Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về sản giật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.14 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về sản giật


Tai biến này thường là hậu quả của quá trình nhiễm độc thai nghén hoặc có
bệnh tăng huyết áp mà không được điều trị kịp thời. Sản giật có thể gây tử vong
cho cả người mẹ và em bé mới sinh ra.

Nguyên nhân

Khi có thai, người mẹ có nhiều thay đổi trong cơ thể về các mặt thần kinh,
thể dịch. Đặc biệt, các chất nội tiết tăng lên đột ngột, một số chất đạm ngoại lai từ
thai sinh ra làm cho cơ thể người mẹ không thích ứng. Các hiện tượng dị ứng này
có thể xuất hiện sớm trong 3 tháng đầu, làm cho thai phụ có triệu chứng nghén
(nôn và tiết nước bọt) nhưng cũng có thể xuất hiện vào tháng thứ 8 trở đi, biểu
hiện bằng triệu chứng tăng huyết áp, phù, nước tiểu có albumin - đó là tình trạng
nhiễm độc thai nghén của người mẹ. Nếu phát hiện sớm để điều trị, bệnh sẽ lui
dần; nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ tăng và gây biến chứng sản giật.
Sản giật còn là triệu chứng của các bệnh tăng huyết áp hay do bệnh thận
mạn tính bị nặng lên khi có thai, thường gặp trong các trường hợp: Người trẻ, sinh
con so; Người lao động nặng, mệt mỏi mà gần đến tháng sinh không được nghỉ
ngơi; Thời tiết quá lạnh.

Dấu hiệu

Sản giật có thể xuất hiện trước khi sinh hoặc sau khi sinh, thường có các
dấu hiệu báo trước: khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi, phù; tiểu ít, albumin
niệu tăng rõ rệt; huyết áp tăng, có khi lên tới 200/170mmHg.
Nếu không điều trị kịp thời, sản phụ sẽ lên cơn sản giật với các biểu hiện:
Cơn co giật xuất hiện đột ngột, bắt đầu ở cơ mặt, rồi đến hai tay và toàn thân. Các
cơ hàm cứng lại nên sản phụ thường cắn vào lưỡi, tay chân co cứng, thân ưỡn ra
sau, sùi bọt mép, ngừng thở, tím tái vì thiếu dưỡng khí. Sau vài phút co cứng tay


chân, co giật từng cơn, sản phụ sẽ tiến tới hôn mê dần dần; nếu bệnh nặng thì hôn
mê sâu và kéo dài, đại, tiểu tiện không tự chủ, thỉnh thoảng lại lên một cơn co giật
và có thể tử vong. Nếu bệnh nhẹ, sản phụ sẽ tỉnh dần sau 5-10 phút.

Các giai đoạn sản giật:

Xâm nhiễm: Kéo dài 30-60 giây, biểu hiện bằng triệu chứng kích thích và
co giật tại chỗ ở mặt, cổ, mắt, rồi lan xuống chi trên.
Giật cứng: Kéo dài khoảng 30 giây, biểu hiện bằng triệu chứng kích thích
lan tỏa toàn thân, làm cho người ưỡn ra, hàm cứng, mắt trợn, miệng sùi bọt mép,
cơ thanh quản co lại làm bệnh nhân ngạt thở, thiếu ôxy gây nên tím tái, bệnh nhân
có thể tử vong ở giai đoạn này.
Giật giãn cách: Các cơ bắt đầu giãn ra trong chốc lát rồi lại tiếp theo cơn
giật khác, làm cho tứ chi co duỗi, lưỡi thè ra, dễ gây tai biến cắn vào lưỡi.
Hôn mê: Có thể hôn mê sâu hoặc nông, kéo dài từ 5-7 phút đến 1-2 ngày.
Tri giác mất, các cơ thắt bàng quang, hậu môn và đồng tử bị giãn ra. Sau đó, bệnh
nhân tỉnh dần rồi tiếp tục có một cơn sản giật khác.
Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra ngay khi lên cơn giật, làm bệnh
nhân hôn mê sâu kéo dài và tử vong. Ngoài ra, trong những cơn giật nặng, sản phụ
có thể tự cắn vào lưỡi làm chảy máu, máu có thể tràn vào thanh quản và phổi, gây
chết vì ngạt thở.


Xử trí

Khi sản giật xảy ra, phải hết sức bình tĩnh làm những việc sau trước khi đưa
đi cấp cứu: dùng que gỗ ngáng qua mồm sản phụ rồi buộc chặt ra sau gáy để đề
phòng sản phụ cắn vào lưỡi. Để sản phụ nằm nghiêng đầu về một bên cho đờm dãi
chảy ra dễ dàng, hoặc dùng khăn sạch móc đờm dãi để sản phụ thở được. Đưa sản
phụ đi cấp cứu phải thật nhẹ nhàng, tránh xốc vác thô bạo.


Để phòng bệnh

Cần khám thai đúng hẹn, nếu có dấu hiệu bệnh lý thì phải điều trị theo sự
hướng dẫn của cán bộ y tế. Người có bệnh thận, tăng huyết áp từ trước phải đến cơ
sở y tế theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực. Nếu bệnh tăng dần lên trong khi có thai
thì phải phá thai sớm để cứu tính mạng người mẹ.
Vào tháng cuối, tránh ăn mặn hoặc các thức ăn dễ gây dị ứng. Có chế độ
lao động thích hợp, tránh làm việc nặng, gần đến ngày sinh phải nghỉ ngơi. Mùa
rét phải mặc ấm, tránh nhiễm lạnh.

×