Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.5 KB, 4 trang )

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội
Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, khoảng 20% số
phụ nữ sau khi sinh mắc bệnh trĩ. PGS.TS Nhâm
khuyến cáo, nếu từng mắc bệnh chị em nên điều
trị dứt điểm trước khi mang bầu. PGS.TS Nguyễn
Mạnh Nhâm nói:

- Hiện chưa có tài liệu nào thống kê chính xác bao
nhiêu phụ nữ mắc bệnh này. Nhưng theo lâm sàng
thực tế và kinh nghiệm khoảng 40 năm làm việc trong
lĩnh vực này, tôi ước khoảng 20% số phụ nữ bị trĩ,
phát hiện bị trĩ hoặc bị trĩ nặng hơn sau khi sinh.

Vậy có thể lý giải như thế nào cho những trường hợp
phụ nữ bị trĩ hoặc bị trĩ nặng hơn sau khi sinh?

- Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng
làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng
sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông
dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Bên cạnh đó, do rối
loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón -
một trong những nguyên nhân gây ra trĩ.

Ngoài ra, do thay đổi nội tiết khi mang thai nên khả
năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tăng lên. Đối với
một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh
môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số
mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.


Theo ông, phụ nữ mang thai nên làm gì để tránh
nguy cơ bị bệnh này?

- Nên làm theo lời khuyên của bác sĩ: Tuân thủ chế
độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả,
không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng
thức ăn có chất kích thích; Phụ nữ mang thai nên cố
gắng tránh bị lị, táo bón và viêm đại tràng; có tâm lý
thoải mái vì nếu bị stress thường xuyên sẽ dễ bị viêm
đại tràng chức năng. Phụ nữ muốn sinh con, nên điều
trị dứt điểm trĩ trước khi mang bầu.

Đối với những người bị trĩ nói chung, tôi khuyên sau
khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải
thấm khô, không nên dùng giấy. Bệnh nhân bị trĩ có
thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh
hậu môn. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh
là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì
đó, nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.

Nhiều người nói rằng, có loại thuốc tiêm vào búi trĩ sẽ
giúp trĩ co lên. Điều này có đúng không, thưa ông?

- Phương pháp tiêm vào búi trĩ để điều trị trĩ nội độ 1 -
2 và độ 3 nhỏ. Trĩ độ 1 là trĩ chưa sa ra ngoài, trĩ độ 2
là sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên, trĩ độ 3 là sa ra
ngoài, phải lấy tay đút lên, trĩ độ 4 là thường xuyên
nằm ở ngoài. Đối với những người bị trĩ nội ở mức độ
nặng và trĩ ngoại thì không thể áp dụng phương pháp
tiêm.


Có thể tránh bị trĩ bằng cách tập thể dục không, thưa
ông?

- Có thể tránh bị trĩ bằng tập thể dục tập tay sẽ là bài
tập cử động tay, tập cổ là các động tác cử động cổ.
Bài tập hậu môn cũng dựa vào cơ chế hoạt động của
hậu môn, đó là hoạt động co lại mở ra của cơ tròn ở
hậu môn.

Bài tập này rất đơn giản. Xác định cơ tròn hậu môn
bằng cách tưởng tượng đang đi đại tiện, thì thút lại
một cái. Cơ bị thút lại chính là cơ tròn hậu môn. Tuy
nhiên, tôi khuyến cáo là khi tập thì nên thút lại 2 cái
liền, vì có 2 cơ tròn. Một người bình thường nên tập
như thế 72 lần hoặc số lần tập nên là bội số của 72
lần mỗi ngày.
- Xin cảm ơn ông!

×