Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trị chứng phù nề bàn chân khi mang thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.71 KB, 6 trang )

Trị chứng phù nề bàn chân
khi mang thai

Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra bắt đầu vào khoảng tháng thứ 5 của
thai kỳ và gây cho bạn cảm giác đau đớn, khó đi lại. Dưới đây là một số cách giúp
bạn khắc phục triệu chứng này
Theo thống kê ước tính có khoảng 75% số phụ nữ khi mang thai bị phù nề
đôi bàn chân, để khắc phục chứng phù nề đôi bàn chân bạn hãy áp dụng các mẹo
nhỏ hữu hiệu sau đây.
Nguyên nhân gây phù chân:
- Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường
- Do việc tăng hàm lượng muối và caffein
- Do đứng lâu
- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ
ăn uống
- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao.
- "Thủ phạm" gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi
hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai.

Bí kíp giúp giảm phù nề đôi bàn chân.
- Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xem
như là một loại chất "xúc tác" để giúp cho các phản ứng hoá học trong cơ thể được
thực hiện.
Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí lại càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình bạn cần
uống tối thiểu từ 6 đến 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc những độc tố
gây hại.
- Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi đang bầu bí bạn
không nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiến cho các
chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa rằng, đôi chân sẽ càng trở nên phù
nề nặng hơn.


- Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao không có
lợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể.
- Lầm tưởng rằng chứng sưng phù chân trong giai đoạn mang thai nguyên
nhân là do thu nạp quá nhiều đồ ăn có chứa muối: Mặc dù việc thu nạp những đồ
ăn có chứa quá nhiều muối thì không tốt cho sức khoẻ,
- Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với
thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp
bạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu
protein như đậu, bơ, cá, thịt
Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ
là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể
thai phụ.
- Không mặc quần chật: Khi đang mang thai, bạn hoàn toàn không nên mặc
những chiếc quần chật hay quần Jean bó sát, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho thai nhi
cũng như tăng sức ép cho bàn chân. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn những chiếc
váy hay những chiếc quần rộng rãi, sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái.
- Nên thay đổi thường xuyên tư thế khi ngủ: Bạn không nên chỉ nằm một
tư thế khi ngủ vì như vậy sẽ làm tăng sức ép lên một phần của cơ thể. Khi ngủ bạn
có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới chân để giảm nguy cơ sưng phù đôi bàn chân.
- Mẹo nhỏ: Dùng 2 cốc nước và thêm 1 thìa đường thốt nốt cùng với 2 thìa
hạt thì là vào đó, rồi đun sôi lên, cho đến khi nước cạn còn lại một nửa. Dùng
nước này để uống 3 lần trong một ngày, sẽ giúp bạn bảo vệ đôi bàn chân khỏi
chứng phù nề.
- Cho một vài thìa hạt rau mùi vào 2 cốc nước, rồi đem đun sôi lên cho đến
khi nước cạn còn lại một nửa.Uống nước này ngày 3 lần, không chỉ giúp bạn giảm
phù nề cho đôi bàn chân mà bạn có thể thêm một chút đường hay sữa vào trong
nước để sử dụng nó như một loại trà thảo dược.
- Đun sôi dâu ngô trong vài cốc nước và dùng để uống thay nước hàng
ngày.
- Uống nước chanh nóng cũng là một biện pháp hữu hiệu "trị" chứng phù

nề đôi bàn chân khi bầu bí.
- Luyện tập thường xuyên: Thật sai lầm nếu thai phụ cho rằng không nên áp
dụng bất cứ một bài tập nào trong thời kỳ mang thai vì sự an toàn của mẹ và bé.
Trái lại, các chuyên gia khuyên bạn vẫn nên luyện tập, tuy nhiên đó phải là những
bài tập thích hợp và nhẹ nhàng thì sẽ tốt cho cả mẹ và bé, giúp giảm nguy cơ sưng
phù đôi bàn chân. Ví như bạn có thể đi bộ nữa giờ mỗi ngày cũng là cách luyện
tập rất hữu ích.
- Không nên đeo tất và giày quá chật. Đặc biệt không nên đi giày cao gót.
Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi
không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời
kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy
hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón
chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở
rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời
gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái,
máu dễ dàng lưu thông.
- Không ngồi vắt chéo chân.
- Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách
giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
- Biện pháp thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn
chân cũng rất hữu dụng. Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn có thể làm ở nhiều nơi
như trên ghế, trên sàn nhà hay trên giường. Bằng cách xoay tròn cổ chân theo một
vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim
đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10
phút, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái dễ chịu. Hoặc chỉ cần bạn nằm dài
ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi
chân.





×