Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Trung tâm Văn hóa Huyền Trân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.47 KB, 5 trang )

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân
Những thế
kỷ trước,
nhân dân
Huế đã lập
đền thờ
Huyền Trân Công Chúa tại một điểm phía
Nam thành phố Huế, nhưng do chiến tranh
và những biến thiên của lịch sử nên đến nay
không còn nữa. Nhân kỷ niệm 700 năm
Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế
(1306 - 2006); Lãnh đạo tỉnh đã cho phép
Công ty Du lịch Hương Giang (nay là Công
ty Cổ phần du lịch Hương Giang) đã xây
dựng Trung tâm Văn hoá Huyền Trân nằm
về phía Tây Nam thành phố Huế, cách đàn
Nam Giao chừng 6 km. Đây là một công
trình văn hoá du lịch mang ý nghĩa lịch sử
và tâm linh, được bắt nguồn từ tình cảm và
Trung tâm Văn hóa Huyền Trân
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây” của dân tộc ta.
Trong trung tâm này có ngôi đền thờ Đức
vua Trần Nhân Tông và ngôi đền thờ Huyền
Trân Công Chúa rất nhiệm mầu, trên đỉnh
núi Ngũ Phong ở độ cao 108 mét xây dựng
tháp chuông Hoà Bình và treo một quả
chuông đồng nguyên chất nặng 1,6 tấn, cao
2,16 mét, tiếng chuông ngân vang lan toả
trong cõi thinh không tĩnh lặng để cầu
nguyện Thế giới Hoà bình - Nhân loại Hạnh


phúc
Đức vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là
vua thứ 3 Triều Trần, là vị Vua anh hùng
dân tộc, văn võ song toàn, nhà chính trị -
ngoại giao kiệt xuất đã hai lần lãnh đạo nhân
dân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông
(1285,1288). Những chiến công đó không
chỉ nâng vị thế của Đại Việt lên một tầm cao
mới trong khu vực mà còn góp phần giải
phóng các nước Đông Nam Á thoát khỏi ách
xâm lược của Đế quốc Nguyên Mông vào
cuối thế kỷ XIII. Sau khi đánh tan quân xâm
lược, ổn định đất nước phát triển, Đức vua
đã nhường ngôi cho con là vua Trần Anh
Tông, làm Thái Thượng Hoàng và chuyên
tâm nghiên cứu Phật pháp, giáo hoá muôn
dân. Đến năm 1299, Ngài xuất gia lên núi
Yên Tử lấy đạo hiệu Hương Vân Đại Đầu
Đà thường xưng Trúc Lâm Đại Sỹ, khai
sáng thiền phái Trúc Lâm, sau Ngài trở
thành Sơ tổ của Thiền phái này. Năm 1301,
Ngài xuống núi vân du khắp nơi trong nước,
rồi sang Chiêm Thành vừa để củng cố mối
bang giao vừa để thuyết pháp truyền đạo.
Ngài là thân phụ của Huyền Trân Công
chúa, vị Nữ thần anh thư nước Việt đã có
công lớn trong việc góp phần mở mang bờ
cõi của đất nước, trong đó có tỉnh Thừa
Thiên Huế ngày nay.
Bên cạnh đó, để tưởng nhớ vị tổ sư sáng lập

Thiền phái trúc lâm - Đức Vua Trần Nhân
Tông, Trung tâm văn hoá Huyền Trân đang
từng bước xây dựng hoàn chỉnh để trở thành
một khu Văn hoá Du lịch Tâm linh, một địa
chỉ du lịch Thiền của quốc gia. Nơi đây
đang được đầu tư nghiên cứu xây dựng thêm
một số hạng mục như: Thiền đường; Nhà
thư pháp; Nhà phong lan, Thư viện để lưu
giữ và nghiên cứu chủ yếu các tài liệu về
vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông,
Huyền Trân Công Chúa cùng các nhân vật
anh hùng khác dưới thời đại nhà Trần; về
Thiền phái Trúc Lâm qua các Triều đại, văn
hoá Huế và lịch sử văn hoá kiến trúc
Chămpa và một số dịch vụ bổ sung khác để
làm nơi sáng tác văn nghệ, tập dưỡng sinh,
yoga…
Để đáp ứng nhu cầu của Quí khách đến
tham quan, dâng hương, chiêm bái, tưởng
niệm tại Trung tâm Văn hoá Huyền Trân,
Trung tâm có tổ chức phục vụ các dịch vụ
du lịch, quầy hàng lưu niệm, một số tài liệu
liên quan đến thời đại triều Trần, đặc biệt
vào các ngày lễ có phục vụ các bữa cơm
chay truyền thống xưa tại Cung Trùng
Quang và Cung Trùng Hoa trong khuôn viên
Đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông.
Vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm,
tại Trung tâm sẽ diễn ra Lễ hội Đền Huyền
Trân, với sự tham dự của hàng ngàn người

dân trong nước, địa phương và du khách
nhằm tri ân bao lớp tiền nhân có công mở
cõi.

×