai trị là vật chủ
trung gian của F. gigantica là ốc nước ngọt vùng nhiệt đới sống ở nước chảy chậm hoặc tĩnh, trong
với nồng độ oxy cao và thực vật thuỷ sinh nhiều.
Kết quả nghiên cứu của Lee C.G. và cs (2005) cho thấy: Khi gây nhiễm ấu trùng
Miracidium của sán lá Fasciola cho 3 lô ốc Lymnaea viridis, Miracidium phát triển thành
Cercaria sớm nhất sau 27 ngày gây nhiễm. Tác giả cũng cho biết: 1 ốc Lymnaea viridis nhiễm từ
3 - 5 Miracidium sinh sản ra số lượng Cercaria nhiều hơn những ốc chỉ nhiễm 1 Miracidium
trong cùng điều kiện thí nghiệm.
Moayad M. và cs (2011) đã tiến hành thí nghiệm gây nhiễm ấu trùng sán lá gan cho ốc
Lymnaea auricularia tại Đông Phi cho thấy: Thời gian phát triển của các giai đoạn ấu trùng sán lá

gan trong ốc trung bình 101,2 ngày (nhiệt độ 19 0C ± 1); 41,2 ngày (nhiệt độ 300C ± 1); Redia chỉ
phát triển thành Cercaria khi nhiệt độ > 200C. Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng trong
ốc trung bình mùa hè là 75 ngày, mùa đông là 175 ngày. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy số
lượng Adolescaria sinh ra phụ thuộc vào số Miracidium nhiễm vào ốc, 1 ốc nuôi ở 25 0C ± 1 khi

-2-


nhiễm 6 ấu trùng Miracidium sẽ sinh ra số Adolescaria trung bình là 603,1. Các tác giả đã
nghiên cứu và kết luận rằng: Thời gian hoàn thành các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá
gan trong ốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ, độ tuổi của ốc và số lượng Miracidium nhiễm
vào ốc.
Mas - Coma S. và cs (2005) cho biết, sán lá gan lớn (Fasciola spp.) và ký chủ trung gian
của chúng ở các nước nhiệt đới phát triển quanh năm. Trâu, bò bị nhiễm sán gầy yếu, tăng trọng
chậm, sản lượng thịt, sữa thấp, rất nhiều buồng gan không sử dụng được do sán làm viêm, xơ
cứng. Các tác giả cũng cho biết: Một sán lá Fasciola trưởng thành có thể đẻ 13.000 - 26.000
trứng/ngày (trung bình khoảng 16.000 trứng/ngày). Trứng sau khi thải ra ngồi theo phân phải
gặp mơi trường nước mới có thể phát triển được. Khi trứng sán lá gan rơi vào nước sau 16 - 27
ngày nở ra Miracidium (trung bình là 22 ngày), nhiệt độ thích hợp 27 - 30 0C, pH từ 6,5 - 7,2.
Miracidium sau khi nhiễm vào ốc nước ngọt (ký chủ trung gian của sán lá gan) phát triển thành
Sporocyst. Sau 9 - 10 ngày Sporocyst sinh sản ra Redia. Redia phát triển thành Cercaria sau 25 - 30 ngày.
Theo Jorgen Hansen, Brian Perry (1994), nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của ốc
là 15 - 260C, khi ở nhiệt độ này chúng đẻ số lượng trứng rất lớn. Trứng nở trong vòng 2 tuần và
sau 1 tháng ốc trưởng thành. Một con ốc trong vịng 10 - 12 tuần có thể sinh sản ra hàng ngàn
con ốc, ở dưới 100C, ốc không phát triển và ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ốc có thể chui vào bùn
và sống trong điều kiện bất lợi nhiều tháng.
Guralp N. và cs (1964) cho biết: Thời gian cho sự phát triển đến Miracidium trong trứng
F. gigantica khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ. Khoảng 10 - 11 ngày ở 37 - 38 oC, 21 - 24 ngày ở
25oC và 33 ngày ở 17 - 22oC. Grigoryan G. A. (1958) cho rằng, nhiệt độ 24 - 26 oC và pH 6,5 - 7 là
tốt nhất và ở điều kiện đó 70 - 80% trứng có thể phát triển. Tác giả cho rằng, trứng không sống ở

nhiệt độ trên 43 - 44oC và ở điều kiện khơ thì trứng cũng nhanh chết. Trứng F. gigantica không phát
triển đồng đều và nở thành Miracidium ở cùng một thời gian, vì vậy ở cùng một điều kiện
Miracidium có thể nở trong khoảng một thời gian tới 14 tuần, tăng cơ hội nhiễm vào ốc (Guralp N.
và cs, 1964 [65]). Tác giả cũng thấy rằng trứng bị kích thích nở khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc
ánh sáng mạnh. Khi thoát khỏi trứng Miracidium sống trong nước khoảng 18 - 26 giờ (Asanji M. F.,
1988).
Sự phát triển của ấu trùng F. gigantica trong ốc L. auricularia được mô tả bởi Dinnik J.
A., Dinnik N. N. (1964): Ở 26°C một Miracidium phát triển thành một Sporocyst sau 6 - 8 ngày.
Sporocyst chứa tới 6 túi phôi, sản sinh thế hệ Rediae đầu tiên, từ mỗi Rediae này lại sản sinh
Rediae thế hệ thứ 2 sau 20-22 ngày. Cercariae phát triển sau 26 ngày sau khi nhiễm. Sự phát
triển ấu trùng trong ốc sẽ chậm hơn khi nhiệt độ giảm và cuối cùng là ngừng phát triển. Ở nhiệt
độ dưới 16°C, chỉ 1 thế hệ Redia con được sản sinh, nhưng chúng sẽ sản sinh Cercariae khi
nhiệt độ tăng lên đến 20°C.
Theo thông báo của Ripert C. và cs (1987) cho biết, bệnh sán lá gan lớn thường phát triển

-3-


theo mùa. Vào mùa mưa tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở gia súc cao hơn nhiều so với mùa khơ. Vì trong
vịng đời của sán lá gan có vai trò của thực vật thuỷ sinh, nên sự nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào mùa phát
triển của chúng.
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt
Nam, liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được
trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
* Nghiên cứu xác định loài sán lá gan trâu, bò bằng phương pháp sinh học phân tử
Nguyễn Thế Hùng và cs (2008) đã thu thập ngẫu nhiên 25 sán lá gan lớn ở lị mổ Hà
Nội và định lồi bằng phương pháp PCR. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu sán được xác
định là F. gigantica.
Lê Thanh Hoà, Nguyễn Văn Đề (2002), (2007) đã nghiên cứu khi phân tích chỉ thị di
truyền hệ gen ty thể của sán lá gan lớn trên gia súc và trên người đã xác định sán lá gan lớn của

Việt Nam là F. gigantica. F. gigantica của Việt Nam có hệ số đồng nhất nội loài rất cao khi so
sánh với các chủng khác vùng địa lý ở Việt Nam, nhưng tác giả cho rằng ở nước ta có “lồi lai”
tự nhiên của F. hepatica và F. gigantica vì sự xuất hiện của một số cá thể có đặc điểm chung của
2 lồi.
* Nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), cho biết, trâu trưởng thành mắc bệnh sán lá
gan do F.gigantica, tỷ lệ nhiễm tới 50 - 70%.
Phan Địch Lân (1980) cho biết, ở nước ta, bệnh sán lá gan trâu bò được phát hiện ở khắp
các tỉnh từ Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò ở miền núi nhiễm 30 - 35%. Vùng đồng bằng và trung
du, trâu bò nhiễm cao hơn (40 - 70%). Các cơ sở chăn ni bị tập trung và bò sữa, tỷ lệ nhiễm 28 30%.
Phan Địch Lân (1985) tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò cho thấy, tỷ lệ
nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ
nhiễm dao động từ 13,7 - 61,3%.
Kết quả điều tra của Hồ Thị Thuận, Nguyễn Ngọc Phương (1987) ở các tỉnh miền Nam
cho thấy tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.
Phan Địch Lân (1994) đã điều tra 7359 trâu, bò ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết
quả thấy: Trâu, bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó đến vùng trung du, ven
biển và miền núi (bình quân tỷ lệ nhiễm sán ở các vùng điều tra như sau: Vùng đồng bằng từ
19,6% - 61,3%, vùng trung du từ 16,4% - 50,2%, vùng ven biển từ 13,7% - 39,6%, vùng núi từ
14,7% - 44,0%).
Phan Địch Lân (1994, 2005) đã tổng hợp và cho biết, nước ta được xếp vào một trong 5
nước ở châu Á trồng lúa nước có đàn trâu, bị nhiễm bệnh sán lá gan với tỷ lệ cao nhất. Kết quả
điều tra ở một số vùng cho thấy:

-4-


Ở 11 tỉnh miền núi, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò là 39%
Ở 4 tỉnh trung du, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò là 42,2%
Ở 5 tỉnh thuộc vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 57,5%

Ở 6 tỉnh thuộc vùng ven biển, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 36,7%
Vương Đức Chất (1994) cho rằng, mặc dù được nuôi trong điều kiện vệ sinh tương đối
tốt, đàn bò sữa ngoại thành Hà Nội vẫn bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 34,42%.
Đoàn Văn Phúc và cs (1995) cho biết: Trâu, bò ở khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan với tỷ
lệ 33,9%.
Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh (1996) theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan ở một số địa
phương vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi và trung du Bắc Bộ cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá
gan chung ở trâu, bò là 44,53%. Tác giả nhận xét tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan là 54,21% nặng hơn
trâu là 33,92%.
Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997) công bố tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò ở
Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An từ 25,27 - 32,65%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở miền Bắc
Việt Nam là 43,56%.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khương và cs (2001) cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá
gan trung bình ở vùng miền núi và trung du Bắc Bộ là 58,46% trong đó ở Tuyên Quang tỷ lệ trâu
bò nhiễm sán là 57,14%. trên cả nước ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, ở bò là
30,64%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.
Đỗ Đức Ngái và cs (2006) thông báo, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở Đắk Lắk là 34,22%.
Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh (2006) và các cán bộ Phòng Ký sinh trùng, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra, nghiên cứu hiện trạng các bệnh ký sinh trùng
lây truyền giữa người và động vật ở Gia Lai và Đắk Lắk. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhiễm
sán lá gan lớn ở trâu, bò khá cao (35 - 65%). Kết quả điều tra sán lá gan lớn cho thấy, tỷ lệ
nhiễm sán lá gan lớn bình qn ở trâu, bị của nước ta như sau:
Vùng ven biển từ 13,7% đến 39,6%.
Vùng núi từ 14,7% đến 44%.
Vùng trung du từ 16,4% đến 50,2%.
Vùng đồng bằng từ 19,6% đến 61,3%.
Theo Giang Hoàng Hà và cs (2008) cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bị sữa tại Hà Nội
là 29,45%, trong đó, bê có tỷ lệ nhiễm là 22,03%, bị tỷ lệ nhiễm là 34,48%.
Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Thị Kim Lan (2009) đã kiểm tra 1170 mẫu phân trâu, bò ở một số
xã của huyện Yên Sơn ở tỉnh Tuyên Quang, cho thấy, có 641 trâu bị nhiễm sán lá gan chiếm tỷ

lệ 54,79%.
Nguyễn Hữu Hưng (2009) kiểm tra 981 mẫu phân bò, kết hợp mổ khám 309 bò tại 4

-5-


huyện ở tỉnh Đồng Tháp, cho thấy, bò nhiễm sán lá gan với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm
tăng dần theo lứa tuổi, nhiễm thấp nhất ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (15,31%), cao nhất ở bò trên 2
năm tuổi (63,09%).
Võ Thị Hải Lê (2010) đã kiểm tra 269 mẫu phân trâu bò (150 trâu, 119 bò) tại 2 huyện ở
tỉnh Nghệ An, cho thấy, tỷ lệ nhiễm là 61,6 % ở trâu và 26,86 ở bò. Mổ khám 150 trâu, 131 bò,
kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ở trâu là 67,76% và ở bò 30,68%.
Kết quả điều tra 800 trâu, bò cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung trên cả 3 miền (Bắc,
Trung và miền Nam Việt Nam) qua xét nghiệm phân trung bình là 35,0%, dao động từ 0 - 60%,
qua xét nghiệm gan là 10,0 - 50,0%, với cường độ nhiễm từ 1 - 246 cá thể sán/bộ gan mật. Tỷ lệ
nhiễm sán lá gan giảm dần từ miền Bắc đến Nam: Tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc là
50,0%, dao động 36 - 60%; ở miền Trung và Tây Nguyên là 38,7%, dao động 24 - 56%; ở miền
Nam là 7,0%, dao động 0 - 28% (Hoàng Văn Hiền và cs, 2011).
Theo Nguyễn Hữu Hưng (2011), tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua kiểm tra phân của đàn bị tại
3 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long (Sóc Trăng, Đồng Tháp và An Giang) là 51,91%. Tỷ lệ nhiễm
tăng dần theo lứa tuổi bò: Bò dưới 1 năm tuổi (30,43%), bò trên 2 năm tuổi (62,81%).
* Nghiên cứu vòng đời của sán lá gan
Theo Phan Địch Lân (2005) cho biết: Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28 - 30 oC), có
ốc vật chủ trung gian (Lymnae swinhoei và Lymnaea viridis), có vật chủ cuối cùng (trâu, bị, dê,
cừu) thì vịng đời của sán lá gan ở nước ta được xác định với các mức thời gian sau:
- Ở trong ốc vật chủ trung gian:
Mao ấu (Miracidium) phát triển thành bào ấu (Sporocyst) cần 7 ngày.
Bào ấu (Sporocyst) phát triển thành lôi ấu (Redia) cần 8 - 21 ngày.
Lôi ấu (Redia) phát triển thành vĩ ấu (Cercaria) non cần 7 - 14 ngày, thành vĩ ấu trưởng
thành cần 13 - 14 ngày.

- Ở ngoài ốc vật chủ trung gian: Vĩ ấu phát triển thành kén (Adolescaria) sau 2 giờ.
- Ở trâu, bò: Khi trâu, bò, bê nghé nuốt phải Adolescaria, sau 79 - 88 ngày trong ống dẫn
mật của trâu, bị đã có sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài.
* Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng
Phan Địch Lân (1994, 2005) đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy các triệu
chứng thường lặp đi lặp lại như: Gầy rạc, suy nhược cơ thể (37/37); phân nhão khơng thành
khn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da
mốc, lông dễ rụng (26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu, có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa
chảy kéo dài (13/37); thuỷ thũng ở nách, hai chân trước, gan to (11/37); thuỷ thũng ở ngực, ức
liên tục (9/37).
* Nghiên cứu cách phòng và lựa chọn thuốc điều trị bệnh sán lá gan trâu, bò.
Nguyễn Trọng Kim, Phạm Ngọc Vĩnh (1997) đã làm thử quy trình tẩy sán 3 lần/năm

-6-


bằng thuốc Fasifannida và Dertil B thấy đạt hiệu quả cao so với tẩy sán lá gan 2 lần/năm, độ tái
nhiễm giảm rõ rệt.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2000) đã thử nghiệm một số thuốc tẩy sán lá gan cho dê địa
phương ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, kết quả thấy: Thuốc Dertil (liều 5 - 8 mg/kg TT) có tác
dụng tẩy sạch 100% và an tồn đối với dê; thuốc Fasciolid (liều 0,04 ml/kg TT) có hiệu lực tẩy
sạch là 95% và tương đối an toàn cho dê; thuốc Vermitan (chứa 20% Albendazol, liều 35 mg/kg
TT) đạt hiệu lực tẩy sạch và an toàn đều là 100%, ngồi ra Vermitan cịn có tác dụng tẩy cả sán
dây và giun tròn ở dê.
Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000) đã đưa ra cách phịng bệnh Fasciola: Trong
đó diệt ký chủ trung gian bằng dung dịch CuSO4 (3 - 4%) phun vào cây thuỷ sinh, cỏ mọc ở dưới
nước cỏ mọc ở dưới nước để tiêu diệt ốc - ký chủ trung gian.
Phan Địch Lân (2005) cho biết, từ thập niên 50 chính phủ Hungary đã có những điều
khoản để xây dựng những vùng không nhiễm sán lá gan. Năm 1952 sử dụng rộng rãi CCl 4
trong điều trị bệnh sán lá gan, những năm 80 bắt đầu sử dụng Dertil B cho uống và tiêm.

Tỉnh Fejer của Hungary đã mất 20 năm để tiêu diệt triệt để sán lá gan, kết quả từ tỷ lệ nhiễm
giảm 30 - 42 % xuống còn 2,66%.
Nguyễn Văn Diễn và cs (2006) đã thử nghiệm 2 loại thuốc tẩy sán lá gan cho bò tại
Đắk Lắk, kết quả cho thấy: Thuốc Dovenix (liều 10 mg/kg TT), Han-Dertil-B (liều 12
mg/kgTT) và cả 2 loại thuốc này đều có hiệu lực tẩy sạch 100%
Nguyễn Hữu Hưng (2011) đã thử nghiệm 3 loại thuốc Praziquantel với liều 25 mg/kg TT
cho uống, Nitroxinil liều 12 mg/kgTT tiêm dưới da cổ và Bilevor-M liều 4,5 mg/kgTT cho uống
để tẩy sán lá gan cho trâu bò. Kết quả cho thấy, cả 3 loại thuốc đều có thể tẩy sạch sán lá gan
100%. Thuốc an tồn và khơng gây phản ứng phụ trong điều trị.
10.3. Danh mục các công trình đã cơng bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những
thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
* Cơng trình của Ths. Phạm Diệu Thùy
[1]. (2010), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí
Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 5, tr 34.
[2]. (2011), Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên, thời gian tồn tại của
đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 3, tr 77.
* Cơng trình của GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
[1]. (1979), Một số nhận xét mới về bệnh phân trắng của lợn con, Tạp chí Khoa học và kỹ thuật
nông nghiệp - Bộ nông nghiệp – Hà Nội, Số 202,
[2]. (1997), Bệnh sán dây ở dê và biện pháp phịng trị, Tạp chí khoa học và cơng nghệ - Đại học
Thái Nguyên, Tập 1, số 2, tr. 5.
[3]. (1997), Kết quả nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở dê cỏ nuôi tại tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn và hiệu lực của thuốc Synanthic, Levamisol và Mebenvet, Tạp chí khoa học và
cơng nghệ - Đại học Thái Ngun, Tập 2, số 3, tr. 4.
[4]. (1997), Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở đàn dê tỉnh Bắc Thái, Tạp chí khoa học

-7-


kỹ thuật Thú y, tập IV, số 1, tr. 5.

[5], (1997), Tình hình nhiễm giun trịn đường tiêu hố của dê cỏ ni ở Bắc Thái và biện pháp phịng trị,
Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV, số 3, tr. 6.
[6]. (1998), Biến động nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở đàn dê Bắc Thái theo tuổi, mùa vụ và tính biệt,
Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập V, số 1, tr. 8.
[7]. (1998), Những nhận xét về bệnh tích đại thể và một số chỉ tiêu huyết học của dê nhiễm giun
sán đường tiêu hố, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập V, số 3, tr. 5.
[8]. (1999), Phát hiện bệnh giun sán đường tiêu hoá ở dê và dùng thuốc điều trị, Tạp chí khoa
học và cơng nghệ - chuyển giao canh tác lâu bền trên đất dốc - Đại học Thái Nguyên, Tập
1, số 9, tr. 6.
[9]. (1999), Nhận xét về sự phát triển của ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở dê và sức đề kháng
của chúng với nhiệt độ, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập VI, số 1, tr. 5.
[10]. (1999), Xác định mối tương quan giữa số giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá dê và số trừng
giun trong một gam phân, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập VI, số 4, tr. 6.
[11]. (1999), Hiệu quả của việc dùng thuốc tẩy phịng bệnh giun sán đường tiêu hố cho dê địa
phương ở miền núi, Tạp chí khoa học và công nghệ - chuyển giao canh tác lâu bền trên đất
dốc - Đại học Thái Nguyên, Tập 4, số 12, tr. 5.
[12]. (2000), Một số kết quả nghiên cứu về bệnh giun sán đường tiêu hoá của dê địa phương ở
một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Nơng nghiệp & cơng nghiệp thực phẩm - Tạp chí
khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế, số 6, tr. 2.
[13], (2000), Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc điều trị bệnh giun sán ở đường tiêu hoá dê,
Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập VII, số 4, tr. 5.
[14]. (2001), Tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn gà ni gia đình tại thành phố Thái Nguyên, Tạp
chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập VIII, số 4, tr. 3.
[15]. (2003), Tình hình bệnh phù đầu của lợn con do E. coli ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập X, số 1, tr. 5.
[16]. (2003), Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn con bị bệnh phù đầu do E. coli ở
Thái Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập X, số 3, tr. 4.
[17]. (2003), Ảnh hưởng của diện tích bãi chăn đến khả năng sản xuất của gà thịt lông màu
Lương Phượng và Sasso ni tại Thái Ngun, Tạp chí Chăn nuôi, số 4 (54), tr. 3.
[18]. (2004), Ảnh hưởng của việc tập cho lợn con ăn sớm đến sinh trưởng và cảm nhiễm bệnh

giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi, Tạp chí Chăn ni, số 1 (59), tr. 3.
[19]. (2004), Thử nghiệm phòng và trị bệnh Coli dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc
Giang, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XI, số 3, tr. 5.
[20]. (2004), Bệnh Coli dung huyết (phù đầu) của lợn con ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc
Giang, Tạp chí Chăn ni, số 5 (63), tr. 4.
[21]. (2004), Xác định vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Bắc Giang, Tạp chí
nơng nghiệp & phát triển nơng thơn - Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, số 4 (40), tr. 2.
[22]. (2005), Một số đặc điểm của vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu lợn con ở Thái Nguyên và
Bắc Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XII, số 3.
[23]. (2005), Tình hình nhiễm cầu trùng lợn tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XII, số 3.
[24]. (2005), Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn,

-8-


Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XII, số 4.
[25]. (2005), Tình trạng ơ nhiễm cầu trùng lợn ở khu vực chuồng nuôi và thời gian phát triển của
Oocyst tới giai dđạn cảm nhiễm, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XII, số 5.
[26]. (2006), Vai trị của ký sinh trùng đường tiêu hố trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai
sữa tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIII, số 3.
[27]. (2006), Kết quả giám sát dịch cúm gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên trong hai năm 2004, 2005,
Tạp chí Nơng nghiệp & PTNT, số 11.
[28]. (2006), Kết quả giám sát cơng tác tiêm phịng vắc xin cúm gia cầm ở tỉnh Thái Ngun,
Tạp chí Nơng nghiệp & PTNT, số 12.
[29]. (2006), Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm 6 tháng đầu năm tại Thái Nguyên, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Chăn ni, số 10.
[30] (2006), “Vai trị của ký sinh trùng đường tiêu hố trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa
tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XIII, số 3, tr. 36 – 40.

[31] (2008), “Sự phát triển và khả năng tồn tại của Oocyst cầu trùng lợn trong đất”, Tạp chí
khoa học kỹ thuật thú y, Tập XV, số 1, tr. 41 – 47.
[32] (2008), “Xác định một số loài cầu trùng gây bệnh ở lợn tại Thái Nguyên. Sự tồn tại, phát
triển của Oocyst trong phân và nước thải chuồng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập
XV, số 1, tr. 48 – 53.
[33] (2008), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng lợn ở một số huyện thuộc tỉnh Thái
Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XV, số 2, tr. 63 – 67.
[34] (2008), “Gây nhiễm để xác định đặc điểm gây bệnh của các loài cầu trùng ký sinh ở lợn tại
Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập XV, số 4, Tr. 66 – 72.[30]. (2008),
“Nghiên cứu tình hình nhiễm giun trịn đường tiêu hố của chó ni ở Hà Nội và thử thuốc
điều trị”
[35]. (2008), “Giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê, nghé dưới 3
tháng tuổi tại Tuyên Quang”
[36] (2009), Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng bệnh cầu trùng lợn Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, Tập XVI, số 1, tr. 47 – 52.
[36] (2009), Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy
tại Thái Nguyên Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, số 1, tr. 36 – 41.
[37] (2009) Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế gà bị của tỉnh Thái Ngun ,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, số 6, tr. 62 – 65.
[38] (2009) Vai trò của sán lá gan (Fasciola spp.) trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của gà
bò ở huyện Yên Sơn – Tuyên Quang và biện pháp phịng trị , Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thú y, tập XVI, số 4.
[39] (2009) Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và
biện pháp phịng trị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVII, số 1, tr. 39 – 43.
[40] (2010) Sự phát triển, tồn tại của trứng và ấu trùng giun lươn Strongyloides ransomi ở ngoại
cảnh . Kết quả gây nhiễm giun lươn cho lợn con ở Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thú y, Tập XVII, số 5, tr. 18 – 23.
[41] (2010), Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở gà bị, sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ở
ngoại cảnh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVII, số 1, tr. 62 – 67.
[42] (2010), Đặc điểm bệnh do giun xoăn Haemonchus contortus qua gây nhiễm trên bê nghé.

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVII, số 6, tr. 59 - 64.

-9-


[43] (2010), Định lòai cầu trùng ký sinh ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, gây nhiễm thực nghiệm để
xác định vai trị gây bệnh của chúng, Tạp chí nơng nghiệp & PTNT, tháng 11/2010.
[44] (2011), Sự phát triển và khả năng sống của trứng và ấu trùng giun xoăn H. contortus ở
ngoại cảnh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVIII, số 2, tr. 39 – 45.
* Công trình của TS. Nguyễn Văn Quang
[1] (1997), Kết quả nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở dê cỏ nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn
và hiệu lực của thuốc Synanthic, Levamisol và Mebenvet, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại
học Thái Nguyên (Tập 2, số 3), tr. 72 - 75.
[2] (1997), Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở đàn dê tỉnh Bắc Thái, Tạp chí Khoa học
kỹ thuật thú y (Tập IV, số 1), tr. 49 -53.
[3] (1997), Hiệu lực phòng bệnh tụ huyết trùng của vắc xin tụ dấu nhũ hoá, Khoa học kỹ thuật thú y.
[4] (1997), Hiệu lực phòng bệnh tụ huyết trùng của vắc xin tụ dấu nhũ hoá, Khoa học kỹ thuật thú y.
[5] (1998), Độ dài miễn dịch của vắc xin tụ dấu nhũ hoá đối với bệnh đóng dấu lợn, Nơng
nghiệp & cơng nghiệp thực phẩm - Tạp chí khoa học - cơng nghệ và quản lý kinh tế.
[6] (1998), Độ dài miễn dịch của vắc xin tụ dấu nhũ hố đối với bệnh đóng dấu lợn, Nơng
nghiệp & cơng nghiệp thực phẩm - Tạp chí khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế
[7] (1999), Độ an tồn của vắc xin tụ dấu nhũ hố trên động vật thí nghiệm và bản động vật, Tạp
chí khoa học và công nghệ (Chuyên đề canh tác lâu bền trên đất dốc - Đại học Thái Nguyên).
[8] (2001), Tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn gà ni gia đình tại thành phố Thái Ngun, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y . Tập VIII, số 4, tr. 81 - 83.
[9] (2003), Tình hình bệnh phù đầu của lợn con do E. coli ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y (Tập X, số 1), tr. 64- 68.
[10] (2004), Bệnh Coli dung huyết (phù đầu) của lợn con ở một số địa phương thuộc tỉnh Bắc
Giang, Tạp chí Chăn ni - Số 5 (63), tr. 6 -8.
[11] (2004), Xác định vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Bắc Giang, Nông

nghiệp & phát triển nông thôn - Tạp chí khoa học cơng nghệ của Bộ nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn - Số 4.
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh sán lá gan là một bệnh phổ biến và gây tác hại lớn ở trâu, bò. Bệnh thường ở thể
mãn tính làm cho con vật gầy yếu, thiếu máu, chậm lớn và giảm sức đề kháng với các bệnh
khác. Người chăn nuôi ở các địa phương miền núi thường khơng quan tâm đến việc phịng trị
bệnh sán lá gan cho trâu, bò.
Trong những năm gần đây điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thay đổi. Sự thay đổi rõ
nét về điều kiện thời tiết khí hậu và đời sống xã hội có khả năng dẫn đến hậu quả là có sự phát
sinh và phát triển của các loài sán lá gan mới và đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan thay đổi. Vì
vậy, việc nghiên cứu định lồi sán lá gan bằng cơng nghệ sinh học phân tử, về đặc điểm dịch tễ,
từ đó có biện pháp phịng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bị ở các tỉnh miền núi nói riêng, ở tất
cả các vùng sinh thái nói chung là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn chăn ni trâu, bị ở tỉnh Thái Ngun, chúng
tôi thực hiện đề tài này.

- 10 -


12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Xác định loài sán lá gan trâu, bò bằng phương pháp sinh học phân tử.
- Xác định được các đặc điểm dịch tễ của sán lá gan trong điều kiện sinh thái của tỉnh Thái
Nguyên và biện pháp phòng chống bệnh.
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trâu, bò các lứa tuổi ni tại nơng hộ, trại gia đình và tập thể ở tỉnh Thái Nguyên.
- Sán lá Fasciola ký sinh ở trâu bò.
- Bệnh sán lá gan ở trâu, bò.
13.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa phương triển khai lấy mẫu: Tỉnh Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật – Hà Nội.
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
* Cách tiếp cận loài sán lá gan bằng sinh học phân tử
Phương pháp sinh học phân tử là phương pháp hiện đại, chính xác để xác định loài sán lá
gan.
Do điều kiện sống thay đổi nên có thể có hiện tượng lai chéo và tạo ra loài sán lá gan mới,
do vậy việc nghiên cứu xác định loài là cần thiết.
* Cách tiếp cận nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ:
Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra môi trường
nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh sản thuận lợi.
- Yếu tố vùng và địa hình:
Vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ với nhau. Các
vùng khác nhau có địa hình khơng giống nhau. Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định sự khác
nhau giữa các vùng.
Hầu hết các nhà ký sinh trùng học thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở vùng đồng bằng
nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần đối với đàn gia súc nhai lại ở
vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi
- Yếu tố loài và tuổi vật chủ cuối cùng:
Súc vật nhai lại đã được thuần hoá như trâu, bò, dê, cừu đều nhiễm sán lá gan Fasciola.
Ngoài ra, súc vật hoang dã cũng nhiễm sán lá này (hươu, nai, hoẵng...). Cũng có những trường
hợp thỏ, ngựa, lợn nhiễm Fasciola, ngay cả người cũng có thể nhiễm sán.
Ở nước ta, loài súc vật nhiễm sán lá Fasciola nhiều nhất là trâu (79,6%), bị ít hơn
(36%), dê ít nhất (20%). Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do đặc tính ưa nước của chúng

- 11 -



(thích ăn gần chỗ có nước, đằm tắm trong nước và uống nước ở vũng, ao, kênh rạch), trong khi
đặc điểm của bị và dê ít ưa nước hơn.
- Vật chủ trung gian của Fasciola spp.
Vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnae với
tên gọi là ốc vành tai (L. swinhoei) và ốc chanh (L. viridis). Lồi L. swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ,
khơng có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân,
vỏ loe ra như vành tai. Loài L. viridis cũng có vỏ mỏng, khơng có nắp miệng, dài 10 mm, vỏ dễ
vỡ, có 4 - 5 vịng xoắn, vịng xoắn cuối cùng lớn.
- Sức đề kháng của trứng và ấu trùng sán lá gan:
Trứng sán lá gan được thải theo phân súc vật nhai lại ra môi trường ngoại cảnh. Trứng sán
rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ở trong phân khô,
phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày.
* Cách tiếp cận nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh do sán lá gan gây ra
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan trâu, bị
cịn chưa được chú ý. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan đã xảy ra trên
nhiều trâu, bò, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn ni. Cho đến nay vẫn chưa có báo
cáo về một phác đồ điều trị bệnh sán lá gan trâu, bị sử dụng các loại thuốc mới có hiệu quả cao,
chưa có biện pháp phịng bệnh hiệu quả và phù hợp với điều kiện chăn ni trâu, bị ở tỉnh Thái
Nguyên và các tỉnh miền núi khác. Việc khơng chủ động trong cơng tác phịng và điều trị bệnh tại
các địa phương đã dẫn tới hệ quả là bệnh sán lá gan trâu, bò trở nên phổ biến và gây thiệt hại lớn hơn
tại các địa phương.
14.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp xác định loài sán lá gan
- Mổ khám, thu thập sán lá gan ở ống dẫn mật trâu, bị. Định danh lồi sán lá gan theo
khóa định loại của Nguyễn Thị Lê (1996), căn cứ vào hình thái, kích thước và cấu tạo của các
lồi để xác định.
- Sử dụng phương pháp PCR và giải trình tự gene trong định lồi sán lá gan.
* Phương pháp lấy mẫu

- Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng: Chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn
3 xã, mỗi xã chọn 3 xóm để lấy mẫu.
* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan
Xác định bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943)
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán lá gan
Xác định cường độ nhiễm sán lá gan bằng phương pháp đếm số trứng/gam phân theo tài
liệu của Jorgen Hansen và cs (1994)
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
15.1.1. Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại tỉnh Thái Nguyên

- 12 -


15.1.1.1.Định loại bằng phương pháp thường quy.
15.1.1.2 Định loại bằng phương pháp PCR và giải trình tự gene.
15.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bị
15.1.2.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu và bò
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở các địa phương
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tuổi trâu, bò
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo phương thức chăn nuôi
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo mùa vụ
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt trâu, bị
15.1.2.2. Nghiên cứu về sự ơ nhiễm trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ
trung gian
- Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng trại, bãi chăn thả
- Sự phân bố các loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola spp.
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt
- Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria
15.1.2.3. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh (khi chưa rơi vào môi

trường nước)
- Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu, bò
- Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất
15.1.2.4. Nghiên cứu về thời gian Miracidium thoát vỏ và thời gian tồn tại của Miracidium
trong nước
- Thời gian Miracidium thoát vỏ từ khi trứng rơi vào môi trường nước
- Thời gian Miracidium tồn tại trong nước (khi không gặp ký chủ trung gian).
15.1.2.5. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc – ký chủ trung gian
(ở vụ Xuân – Hè và Thu – Đông)
- Thời gian Miracidium thành Sporocyst
- Thời gian từ Sporocyst thành Redia
- Thời gian từ Redia thành Cercaria
- Thời gian từ khi trứng rơi vào nước đến khi thành Adolescaria
15.1.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan
15.1.3.1. Xác định thuốc tẩy sán lá gan có hiệu lực cao và an toàn
- Xác định lại tác dụng của một số thuốc tẩy sán lá gan đã sử dụng trong nhiều năm
- Thử nghiệm hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc mới
15.1.3.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò
- Xác định một số biện pháp phòng bệnh sán lá gan đưa vào thử nghiệm

- 13 -


- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan sau 2 tháng thử nghiệm (so sánh lô TN và
lô ĐC)
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan sau 4 tháng thử nghiệm (so sánh lô TN và lơ ĐC)
15.1.3.3. Đề xuất quy trình phịng và trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò miền núi phù hợp và hiệu quả
15.2. Tiến độ thực hiện

STT


1

2

Thời gian
(bắt đầuNgười thực hiện
kết thúc)
Loài sán lá 01/2013
Định loài sán lá gan ký sinh ở trâu,
gan ký sinh ở

Nguyễn T. Kim Lan
bò tại tỉnh Thái Nguyên
trâu, bò
08/2013
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán
lá gan trâu, bị
* Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu và
bị
- Đặc điểm
* Sự ơ nhiễm trứng và ấu trùng sán lá dịch tễ bệnh 01/2013 Phạm Diệu Thùy
Nguyễn T. Kim Lan

gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung sán lá gan
Nguyễn Văn Quang
trâu, bò
03/2014
gian
* Thời gian sống của trứng sán lá gan ở

ngoại cảnh
* Thời gian phát triển của ấu trùng sán
lá gan trong ốc – ký chủ trung gian
Các nội dung, công việc
thực hiện

Sản phẩm

Nghiên cứu biện pháp phòng chống
3

bệnh sán lá gan cho trâu, bò
* Xác định thuốc tẩy sán lá gan có hiệu
lực cao và an tồn
* Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh - Phác đồ
điều trị đạt
sán lá gan cho trâu, bị.
hiệu quả cao
* Đề xuất quy trình phịng và trị bệnh
sán lá gan cho trâu, bò phù hợp và hiệu
quả

04/2013

10/2014

- Quy trình phịng

Phạm Diệu Thùy
Nguyễn T. Kim Lan

Nguyễn Văn Quang

chống bệnh Sán
lá gan trâu, bò
16. SẢN PHẨM

16.1.

16.2.
16.3.

Sản phẩm khoa học
Sách chuyên khảo
Sách tham khảo
Giáo trình
Sản phẩm đào tạo
NCS: 01

Bài báo đăng tạp chí nước ngồi
Bài báo đăng tạp chí trong nước: 03
Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế
Cao học: 01

Sản phẩm ứng dụng
- 14 -


Mẫu
Vật liệu
Thiết bị máy móc

Giống cây trồng
Giống vật ni
Qui trình công nghệ
Tiêu chuẩn
Qui phạm
Sơ đồ, bản thiết kế
Tài liệu dự báo
Đề án
Luận chứng kinh tế
Phương pháp
Chương trình máy tính
Bản kiến nghị
 Bản quy hoạch
Dây chuyền cơng nghệ
Báo cáo phân tích
16.4. Các sản phẩm khác
16.5. Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
Stt
Tên sản phẩm
Số lượng
Yêu cầu khoa học
1 Báo cáo khoa học kết quả đề tài
01
Đảm bảo hàm lượng khoa học
2 Bài báo khoa học
03
Đảm bảo hàm lượng khoa học
17. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng viên và sinh viên các trường
Đại học và Cao đẳng nông nghiệp, là những thông tin khoa học bổ sung vào giáo trình, bài

giảng, sách tham khảo và chuyên khảo, sử dụng cho bậc đào tạo Đại học và Sau đại học.
Quy trình phịng chống bệnh Sán lá gan trâu, bị phù hợp, có hiệu quả cao đối với điều kiện
chăn ni trâu, bị ở miền núi, góp phần bảo vệ sức khỏe và sự phát triển đàn trâu, bị, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên các tỉnh miền núi khác.
18. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG
DỤNG
* Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Kết hợp với Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên.
- Gắn sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực
tập tốt nghiệp ở các địa phương miền núi để chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài (có sự
theo dõi, giám sát chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn và của địa phương).
* Địa chỉ ứng dụng: Các gia trại chăn nuôi trâu, bị ở Thái Ngun.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Tổng kinh phí: 57.000.000đ (Năm mươi bẩy triệu đồng chẵn)
Trong đó:
Ngân sách Nhà nước: 57.000.000đ
Các nguồn kinh phí khác: 0 đ
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2013: 18.000.000 đ
- Năm 2014: 39.000.000 đ
Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu): Đơn vị tính: nghìn đồng

- 15 -


Thời gian
thực hiện

Stt


Khoản chi, nội dung chi

I

Trả công và thuê khốn chun mơn

1

Xây dựng thuyết minh đề tài
Thu thập mẫu phân trâu, bò (1.800
mẫu x 6.000 đ/mẫu)
Xét nghiệm mẫu (1.800 mẫu x
8.000đ/mẫu)
Định loài sán lá gan bằng phương pháp
sinh học phân tử
Thu thập mẫu ốc – ký chủ trung gian
của sán lá gan
(1.800 mẫu x 1.000đ/mẫu)
Xét nghiệm mẫu ốc (1.800 mẫu x
3.000đ/mẫu)

2
3
4
5
6
7

Sử dụng thuốc phòng và trị cho trâu, bò


Chi mua nguyên nhiên vật liệu
Thuốc phòng, trị bệnh sán lá gan trâu,
1

III Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định

2012
1/2013 –
3/2014
1/2013 –
3/2014
1/2013 –
8/2013
1/2013 –
3/2014
1/2013 –
3/2014
4/2013 –
10/2014

II

IV
1

Chi khác
Chủ nhiệm đề tài

2013 - 2014


3

Văn phòng phẩm, in ấn báo cáo, dịch
tài liệu
Quản lý hành chính

4

Nghiệm thu cấp cơ sở và chính thức

2

4/2013 –
10/2014

Tổng cộng

2013 - 2014
2013 - 2014
12/2013 –
4/2014

41.9
00
2.000
10.80
0
14.40
0


Nguồn kinh phí
Kinh
Các
phí từ nguồn
NSNN
khác
41.9
0
00
0
2.000
10.80
0
0
14.40
0
0

4.500

4.500

0

1.800

1.800

0


5.400

5.400

0

3.000

3.000

0

2.500
2.50
0
0
12.6
00
3.60
0
2.00
0
3.000

2.500
2.50
0
0
12.6
00

3.60
0
2.00
0
3.000

0

4.000

4.000

0

57.0
00

57.0
00

0

Tổng
kinh
phí

0
0
0
0

0
0

Ngày..... tháng … năm 20….

Ngày … tháng … năm 20….

Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

Hiệu trưởng

Phạm Diệu Thùy
Ngày..... tháng …. năm 20……
Cơ quan chủ quản duyệt
GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

- 16 -

Ghi
chú


- 17 -


TIỀM LỰC KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN ĐẠI HỌC
(Kèm theo Thuyết minh đề tài KH&CN cấp Đại học)

A. Thông tin về chủ nhiệm và các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:
1. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Diệu Thùy
1.1.

Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu:
Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng các bệnh ký sinh trùng

1.2.

Kết quả nghiên cứu khoa học trong 5 năm gần đây:
* Chủ nhiệm hoặc tham gia Chương trình, Đề tài NCKH đã nghiệm thu (chỉ nêu

tối đa 5 Chương trình/Đề tài tiêu biểu nhất):
Chủ
nhiệ
m

Stt

Tên chương trình, đề tài

1

Xây dựng đề cương chi tiết môn
học Kiêm nghiệm thú sản
Xây dựng Bài giảng điện tử Elearning cho mơn học Vệ sinh an
tồn thực phẩm

2


Tha
m
gia

Mã số và cấp
quản lý

Thời
gian
thực
hiện

Kết
quả
nghiệm
thu

Trường

2009

Tốt

Trường

2011

Tốt

x

x

* Cơng trình khoa học đã cơng bố (chỉ nêu tối đa 5 cơng trình
tiêu biểu nhất):
Tên cơng trình

Stt
1

2

Tác giả/Đồng tác giả

khoa học

Thị

Địa chỉ cơng bố

Năm
cơng bố

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán

Nguyễn

dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái

Nguyễn Thị Kim Lan,


Nguyên.

Phạm

Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả

Nguyễn Thị Bích Đào
Nguyễn Thị Ngân, Tạp chí KHKT Thú y 2011

vườn tại tỉnh Thái Nguyên, thời

Nguyễn Thị Kim Lan,

gian tồn tại của đốt và trứng sán

Phạm Diệu Thùy

Diệu

Ngân, Tạp chí KHKT Thú y 2010
Thùy,

dây ở ngoại cảnh.
2. Các thành viên tham gia nghiên cứu (mỗi thành viên chỉ nêu tối đa 3 cơng trình tiêu biểu nhất):
Năm
Stt

Họ tên thành viên

Tên cơng trình khoa học


- 18 -

Địa chỉ công bố

công
bố


Định loài cầu trùng ký sinh ở
lợn tại tỉnh Thái Ngun, gây Tạp chí Nơng nghiệp
nhiễm thực nghiệm để xác
và Phát triển nơng thơn 2010
định vai trị gây bệnh của
(năm thứ 10)
chúng.

1

2

Nguyễn T. Kim Lan

Nguyễn Văn Quang

Nghiên cứu một số yếu tố liên Tạp chí Nơng nghiệp
quan và tác động gây bệnh
và Phát triển nông thôn
của Leucocytozoon trên cơ
(năm thứ 12)

2012
thể gà.
Chuyên đề khoa học
công nghệ nông lâm
nghiệp miền núi
Nghiên cứu trứng và ấu trùng Tạp chí Nơng nghiệp
giun trịn Mecistocirrus
và Phát triển nông thôn 2010
digitatus ở ngoại cảnh.
(năm thứ 10)
Nông nghiệp & công
Độ dài miễn dịch của vắc xin
nghiệp thực phẩm - Tạp
tụ dấu nhũ hố đối với bệnh
1998
chí khoa học - cơng nghệ
đóng dấu lợn.
và quản lý kinh tế
Tình hình bệnh phù đầu của
Tạp chí Khoa học kỹ thuật
lợn con do E. coli ở một số
Thú y (Tập X, số 1), tr 64- 2003
địa phương thuộc tỉnh Thái
68
Nguyên
Nông nghiệp & phát triển
Xác định vi khuẩn E. coli gây nơng thơn - Tạp chí khoa
bệnh phù đầu ở lợn con tại học công nghệ của Bộ 2004
tỉnh Bắc Giang
nông nghiệp và phát triển

nông thôn - Số 4, tr 475

B. Tiềm lực về trang thiết bị của cơ quan chủ trì để thực hiện đề tài:
Stt
1.
2.
3.

Tên trang thiết bị

Thuộc phịng thí nghiệm

Kính hiển vi quang
học
Các dụng cụ xét
nghiệm mẫu
Tủ lạnh, tủ ấm phục
vụ cho bảo quản mẫu
và các thí nghiệm

Phịng thí nghiệm Khoa
CNTY - Trường ĐH NL TN
Phịng thí nghiệm Khoa
CNTY - Trường ĐH NL TN
Phịng thí nghiệm Khoa
CNTY - Trường ĐH NL TN

Mơ tả vai trị của thiết Tình
bị đối với đề tài
trạng

Phân tích mẫu

Tốt

Phân tích mẫu

Tốt

Phân tích mẫu

Tốt

Ngày... tháng ... năm 20.......
Chủ nhiệm đề tài

Xác nhận của cơ quan chủ trì

- 19 -


Hiệu trưởng

Ths. Phạm Diệu Thùy

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CẤP ĐẠI HỌC NĂM 2013

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LOÀI SÁN LÁ GAN KÝ SINH Ở
TRÂU, BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ,
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH
SÁN LÁ GAN CHO TRÂU, BÒ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN”

Chủ nhiệm đề tài:
Ths.NCS. PHẠM DIỆU THÙY

- 20 -


Thái Nguyên, 2013

- 21 -



×