Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành kinh tế gia đình theo tiếp cận kĩ năng nghề tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 117 trang )

TÓM TẮT

Trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, phát triển
nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất
lượng đào tạo ngành Kinh tế gia đình nói riêng đã trở thành thách thức lớn đối với
các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay địi
hỏi người lao động phải có khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp của cá nhân vào công việc thực tế. Đứng trước thực tế đó và
điều kiện nghiên cứu của bản thân nên người nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành Kinh tế Gia đình theo tiếp
cận kỹ năng nghề tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh”.
Cấu trúc luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Nêu rõ lý chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, giới
hạn đề tài, đối tượng và khách thể nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
Phần nội dung: bao gồm 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đào tạo theo tiếp cận kỹ năng nghề.

Chƣơng 2: Thực trạng về đào tạo theo tiếp cận kỹ năng nghề của ngành
Kinh tế Gia đình tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kinh tế
Gia đình theo tiếp cận kỹ năng nghề tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận và kiến nghị
Trình bày được những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu và hướng
phát triển của đề tài.

iv




ABSTRACT

In condition of promoting international economic integration at present,
development of human resources is considered as a factor in promoting the
development of the country. So improving the quality of human resources in general
and training for home economics in particular is becoming a major challenge for
training institutions.
To meet the requirements of today's labor market that requires employees to
have ability to effectively apply their knowledge, practical skills and attitudes in
practical work. Facing the current problems and available conditions, I has come
out the research: “Proposing solutions to improve the quality of training in Home
Economics follow vocational skills approaches at the University technical
Education Ho Chi Minh city"
Thesis structure includes:
Introduction: Address clearly the reason for choosing a research subject,
objectives,

tasks,

limitations,

objects,

object

researches,

hypothesis


and

methodology.
Contents:
Chapter 1: Rationale for training skills approach.
Chapter 2: The reality training approaches professional skills for Home
Economics at the University of Technical Education Ho Chi Minh city.
Chapter 3: Propose measures to improve the quality of training
approaches professional skills for Home Economics at the University of Technical
Education Ho Chi Minh city to meet the demand of the labor market.
Conclusions
Present the results and developments of the study.

v


MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iv
Mục lục ........................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... x
Danh sách các bảng ........................................................................................................ xi
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................xii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: .................................................................................... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu: .......................................................................................................... 3
6. Giới hạn đề tài: ...................................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN KỸ NĂNG NGHỀ 5
1.1 LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 5
1.1.1. Trên thế giới: ................................................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam: ................................................................................................................. 7

1.2 CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI .............................................................. 9
1.2.1 Đào tạo: ......................................................................................................................... 9
1.2.2 Chất lượng: ................................................................................................................. 10
1.2.3. Chất lượng đào tạo: .................................................................................................... 10
1.2.4. Giải pháp nâng cao CLĐT: ........................................................................................ 11
1.2.5 Kỹ năng: ...................................................................................................................... 11
1.2.6. Kỹ năng nghề: ............................................................................................................ 13
1.2.7 Tiêu chuẩn: ................................................................................................................ 13
1.2.8 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: .......................................................................................... 14
1.2.9 Năng lực thực hiện: .................................................................................................... 14
vi


1.3 H ỚNG TI P C N ĐÀO TẠO NGÀNH KTGĐ THEO CHUẨN KNN ..................... 16
1.3.1. Tiếp cận đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)................................... 16
1.3.2. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện .................................................................. 18
1.3.3 Chuẩn đầu ra ngành KTGĐ của Trường ĐH SPKT Tp.HCM.................................... 21

1.4 CÁC Y U TỐ ẢNH H ỞNG Đ N CLĐT THEO TI P C N KNN ....................... 23
1.4.1 Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo: ................................................................... 23

1.4.2 Đội ngũ giảng viên:..................................................................................................... 25
1.4.3 Phương pháp dạyhọc: ................................................................................................. 26
1.4.4 Cơ sở vật chất: ............................................................................................................ 26
1.4.5 Kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo: ........................................................................... 27
1.4.6 Người học ................................................................................................................... 28

1.5 CÁC MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT L ỢNG ĐÀO TẠO: ....................................... 29
1.5.1 Mơ hình Kirkpatrick ................................................................................................... 29
1.5.2 Mơ hình Hamblin ........................................................................................................ 30
1.5.3 Mơ hình Warr &Rackham: ......................................................................................... 30
1.5.4 Mơ hình đánh giá thành quả chương trình của Mỹ: .................................................... 31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ GIA ĐÌNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 32
2.1. GIỚI THIỆU S L ỢC VỀ TR ỜNG........................................................................ 32
2.2. GIỚI THIỆU S L ỢC VỀ NGÀNH KINH T GIA ĐÌNH .................................... 33
2.2.1. Về đội ngũ giảng viên: ............................................................................................... 33
2.2.2. Về cơ sở vật chất:....................................................................................................... 33

2.3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ GIA ĐÌNH THEO
KỸ NĂNG NGHỀ TẠI TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM ........ 35
2.3.1 Mục tiêu khảo sát: ....................................................................................................... 35
2.3.2 Đối tượng khảo sát: ..................................................................................................... 35
2.3.3 Phạm vi khảo sát: ........................................................................................................ 35
2.3.4 Phương pháp khảo sát: ................................................................................................ 35
2.3.5 Nội dung khảo sát: ...................................................................................................... 35
2.3.6 Kết quả khảo sát:......................................................................................................... 37

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 53


vii


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH
KINH TẾ GIA ĐÌNH THEO TIẾP CẬN KỸ NĂNG NGHỀ TẠI TRƢỜNG ĐẠI
HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM .................................................................. 55
3.1 C SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................................... 55
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT L ỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KTGĐ THEO
H ỚNG TI P C N KNN TẠI TR ỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP.HCM .................... 56
3.2.1 Giải pháp 1: Cải tiến nội dung CTĐT dựa theo tiêu chuẩn KNN............................... 56
3.2.2 Giải pháp 2: Đổi mới PPDH theo hướng tích cực. .................................................... 60
3.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề.63
3.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. ............ 64
3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá ngành nghề cho SV69

3.3 TỔ CHỨC LẤY Ý KI N CHUYÊN GIA VỀ TÍNH KHẢ THI VÀ TÍNH CẦN
THI T CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................................ 71
3.3.1 Đánh giá về tính khả thi: ............................................................................................. 72
3.3.2 Đánh giá về tính cần thiết: .......................................................................................... 73

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 75
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 76
1. Kết luận:.............................................................................................................................. 76
1.1 Phần làm được ............................................................................................................... 76
1.2 Phần hạn chế .................................................................................................................. 76
1.3 Hướng phát triển của đề tài:........................................................................................... 77

2. Kiến nghị: ............................................................................................................................ 77
2.1 Đối với nhà trường: ........................................................................................................ 77

2.2 Đối với giảng viên: ........................................................................................................ 77
2.3 Đối với doanh nghiệp: ................................................................................................... 78
2.4 Đối với người học: ......................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 79
PHỤ LỤC 1: .................................................................................................................. 82
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................................. 86
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... 98
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 101
PHỤ LỤC 5 : ............................................................................................................... 103
viii


PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................. 105
PHỤ LỤC 7: ............................................................................................................... 106
PHỤ LỤC 8: ................................................................................................................ 107
PHỤ LỤC 9: ................................................................................................................ 108

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

STT

Ý NGHĨA

1


CBMA

Chế biến món ăn

2

CLĐT

Chất lượng đào tạo

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

DN

Doanh nghiệp

5

ĐH SPKT Tp.HCM

6

GD&ĐT


Giáo dục và đào tạo

7

GV

Giảng viên

8

KN

Kỹ năng

9

KNN

Kỹ năng nghề

10

KTGĐ

Kinh tế gia đình

11

PPDH


Phương pháp dạy học

12

QTĐT

Quá trình đào tạo

13

SL

Số lượng

14

SV

Sinh viên

15

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

16

TL


Tỷ lệ

17

TT LĐ

Thị trường lao động

18

VTOS -Vietnam Tourism
Occupational Skills Standards

Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG
Bảng: 1

Tên bảng
Các chỉ số đánh giá theo mơ hình đánh giá thành quả của Mỹ

Trang

31

Bảng: 2.1 Hệ thống nhà xưởng ngành KTGĐ

34

Bảng 2.2 Hệ thống máy móc, trang thiết bị ngành KTGĐ

34

Bảng 2.3 Đánh giá của cựu SV về mức độ phù hợp của thời gian đào tạo

38

Bảng 2.4 Mức độ đáp ứng về kỹ năng thực hành của SV

51

Bảng 2.5 Mức độ áp dụng kiến thức vào công việc thực tế của SV

52

Bảng 2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến KNN của SV

52

Bảng 3.1 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

72


Bảng 3.2 Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp

73

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Biểu đồ: 2.1 Đánh giá của cựu SV về mức độ phù hợp của nội dung CTĐT
Biểu đồ 2.2

So sánh ý kiến đánh giá về sự phù hợp giữa số giờ học lý thuyết và
thực hành của cựu SV và SV năm cuối ngành KTGĐ

Biểu đồ 2.3 So sánh ý kiến đánh giá về CSVC của SV ngành KTGĐ
Biểu đồ 2.4 Đánh giá của cựu SV về mức độ phù hợp giữa trang thiết bị học
tập tại trường so với trang thiết bị tại nơi làm việc
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của cựu SV về mức độ sử dụng các PPDH của GV

Trang

38
39
40
41
43


Biểu đồ 2.6 Đánh giá của SV năm cuối về mức độ sử dụng các PPDH của GV

43

Biểu đồ 2.7 Mức độ áp dụng tiêu chuẩn KNN trong đánh giá kết quả học tập

45

Biểu đồ 2.8

Lý do chọn ngành đã học của SV

47

Biểu đồ 2.9

Mức độ hứng thú trong học tập của SV

48

Biểu đồ 2.10 Mức độ SV tham gia rèn luyện KNN từ thực tế

49

Biểu đồ 2.11 Khoảng thời gian SV tiếp cận được công việc tại DN

50

Biểu đồ 3.1 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp


72

Biểu đồ 3.2 Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp

74

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - World Trade
Organization) là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư và mở rộng thị trường. Song
tồn cầu hóa đưa đến sự cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt trên tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế; đồng thời cạnh tranh về nhân lực chất
lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia.
Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước ASEAN vào năm 2015 địi
hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong mơi
trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, người lao động phải có kỹ năng nghề giỏi,
điều đó sẽ giúp họ tăng năng suất lao động. Nhưng để có kỹ năng nghề giỏi người
lao động khơng chỉ qua đào tạo theo nghĩa thông thường mà phải đào tạo có chất
lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, nhất là những đòi hỏi của sự phát
triển khoa học công nghệ. Do vậy nâng cao chất lượng đào tạo sẽ là đột phá quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
chỉ rõ: “Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo
nhu cầu của xã hội... Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi

mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo;
chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [5, tr 18]
Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT” tại Hội
nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định quan điểm chỉ
đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” [6]


Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, quan điểm chỉ đạo phát triển
giáo dục được trình bày có đoạn: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân,
gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ”. [2]
Ngày nay, chất lượng cuộc sống được nâng cao nên nhu cầu về ăn và mặc
ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà nhu cầu về nhân lực của ngành Kinh tế
gia đình ở nước ta hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, do sản phẩm đào tạo của nhà
trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động nên phần lớn
số lượng sinh viên ra trường rất khó kiếm được việc làm phù hợp. Đây là một thách
thức lớn, đồng thời cũng là động lực để nhà trường phải chủ động tìm các giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Trước tình trạng nguồn nhân lực ngành KTGĐ đang dư thừa về số lượng
nhưng lại thiếu về chất lượng như hiện nay và bản thân người nghiên cứu từng là
sinh viên ngành Kinh tế gia đình nên nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần được
giải quyết. Hơn nữa, trong quá trình tìm kiếm tài liệu, người nghiên cứu chưa thấy
đề tài nào nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận kỹ năng nghề cho sinh viên ngành
Kinh tế gia đình nên người nghiên cứu chọn đề tài “Đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo ngành Kinh tế Gia đình theo tiếp cận kỹ năng nghề tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt

nghiệp với mong muốn đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành
Kinh tế Gia đình đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành KTGĐ theo tiếp
cận kỹ năng nghề tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
 Đối tƣợng nghiên cứu: chất lượng đào tạo ngành Kinh tế gia đình theo
tiếp cận kỹ năng nghề tại trường ĐH SPKT Tp.HCM.
 Khách thể nghiên cứu:


- Quá trình đào tạo ngành KTGĐ của Trường ĐH SPKT Tp.HCM.
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề chế biến món ăn.
- Giảng viên và sinh viên ngành Kinh tế gia đình.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kinh tế gia
đình theo tiếp cận kỹ năng nghề tại trường ĐH SPKT Tp.HCM, người nghiên cứu
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo theo tiếp cận kỹ năng nghề.
- Khảo sát thực trạng về đào tạo ngành Kinh tế gia đình theo tiếp cận kỹ năng nghề
tại trường ĐH SPKT Tp.HCM.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kinh tế gia đình theo tiếp
cận kỹ năng nghề tại trường ĐH SPKT Tp.HCM.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Hiện nay sinh viên ngành Kinh tế gia đình Trường ĐH SPKT Tp.HCM đang
yếu về kỹ năng nghề. Nếu áp dụng các giải pháp đào tạo theo tiếp cận kỹ năng nghề
thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kinh tế gia đình.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu chỉ tiến hành
khảo sát thực trạng kỹ năng nghề chế biến món ăn của SV tốt nghiệp ngành Kinh tế

gia đình các khóa 2008 -2012; khóa 2009- 2013; khóa 2010-2014 và SV năm cuối
ngành Kinh tế gia đình.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, người nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
- Tham khảo các nguồn tài liệu nhằm phân tích, chọn lọc các vấn đề lý luận
liên quan đến kỹ năng nghề. Từ đó, vận dụng vào đề tài cho hợp lý và làm sáng tỏ
được cơ sở lý luận của đề tài.


- Tham khảo cơng văn, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, …để xác
định cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và vấn đề cấp bách cần giải quyết có liên quan
đến đề tài.
- Tham khảo các cơng trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến
kỹ năng nghề.
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1

Phƣơng pháp khảo sát, điều tra:

Dùng phiếu khảo sát để thu thập ý kiến đánh giá của SV năm cuối và cựu
SV ngành KTGĐ trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh về thực
trạng đào tạo ngành KTGĐ như CTĐT, CSVC; PPDH và kiểm tra đánh giá của
GV; lý do chọn ngành và hứng thú nghề nghiệp của SV; cũng như khảo sát về
mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng thực hành đối với nhu cầu công việc của
cựu SV.
7.2.2 Phƣơng pháp chuyên gia: thực hiện thông qua phiếu thăm dò và trao
đổi trực tiếp, tổng hợp các ý kiến chuyên gia để hoàn thiện đề tài nghiên cứu;
đánh giá giải pháp.

7.2.3

Phƣơng pháp phỏng vấn:

- Gặp gỡ trực tiếp giảng viên đang giảng dạy tại trường xin ý kiến về CTĐT và
những vấn đề liên quan đến nâng cao CLĐT.
- Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lý của các doanh nghiệp có sử dụng lao
động là SV tốt nghiệp ngành KTGĐ về tiêu chuẩn DN dùng để đánh giá KNN
của lao động; mức độ hài lòng của DN đối với SV; nhận x t về KNN của SV;
sự đáp ứng về kỹ năng thực hành của SV so với yêu cầu thực tế; xin ý về giải
pháp nâng cao KNN cho SV.
7.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số
liệu sau khi khảo sát sinh viên.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN
KỸ NĂNG NGHỀ
1.1 LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1 Trên thế giới:
Năm 1990 nhiều ngành công nghiệp và thương mại cũng bắt đầu áp dụng chuẩn
kỹ năng nghề và chương trình đào tạo như: hóa chất, thực phẩm, điện, điện tử,…
Từ năm 1991 các nước Nhật, Malaysia, Đức, Canada, Anh, Úc, New Zealand,
xứ Wales,…cũng phát triển tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề.
Từ năm 1992 - 1996 các dự án xây dựng phát triển kỹ năng nghề ở Mỹ, các dự
án này nhấn mạnh những điều mà người lao động phải biết và có thể làm, có chất
lượng từ mức độ nghề khởi đầu đến mức độ chuyên gia ở các bộ phận khác nhau
của các nghề. Các chuẩn kỹ năng nghề sẽ được sử dụng do chính người lao động,
người sử dụng lao động và nhà giáo dục có thể dùng làm mục tiêu đào tạo, đánh giá
các kỹ năng của người học và sự thành cơng của chương trình huấn luyện hay đào

tạo.
Năm 1998 chuẩn kỹ năng nghề phát triển trên toàn nước Mỹ và cũng đã thành
lập hai hệ thống tổ chức quản lý chuẩn kỹ năng nghề: NIMS (National Institute for
Mtalworking Standards) và MSSC (Manufacturing Skill Standards Council).
Ở Hàn Quốc, mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực tư duy, năng lực tự học,
tìm hiểu về khoa học kỹ năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo nghề nghiệp và nâng
cao tinh thần dân tộc cũng như tính tập thể.
Ở Thái Lan, mục tiêu giáo dục là cung cấp cho người học những kiến thức văn
hóa và nghề nghiệp thích ứng với lứa tuổi, nhu cầu, lợi ích và năng lực người học
được chọn nghề phù hợp cho bản thân trong tương lai.


Ở Singapore, đã chính thức bắt đầu hệ thống cơng nhận KNN quốc gia
(NSRS) vào năm 2000 với một khung trình độ quốc gia có 3 bậc, chú trọng năng
lực công việc và chứng nhận kỹ năng thực tế đạt được. Cơ quan phát triển lực lượng
lao động phối hợp với các tổ chức kinh tế để xúc tiến việc nâng cao tiềm năng con
người, có mục tiêu nâng cao việc làm và tính cạnh tranh cho các người làm cơng và
những người tìm việc bằng một chương trình GD&ĐT liên lục phát triển một cách
toàn diện năng lực cơ bản cho người trưởng thành. Tổ chức này cũng đang phát
triển một hệ thống chứng nhận cho GV và các tiêu chuẩn quốc gia về kiểm định GV
nhằm cải thiện sự đảm bảo chất lượng. [18]
Kinh nghiệm của các nước về vấn đề này khá rõ ràng, chính phủ phải là nhà
đầu tư lớn nhất, toàn diện nhất vào việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao
nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động, còn các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế có
trách nhiệm đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia cùng chính
phủ dưới nhiều hình thức khác nhau trong triển khai các chương trình đào tạo nghề
cho người lao động mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng.
Để có được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, Chính
phủ các nước phải chủ động xây dựng và công bố các định hướng phát triển kinh tế
trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên quy mô cả nước và đối với từng vùng,

trên cơ sở đó hình thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho các yêu
cầu của từng ngành và lĩnh vực kinh tế trên quy mô cả nước và đối với từng vùng,
đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ngành, các lĩnh vực để thực hiện công nghiệp hóa. Trong q trình này, Chính phủ
phải thường xun theo dõi sự chuyển biến cơ cấu kinh tế để điều chỉnh kịp thời
công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho các ngành đang và sẽ hình thành và đào
tạo lại người lao động để giúp họ có đủ năng lực chuyển sang hoạt động ở những
ngành kinh tế mới [10]
Vì vậy kinh nghiệm chung ở các nước đã cho thấy, Chính phủ phải chủ động
đầu tư vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, cho những nghề mới


bao gồm các hoạt động dạy nghề cơ bản để tạo ra các hoạt động có trình độ chun
mơn về lý thuyết và có kỹ năng nghề thực tiễn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất các
yêu cầu của nền kinh tế.
1.1.2 Ở Việt Nam:
Năm 2002 trong chiến lược phát triển giáo dục 2000 – 2010 Thủ tướng chính
phủ đã ra quyết định về việc hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với ba
cấp trình độ: bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao theo hướng tăng cường năng
lực cho người tốt nghiệp.
Năm 2005 Luật giáo dục đã đưa ra mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình
quy định các tiêu chuẩn kỹ năng, kiến thức.
Năm 2006 Luật dạy nghề của Quốc hội khóa 6 số 26/QH11 đã đưa ra việc
xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Có ba cấp dạy nghề: sơ cấp nghề, trung cấp, cao
đẳng nghề.
Năm 2006 Tổng cục du lịch đã tổ chức hội thảo về “Thực hiện luật du lịch và
phát triển hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam”.
Năm 2008 Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã đưa ra quyết định ban hành
quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia.

Trình độ kỹ năng nghề quốc gia đối với một nghề tối đa là năm bậc. Số lượng
bậc trình độ kỹ năng một nghề cụ thể phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề đó.
Mức độ phức tạp của nghề phụ thuộc vào tính chất, hình thức và mức độ thực hiện
các cơng việc của nghề đó. Bậc trình độ nghề quốc gia được xác định dựa trên ba
nhóm tiêu chí:
-

Phạm vi, độ khó và độ phức tạp của công việc.

-

Mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc.

-

Mức độ phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc.


Từ 2008 một số trường cũng tổ chức xây dựng chuẩn kỹ năng nghề cấp tỉnh
hay khu vực như nghề tiện, tin học lập trình,…
Năm 2011 thơng tư 04 ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với
các nghề thuộc lĩnh vực xây dựng, bao gồm 10 nghề: mộc, xây dựng, trang trí nội
thất, cấp nước, thốt nước,…
Năm 2014 thông tư số 01/2014/TT-BVHTTDL đã ban hành Tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề du lịch, gồm: Dịch vụ Nhà
hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Quản trị Khách sạn; Quản trị Khu Resort,…đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Cơ sở đào tạo có cơ sở để xây dựng CTĐT nghề Kỹ thuật
chế biến món ăn tiếp cận tiêu chuẩn KNN.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến kỹ năng nghề như: Nguyễn
Đức Trí (1996) về tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và xây dựng

tiêu chuẩn nghề, Nguyễn Đức Trí (2010) về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và công
nhận kỹ năng nghề, và một số đề tài nghiên cứu về kỹ năng nghề như luận văn tiến
sĩ của Trần Thị Ngọc Chúc (2005) nghiên cứu về biện pháp tổ chức việc rèn luyện
kỹ năng nghề cho giáo sinh hệ trung học mầm non 12 +2; đề tài của Nguyễn Kim
Luyện (2005) đã đề xuất tiêu chuẩn xếp bậc thợ nghề điện lạnh tại Việt Nam, đề tài
của Nguyễn Ngọc Trang (2005) đã đề xuất hệ thống chuẩn kỹ năng của người kỹ
thuật viên tin học, của Phạm Thị Lộc (2013) nghiên về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
nghề hộ sinh cao đẳng; của Nguyễn Thị Kim Oanh (2015) nghiên cứu về thực trạng
kỹ năng hành nghề của kỹ thuật viên ngành công nghệ may tại thành phố Cần Thơ.
Trong luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Lộc (2013), về “Xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề hộ sinh cao đẳng” đã xây dựng được bộ chuẩn kỹ năng nghề một
cách cụ thể, khoa học, phù hợp cho các ngành nghề có tầm quan trọng đặc biệt đối
với lĩnh vực đào tạo và còn là chuẩn mực trao đổi chung giữa các cơ sở y tế, cơ sở
đào tạo, người hộ sinh và các cơ quan quản lý nhà nước có được tiếng nói chung về
nguồn nhân lực. Chuẩn kỹ năng nghề nghiệp là những cơ sở quan trọng cho việc
phát triển chương trình đào tạo, kiểm định, thực hiện đánh giá, cơng nhận trình độ


kỹ năng nghề của người lao động. Người lao động có thể tự đánh giá chính xác kỹ
năng của họ dựa trên những yêu cầu ngày càng cao của công việc và xác định được
nhu cầu cần được nâng cao các kỹ năng nghề mà họ chưa đạt được phù hợp với
công việc hiện nay. [12]
Trong luận văn thạc sỹ của của Nguyễn Thị Kim Oanh về “Thực trạng kỹ
năng hành nghề của kỹ thuật viên ngành công nghệ may tại thành phố Cần Thơ” đã
đưa ra một số giải pháp để nâng cao Kỹ năng hành nghề cho SV cơng nghệ may tại
Tp.Cần Thơ.
Tuy đã có một số đề tài nghiên cứu về kỹ năng nghề nhưng chưa có đề tài
nào đi sâu vào nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp cận kỹ
năng nghề cho SV ngành Kinh tế gia đình.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1 2 1 Đào tạo:
- Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
[17]
- Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp. [23]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, đào tạo là một q trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ
năng, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể
vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả.[8]
Khái niệm về đào tạo trong đề tài này được hiểu như sau:
Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời
giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ có năng lực theo
những tiêu chuẩn nhất định. Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo theo
một kế hoạch, nội dung, chương trình, thời gian quy định cho từng ngành nghề cụ
thể nhằm giúp người học đạt được một trình độ nhất định trong hoạt động lao động
nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của một chuyên ngành đã được học.


1.2.2 Chất lƣợng:
Chất lượng nói chung, được định nghĩa khác nhau từ các góc nhìn khác nhau:
-

Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam (2006): “Chất lượng là giá trị về mặt lợi

ích phục vụ đời sống”.
-

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng – NXB Giáo dục (1998): “Chất lượng

là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất sự vật, làm
cho sự vật này khác với sự vật kia”.

-

Theo tiêu chuẩn Cộng Hòa Pháp (NFX 50): “Chất lượng là tiềm năng của

một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” .
-

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí – Phan Chính Thức (2010): “Chất lượng là

sự đáp ứng với mục tiêu đề ra”.[20]
-

Theo tiêu chuẩn ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000

“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay
quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng nhưng nhìn chung các định
nghĩa về chất lượng đều có cùng ý nghĩa: chất lượng là sự thỏa mãn một u cầu
nào đó. Cịn trong giáo dục đào tạo chất lượng được hiểu là sự đáp ứng với mục
tiêu đề ra của chương trình đào tạo.
1.2.3 Chất lƣợng đào tạo:
- Theo từ điển giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa (2004): “Chất lượng
đào tạo là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà
nước hoặc xã hội nhất định, có chất lượng giáo dục tồn diện và từng mặt theo tùy
góc độ đánh giá”.
- Theo Trần Khánh Đức – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục cho rằng:“Chất
lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về
phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của
người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề

cụ thể”. [7, tr.283]


- Trong kỷ yếu hội thảo kiểm định chất lượng nghề nghiệp, hai tác giả Lê Đức
Ngọc, Lâm Quang Thiệp – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Chất lượng đào tạo
được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương
trình đào tạo”. [15, tr.13]
- Theo GS.TS Phạm Minh Hạc “Chất lượng giáo dục đào tạo là kết quả tổng
hợp phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục đào tạo ở từng
người học, từng lớp, trường, địa phương và cả nước có sự phát triển bền vững”.
Với yêu cầu đáp ứng sự phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu nhân lực của
thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của
quá trình đào tạo trong nhà trường mà cịn phải tính đến mức độ phù hợp và sự thích
ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt
nghiệp, năng lực hành nghề, khả năng phát triển nghề nghiệp,…
Chất lượng đào tạo trong đề tài nà được hiểu là mức độ đạt được so với mục
tiêu đào tạo đã đề ra nhằm thỏa mãn êu cầu của thị trường lao động.
1 2 4 Giải pháp nâng cao CLĐT:
Theo từ điển tiếng việt của trung tâm từ điển học (1997, NXB. Đà Nẵng): giải
pháp là phương pháp giải quyết tốt một vấn đề.
Tùy vào điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia,
mỗi khu vực; để giải quyết một vấn đề giống nhau nhưng lại có những giải pháp
khác biệt nhau. Khơng phải tất cả những giải pháp của một người hay một nhóm
nghiên cứu nào đó đưa ra đều thành cơng mà mức độ thành công phần lớn phụ
thuộc vào việc triển khai thực hiện đồng bộ của các yếu tố bên trong các giải pháp.
- Giải pháp nâng cao CLĐT là phương pháp giải qu ết các vấn đề còn tồn
tại trong QTĐT để nâng CLĐT lên mức cao hơn.
1 2 5 Kỹ năng:
- Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006), Kỹ năng là khả năng ứng dụng
tri thức khoa học vào thực tiễn.



Theo Wikippedia thì kỹ năng là khả năng được học để thực hiện một kết quả
đã được xác định trước với thời gian và năng lượng tối thiểu. Kỹ năng thường được
chia thành các kỹ năng cụ thể tùy trong từng lĩnh vực cơng việc khác nhau. Kỹ năng
thường địi hỏi sự kích thích một số mơi trường và các tình huống để đánh giá mức
độ được sử dụng
Theo từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002, Kỹ năng là
khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào
thực tế. Thực chất là sự thực hiện được, làm được một hành động, hoạt động, việc
làm nào đó ở mức độ chủ động, độc lập.
Theo Welford (1968) kỹ năng là sự kết hợp các yếu tố năng lực, thực hiện
thành thạo, nhanh, chính xác và cũng như là sự cân bằng khả năng áp dụng hoạt
động tay chân và trí tuệ. [29]
Proctor and Dutta (1995) kỹ năng có mục tiêu trực tiếp, có hành vi tổ chức
tốt mà địi hỏi qua thực hành và thực hiện với nổ lực tối thiểu. [29]
Theo từ điển Giáo dục học: “(1). Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành
động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động
ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. (2). Kỹ năng là khả năng
thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đây được gọi là kỹ năng bậc II. Để
đạt tới kỹ năng này cần trải qua các giai đoạn tập luyện kỹ năng bậc I kể trên và kỹ
xảo hành động sao cho mỗi khi hành động, người ta hồn tồn khơng bận tâm đến các
thao tác nữa (vì đã được hồn tồn tự động hóa) mà mọi suy nghĩ tập trung vào việc
tìm các biện pháp, phương pháp tốt nhất phù hợp với những hồn cảnh, điều kiện
ln biến động để đạt được mục đích. Trong kỹ năng bậc II, yếu tố linh hoạt, sáng tạo
là tiêu chí cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt được hiệu quả cao. Khi nói về
kinh nghiệm hoạt động người ta thường hiểu đó là kỹ năng bậc II, bởi vì kỹ năng bậc
I không đảm bao được cho hoạt động đạt tới thành công. Yêu cầu cơ bản của hoạt



động giáo dục, dạy học chính là làm cho học sinh nắm được kỹ năng bậc II trong
từng hoạt động cụ thể mà chương trình đã đề ra” [11, tr.220-221].
Tu có nhiều định ngh a khác nhau về kỹ năng nhưng trong đề tài nà kỹ
năng được hiểu là sự kết hợp của hoạt động ta chân, giác quan, trí tuệ đạt mức
độ thành thạo trong các hoạt động đó.
1.2.6 Kỹ năng nghề:
Kỹ năng nghề là việc biết thực hiện (biết làm) có kết quả những hành động thực
tiễn bằng cách vận dụng tri thức (trong đó có kinh nghiệm đã được khái quát) để
hình thành một năng lực nhất định đáp ứng yêu cầu của nghề tương ứng, kỹ năng
nghề được hình thành nhờ quá trình tập luyện trong hoạt động nghề.
Kỹ năng nghề là kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo các cấp trình độ (thường
được xác định theo bậc).
Kỹ năng nghề là khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng thực hành và
thái độ nghề nghiệp của một cá nhân vào thực hiện các nhiệm vụ công việc của một
nghề. [19]
Kỹ năng nghề là khả năng thực hiện thao động tác nghề một cách thành thạo, linh
hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau.
Kỹ năng nghề trong đề tài nà được hiểu là khả năng vận dụng có hiệu quả
kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp của một cá nhân vào thực
hiện các nhiệm vụ công việc của một nghề.
1 2 7 Tiêu chuẩn:
“Tiêu chuẩn là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu được đặt ra tuân thủ những
nguyên tắc nhất định, dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm,
dịch vụ,…trong một lĩnh vực nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con
người”. [19, Tr.239]


1 2 8 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề:
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí [20], hiện nay trong cả tiếng việt và tiếng Anh

có ba thuật ngữ hay cụm từ được sử dụng đồng nghĩa, đó là: tiêu chuẩn nghề
(occupational standard); tiêu chuẩn KNN (occupational skill standard) và tiêu chuẩn
năng lực nghề nghiệp (occupational competency standard)
Một số quốc gia dùng thuật ngữ tiêu chuẩn KNN như Mỹ, Newzealand, một
số nước châu Âu và Đơng Nam Á; trong khi đó nhiều nước dùng thuật ngữ tiêu
chuẩn năng lực nghề nghiệp nhưng cả hai thuật ngữ này đều xác định đó là những
đặc trưng mức độ thực hiện công việc và được xác định bởi NLTH. Bao gồm kiến
thức, kỹ năng và thái độ mà một người cần phải có để thành cơng tại nơi làm việc.
“Tiêu chuẩn kỹ năng nghề là một tập hợp các quy định tối thiểu về các công
việc mà người lao động cần phải làm, mức độ cần đạt được khi thực hiện các cơng
việc đó tại chỗ làm việc thực tế ở cấp trình độ KNN tương ứng và những kiến thức
cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công việc trên [20, tr99]
“Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến
thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề”. [14 ]
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề được sử dụng trong thị trường lao động trước hết
cho việc đánh giá NLTH của người lao động đồng thời được sử dụng trong các cơ
sở đào tạo để làm căn cứ xây dựng và thực hiện CTĐT cũng như đánh giá người tốt
nghiệp.
Trong đề tài nà tiêu chuẩn kỹ năng nghề được hiểu là một tập hợp các quy
định tối thiểu về các công việc mà người lao động cần phải làm, mức độ cần đạt
được khi thực hiện các cơng việc đó tại chỗ làm việc thực tế ở cấp trình độ KNN
tương ứng và những kiến thức cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các công việc
trên.
1 2 9 Năng lực thực hiện:
“Năng lực thực hiện” hay “năng lực hành nghề” trong một số tài liệu tiếng
Việt hiện nay được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh thường là “Competence” hoặc


“Competency” ví dụ “Competecy Based Training” (CBT) có thể được hiểu là “đào
tạo theo năng lực thực hiện”. Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực thực hiện.

- Theo Tổ chức Lao động thế giới – ILO, Năng lực thực hiện là sự vận dụng
các kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuẩn công
nghiệp và thương mại dưới các điều kiện hiện hành.
Theo tác giả Bob Mansfield [24] thì NLTH được hiểu là:
+ Khả năng thực hiện được toàn bộ vai trị lao động hay phạm vi cơng việc;
tức là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng; thực hiện trọn vẹn tồn bộ
vai trị lao động hay phạm vi công việc chứ không phải là từng kỹ năng, từng công
việc riêng rẽ của chúng.
+ Theo các tiêu chuẩn mong đợi ở cơng việc đó.
+ Trong mơi trường làm việc thực, nghĩa là với toàn bộ các áp lực và những
thay đổi liên quan đến lao động thực tế - môi trường và điều kiện thực tế.
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về năng lực thực hiện cũng có các định nghĩa
khác nhau nhưng có hai định nghĩa cần chú ý đó là:
- Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là: Khả năng của một người lao
động có thể thực hiện những công việc của một nghề theo những chuẩn được quy định.
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ,
công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, cơng việc đó.
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí: “NLTH là khả năng thực hiện được các
hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong công việc theo tiêu chuẩn đặt ra đối với
từng nhiệm vụ, cơng việc đó. NLTH là các kiến thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi với
một người để thực hiện hoạt động có kết quả ở một công việc ha một nghề.” [21,
tr 14]


1.3

HƢỚNG TIẾP CẬN ĐÀO TẠO NGÀNH KTGĐ THEO CHUẨN KNN
Trước hết, có thể hiểu ngành KTGĐ là ngành đào tạo và cung cấp lao động

phục vụ cho các doanh nghiệp Chế biến thực phẩm; Chế biến xuất ăn công nghiệp;

Nhà hàng; Trung tâm Dinh dưỡng; các công ty may mặc; các Trung tâm dạy nghề
và các trường Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở. CTĐT của ngành KTGĐ tập
trung vào những nghiệp vụ, công việc liên quan đến phục vụ cho nhu cầu “ăn” và
“mặc”. Hiện nay CTĐT chuyên ngành KTGĐ bao gồm may mặc, dinh dưỡng, mỹ
dung, trang trí hoa và đan móc.
Tuy nhiên, trong xã hội sự phân cơng cơng việc và sự chun mơn hóa trong
cơng việc ngày càng sâu sắc, một người lao động cái gì cũng biết nhưng khơng làm
thành thạo được thì khó đáp ứng được nhu cầu của TTLĐ. Chính vì vậy người
nghiên cứu chọn hướng đào tạo ngành KTGĐ chuyên sâu về ngành dinh dưỡng mà
cụ thể là kỹ thuật chế biến món ăn để nghiên cứu.
1 3 1 Tiếp cận đào tạo định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
Giáo dục định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE (Profession Oriented
Higher Education) là một loại hình đào tạo bậc đại học chú trọng đến sự phát triển
các năng lực và kỹ năng nghề mà đặc trưng của loại hình đào tạo này là sự gắn kết
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, GV tham gia giảng dạy và cộng đồng DN thuộc lĩnh
vực đào tạo đó. Chương trình đào tạo POHE được phát triển dựa trên sự khảo sát
TTLĐ, đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết lập hồ sơ nghề nghiệp và hồ sơ năng lực của
người lao động. Do đó ưu điểm nổi bật của chương trình này là tỷ lệ SV tìm được
việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao; cộng đồng DN có thể sử dụng ngay nguồn
nhân lực này mà không cần phải đào tạo lại.
Nguyên lý cơ bản của của chương trình giáo dục định hướng POHE là chú
trọng đào tạo cho người học đồng thời ba khía cạnh: cung cấp kiến thức; phát triển
năng lực, kỹ năng nghề nghiệp; và rèn luyện thái độ đối với ngành nghề mình theo
học.


×